Top 4 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Lâm Sàng Của Cơn Gout Cấp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Lâm Sàng Của Bệnh Gout

Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout đôi khi rất khó phát hiện. Bạn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám và chữa bệnh đúng lộ trình để có hiệu quả tốt nhất.

1 Khái niệm bệnh gout

Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purine , làm tăng acid uric trong máu , dẫn đến lắng đọng các tinh thể urate ở tổ chức. 90% Bệnh gout thường gặp ở nam giới , thường khởi phát ở các độ tuổi 40 trở lên . Bệnh thường có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của xã hội và gia tăng tuổi thọ .

2 Những triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

Tiến triển tự nhiên của bệnh gout được chia làm 3 giai đoạn:

2.1 Thể cấp tính

Đột ngột thấy nóng , đau , sưng tấy ở khớp bàn ngón chân cái hoặc các khớp khác như khớp gối, cổ chân, cổ tay , khuỷu tay, khớp gối, , bàn ngón tay. Cơn thường xuất hiện tự phát, đột ngột vào ban đêm, sau một bữa ăn hoặc uống rượu, bia quá mức; sau chấn thương; sau can thiệp phẫu thuật; sau một đợt dùng thuốc: aspirin, lợi tiểu ,ethambutol, thuốc gây huỷ tế bào… Có thể có một số triệu chứng xảy ra trước khi có cơn gout cấp như: đau đầu, đau thượng vị, tiểu nhiều, tê bì ngón chân. Đây là thời điểm tốt để điều trị phòng ngừa, không cho cơn gout cấp khởi phát. Toàn thân có sốt nhẹ, mệt mỏi.

+ Tính chất khớp viêm:

* Đáp ứng tốt với điều trị bằng colchicine, các triệu chứng viêm thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ dùng cochicin.

* Với những cơn gút cấp ở giai đoạn đầu thường khỏi nhanh sau 1-2 tuần, thậm chí không điều trị gì.

* Khớp đau dữ dội, bỏng rát, đau đến cực độ sau khoảng 12 đến 24 giờ. Đau chủ yếu về đêm, làm mất ngủ. Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi.

* Khám khớp bị tổn thương thấy sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thì phù nề.

– Cơn gút không điển hình:

+ Viêm khớp bán cấp tính, tính chất sưng đau không dữ dội, có thể tràn dịch khớp gối đơn thuần.

+ Biểu hiệu cạnh khớp cấp tính: viêm gân do gút, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay.

+ Viêm nhiều khớp cấp: dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3 – 4 khớp, thường là ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh và giai đoạn gút mạn.

Sau khi cơn gút cấp khởi phát và kết thúc, đợt cấp thứ hai có thể xuất hiện sau vài tháng đến vài năm. Lúc đầu, khoảng thời gian giữa các đợt cấp dài, nhưng sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơn, thời gian viêm kéo dài hơn và tổn thương nhiều khớp hơn. Rất hiếm bệnh nhân không xuất hiện cơn gút thứ hai.

Ở giai đoạn giữa các đợt cấp các khớp đã bị tổn thương hầu như không có triệu chứng lâm sàng nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Vì vậy có thể tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp và phát hiện các tổn thương xương trên phim chụp Xquang.

Cuối cùng, sau khoảng 5 đến 10 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn có hạt tô phi. Lúc này các biểu hiện lâm sàng, sinh hoá, X-quang là biểu hiện của sự tích luỹ urat ở các mô như: sụn khớp, bao khớp, dây chằng, phần mềm, thận, tim…, tạo nên những bệnh cảnh viêm nhiều khớp, phá hủy và biến dạng khớp, tổn thượng thận

2.2 Thể mạn tính

Do không được điều trị nên việc tăng acid uric kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây nổi các u cục

– Bệnh khớp mạn tính

+ Do tích luỹ muối monosodium urat trong mô cạnh khớp, trong sụn và trong xương.

+ Biểu hiện viêm nhiều khớp thường không đối xứng, khớp sưng kèm biến dạng do huỷ hoại khớp và do hạt tôphi, kèm theo cứng khớp.

+ X-quang có tổn thương xương là các khuyết và các hốc , triệu chứng rất có giá trị gợi ý : dạng móc câu, hẹp khe khớp, gai xương thứ phát, đôi khi rất nhiều gai.

+ Siêu âm khớp: siêu âm có thể phát hiện được hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp ở những cơn gút cấp đầu tiên hoặc ngay cả khi chưa có triệu chứng trên lâm sàng, biểu hiện bằng hình ảnh đường đôi. Siêu âm có thể phát hiện sớm các biến đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh gút gây ra như hạt tôphi, hình ảnh khuyết xương, lắng đọng tinh thể urat trên bề mặt sụn khớp, tràn dịch khớp.

+ Chụp cộng hưởng từ vi tính cho phép phát hiện những tổn thương bào mòn xương, khuyết xương, calci hóa . Điểm đặc trưng của hạt tôphi trên phim cộng hưởng từ là ổ tổn thương hỗn hợp tín hiệu, thường giảm tín hiệu cả trên chuỗi xung T1 và T2, tăng ngấm thuốc đối quang từ vùng vỏ.

– Tổn thương thận trong bệnh gút:

+ Sỏi uric:10-20% bệnh nhân gout có sỏi thận, và sỏi uric chiếm 5-10% trong tổng số sỏi đường tiết niệu. Sỏi thận thường biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, hoặc đái máu. Sỏi không cản quang, chỉ thấy được trên chụp hình thận có cản quang và siêu âm, thường có ở cả hai bên.

+ Bệnh thận mạn tính do urat : Biểu hiện là viêm cầu thận và viêm thận kẽ. Triệu chứng: protein niệu không thường xuyên, nồng độ vừa phải trên dưới 1g/24h, đái ra máu, bạch cầu niệu vi thể dương tính. Toan máu có tăng clo máu biểu hiện khá sớm; thường kết hợp với tăng huyết áp. Bệnh thận mạn có thể tiến triển đến suy thận mạn.

– Tổn thương tim mạch do gút: Tinh thể urat có thể lắng đọng ở mọi tổ chức và gây ra tổn thương cho tổ chức đó, ở trường hợp tinh thể urat lằng đọng ở tim có thể ở tổ chức van tim hoặc cơ tim gây ra bệnh lý của các mô .

2.3 Giai đoạn tăng acid uric máu

Có hai loại tăng acid uric là nguyên phát và thứ phát. Tăng acid uric máu không triệu chứng nguyên phát thường khởi phát ở nam giới tuổi dậy thì và nữ giới tuổi mãn kinh. Tình trạng tăng acid uric này kéo dài nhiều năm ,trước khi khởi phát cơn gút cấp.

Tăng acid uric máu thường bắt đầu từ tuổi dậy thì, chiếm tỷ lệ từ 2 – 13% người lớn là nam giới nhập viện. Chỉ khoảng 10 – 20 % phát triển thành bệnh gút với các biểu hiện lâm sàng. Ở giai đoạn này tăng acid uric máu không có triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện khi được làm xét nghiệm acid uric máu, là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh gút và yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập.

3 Chuẩn đoán triệu chứng lâm sàng của bệnh gout

3.1 Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chắc chắn gút khi tìm thấy tinh thể monosodium urat trong dịch khớp hoặc trong hạt tôphi. Tinh thể urat có hình kim, lưỡng chiết quang, nằm trong tế bào trong giai đoạn cấp nhưng có thể nhỏ hơn và tù hơn và nằm ngoài tế bào trong giai đoạn giữa các đợt cấp

3.2 Chẩn đoán phân biệt

– Viêm khớp nhiễm khuẩn : tổn thương một khớp, bệnh nhân có thể sốt, đôi khi kèm rét run, thường có đường vào và có tình trạng nhiễm trùng, không có cơn gút cấp. Dịch khớp có thể có bạch cầu đa nhân trung tính thoái hoá. Soi cấy dịch khớp nhằm phát hiện một viêm khớp nhiễm khuẩn có thể kết hợp với gút.

– Viêm khớp phản ứng: có tiền sử nhiễm khuẩn cơ quan khác trước đó (tiết niệu, sinh dục), không có cơn gút cấp.

– Viêm khớp dạng thấp: thường ở nữ giới, khớp sưng đau không nóng đỏ và không có cơn gút cấp.

– Viêm khớp giả gút: là tình trạng viêm khớp, phần mềm cạnh khớp do tinh thể calci phosphat, tinh thể cholesterol… biểu hiện lâm sàng viêm khớp cấp tương đối giống cơn gút cấp. Tuy nhiên thường gặp ở người cao tuổi, kết hợp với tình trạng thoái hóa khớp nhiều. Không có hạt tô phi. Xét nghiệm tìm thấy tinh thể calci… (không phải tinh thể urat) trong dịch khớp hay vị trí tổn thương.

– Viêm mô tế bào: là tình trạng viêm nhiễm trùng tổ chức da và mô mềm dưới da có thể cạnh khớp hoặc ngoài khớp. Thường gặp ở chi dưới, có yếu tố thuận lợi như: xước da, phỏng rộp, tiêm chích trước đó…

4 Những lưu ý khi điều trị bệnh

Chế độ dinh dưỡng:

Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ (trâu, bò, chó); thức ăn chua (hoa quả chua, đồ muối chua)

Tránh uống rượu, bia.

Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.

Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày (nước khoáng kiềm)

Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ

Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng (thịt gia cầm bỏ da, cá đồng).

Không nên uống rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích khác.

Tập thể dùng hàng ngày, hạn chế và ngăn ngừa béo phì.

Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, gắng sức,…

Tham khảo ý kiến bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.

Không nên đi giày quá chật

Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có lối sống khoa học và lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát.

5 Sử dụng thuốc khi điều trị bệnh

Các thuốc chống viêm: Colchicin hay bị ỉa chảy; các thuốc chống viêm không steroid khác (Voltazen, Piroxicam, Meloxicam, Etoricoxib…) khi không có loét dạ dày hành tá tràng; dùng corticoid phải theo chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc làm giảm acid uric bao gồm: thuốc giảm sản xuất acid uric (Allopurinol – Zyloric), Febuxostat (hiện nay ở Việt Nam có dạng kết hợp với tam thất và cao đan sâm có tên là: Forgout), chú ý thuốc hay gây dị ứng. Thuốc tăng bài tiết qua thận (Probenecid). Các thuốc này chỉ dùng khi bệnh nhân đã hết viêm khớp cấp.

Các thuốc làm kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng thải acid uric: Dung dịch Natribicacbonat, Foncitril…

Người bệnh thường là khi hết cơn cấp thì tự ngừng điều trị nên acid uric máu tăng cao, bệnh tiến triển dần thành mạn tính để lại những biến chứng nặng nề ở khớp, thận và các cơ quan khác. Vì vậy để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài

Là phương pháp quan trọng, cần thiết để điều trị dứt điểm bệnh. ở các mức độ bệnh khác nhau bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều. Đơn thuốc thông thường điều trị bệnh gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ức chế sản sinh acid uric và thuốc tăng đào thải acid,…

Khi gặp vấn đề về sử dụng thuốc thì cần báo ngay bác sĩ để có biện pháp phù hợp, không tự ý thay đổi đơn thuốc.

Triệu Chứng Lâm Sàng Của Viêm Dạ Dày Cấp Tính

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày đơn thuần, cấp tính: Nguyên nhân có rất nhiều. Phát bệnh của bệnh này phần nhiều là nhanh chóng cấp tốc. Chủ yếu bụng trên có biểu hiện thấy khó chịu, đau đớn, chán ăn, buồn nôn và nôn v.v… Người do nhiễm cảm gây ra, thường kèm theo viêm ruột cấp tính mà đi lỏng, đau quanh rốn. Người nặng có thể bị sốt, mất nước, trong vị toan có độc tố, thậm chí còn bị sốc.

Viêm dạ dày rữa nát cấp tính: Là do nhân tố từ nguồn bên trong hay bên ngoài làm máu ở niêm mạc chảy ít, hoặc cơ chế phòng ngự bình thường của niêm mạc bị phá hỏng, cộng với vị toan và men albumin của dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Phát bệnh của loại viêm dạ dày này tương đối nhanh. Trong quá trình phát bệnh ban đầu xuất hiện đường tiêu hóa trên đột xuất bị chảy máu, biểu hiện nôn ra máu hay đi phân đen. Phần lớn chảy máu có thể gây ra sốc và thiếu máu. Trong vòng phát bệnh 24 đến 48 tiếng nội soi dạ dày ở buồng cấp cứu có thể thấy rữa nát niêm mạc dạ dày, bị chảy máu, hoặc loét cạn, nhất là ở phần dạ dày.

Viêm dạ dày ăn mòn cấp tính: Là do uống các loại có axit mạnh, kiềm mạnh hoặc các chất ăn mòn khác mà gây ra. Sau khi uống loại thuốc ăn mòn, xuất hiện triệu chứng ban đầu thấy đau ở vòm họng, cuống họng, tức sau lưng, và đau mạnh ở bụng giữa và trên. Thường thấy nuốt khó, nhiều lần buồn nôn, mửa. Người bị nặng nôn ra máu, choáng váng và sốc.

Viêm dạ dày làm mủ cấp tính: ít thấy trên lâm sàng. Biểu hiện chính trên lâm sàng là bệnh bại huyết toàn thân, và viêm phúc mô cấp tính, còn có thể bị thủng dạ dày, mưng mủ ở gan v.v…

Phân biệt chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính

Về lâm sàng mà nói, đa số viêm dạ dày cấp tính phát bệnh tương đối nhanh, mà triệu chứng nặng nhẹ không giống nhau. Nhưng cần phân biệt với các bệnh dưới:

Viêm ruột thừa cấp tính: Thường thời kỳ đầu thấy bụng trên đau, buồn nôn, nôn mửa. Nhưng theo tiến triển của bệnh tình, đau chuyển dần xuống phía dưới bụng bên phải, và lại đau nén cố định, đau nẩy ngược, phần lớn kèm cả sốt. Xét nghiệm thấy tế bào trắng tăng, tế bào trắng trung tính tăng rất nhiều.

Bệnh sỏi mật và viêm túi mật cấp tính: Bụng đau đi đau lại, thường đau trên bụng bên phải là chính, có thể lan đến vai phải và lưng. Khi kiểm tra chú ý mắt, da vàng, bụng trên bên phải đau nén, có thể sờ thấy túi mật sưng to. Kiểm tra siêu B giúp cho chẩn đoán tốt.

Viêm tuyến tụy cấp tính: Có bệnh sử về uống rượu và đường mật bị sỏi, thấy đau bụng trên, buồn nôn. Làm xét nghiệm có men kết tủa ở nước đái, có máu, và men mỡ cao. Kiểm tra siêu B và CT có thể giúp chẩn đoán tốt.

Các vấn đề khác: Thời kỳ đầu phát bệnh của viêm phôi lá to và tâm cơ bị tắc, có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa với mật độ khác nhau. Nếu hỏi kỹ bệnh sử, kiểm tra sức khỏe, và kiểm tra phụ khác cần thiết, có thể dễ dàng phân biệt.

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Bệnh Basedow

Bệnh Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh Basedow với những triệu chứng điển hình như: bướu cổ, lồi mắt,…

1. Triệu chứng lâm sàng

– Bướu loại lan toả, thuỳ phải thường lớn hơn thùy trái, mật độ hơi chắc, căng, sờ nắn không đau, da vùng tuyến giáp bình thường. Bướu thường to độ II (70,62%) độ III ít gặp (13,03%) theo Đỗ Trung Quân 2003

– Bướu mạch: sờ thấy rung mưu. Nghe có tiếng thổi rõ nhất vùng cực trên của tuyến giáp, đôi khi có thể nghe thấy tiếng thổi liên tục.

1.2. Bệnh lý mắt

Đa số các trường hợp bệnh lý mắt Basedow biểu hiện mắt sáng, có cảm giác cộm như có bụi trong mắt hoặc chảy nước mắt, nặng hơn có thể lồi mắt (Đo độ lồi bằng thước Hertel, độ lồi bình thường 13 + 1,85mm). Thường phù nề mi mắt, xạm da quanh hố mắt… có nhiều dấu hiệu biểu hiện bệnh lý mắt Basedow.

– Dấu hiệu Von Graefe: mất phối hợp hoạt động sinh lý giữa nhãn cầu và mi khi nhìn xuống ta thấy liềm củng mạc lộ ra.

– Dấu hiệu Dalrymple: Khe mi mắt mở rộng do co cơ nâng mi trên.

– Stellwag: mi trên co, ít chớp mắt.

– Dấu hiệu Moebius: mất độ hội tụ nhãn cầu.

Phân loại bệnh lý mắt NO SPECS của Werner 1969.

Là biểu hiện chủ yếu của nhiễm độc giáp nhưng có biểu hiện đa dạng:

– Dấu hiệu cơ năng: hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác tức nặng ngực, tức ngực hoặc đau ngực không rõ ràng, đôi khi có biểu hiện khó thở.

– Dấu hiệu thực thể:

Dấu hiệu kích động mạch máu: mạch căng, nẩy mạnh, đập rõ, rõ nhất là vùng động mạch cảnh, động mạnh chủ bụng, mỏm tim đập mạnh có thể nhìn rõ trên lồng ngực.

Huyết áp tâm thu tăng nhẹ, huyết áp tâm trương bình thư

Dễ kích thích thần kinh:

Bệnh nhân dễ nóng giận, dễ xúc cảm, nói nhiều, vận động nhiều nhưng mau mệt, dễ lo âu sợ sệt đôi khi không tập trung được tư tưởng, mất ngủ, phản xạ gân xương đôi khi tăng.

Run tay, yếu cơ và teo cơ là những dấu chứng thuộc thần kinh cơ do nhiễm độc giáp, run thường ưu thế ở đầu ngón tay. Run thường xuyên, gia tăng khi xúc động hoặc lúc ít hoạt động, thường kết hợp với vụng về. Teo cơ thường gặp ở cơ gốc, kết hợp với yếu cơ.

Rối loạn thần kinh thực vật:

Mặt phừng đỏ, da nóng và ẩm, có cơn tiết mồ hôi thường xảy ra, rối loạn nhiệt về mùa đông và khát nước bất thường.

Dấu hiệu tiêu hoá:

Ăn nhiều, ăn ngon miệng hoặc đôi lúc chán ăn.

Buồn nôn hay nôn.

Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy hay đại tiện nhiều lần.

Dấu tăng chuyển hoá:

Gầy, khó chịu nóng và dễ chịu lạnh.

Chuyển hoá cơ bản tăng.

Dấu hiệu tim mạch:

Thường mạch nhanh, tăng hơn khi gắng sức hoặc xúc động mạnh.

Có khi loạn nhịp.

Suy tim có thể xuất hiện: hồi hộp, mệt ngực…

Rối loạn sinh dục:

Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt.

Đàn ông có thể liệt dương.

Dấu hiệu da, lông, tóc, móng:

Da mỏng mịn và hồng, nóng ẩm; có hồng ban.

Lông tóc mảnh, khô, dễ gãy.

Móng tay dễ gãy.

Phù niêm trước xương chày.

1.5. Biểu hiện ngoại biên

Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.

2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: nồng độ T3, T4 tăng và TSH giảm.

T3: (95 – 190 ng/dl = 1,5 – 2,9 nmol/l): tăng.

T4: (5 – 12 àg/dl = 64 – 154 nmol/l): tăng.

Tỷ T3 (ng %)/T4 (microgam %): trên 20 (đánh giá bệnh đang tiến triển).

TSH siêu nhạy (0,5 – 4,5 àU/ml): giảm.

– Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24 giờ tăng cao hơn bình thường, giai đoạn bệnh toàn phát có góc thoát (góc chạy). Lưu ý một số thuốc kháng giáp cũng gây hiện tượng này (nhóm carbimazol). Nên đánh giá vào các thời điểm 4, 6 và 24 giờ.

– Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc không đồng nhất, giảm âm. Siêu âm Doppler năng lượng có thể thấy hình ảnh cấu trúc tuyến giáp hỗn loạn như hình ảnh đám cháy trong thời kì tâm thu và tâm trương với các mạch máu giãn trong tuyến giáp, động mạch cảnh nhất là động mạch cảnh ngoài nảy mạnh. Trong nhiều trường hợp không điển hình (khởi đầu hoặc điều trị) khó phân biệt với hình ảnh của Hashimoto.

– Một số các xét nghiệm khác: xạ hình, chụp phim xương chày, ST scan, MRI…

Nguồn tham khảo

chúng tôi

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Ảnh Hưởng Của Nhiễm Virus Đến Cơn Hen Phế Quản Cấp Ở Trẻ Dưới 5 Tuổi

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ảnh hưởng của nhiễm virus đến cơn hen phế quản cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp, một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt trong những thập niên gần đây số lượng người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên. Hen gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc trên khắp thế giới, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, học tập, lao động và hoạt động xã hội [7].

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện trên thế giới có khoảng 300 triệu người hen, 255000 người mắc hen bị chết trong 2005 [73]. Ở Việt Nam theo điều tra của hội hen, dị ứng – miễn dịch lâm sàng có khoảng 5 – 10% dân số bị hen, trong đó có 11% trẻ < 15 tuổi tương đương 4 triệu người bị hen và số người tử vong hàng năm không dưới 3000 người [3].

Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi. Phát hiện sớm hen ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ là rất khó bởi dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng, mặt khác bệnh cảnh lâm sàng

Tỉ lệ tử vong của hen phế quản ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em và người già.

Để góp phần khống chế hen phế quản ở trẻ em chủ yếu là trẻ nhỏ cần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt là ảnh hưởng của tình trạng nhiễm virus đường hô hấp qua đó đóng góp thêm những kinh nghiệm chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ.

Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen phế quản cấp ở trẻ dưới S tuổi.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh hen phế quản 3

1.1.1. Định nghĩa: 3

1.1.2. Vài nét về lịch sử 4

1.2. Dịch tễ học 5

1.2.1. Tỉ lệ mắc hen phế quản 6

1.2.2. Tỉ lệ tử vong 7

1.2.3. Hậu quả của hen phế quản 8

1.3. Nguyên nhân: 9

1.4. Phân loại hen phế quản 10

1.4.1. Phân loại theo nguyên nhân 10

1.4.2. Phân loại theo mức độ nặng cơn hen cấp theo GINA 2009 11

1.5. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản : 11

1.5.1. Viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản ..11

1.5.2. Co thắt phế quản 12

1.5.3. Gia tăng tính phản ứng phế quản 13

1.6. Đặc điểm một số virus và ảnh hưởng của virus đến cơn HPQ: 14

1.6.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng virus đến cơn HPQ cấp: 14

1.6.2. Đặc điểm một số virus 14

1.7. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản 18

1.7.1. Lâm sàng: 18

1.7.2. Cận lâm sàng 19

1.7.3. Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi :Theo GINA 2009 [42]21

1.8. Điều trị: 23

1.8.1. Thuốc giãn phế quản 23

1.8.2. Thuốc chống viêm 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng và địa điểm 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu: 27

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, so sánh giữa hai

nhóm có nhiễm virus và không nhiễm virus 27

2.2.2. Cỡ mẫu 28

2.2.3. Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu: 28

2.3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu: 28

2.3.1. Các bước tiến hành: 28

2.4. Phân tích và xử lý số liệu: 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH 34

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 34

3.1.2. Mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản cấp 35

3.1.3. Tỷ lệ nhiễm virus 35

3.1.4. Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi 36

3.1.5. Tiền sử dị ứng bản thân 37

3.1.6. Triệu chứng cơn HPQ cấp 38

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS VÀ ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH..40

3.2.1. Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng 40

3.2.2. Ảnh hưởng của nhiễm virus phối hợpvà độ nặng 40

3.2.3. Ảnh hưởng của từng loại virus và độ nặng 41

3.3. MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỄM VIRUS VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ 42

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49

nặng của cơn HPQ 49

4.1.1. Tuổi và giới: 49

4.1.2. Tỉ lệ bệnh nhân nặng và tuổi 50

4.1.3. Tỉ lệ nhiễm vius: 51

4.1.5. Đặc điểm lâm sàng và tuổi 53

4.2. Ảnh hưởng của nhiễm virus và mức độ nặng cơn HPQ 55

4.2.1. Ảnh hưởng của virus (+) và virus (-) với độ nặng cơn HPQ 55

4.2.2. Ảnh hưởng từng loại virus và độ nặng 56

4.2.3. Ảnh hưởng số virus bị nhiễm và mức độ nặng 57

gian điều trị cơn HPQ cấp 58

4.3.9. Ảnh hưởng của nhiễm virus và triệu chứng cận lâm sàng 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC