Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Đau Giun Móc Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nhiễm Giun Móc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng , Điều Trị Giun Móc

1. Nhiễm giun móc là gì?

Bệnh nhiễm giun móc là những người có giun móc sống kí sinh trong cơ thể. Giun móc là một loại ký sinh trùng thuộc ngành giun tròn sống trong ruột non của người. Bệnh phân bố rộng rãi ở các vùng ẩm ướt nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Giun móc có khả năng hút máu người nên nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ thiếu máu. Ngoài ra, giun móc còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu.

2. Nguyên nhân nhiễm giun móc

Tác nhân gây bệnh:

Giun móc gồm hai loại: Anclostoma doudenale và Necator americanus.– Giun Anclostoma Doudenale trưởng thành màu trắng xám, xoang miệng có 2 đôi răng nhọn. Giun đực dài 8 – 11mm, phần đuôi phình to thành hình túi (burse), sườn lưng đến đuôi chia làm 2 nhánh, mỗi nhánh chẻ 3. Giun đực có 2 gai giao hợp tách rời. Giun cái dài 10 – 13mm, đuôi cùn. Chủ yếu sống ở tá tràng.

– Giun Necator Americanus xoang miệng có 2 dao hình bán nguyệt. Giun đực dài 7 – 9mm, sườn lưng đến đuôi chia làm 2 nhánh, mỗi nhánh chẻ 2, giun đực có 2 gai giao hợp chụm lại. Giun cái dài 9 – 11mm. Chủ yếu sống ở phần đầu hỗng tràng.

Nguồn bệnh:

Người nhiễm giun móc thường thải trứng giun qua phân khi đi ngoài. Trứng giun móc có thể nở ở đất ẩm ướt và ấp khoảng 2 ngày trước khi thành ấu trùng.

Phương thức lây truyền:

Ấu trùng giun móc xâm nhập da do đi chân không, niêm mạc và qua đường ăn uống.

Nguy cơ cao mắc bệnh:

– Khí hậu nóng ẩm dễ tạo điều kiện cho ấu trùng giun móc phát triển.– Môi trường vệ sinh kém, ý thức người dân chưa cao nên đa số hay gặp ở nông thôn và thành thị.– Xử lí chất thải không đúng nơi quy định.– Người nông dân dùng phân tươi để cây trồng, rau của quả.– Ăn uống không hợp vệ sinh, không rửa kỹ tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh.

3. Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm giun móc

Thông thường người bệnh không có triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng nào để nhận biết việc mình bị nhiễm khi số lượng giun móc trong cơ thể ít.

Những triệu chứng rõ ràng hơn khi số lượng giun móc nhiều qua từng giai đoạn:

– Giai đoạn ấu trùng giun móc qua da: gây viêm da tại chỗ, khó chịu, ngứa thường ở bàn chân hoặc chi dưới. Có nhiều nốt màu đỏ và hết sau 1-2 ngày.

– Giai đoạn ấu trùng giun móc qua phổi: ho khan, khò khè, đờm lẫn máu, sốt nhẹ.

– Giai đoạn giun trưởng thành:

Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, tiêu chảy.Thiếu máu nặng: da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, biến dạng móng tay, thèm ăn đất, suy tim. Khó thở, tim đập nhanh, huyết áp giảm, da phù.

Các kỹ thuật dùng chẩn đoán nhiễm giun móc:

– Xét nghiệm tìm trứng và ấu trùng giun móc trong phân.– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm da, bệnh thiếu máu khác, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

4. Điều trị nhiễm giun móc

Phương pháp tẩy giun:

Những loại thuốc tẩy giun hiệu quả hiện nay:

Pyrantel pamoat: 20mg/kg/ngày trong 2-3 ngày.Thiabendazol 50mg/kg liều duy nhất.Livamisol 6mg/kg/ngày trong 2 ngày.Mebendazol 200mg/ngày trong 3 ngày.Albendazol liều duy nhất 400mg.

Cần chú ý trong thời kỳ mang thai không được dùng những loại thuốc trên.

Bù sắt cho bệnh nhân:Sulfat hay fumarat 0,5 – 1g/ngày. Trường hợp nặng cần truyền máu cho bệnh nhân.

Chế độ dinh dưỡng giàu protein, vitamin trong khoảng 3 tháng để phục hồi sức khỏe.

5. Phòng ngừa nhiễm giun móc

Để phòng ngừa tốt tránh nhiễm giun móc và truyền nhiễm cho người khác cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Xây dựng hố xí hợp vệ sinh, không đi tiêu bữa bãi ra môi trường.– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đi chân không ở những vùng nghi có nhiễm giun.– Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, rau sống cần rửa thật sạch.– Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi xử lí phân của trẻ.– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh nhà, khu vui chơi của trẻ.– Không dùng phân người hay nước cống chưa qua xử lý hoặc chất thải từ hầm phân để làm phân bón nông nghiệp.– Khi lao động trong môi trường tiếp xúc với đất cần mang đồ bảo hộ.– Diệt ấu trùng ở ngoại cảnh: rắc vôi ở nơi ô nhiễm nặng.– Tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm cách nhau 6 tháng.– Tuyên truyền giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức về phòng ngừa nhiễm giun móc.

Bệnh Giun Móc Ở Chó

Giun móc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở cún con. Như vậy, chủ của thú cưng cần cảnh giác với các dấu hiệu của giun móc ở chó. Những ký sinh trùng hút máu này có thế xâm nhập, trú ngụ và sống trong ruột non của chó. Ở ấu trùng giai đoạn thứ tư, giun móc có thể gây ra chứng thiếu máu và viêm ruột non ở chó. Giun hoạt động để lại các vết cắn và những vết này tiếp tục rỉ máu.

Cả loài chó và loài mèo đều có thể bị bệnh giống như mô tả trong bài. Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh này đối với loài mèo thì hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng của bệnh giun móc ở loài chó

Chú chó có ký sinh trùng trông không khỏe mạnh và ăn không ngon miệng; niêm mạc mũi, môi và tai tái nhợt. Nếu ấu trùng giun móc xâm nhập vào phổi, chú chó sẽ bị ho, cũng như biểu hiện nhiều triệu chứng khác, gồm phân đen và dính, tiêu chảy và táo bón. Nếu chú chó không được điều trị ngay lập tức, nó có thể chết đột ngột.

Nguyên nhân của bệnh giun móc ở loài chó

Chó con thường mắc phải bệnh này từ sữa mẹ. Chó nhiễm ký sinh do nuốt phải hoặc ấu trùng thâm nhập qua da, ấu trùng thường ở trong nước hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Chẩn đoán bệnh giun móc ở loài chó

Giun móc không nhìn thấy được bằng mắt thường và do đó phải được bác sĩ thú y tìm thấy qua kính hiển vi trong xét nghiệm mẫu phân. Xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ thú y xác định quá trình điều trị và kê toa. Nếu vài chú chó cùng một lứa đẻ bị chết, thì nên nghi ngờ do giun móc.

Chữa trị bệnh giun móc ở loài chó

Để loại bỏ giun, một loại thuốc giết hoặc trục xuất chúng sẽ được kê toa. Đôi khi chỉ cần uống thuốc đó. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng và sắt cũng có thể cần thiết. Chó con nên được uống thuốc giun khi hai tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi cai sữa và điều trị hằng tháng sau khi cai sữa để đảm bảo rằng tất cả ấu trùng được loại bỏ.

Với chó mang thai, điều trị loại bỏ giun nên bắt đầu hai tuần sau khi sinh và tiếp tục trong hai đến bốn tuần sau khi chó con được sinh ra, để bảo vệ chó con.

Trong trường hợp nghiêm trọng, chó (hoặc chó con) cần được nhập viện để điều trị bằng liệu pháp truyền dịch, truyền máu và truyền oxy bổ sung, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bênh thiếu máu và tình trạng của con vật. Nên biết rằng, chó có khả năng tử vong đột ngột ngay cả khi được điều trị.

Phòng ngừa bệnh giun móc ở loài chó

Môi trường thả chó của bạn cần phải sạch sẽ. Hãy đặc biệt chú ý đến nước đọng trong thùng chứa, khu vực trũng, hoặc thậm chí trong ao. Nếu bạn thấy các triệu chứng được liệt kê phía trên xuất hiện ở thú cưng, hãy đem một mẫu phân đến bác sĩ thú y.

Không thể tiêm chủng phòng ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng, vì vậy cách duy nhất bạn có thể bảo vệ thú cưng của mình là quan sát và hành động nhanh chóng. Và mặc dù trường hợp giun móc hiếm gặp ở người, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào da người, vì vậy phải cẩn trọng khi điều trị động vật bị nhiễm ký sinh.

Bệnh Giun Móc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Chống

Bệnh giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh với sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như triệu chứng nhận biết và cách phòng chống.1. Bệnh giun móc là gì?

Bệnh này thực chất do hai nguyên nhân gây ra, là giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus), đều thuộc họ Ancylostomidae kí sinh ở người. Tuy nhiên hai loại giun này gần giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ, chẩn đoán – điều trị, và phương pháp phòng bệnh, do đó bệnh do chúng gây ra được gọi chung là bệnh giun móc (hoặc giun mỏ). Khi kí sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 – 0,34 ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.

Nhiễm giun móc hay còn gọi giun mỏ, là khi có giun móc( giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người.

Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột gây bệnh tại các cơ quan trên.

Giun móc hút khoảng 0,2-0,34 ml máu/ngày. Giun mỏ hút khoảng 0,03-0,05 ml máu/ngày. Ngoài tác hại giun hút máu, giun móc/giun mỏ còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân Bệnh giun móc/giun mỏ lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun móc/giun mỏ là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân vùng trồng màu hoặc cây công nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá, ở vùng mỏ than.

2. Triệu chứng khi mắc bệnh giun móc?

Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị (tùy mức độ nhiễm giun) và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt. Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu.

3. Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh giun móc?

Trong phân người nhiễm bệnh có trứng giun, ở môi trường đất trứng giun phát triển thành ấu trùng.

Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun, bằng hai con đường là qua da – niêm mạc và qua đường ăn uống. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể người khi ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Để phòng chống bệnh giun móc, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không nhiễm phân.

– Tạo nếp giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

– Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn.

– Mang đồ bảo hộ lao động khi lao động sản xuất có tiếp xúc với đất.

– Ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.

– Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kì 2 lần/năm, thời gian giữa 2 lần cách nhau 4 – 6 tháng.

Ngay khi có những triệu chứng nhiễm giun móc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời và chính xác nhất.

Bệnh Giun Móc Ở Chó Mèo (Ancylostomatosis)

Bệnh giun móc ở chó mèo do một số loại giun tròn thuộc họ Ancylostomidae, ký sinh ở ruột non của chó, mèo và động vật ăn thịt khác. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là viêm ruột cấp tính và mạn tính, có kèm theo chảy máu ruột, dẫn đến tình trạng vật nuôi bị thiếu máu. Bệnh phổ biến rộng khắp trên thế giới và xảy ra quanh năm.

Bệnh giun móc ở chó mèo có 2 loại chính: Ancylostoma caninum và Ancylostoma braziliense

Ancylostoma caninum có màu hồng nhạt, bao miệng có 3 đôi răng kitin, con đực dài 9 -12mm, con cái dài 9 – 21mm. Ở cuối đuôi của giun cái có túi sinh dục và 2 gai nhỏ.

Ancylostoma braziliense bé hơn, con đực dài 6 – 6.7mm, con cái dài 7 – 10mm, bao miệng có 2 đôi răng.

Giun móc trưởng thành sống trong ruột non của chó, mèo và động vật ăn thịt khác, ký sinh tập trung ở tá tràng.

Giun móc phát triển trực tiếp không có sự tham gia của ký chủ trung gian.

Giun cái trưởng thành, tới độ chín về sinh dục thì đẻ trứng. Trứng giun móc theo phân động vật mắc bệnh thải ra ngoài môi trường, nhanh chóng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 1.

Sau 12 – 24 giờ, ấu trùng thoát ra khỏi màng trứng. Sau 5 – 6 ngày trải qua 2 lần lột xác phát triển tới giai đoạn 3, thành ấu trùng lây nhiễm.

Bệnh giun móc trên chó mèo bị nhiễm khi vật nuôi nuốt phải những ấu trùng này cùng với thức ăn, nước uống. Tới ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo máu di hành qua gan, tim, phổi, lên miệng, rồi lại trở về ruột non, phát triển thành dạng trưởng thành sau 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, ấu trùng lây nhiễm còn có thể xuyên thẳng qua da của ký chủ, vào máu, theo máu về tim, phổi, lên miệng, vào đường tiêu hóa. Ấu trùng lây nhiễm trong khi di hành cũng có thể tới bào thai; vì thế, chó con mới đẻ đã thấy nhiễm giun móc.

Triệu chứng và bệnh tích

Giun móc gây bệnh bằng sự tác động cơ học và độc tố.

Đầu giun có móc kitin bám vào niêm mạc ruột gây tổn thương, chảy máu, viêm ruột, nhiễm trùng.

Khi bám vào ruột để hút máu, giun móc còn tiết ra chất chống đông máu nên gây ra tình trạng chảy máu kéo dài.

Con bệnh bỏ ăn, nôn liên tục, có khi nôn ra máu, tiêu chảy, trong phân lẫn máu, chất nhầy mùi tanh.

Cá thể bị nặng sẽ mất máu, mất nước, kiệt sức rồi chết.

Chó dưới 4 tháng tuổi bị giun móc, tỷ lệ chết rất cao.

Thể mạn tính, con vật gầy yếu, suy kiệt, đi lại dúm dó, xiêu vẹo, run rẩy, ….

Ấu trùng lây nhiễm có thể xuyên qua da và cơ thể động vật. Khi xuyên qua da chó, mèo con, ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy da tại nơi ấu trùng xâm nhập.

Bệnh giun móc ở chó mèo chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Xét nghiệm phân tìm trứng bằng bằng phương pháp phù nổi Fulleborn.

Để có thể phòng bệnh giun móc ở chó, mèo, người nuôi cần phải thực hiện các biện pháp tổng thể từ vệ sinh chuồng trại đến quá trình chăm sóc vật nuôi:

Không thả rông chó, mèo, không cho chó, mèo bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh.

Cho vật nuôi ăn chín, ăn sạch và uống nước sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun móc.

Định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh bằng chloramin – B 0.5% hay nước vôi 10%.

Định kỳ 4 – 6 tháng tẩy giun một lần để phòng lây nhiễm bệnh giun móc trên chó mèo.

Điều trị giun móc ở chó, mèo

Điều trị bệnh giun móc trên chó, mèo bằng việc tẩy giun móc bằng thuốc đặc trị, điều trị triệu chứng và thuốc bổ trợ kết hợp với hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

Thuốc tẩy giun

Mebenvet 80-100mg/kg thể trọng, chia nhỏ ra 3 phần uống trong 3 ngày, mỗi ngày uống 1 lần.

Han – lopantol 1 viên/5kg thể trọng cho uống 1 lần.

Hanmectin – 25 tiêm dưới da 0.1 – 0.2ml/1kg thể trọng.

Dovenix tiêm dưới da với liều 1ml/20 – 35kg thể trọng.

Canex 1 viên/10kg thể trọng.

Exotral 1 viên/5kg thể trọng.

Levamisol tiêm dưới da 7mg/1kg thể trọng.

Điều trị triệu chứng

Bisepton cho chó uống 1g/ngày, mèo uống 0.5g/ngày.

Trimethazol 24% tiêm bắp thịt với liều 0.5 – 1 ml/con.

Vitamin K: liều dùng với chó 1ml/con, mèo là 0.5ml/con, tiêm bắp ngày tiêm 2 lần chống xuất huyết ruột.

Bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng: vitamin B1, B-complex, vitamin C 5%,….

Truyền dung dịch nước muối sinh lý, Ringer lactate, glucoza 5%.

Một số hình ảnh giun móc chó mèo lây sang người