Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Điều Trị Hạ Đường Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nguyên Nhân Gây Hạ Đường Huyết, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Hạ Đường Huyết

Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể, cơ thể sẽ hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp

Trong cơ thể người tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết, tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.

Ngoài ra cũng có một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết, khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.

Những người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nhưng vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.

Có những nguyên nhân hạ đường huyết nào?

Bệnh hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là: sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm), tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ, không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.

Để chẩn đoán bệnh hạ đường huyết có thể khá dễ dàng vì chứng hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng.

Để chẩn đoán bệnh, có thể cần phải làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bệnh nhân.

Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh hạ đường huyết:

Những người đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc trị tiểu đường.

Những người bị nghiện rượu bia.

Người đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.

Bệnh nhân có khối u làm tăng tiết insulin.

Bệnh nhân bị mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.

Bệnh hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa hạ đường huyết nên làm gì?

Để phòng ngừa hạ đường huyết có thể áp dụng các biện pháp sau:

Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận, chú ý ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

Lắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

Cần chú ý không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức, không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu để tránh hạ đường huyết đột ngột.

Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

Bệnh hạ đường huyết không lây truyền từ người này sang người khác.

Triệu chứng hạ đường huyết như thế nào?

Bệnh hạ đường huyết có các triệu chứng cơ bản như: run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái.

Các triệu chứng trên thường xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ, người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Có nhiều trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.

Vì bệnh hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài nên khi có các dấu hiệu sau cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

Xuất hiện triệu chứng dù bạn không bị tiểu đường.

Bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do hạ đường huyết.

Đã được điều trị bệnh nhưng triệu chứng vẫn tái phát.

Cách điều trị hạ đường huyết chính là để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng các cách sau: Uống thuốc viên nén glucose; Uống nước trái cây; Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo.

Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Khi bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết,cần được tiêm glucagon ngay lập tức.

Đối với tình trạng hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê cần chú ý cách xử trí như:

Cách xử trí tại nhà: không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Cách xử trí tại bệnh viện: có thể bắt đầu bằng việc tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50 mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl.

Copyright © 2019 – Sitemap

Điều Trị Triệu Chứng Hạ Đường Huyết Ở Trẻ

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và có thể tử vong cho bệnh nhân.

Sau cơn bệnh, đường huyết thường không ổn định do có sự thay đổi liều thuốc và chế độ ăn. Do vậy, sau khi gặp vấn đề này, trẻ cần được theo dõi bởi các bác sĩ nội tiết để điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn phù hợp, tránh các biến chứng lâu dài về sau.

Nguy hiểm hơn với trẻ sơ sinh, hạ đường huyết nếu không được điều trị tức thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài.

Tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có tới 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất có thể.

Bệnh hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu không thể trì hoãn, cần tiến hành ở bất cứ đâu, bất cứ cơ sở nào, không phân tuyến điều trị.

Việc chữa trị căn bệnh này cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu. Triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc đường để nâng cao độ đường trong máu.

Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi mà chọn biện pháp điều trị hợp lý. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn, có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật, hôn mê cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose dưới dạng dung dịch glucose 30% (2-10 ml, tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn).

Sau đó, cần truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi, 4mg/kg/phút hay 0,25g/kg/giờ (2,5ml/kg/giờ) đối với trẻ sơ sinh và 0,5g/giờ hay 5ml/kg/giờ với trẻ ngoài sơ sinh. Đồng thời cần tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.

Lưu ý với trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần tiêm đường ưu trương liều để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, chế độ ăn cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.

3. Phòng chống bệnh hạ đường huyết của trẻ

Trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết cho trẻ một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau đẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ bú 8 bữa sữa mỗi ngày.

Để chắc chắn, có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostix 3 giờ một lần, trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB

Hạ Canxi Đường Huyết Và Cách Điều Trị

Đôi khi nồng độ canxi máu có thể thấp một cách bất thường. Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt.

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, có một số nguyên nhân gây hạ canxi máu như: thiếu hụt magiê, suy thận, viêm tụy, hoặc suy tuyến cận giáp (nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp; hormon tuyến cận giáp kiểm soát số lượng và mật độ canxi trong xương của cơ thể). Hạ canxi máu cũng có thể xảy ra khi nồng độ vitamin D máu thấp, vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi.

Người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn như: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), tăng phản xạ gân xương, và cảm giác nóng hoặc ngứa ran (cảm giác ghim và kim châm) ở bàn tay và bàn chân.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện hạ canxi máu, và trẻ cần phải được thăm khám và đánh giá ngay lập tức bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp.

Bất cứ trẻ sơ sinh nào có biểu hiện các dấu hiệu hạ canxi máu thì cần thăm khám và đánh giá ngay lập tức để có thể được điều trị sớm. Xử trí ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện các triệu chứng như: khó chịu/kích thích, run, co rút cơ, và bú/ăn khó.

Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Canxi tham gia vào hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, quá trình đông cầm máu, và giải phóng hormon của cơ thể. Sự ổn định nồng độ canxi phụ thuộc vào 3 yếu tố: lượng canxi được đưa vào cơ thể mỗi ngày (qua hoạt động ăn, uống các thực phẩm có chứa canxi), sự hấp thu canxi tại ruột và sự bài tiết canxi ở thận.

Theo khuyến cáo, cơ thể người trưởng thành cần được cung cấp khoảng 1000mg canxi/ngày, khi đó sẽ có khoảng 200-400mg canxi được hấp thu tại ruột, khoảng 200 mg canxi bị đào thải qua mật và các dịch tiêu hóa, lượng còn lại theo phân thải ra ngoài. Ngoài ra, cũng khoảng 200mg canxi được bài tiết qua thận. Có đến 99% lượng canxi trong cơ thể được dự trữ tại xương, chỉ có 1% canxi ở dạng tự do – đóng vai trò như một hệ đệm, có thể trao đổi với dịch ngoại bào để điều chỉnh nồng độ canxi máu khi cần thiết. Bình thường, nồng độ canxi máu nằm trong khoảng từ 8.8 đến 10.4 mg/gl (2.2-2.6 mmol/l)

Hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu, hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường. Nói một cách chính xác, hạ canxi máu được định nghĩa khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần thấp hơn 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l) với điều kiện protein huyết tương bình thường, hay nồng độ canxi ion hóa dưới 4.7 mg/dl (1.17mmol/l). Hạ canxi máu gây ra những triệu chứng ở trẻ em và người lớn. Tình trạng còi xương, chậm phát triển chiều cao, hay khóc đêm, vã mồ hôi trộm,… là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị thiếu canxi máu. Còn ở người lớn thì sự tụt giảm nồng độ canxi trong máu có thể gây ra loãng xương, thoái hóa cột sống,…

Biểu hiện khi bị hạ canxi máu

Ở người lớn, ban đầu các triệu chứng có thể chưa xuất hiện, nhưng chúng có thể xuất hiện khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng bao gồm: co rút và đau cơ (chuột rút), rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), và cảm giác ghim và kim châm ở bàn tay và bàn chân

Trẻ sơ sinh hạ canxi máu có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh và chậm chạp, hoặc trẻ có thể có co giật, run và co rút. Trẻ gặp khó khăn trong việc bú hoặc ăn và dần trở lên biếng ăn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể giống với các bệnh cảnh khác, vì vậy điều quan trọng là trẻ phải được đi khám bác sĩ

Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở người lớn

– Tăng phản xạ gân xương (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek được gây ra bằng cách gõ trên vị trí dây thần kinh mặt, trước gờ tai ngoài 2 cm và quan sát thấy tình trạng co cơ cùng bên của các cơ mặt. Tuy nhiên, dấu hiệu này vừa không nhạy (27%) vừa không đặc hiệu và có thể gặp ở 25% các đối tượng bình thường)

– Đau thắt bụng

– Rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều)

– Trầm cảm

– Cáu gắt/khó chịu

– Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười being

– Co thắt cơ (Biểu hiện kín đáo có thể phát hiện bằng dấu hiệu Trousseau được gây ra bằng cách cuốn băng huyết áp ở cánh tay và bơm băng đo cao hơn huyết áp tâm thu 20mmHg, giữ mức áp lực này trong 3 phút và quan sát thấy dấu hiệu tư thế bàn tay người đỡ đẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này có độ nhạy 66% và tỷ lệ dương tính giả 4%. Dấu hiệu Trousseau cũng có thể biểu hiện tự nhiên khi co thắt cơ nặng hơn)

– Co giật

Những triệu chứng hạ canxi máu thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Khó bú và ăn

– Khó chịu/kích thích

– Ngủ gà hoặc chậm chạp/lười biếng

– Biếng ăn

– Tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvosteck)

– Co rút cơ (dấu hiệu Trousseau)

– Co giật và run

Các triệu chứng báo hiệu tình trạng nghiêm trọng

Bác sĩ Lương Quốc Chính cho biết, tất cả các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức (gọi bác sĩ, gọi cấp cứu 115) nếu bạn hoặc ai đó mà bạn ở cùng có các triệu chứng nghiêm trọng sau:

– Co giật hoặc động kinh

– Khó ăn hoặc biếng ăn ở trẻ sơ sinh

– Co thắt cơ

Nguyên nhân gây hạ canxi máu là gì?

Nồng độ canxi máu thấp được cho là do suy tuyến cận giáp, tuyến này có vai trò điều hòa số lượng canxi trong cơ thể bạn, hoặc do nồng độ phốt phát máu cao, chất này có thể làm giảm nồng độ canxi máu. Hạ canxi máu cũng có thể do nồng độ albumin máu thấp, chất này được sản xuất tại gan, và nó rất quan trọng trong việc điều hòa dịch trong tế báo và mô của cơ thể bạn. Thiếu hụt magiê, vitamin D, hoặc khẩu phần canxi cũng rất quan trọng để duy trì nồng độ canxi máu thích hợp. Nguồn thức ăn có chứa canxi bao gồm các sản phẩm sữa (sữa và pho mát), cũng như rau dền, rau cải, bông cải xanh, và cam.

Các nguyên nhân gây hạ canxi máu thường gặp

– Nghiện rượu

– Nồng độ phốt phát máu cao

– Bệnh than

– Chế độ ăn uống thiếu canxi

– Nồng độ albumin máu thấp

– Nồng độ magiê máu thấp

– Nồng độ vitamin D máu thấp

– Kém hấp thu

– Viêm tụy

– Suy tuyến cận giáp

Các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu là gì?

Theo bác sĩ Chính, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hạ canxi máu. Các yếu tố bao gồm:

– Nghiện rượu

– Bệnh thận hoặc gan

– Chế độ ăn uống thiếu canxi

– Suy dinh dưỡng

Các biến chứng của hạ canxi máu là gì?

Các biến chứng của hạ canxi máu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ. Với người lớn, biến chứng cũng có thể nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bằng việc tuân theo kế hoạch điều trị mà bạn và bác sĩ đã lên kế hoạch dành riêng cho bạn. Các biến chứng của hạ canxi máu bao gồm:

– Không thể lớn

– Chức năng vận động và bộ não bị tổn thương

– Suy dinh dưỡng

– Nhuyễn xương (xương mềm, yếu do thiếu vitamin D trong quá trình tạo xương)

– Loãng xương (thưa và yếu xương)

– Kém phát triển – Cơn Tetany (hoạt động thần kinh quá mức, gây đau đớn vô cùng)

Điều trị hạ canxi máu

Việc điều trị hạ canxi máu bao gồm những bước sau:

– Bổ sung canxi theo đường tĩnh mạch

– Theo dõi dưới sự giám sát y tế

– Bổ sung canxi đường uống

– Điều trị bệnh lý nền gây hạ canxi máu

Các Triệu Chứng Hạ Đường Huyết Cần Chú Ý &Amp; Cách Để Điều Trị Tự Nhiên

Những người có nguy cơ bị hạ đường huyết và tăng đường huyết không chỉ những người bị bệnh, thừa cân hoặc không hoạt động – bất cứ ai ăn chế độ ăn uống kém và gặp rắc rối với chuyển hóa glucose bình thường đều có thể phát triển các triệu chứng.

Một số manh mối bạn có thể gặp phải là triệu chứng hạ đường huyết, và bạn có thể làm gì để giúp quản lý chúng:

thường bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác và có thể bao gồm đói đột ngột, khó chịu, đau đầu, sương mù não và run rẩy. Bằng cách quản lý lượng calo rỗng của bạn, cải thiện chế độ ăn uống và chú ý đến thời gian bữa ăn và tập thể dục ảnh hưởng đến bạn, bạn có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đường trong máu thấp và ngăn chúng quay trở lại.

Hạ đường huyết là một tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu thấp, đôi khi còn được gọi là glucose thấp. Glucose chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm carbohydrate và những loại có chứa đường và được coi là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất cho cơ thể.

* Khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm có chứa glucose (như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc và đồ ăn nhẹ có đường), glucose sẽ được hấp thụ vào máu, nơi cuối cùng nó được đưa vào cơ thể vào các tế bào để lấy năng lượng.

* Để các tế bào của chúng ta sử dụng glucose, hoóc môn có tên là insulin cần phải có mặt, được tạo ra bởi tuyến tụy để đáp ứng với lượng glucose chúng ta tiêu thụ.

* Insulin giúp các tế bào của chúng ta hấp thụ lượng glucose cần thiết cho năng lượng, và sau đó bất kỳ glucose bổ sung nào sẽ được gửi đến gan hoặc các mô cơ khác nhau để được lưu trữ dưới dạng glycogen để sử dụng sau này.

* Ngoài việc lưu trữ glycogen như một nguồn cung cấp năng lượng có thể khai thác khi cần thiết, chúng ta còn có thể tạo ra các tế bào mỡ (hình thành mô mỡ hoặc mỡ cơ thể) từ glucose dư thừa mà chúng ta không cần năng lượng.

* Ở những người khỏe mạnh, khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, hormone có tên glucagon cho gan biết rằng nó cần giải phóng glycogen dự trữ để giữ đường huyết trong phạm vi khỏe mạnh.

* Nếu quá trình này trở nên suy yếu vì bất kỳ lý do gì, lượng đường trong máu vẫn ở mức thấp và các triệu chứng hạ đường huyết phát triển.

Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể trải nghiệm rất ít khả năng đường huyết nếu họ bị biến động mạnh mẽ trong lượng đường trong máu do quản lý yếu kém của insulin và glucose.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết thường là một tác dụng phụ nghiêm trọng của việc dùng thuốc hạ đường huyết (có chứa insulin) làm cho mức glucose giảm quá mạnh hoặc do không ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể tác động tiêu cực đến cơ chế phòng vệ của ai đó chống lại đường huyết giảm, dẫn đến các biến chứng đáng kể, bao gồm tăng gấp sáu lần nguy cơ tử vong do một đợt nghiêm trọng.

Triệu chứng và dấu hiệu hạ đường huyết

Các triệu chứng phổ biến nhất của hạ đường huyết, nói cách khác là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp, bao gồm:

* Đói, đôi khi có thể dữ dội và đột ngột

* Các triệu chứng lo âu, chẳng hạn như hồi hộp hoặc run rẩy

* Đổ mồ hôi, bao gồm cả mồ hôi ban đêm xảy ra trong khi ngủ (đây là dấu hiệu của hạ đường huyết về đêm)

* Cảm thấy chóng mặt hoặc trái đất dường như đang quay cuồng

* Trở nên mệt mỏi hoặc uể oải

* Khó ngủ và thức dậy cảm thấy mệt mỏi

* Cảm thấy cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng

* Mặt tái nhợt

* Dấu hiệu của sương mù não: bao gồm cảm giác bối rối và gặp khó khăn khi làm việc hoặc tập trung

Hãy nhớ rằng có thể có các triệu chứng của cả tăng đường huyết và hạ đường huyết khi lượng đường trong máu không được kiểm soát. Theo thời gian, chúng đi kèm với các biến chứng và tác dụng phụ thường là biểu hiện của tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, bao gồm mệt mỏi, thèm đường, thay đổi huyết áp, giảm cân hoặc tăng cân, tổn thương thần kinh và hồi hộp.

Nguyên nhân hạ đường huyết và các yếu tố nguy cơ

Quá nhiều đường trong máu có thể khiến insulin tăng lên mức cao nhiều lần, điều này cuối cùng gây ra tình trạng kháng insulin (khi các tế bào ngừng đáp ứng với lượng insulin bình thường). Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc các triệu chứng khác của hội chứng chuyển hóa trong một số trường hợp nhưng cũng góp phần làm biến động lượng đường trong máu ở những người không được coi là mắc bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ thực phẩm không đủ là nguyên nhân phổ biến nhất được xác định cho các đợt hạ đường huyết nặng. Được gọi là các cơ chế chống điều hòa suy yếu, mà điều này về cơ bản có nghĩa là việc không chú ý đến các dấu hiệu đói của bạn đôi khi có thể gây ra các triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng.

Tác dụng hạ đường huyết này hiện được nhiều chuyên gia đánh giá là một vấn đề lớn, thậm chí còn làm mất cân bằng lợi ích của việc kiểm soát glucose chuyên sâu. Các loại thuốc có thể góp phần gây hạ đường huyết bao gồm chlorpropamide (Diabinese), glimepiride (Amaryl), glipizide (Glucotrol, Glucotrol XL), repaglinide (Prandin), sitagliptin (Januvia) và metformin.

Khi một số loại thuốc được kết hợp với insulin, chúng có thể hạ đường huyết quá nhiều. Chúng bao gồm pramlintide (Symlin) và exenatide (Byetta).

Tập thể dục quá sức và tập luyện quá sức hoặc không ăn gì đó sau khi tập thể dục có thể gây ra lượng đường trong máu thấp. Cơ bắp sử dụng glucose trong máu hoặc glycogen dự trữ để tự sửa chữa, vì vậy điều quan trọng là phải tiếp nhiên liệu sau khi tập luyện để ngăn ngừa các triệu chứng.

Mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn tự miễn dịch, rối loạn ăn uống, suy nội tạng hoặc khối u ảnh hưởng đến mức độ hormone đều có thể ảnh hưởng đến cách giải phóng insulin, glucose được đưa vào tế bào và glycogen được lưu trữ.

Rượu làm tăng lượng đường trong máu, nhưng mức độ sau đó có thể giảm quá thấp.

Một số yếu tố trao đổi chất có thể làm cho khó phân hủy glucose đúng cách hoặc để gan giải phóng glycogen khi cần thiết.

Căng thẳng có thể làm tăng nồng độ cortisol, gây cản trở cách sử dụng insulin.

Điều trị thông thường cho tình trạng hạ đường huyết

* Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Điều này có thể bao gồm thay đổi tần suất bữa ăn hoặc áp dụng kế hoạch ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường.

* Các bác sĩ thường khuyên bạn nên tiêu thụ 15 – 20 gr glucose (từ carbohydrate) ngay khi các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu.

* Theo dõi các triệu chứng trong khoảng 15 phút và nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm này.

* Ăn ít nhất một bữa ăn nhẹ nhỏ cứ sau 2-3 giờ để tránh các triệu chứng quay trở lại. Đồ ăn nhẹ và bữa ăn nên có ít nhất 15 gr carbohydrate.

* Đôi khi bác sĩ kê toa thuốc, bao gồm cả viên glucose hoặc gel, cùng với các loại thuốc khác để kiểm soát các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Phương pháp điều trị tự nhiên cho hạ đường huyết

1. Thực hiện chế độ ăn kiêng hạ đường huyết

Nếu trước đây bạn đã từng bị hạ đường huyết, hãy thử tuân theo kế hoạch bữa ăn cân bằng trong khi theo dõi các triệu chứng để tìm hiểu cách bình thường hóa lượng đường trong máu.

Thực phẩm có thể hữu ích để kiểm soát các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm:

* Thực phẩm giàu chất xơ: Atisô, rau lá xanh, hạt chia, hạt lanh, đậu, táo, hạt bí ngô, hạnh nhân, bơ và khoai lang là những lựa chọn tốt.

* Carbs lành mạnh: Carbonhydrate là nguồn glucose chính trong chế độ ăn uống, nhưng không phải tất cả các loại carbs đều được tạo ra như nhau. Lựa chọn tốt bao gồm gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, rau đậu và đậu.

* Rau và toàn bộ trái cây: Trái cây và nước ép trái cây tươi có thể đặc biệt hữu ích để bù đắp một đợt hạ đường huyết.

* Chất béo lành mạnh: Dầu dừa nguyên chất, dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt và hạt (như hạnh nhân, hạt chia, cây gai dầu và hạt lanh), và bơ là những nguồn tốt.

* Protein chất lượng: Cá biển, chẳng hạn như cá hồi, trứng, thịt bò hoặc thịt cừu, các sản phẩm từ sữa sống (bao gồm sữa chua hoặc pho mát thô), và gia cầm nuôi cỏ là một trong những thực phẩm protein tốt nhất

* Quá nhiều caffeine hoặc rượu

* Lượng calo rỗng, bao gồm cả hàng hóa được đóng gói được chế biến cao

* Nhiều đường

* Đồ uống ngọt

* Hạt tinh chế

* Thức ăn nhanh và đồ chiên

2. Xem xét lại các bữa ăn bỏ qua hoặc cắt giảm lượng calo quá thấp

Những người bị hạ đường huyết hoặc tiểu đường nên ăn các bữa ăn đều đặn trong suốt cả ngày, có đủ lượng calo trong mỗi bữa ăn (thường bao gồm ít nhất một số carbohydrate lành mạnh) và không bao giờ bỏ bữa ăn hoàn toàn. Đồ ăn nhẹ lành mạnh cứ sau vài giờ cũng có thể hữu ích cho việc giữ cho lượng đường trong máu ổn định và ngăn chặn sự suy giảm năng lượng.

Nếu bạn đang tập thể dục và cảm thấy yếu hoặc chóng mặt, hãy chắc chắn rằng bạn đã ăn đủ, nghỉ ngơi và cân nhắc việc ăn gì đó nhỏ trước đó. Nạp nhiên liệu sau khi tập luyện với một bữa ăn nhẹ có chứa sự kết hợp của protein và carbs lành mạnh. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn có các triệu chứng hạ đường huyết trong đêm khi ngủ, hãy cân nhắc việc ăn nhẹ trước khi đi ngủ để ngăn ngừa hạ đường huyết qua đêm.

3. Nói chuyện với bác sĩ về thuốc của bạn

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào làm thay đổi lượng đường trong máu hoặc insulin, hãy cẩn thận theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng thực thể một cách cẩn thận có thể chỉ ra hạ đường huyết.

Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng hạ đường huyết có thể dần dần trở nên ít dữ dội hơn theo thời gian hoặc thậm chí giảm dần hoàn toàn, dẫn đến hạ đường huyết không nhận thức được ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị lặp đi lặp lại do thuốc.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách bạn có thể theo dõi lượng đường trong máu của bạn chính xác hơn hoặc nếu liều lượng của bạn nên được thay đổi thành các triệu chứng thấp hơn.

Luôn luôn đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng và đột ngột, bao gồm ngất xỉu. Nếu bạn bị bất tỉnh hoặc lên cơn co giật và uống thuốc có thể làm thay đổi đường huyết, hãy đề cập đến vấn đề này với bác sĩ.

Trao sức khỏe trọn vẹn! Đừng bỏ qua các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như bất tỉnh, mất ngủ, tim đập nhanh, v.v., tiếp tục theo thời gian, vì điều này làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài.