Top 5 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Lâm Sàng Loét Dạ Dày Tá Tràng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Kết Quả Cận Lâm Sang Của Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%. Loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phân loại viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày mãn tính tiên phát

Viêm dạ dày cấp tính thứ phát

Các thể viêm dạ dày đặc biệt: Viêm dạ dày tự miễn, Viêm dạ dày phì đại Menetriez, Bệnh Crohn, Viêm tá tràng.

Các triệu chứng lâm sàng

Đau

Đau có chu kỳ. Vị trí đau khu trú ở vùng thượng vị. Loét dạ dày thì vị trí đau lệch về bên trái đường trắng giữa lan lên ngực sau mũi ức. Loét hành tá tràng vị trí đau lệnh về bên phải đường trắng giữa lan ra sau lưng.

Mức độ đau: thường âm ỉ, nhưng cũng có khi cơn đau trội lên.

Tính chất đau: đau theo giờ nhất định trong ngày.

Loét dạ dày đau xuất hiện sau ăn 1-2 giờ (gọi là đau khi no). Loét tá tràng đau thường xuất hiện sau khi ăn 4-6 giờ còn gọi là “đau khi đói” mỗi đợt kéo dài vài tuần. Cũng có trường hợp loét nhưng không đau gọi là “loét câm”. Thể này phát hiện được là do thủng hoặc do chảy máu.

Rối loạn tiêu hóa

Gồm triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua. Táo, lỏng thất thường (loét HTT thường hay táo bón).

Suy nhược thần kinh

Biểu hiện là hay cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm.

Kết quả cận lâm sàng

HTT bị biến dạng tùy thâm niên của tổn thương và giai đoạn có đợt tiến triển.

Trong các tổn thương “non trẻ”, HTT phình to ra và ổ loét trung tâm, xung quanh có bóng mờ (chỉ đè nén hoặc chụp đối quang kép mới thấy).

Nhược điểm của phương pháp này: không thấy ổ loét nhỏ, ổ loét ở cao (tâm vị) hoặc nhiều hình ảnh giả thường nhầm lẫn.

Loét dễ nhận thấy, đáy xám phủ Fibrin, đôi khi các nếp phù nề, phì đại che lấp mất ổ loét. Hình dạng của các ổ loét qua soi thường gặp là loét tròn (60%), ổ loét bờ không đều, ổ loét dạng súc xích, loét dài, hẹp.

Kích thước của các ổ loét HTT có thể rất nhỏ đến to. Có khi chiếm gần hết HTT, có thể 2-3 ổ loét.

Để phân biệt sẹo loét với sẹo dài, hẹp hoặc Salani người ta nhỏ Xanhmethylene vào, nó sẽ thấm và nhuộm Fibrin phủ lên và cho thấy có mất tổ chức.

Nội soi có sinh thiết thường làm trong loét DD để làm xét nghiệm tế bào và tìm H. Pylori.

Nội soi chính xác hơn X quang vì nhìn hình ảnh trực tiếp. LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG

Loét Dạ Dày Tá Tràng

Loét dạ dày tá tràng (LDDTT) là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Ở nước ta ước chừng chiếm khoảng 5-10% dân số, tại khoa nội các bệnh viện có 26-30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét dạ dày tá tràng. Ở Mỹ Loét dạ dày tá tràng chiếm khoảng 10% dân số . Bệnh Loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh, nếu không được điều trị đầy đủ, bệnh tiến triển nặng dần nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: ổ loét ngày càng sâu rộng hơn dẫn đến xuất huyết, thủng, ung thư hóa dẫn đến tử vong, cho nên bệnh Loét dạ dày tá tràng trở thành vấn đề quan tâm y tế của nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Từ năm 1983 Marshall và Warren đã tìm và nuôi cấy thành công xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) ở niêm mạc hang vị dạ dày, chứng minh cơ chế gây bệnh của xoắn khuẩn HP trong Loét dạ dày tá tràng, nên việc điều trị Loét dạ dày tá tràng bằng thuốc kháng sinh đạt được thành công nhất định trong điều trị. Tuy nhiên một phần không nhỏ bệnh nhân bị tác dụng không mong muốn của kháng sinh nên tự bỏ điều trị và sự kháng kháng sinh của xoắn khuẩn HP dẫn đến khoảng 33% bệnh nhân ở Việt Nam, Châu Âu từ 8-27%, Ấn Độ 50%, Thái Lan- Singapore 50% dẫn đến việc điều Loét dạ dày tá tràng gặp khó khăn .

1. Tình hình mắc bệnh loét dạ dày tại Việt Nam

Loét dạ dày tá tràng hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam, bệnh chiếm 5-10% dân số. Ở miền Bắc Việt Nam có đến 5,6% dân số có triệu chứng bệnh, tại khoa nội một số bệnh viện một số bệnh viện có 26-30% bệnh nhân vào viện vì bệnh loét dạ dày tá tràng. Bệnh loét tá tràng nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính còn loét dạ dày một số trường hợp dẫn đến ác tính. Hàng năm bệnh loét dạ dày tá tràng có xu thế tăng lên.

2. Khái niệm về bệnh Loét dạ dày tá tràng:

Loét dạ dày – tá tràng (peptic ulcer) là sự phá hủy niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng gây ra do acid clohydric, pepsin. Loét là tổn thương xuyên sâu ít nhất đến lớp cơ niêm .

3. Đặc điểm cấu tạo niêm mạc dạ dày và sự bài tiết dịch vị:

– Đặc điểm niêm mạc dạ dày: Niêm mạc dạ dày từ trong ra ngoài gồm 3 lớp: Lớp biểu mô bề mặt, lớp đệm và lớp cơ niêm:

+ Lớp biểu mô bề mặt: Toàn bộ bề mặt niêm mạc dạ dày được che phủ bởi một lớp tế bào biểu mô hình trụ đơn, có chức năng chế tiết chất nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày.

+ Lớp đệm: Là mô liên kết thưa có chứa các tuyến dạ dày, các sợi cơ trơn và mạch máu. Tuyến dạ dày thuộc loại tuyến ống gồm có eo tuyến, cổ tuyến và thân tuyến. Cổ tuyến và thân tuyến đảm nhiệm chức năng bài tiết dịch vị. Tùy vào từng vùng của dạ dày mà có 3 loại tuyến như: Tuyến tâm vị, tuyến thân vị và tuyến hang vị. Thành của các tuyến được lợp bởi 4 loại tế bào: Tế bào nhầy bài tiết chất nhầy, tế bào bìa bài tiết acid HCL, tế bào G bài tiết gastrin, tế bào chính bài tiết ra pepsinogen. Trong đó, tế bào bìa và tế bào chính tập trung ở thân vị, tế bào G nằm ở hang vị và môn vị.

+ Lớp cơ niêm: Là loại cơ trơn ngăn cách niêm mạc dạ dày với hạ niêm mạc và lớp cơ.

– Sự bài tiết dịch vị .

Dạ dày bài tiết khoảng 2- 2,5 lít dịch vị mỗi ngày. Dịch vị là một chất lỏng, hơi quánh, không mầu và thường chứa 0,3- 0,4% HCL nên rất acid. Dịch vị gồm acid HCL, pepsin, lipase, yếu tố nội và chất nhầy. Hầu hết dịch vị do tuyến sinh acid nằm ở niêm mạc vùng thân vị và đáy dạ dày bài tiết, vùng tâm vị chỉ bài tiết chất nhầy.

Sự bài tiết HCL do tế bào viền bài tiết ra. Khi bị kích thích tế bào viền bài tiết HCL đậm độ tối đa là 145mEq/l HCL, dịch vị tinh khiết có độ pH = 0,8- 1. Ở độ pH này nồng độ H+ cao gấp 3 triệu lần nồng độ H+ ở trong máu động mạch. Tế bào viền chứa những kênh nhỏ, HCL được tạo ra ở màng nhung mao của kênh. Các kênh này đổ vào lòng ống tuyến sinh acid.

4. Một vài nét cơ bản về cơ chế sinh bệnh học của Loét dạ dày tá tràng

– Loét đầu tiên thường gặp trong độ tuổi từ trên 30- 50, loét tá tràng xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, loét dạ dày gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Loét tá tràng nhiều hơn 4 lần loét dạ dày. Cho đến nay chưa rõ nguyên nhân, cơ chế gây Loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm :

+ Yếu tố tinh thần: Tình trạng stress mạnh gây ức chế vỏ não làm thùy sau đồi thị hưng phấn, kích thích thùy trước tuyến yên làm tăng tiết ACTH làm vỏ tuyến thượng thận tăng tiết corticoit gây loét.

+ Các thuốc và hóa chất: Một số thuốc gây Loét dạ dày tá tràng như các thuốc sau: Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi steroid (Diclofenac, Aspirin, Meloxicam…) và thuốc steroid (corticoit: methylpresnisolon, presnisolon…) Thuốc điều trị ung thư bằng hóa chất như Methotrexat, Fluorouracin… ) và một số các loại thuốc khác như Resecpin, Butazon, Pilocacpin… làm mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.

+ Hút thuốc lá: Làm tăng tiết dịch vị và tăng hoạt tính của dịch vị, thuốc lá còn làm ảnh hưởng đến sự co bóp của môn vị gây trào ngược dịch tá tràng vào dạ dày mà làm tổn hại niêm mạc dạ dày dẫn đến loét.

+ Nguyên nhân do ăn uống: Do ăn uống vô độ, ăn uống nhiều chất kích như: rượu, chè, cà phê, ớt, hạt tiêu…

+ Nguyên nhân do vi khuẩn , : Do xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn gram (-) là nguyên nhân đứng hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người ta thấy tỷ lệ nhiễm HP tới 80- 100% trong loét tá tràng và 60- 80% loét dạ dày . HP tiết ra các enzym: Catalase, oxydase, urease, phosphatase kiềm, glutamin, transfease, lipase, protease…

HP sống được trong môi trường acid mạnh của dạ dày (pH=1-2), HP sản sinh một lượng urease rất lớn, sự hiện diện của enzym này đồng nghĩa với sự có mặt của HP. Enzym urease trong dạ dày phân hủy ure trong dạ dày thành amoniac và acid carbonic.

+ Nhân tố di truyền: Người ta thấy đa số người bị Loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình, tuy nhiên cơ chế chưa rõ.

– Cơ chế sinh loét: Cho đến nay các giả thuyết đều thống nhất các yếu tố nguy cơ có thể tác động qua acid, pepsin và vi khuẩn HP gây loét.

a.HCL: Đối với tiêu hóa thì acid clohydric rất cần thiết, nhưng cũng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, Shwatz (1910) cho rằng tác nhân gây loét là do acid clohydric, tác giả cho rằng ”Không có acid, không có loét”. Dựa trên cơ sở của việc tạo ổ loét ở niêm mạc dạ dày tá tràng là quá trình phân hủy mô do dịch dạ dày có độ toan cao và hoạt tính phân giải protein khi dinh dưỡng tại chỗ bị rối loạn. Khả năng tạo ổ loét tăng lên khi có sự tiếp xúc của dịch dạ dày có độ toan cao với niêm mạc dạ dày.

– Nguyên nhân do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: Yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ.

* Yếu tố gây loét (Yếu tố tấn công) gồm:

+ Acid clohydric, pepsin trong đó chúng tôi là quan trọng nhất vì axit clohydric có tác dụng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin, lúc này pepsin mới có khả năng gây loét

+ Vai trò gây bệnh của Helicobacter Pylori

+ Thuốc chống viêm không steroid và steroid

+ Vai trò của rượu và thuốc lá…

* Yếu tố bảo vệ: Hàng rào bảo vệ gồm nhiều thành phần: Chất nhầy phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, bicarbonat, lớp tế bào biểu mô cùng phức hợp liên kết, lớp lamina Proria, mạng mạch máu nuôi dưỡng và khả năng tái tạo của lớp niêm mạc .

+ Lớp chất nhầy: Vùng hang vị có tế bào nhầy tiết ra chất nhầy, bicarbonat và muối khoáng. Thành phần chất nhầy là hòa tan vào trong dịch vị, trung hòa một phần acid clohydric và pepsin, kết tủa các chất này thành một màng dai có độ dày 1- 1,5mm, có tính kiềm cao và bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày tá tràng, ngăn chặn sự khuếch tán ngược của ion H+. Lớp chất nhầy này chỉ cho phép một số chất có trọng lượng phân tử thấp đi qua như các ion, còn không cho qua các chất có trọng lượng phân tử cao như pepsin (PM34000). Cho nên, pepsin không thể tấn công phân hủy protein cuả các tế bào niêm mạc dạ dày được. Mặt khác, NaHCO3 được tiết ra bởi tế bào biểu mô chúng tạo thành lớp chất nhầy có độ pH khoảng 7,4 trong khi đó pH ở trong lòng dạ dày thấp vào khoảng 1,5- 2,2. Nhờ có độ kiềm này mà nó có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại sự tấn công của yếu tố gây loét (a.HCL và Pepsin).

+ Lớp tế bào niêm mạc: Các tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng được xếp gần nhau và gắn với nhau rất chặt chẽ, điều này đã giúp cho việc phòng chống sự sâm nhập của chúng tôi và pepsin. Mặt khác, tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày có sự tái tạo tốt, tế bào niêm mạc dạ dày luôn luôn có sự đổi mới, tế bào cũ bong đi tế bào mới thế vào. Sự thay thế toàn bộ biểu mô niêm mạc dạ dày diễn ra trong 4- 6 ngày, còn ở tá tràng chỉ diễn ra trong 1,3- 3 ngày. Trong điều kiện bình thường việc tế bào cũ bong đi, lớp tế bào mới sinh ra của các tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng được duy trì ở trạng thái cân bằng động.

+ Màng lưới mao mạch niêm mạc: Hệ thống mao mạch phát triển khá phong phú nó tham gia bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, cung cấp o­xy cho quá trình oxy hóa, phosphoryl hóa của tế bào. Khi thiếu oxy các quá trình này bị rối loạn làm tăng thêm tính mẫn cảm của tế bào với các tổn thương, đặc biệt là ion H+. Dòng máu còn mang chất dinh dưỡng tham gia duy trì gadient pH ở bề mặt niêm mạc bằng cách vận chuyển ion carbonat , .

+ Các yếu tố điều hòa hàng rào bảo vệ: Ở niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều loại Prostaglandin PgL2, PgH2; Từ đó chuyển thành Pgl2, PgE2, PgD2 và thromboxan. Các Prostanglandin có khả năng to lớn trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày. ProstaglandinE2 và prostaglandinF2 có tác dụng ức chế bài tiết chúng tôi kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày và tăng cường dinh dưỡng giúp cho quá trình liền sẹo và kích thích việc tiết bicarbonat. Các thuốc phi steroid và steroid (Aspirin, salixilat, glucocorticoid…) ức chế tế bào tiết ra prostaglandin gây lên sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ dẫn đến niêm mạc dạ dày dễ bị viêm loét.

* Như vậy dịch vị có 2 chất có khả năng tấn công làm tiêu hủy ngay niêm mạc dạ dày là: Acid HCL, pepsin. Để bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng có 2 yếu tố chính là: chất nhầy và hàng rào biểu mô. Chất nhầy quánh dính với độ pH≈ 7,4 phủ toàn bộ bề mặt dạ dày có tác dụng trung hòa acid và pepsin. Hàng rào biểu mô hầu như kín khít không cho ion H+ khuyếch tán ngược trở lại.

Sự phá vỡ cân bằng giữa 2 lực lượng tấn công và yếu tố bảo vệ có thể sảy ra khi: lực lượng tấn công tăng cường hoạt động mà không có sự củng cố đúng mức hệ thống bảo vệ, hệ thống bảo vệ bị suy yếu mà không có sự giảm tương ứng lực lượng tấn công.

Các yếu tố tấn công ( yếu tố gây loét)

Các yếu tố bảo vệ

– Helicobacter Pylori

– Mạng lưới mao mạch niêm mạc

– Thuốc chống viêm không steroit

– Sự tái tạo biểu mô niêm mạc

– Sức chịu đựng của biểu mô bề mặt

* Đặc biệt từ năm 1983 các nhà nghiên cứu của Úc đã tìm thấy Helicobacter Pylori (HP) trong viêm loét dạ dày tá tràng và từ đó các nhà khoa học đã khẳng định HP là thủ phạm chính gây loét dạ dày tá tràng cũng như ung thư dạ dày, cho nên đã thay đổi hẳn nguyên tắc điều trị: Bảo vệ niêm mạc, trung hòa dịch vị, băng ổ loét. Hiện nay việc điều trị loét dạ dày tá tràng do HP gây ra phải dùng kháng sinh để diệt Helicobacte Pylori.

5. Đặc điểm lâm sàng và hình thái loét qua nội soi:

Triệu chứng lâm sàng của Loét dạ dày tá tràng

– Triệu chứng cơ năng:

+ Đau: Vị trí đau khu trú ở vùng thượng vị. Loét dạ dày thì vị trí đau lệch sang bên trái theo đường trắng giữa, lan lên ngực sau mũi ức. Loét tá tràng đau lệch sang bên phải, đau lan ra sau lưng. Đau thường âm ỉ, nhưng cũng có cơn trội lên. Tính chất đau thường theo giờ nhất định, loét dạ dày đau xuất hiện sau ăn 1- 2 giờ (gọi là đau sau khi no), loét tá tràng thường đau sau ăn 4 – 6 giờ (gọi là đau khi đói), mỗi đợt thường kéo dài vài tuần.

Cũng có trường hợp không đau (gọi là loét câm), thể này phát hiện được là do thủng hoặc chảy máu.

+ Có thể kèm theo các triệu chứng sau: Ăn kém, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, ợ chua.

– Triêu chứng thực thể:

+ Trong cơn đau: Ấn vùng thượng vị đau

+ Khám ngoài cơn đau thường không có gì đặc biệt.

Các hình thái Loét dạ dày tá tràng qua nội soi:

– Loét dạ dày: Loét dạ dày là tổn thương qua lớp niêm mạc đến tận lớp cơ niêm hoăc sâu hơn nữa. Vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính nhỏ từ 2-3cm, to từ 9-10cm, bờ loét rõ, đáy sạch có lớp chất nhầy trắng vàng bao phủ, niêm mạc xung quanh bình thường hoặc phù nề , .

Loét mãn tính thường có hình tròn hoặc bầu dục, bờ cao dốc, kích thước có thể từ 1-2cm, song cũng có thể nhỏ từ vài milimét đến rất to (5cm hoặc hơn); đáy ổ loét phẳng, phủ nhầy vàng nhạt, bờ đều đặn, xung quanh niêm mạc phù nề, sung huyết, các nếp niêm mạc quy tụ vào ổ loét .

Hình ảnh vi thể thấy: Đáy ổ loét là một tổ chức hạt, viêm và xơ dày đặc, có nhiều tổ chức dạng lympho thâm nhiễm; bờ ổ loét bị lớp cơ kéo dính vào lớp cơ niêm; khi loét liền sẹo thì các nếp quy tụ lại. Loét cấp khác loét mạn tính ở chỗ không có phản ứng viêm và xơ co kéo .

6. Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay việc điều trị chủ yếu theo 2 phương pháp sau:

– Điều trị theo sinh lý bệnh.

– Điều trị theo nguyên nhân.

Điều trị theo sinh lý bệnh:

Các phương pháp điều nội khoa hay ngoại khoa vẫn dựa vào sinh lý bệnh học. Dựa vào điểm mấu chốt bệnh loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố tấn công (pepsin, chúng tôi và yếu tố bảo vệ (chất nhầy niêm mạc dạ dày và sự tái tạo của tế bào biểu mô). Đối phó với viêm loét bằng 2 phương pháp: Chống lại yếu tố gây loét và tăng cường yếu tố bảo vệ.

– Chống lại yếu tố gây loét bằng:

+ Ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.

+ Trung hòa acid clohydric ở trong lòng dạ dày

– Tăng cường yếu tố bảo vệ:

+ Tăng cường sự đề kháng của niêm mạc, kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc.

+ Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ ổ loét.

Ngoài việc điều trị nội khoa người ta còn tiến hành phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày dựa theo sinh lý cắt bỏ vùng bài tiết nhiều axit HCL đạt hiệu quả cao.

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày do xoắn khuẩn Helicobacte Pylori thì điều trị bằng kháng sinh.

7. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng:

Các thuốc chống bài tiết a.HCL:

– Thuốc cắt đường truyền từ vỏ não đến thân não: Thuốc Sulpiride, Diazepam, Meprobamat…

– Thuốc cắt sự dẫn truyền kích thích của dây thần kinh số X: Thuốc kháng cholin: Atropin, benladon, buscopan…

– Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin ở tế bào bìa: Cimetidin thế hệ I, Ranitidin thế hệ II, Nizatidin thế hệ III, Famotidin thế hệ thứ IV.

– Thuốc ức chế bơm proton H+ /K+ ATPase làm cho tế bào bìa không có khẳ năng tiết HCL: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazon, Rabeprazol.

Các thuốc trung hòa acid ở dịch vị :

Hiện nay hay dùng thuốc trung hòa acid là: Hydroxit megie, Hydroxit shumin, Trixilicate magie chế phẩm là: Alusi, Maloox, Gastrofulgite…

Các thuốc bảo vệ niêm mạc băng bó ổ loét ở dạ dày tá tràng:

– Prostaglandin E2 là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày vì nó huy động được cơ chế bảo vệ tại chỗ của đường tiêu hóa, biệt dược là Cytotec hoặc Mysoprostol.

– Loại kích thích tạo tiết nhầy như Cam thảo (có trong thành phần của cavet), Dimixen, Teprenon, Prostaglandin.

– Sucralfate có công thức Alumin, Saccharose, có tính năng chuyển thành một chất quánh dính khi tiếp xúc với acid của dịch vị, bao phủ lên các tổn thương của niêm mạc dạ dày tá tràng một cách bền vững.

Thuốc điều trị theo nguyên nhân gây bệnh:

– Diệt xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) bằng thuốc kháng sinh có hiệu quả trong điều trị diệt HP: Amoxycillin, Tetracyclin, Clarythromycin, Metronidazol….

Trong điều trị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc thì việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cần phải tránh dùng các chất kích thích như: Rượu, chè, cà phê, thuốc lá, dấm, ớt, hạt tiêu… sẽ đạt được kết quả tốt.

Triệu Chứng Của Loét Dạ Dày Tá Tràng, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng

Loét dạ dày tá tràng là gì

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, biểu hiện là những vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc, gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua khó chịu cho bệnh nhân.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, theo thống kê nước ta có đến 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.

Bệnh lý này nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì sẽ gây suy nhược cơ thể, đau âm ỉ vùng thượng vị và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh, nặng thì sẽ gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và cuối cùng là ung thư dạ dày.

Đối tượng nguy cơ bệnh Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và phân bố đều ở cả nam và nữ. Tuy nhiên những bệnh nhân thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cafe,…), người lớn tuổi có tiền sử bị nhiễm HP, bệnh nhân mắc hội chứng hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh nhân ung thư phải hóa trị và xạ trị,… có nguy cơ cao bị loét dạ dày tá tràng.

Triệu chứng bệnh Loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng thường gặp khi bị loét dạ dày tá tràng bao gồm:

Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày tá tràng. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn trong loét tá tràng. Cơn đau này thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được tiêu hóa hết gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng và khó dung nạp thức ăn béo, nhiều dầu mỡ.

Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực.

Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Thường ói ra máu hoặc đi cầu phân đen do chảy máu ổ loét, trường hợp đi cầu phân đen có thể từng đợt trong nhiều ngày hoặc một lần trong một ngày duy nhất.

Bệnh nhân dễ bị thiếu máu, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Loét dạ dày tá tràng

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng:

Nội soi dạ dày tá tràng: Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng vì nó là phương pháp trực tiếp và chính xác nhất. Nó không những nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét mà còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học.

Xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi.

Phòng ngừa bệnh Loét dạ dày tá tràng

Tránh lạm dụng và hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khi chưa cần thiết như ibuprofen, aspirin, naproxen,…

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, không nên uống cafe mỗi ngày, nên bỏ hút thuốc lá.

Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn HP.

Nên ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, cần chia nhỏ các bữa ăn, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vã.

Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…

Thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày, chọn các bài tập nhẹ nhàng không gắng sức như đi bộ, tập yoga,…

Phân bố thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý, không để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.

Các biện pháp điều trị bệnh Loét dạ dày tá tràng

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà có các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh lý loét dạ dày tá tràng.

Điều trị bằng thuốc

Có sự khác nhau khi điều trị bằng thuốc cho người bị loét dạ dày tá tràng không kèm nhiễm khuẩn HP và có kèm nhiễm khuẩn HP. Các phác đồ sẽ được chỉ định phù hợp với từng đối tượng/tình trạng để đạt kết quả cao nhất.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một cách hợp lý.

Khi loét dạ dày tá tràng bệnh nhân cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét hoặc các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm chuối, cơm, bánh mì, canh hoặc súp, sữa chua, đậu bắp, đặc biệt là các loại rau củ màu đỏ và màu xanh đậm,…

Nên cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng uống nước ép táo để dễ tiêu hóa thức ăn, uống nước dừa, nước gừng, trà thảo mộc, hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong.

Cần tránh các loại thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tăng acid dạ dày như trái cây chua, dưa cà muối, các loại đồ uống kích thích như rượu bia,…

Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng.

Ngủ nghỉ và làm việc đúng giờ, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi, không nên thức quá khuya.

Ăn uống đúng giờ không nên bỏ bữa, tránh các đồ cay nóng,…

Nguyên nhân bệnh Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày và loét tá tràng xảy ra khi tình trạng cân bằng giữa các yếu tố phá hủy và cơ chế bảo vệ bị phá hủy.

Các yếu tố phá hủy bao gồm NSAIDs, nhiễm H.Pylori, rượu bia, muối mật, acid và pepsin,… Các yếu tố này có thể làm thay đổi khả năng bảo vệ niêm mạc, cho phép các ion H+ khuếch tán ngược và làm tổn thương tế bào biểu mô.

Các cơ chế bảo vệ bao gồm sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào, chất nhầy của niêm mạc dạ dày, dòng máu đến dạ dày tá tràng, quá trình phục hồi tế bào và tình trạng tái sinh biểu mô.

Do vậy nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng rất đa dạng, thường gặp nhất là các yếu tố sau:

Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe; ăn đồ quá cay nóng chiên xào; ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,… là những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng.

Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya,… cũng có thể gây nên tình trạng loét dạ dày tá tràng.

Lạm dụng quá nhiều thuốc Tây và hóa chất: Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân.

Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.

Do bệnh lý: Tiểu đường, hạ đường huyết, xơ gan,… là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng.

Một số nguyên nhân khác như stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây nên bệnh lý loét dạ dày và loét tá tràng cho bệnh nhân.

Đường lây truyền bệnh Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng không kèm theo nhiễm khuẩn HP không có khả năng lây từ người sang người.

Đối với bệnh lý loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP có khả năng lây từ người mang vi khuẩn sang người lành theo 3 con đường chủ yếu là đường miệng- miệng, đường phân- miệng và một số đường khác do dùng chung các thiết bị y tế như thiết bị nội soi dạ dày tá tràng,…

Copyright © 2019 – Sitemap

10 Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Bạn quan tâm tới triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng?

Như bạn đã biết:

Viêm loét dạ dày hay còn gọi là viêm loét đường tiêu hóa là những chỗ loét hình thành ở niêm mạc dạ dày.

Bệnh xảy ra khi lớp dịch nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi. Điều này cho phép dịch dạ axit ăn mòn các mô của niêm mạc dạ dày.

Viêm loét đường tiêu hóa thường hình thành ở dạ dày, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở ruột non (một bộ phận gọi là tá tràng) hay thực quản.

Viêm loét dạ dày hiện tại đang khá phổ biến phổ biến ở Việt Nam.

Vậy nguyên nhân nào gây ra viêm loét dạ dày?

Người ta chưa tìm ra một nguyên nhân duy nhất gây ra viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, các chuyên gia thông báo rằng mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng có thể gây ra viêm loét. Đa số viêm loét gây ra do một loại vi khuẩn có tên gọi là Helicobacter pylori (H. pylori).

Những nguyên nhân khác bao gồm sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDs) và tăng tiết axit ở dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison, một bệnh hiếm gặp.

Suốt nhiều năm, người ta tin rằng căng thẳng quá nhiều dẫn tới tăng sản sinh axit dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, căng thẳng không phải là nguyên nhân mà chỉ là một yếu tố nguy cơ.

Cùng với căng thẳng, những yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày bao gồm:

Uống nhiều rượu bia, hút thuốc, tiền sử gia đình có người viêm loét dạ dày, trên 50 tuổi và trị liệu phóng xạ ở khu vực tiêu hóa.

Bạn cần nhớ rằng:

Nếu không được điều trị kịp thời, axit có thể ăn mòn thành dạ dày gây thủng dạ dày và chảy máu. Đó là lý do vì sao bạn cần biết dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Do vậy bạn có thể được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Và bên dưới là 10 triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bạn không nên bỏ qua.

Đau bụng

Khi vết loét xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày chính là đau ở vùng bụng.

Bạn có thể cảm thấy đau ở bất cứ nơi nào ở giữa xương ức và rốn. Đau thường âm ỉ hay có cảm giác bỏng rát.

Kiểu đau như vậy thường là do viêm loét gây ra. Vấn đề trở nên nặng hơn bởi axit dạ dày khi nó tiếp xúc với chỗ loét.

Tùy theo mức độ của bệnh, cơn đau có thể kéo dài vài phút tới vài giờ. Thêm nữa, đau có thể xuất hiện và biến mất trong vài ngày hay vài tuần.

Bạn có thể cảm thấy đau hơn vào buổi tối và khi đói. Bạn cảm thấy đỡ đau tạm thời khi ăn một lượng nhỏ thức ăn hay uống thuốc giảm độ axit trong dạ dày.

Tuy nhiên, nhớ rằng:

Viêm loét dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra đau đớn. Đôi khi nhiều người bị bệnh này không gặp vấn đề đau bụng nhưng có những triệu chứng khác.

Ợ nóng

Ợ nóng thông thường là triệu chứng của bệnh trào ngược axit. Nhưng nó cũng có thể gắn liền với bệnh viêm loét dạ dày.

Nếu cảm giác nóng rát ở ngực bắt đầu giảm đi khi uống nước hay thuốc giảm axit trong dạ dày thì đó không phải vấn đề đáng bận tâm.

Tuy nhiên, ợ nóng liên tục bất kể bạn ăn gì, có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày.

Ợ nóng do viêm loét cũng có thể làm cho bạn nấc hay ợ liên tục sau khi ăn.

Vì ợ nóng khiến cho bạn cực kỳ không thoải mái, nên hãy thăm khám bác sỹ để tìm ra nguyên nhân chính xác và nhận được điều trị kịp thời.

Trướng bụng

Trướng bụng là dấu hiệu ban đầu khác của viêm loét dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày thường xuyên phàn nàn về cảm giác đầy bụng, đặc biệt ở phần giữa ngực và thắt lưng.

Trướng bụng đi kèm với đau bụng, bụng phồng lên và cảm giác căng bụng có thể là lời cảnh báo cho bệnh này.

Bạn cũng có thể ợ nhiều hơn bình thường, thậm chí không ăn bất cứ thứ gì.

Trướng bụng không giải thích được trong thời gian dài là một dấu hiệu không tốt. Hãy thăm khám bác sỹ chuyên khoa ngay lập tức.

Khó tiêu

Ngoài đau bụng, viêm loét cũng có thể khiến cho bạn gặp phải chứng khó tiêu.

Thực tế, khó tiêu cũng là vấn đề phổ biến cho những người bị viêm loét dạ dày.

Vì viêm loét có thể ảnh hưởng tới các cơ quan dạ dày ruột nên các cơ quan này hoạt động không bình thường. Điều này ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và dẫn tới chứng khó tiêu.

Triệu chứng khó tiêu có thể biến động về mức độ và tần suất.

Buồn nôn

Buồn nôn, cảm giác giống như bạn cần phải nôn ra, có thể là dấu hiệu khác của viêm loét dạ dày. Buồn nôn có thể kéo dài hoặc cấp tính và diễn ra trong thời gian ngắn.

Khi viêm loét phát triển, có sự suy giảm dịch tiêu hóa. Điều này gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa.

Nói chung bất cứ sự can thiệp nào vào quá trình tiêu hóa bình thường và quá trình tiết dịch có thể gây ra những cơn buồn nôn và đôi khi nôn mửa.

Mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày có thể dẫn tới nôn mửa trung bình hay nghiêm trọng, xảy ra chủ yếu vào buổi sáng khi dạ dày trống.

Mất cảm giác thèm ăn

Những người bị viêm loét dạ dày cũng có thể nhận thấy mất cảm giác thèm ăn đột ngột. Điều này có thể do cơn đau dạ dày đột gột gây ra.

Cơn đau dạ dày xuất hiện ngay sau khi ăn khiến cho người bệnh sợ hãi ăn uống. Do vậy người bệnh thường không thích ăn bất cứ thứ gì để tránh cảm giác đau đớn.

Nhớ rằng:

Những thay đổi trong cảm giác thèm ăn khiến bạn thấy mệt mỏi và suy nhược. Điều này càng làm cho bệnh tình nặng hơn.

Nếu bạn mất cảm giác thèm ăn mà không rõ nguyên nhân hay đi kèm với các triệu chứng khác như đầy bụng, bạn nên thăm khám bác sỹ ngay lặp tức.

Không dung nạp thức ăn có mỡ

Mặc dù vấn đề phổ biến gắn với bệnh sỏi mật nhưng không dung nạp thức ăn có mỡ cũng có thể có mối liên hệ với bệnh viêm loét dạ dày.

Khi bị viêm loét dạ dày, bạn tốt nhất nên tránh thức ăn nhiều mỡ. Vì chúng làm tăng tiết axit từ đó gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra cũng tránh xa đồ uống tạo axit như cà phê (có hoặc không có caffein), nước ngọt và đồ uống có cồn.

Giảm cân không rõ lý do

Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày, giảm cân không rõ lý do là một dấu hiệu nổi bật.

Giảm cân xảy ra do mất cảm giác thèm ăn, kết hợp với buồn nôn và nôn mửa do viêm loét gây ra.

Với một vài người, giảm cân xảy ra thậm chí khi vẫn ăn cùng lượng thức ăn như bình thường.

Mặc dù một vài người coi giảm cân như một chiến công, nhưng giảm cân nặng không giải thích nổi là một dấu không tích cực.

Bạn phải thăm khám ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân chính xác đằng sau giảm cân không rõ lý do.

Biến đổi màu sắc phân

Sự thay đổi màu sắc phân cũng là một dấu hiệu chắc chắn khác của viêm loét dạ dày.

Thực tế, bạn nên tìm kiếm lời khuyên của bác sỹ nếu bạn thấy phân sẫm màu, nhầy và giống như nhựa đường.

Chảy máu ở dạ dày do viêm loét có thể dẫn tới thay đổi màu sắc phân, từ màu vàng nhẹ cho tới sẫm màu.

Sự thay đổi màu sắc này xảy ra do phản ứng hóa học với máu ở trong ruột non gây ra bởi enzym tiêu hóa.

Khi viêm loét dạy dày nặng hơn, phân của bạn thậm chí có vết máu và sẫm màu hơn.

Có máu trong thức ăn nôn ra

Máu trong chất nôn ra đi kèm với đau bụng là một dấu hiệu nghiêm trọng khác của viêm loét dạ dày.

Trong vài trường hợp, chất nôn giống như bã cà phê.

Đây là dấu hiệu của vết loét ăn thủng dạ dày hay làm vỡ mạch máu. Bạn cần điều trị ngay lập tức.

Tóm lại:

Nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt. Điều trị kịp thời giúp bạn tránh khỏi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và biến chứng phức tạp.