Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Nhức Đầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nhức Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến, nhưng cũng là triệu chứng khiến người ta phiền muộn nhất. Nhức đầu rất nhiều loại, có những thứ nhức đầu do lo âu, đói bụng, căng thẳng, mệt mỏi..

90% nhức đầu do căng thẳng hoặc đau một bên đầu, loại thường gặp nhất là nhức đầu do căng thẳng thần kinh (Tension Headache), có triệu chứng như sau :

Thông thường cảm thấy đau cả đầu và cổ, ít khi đau một bên.

Tuy nhiên mức độ đau không cố định, nhưng kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Trong giai đoạn này, nhức đầu có thể tạm biến mất, sau đó lại tái phát.

Đau như bị bóp chặt, bị đè nén, không bao giờ kèm theo hiện tượng sốt.

Người bị đau dạng căng thẳng này nếu chịu khai đúng sự thật, sẽ thừa nhận mình đang có vấn đề nan giải, đang chịu sức ép của cuộc sống.

Xem: Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe

Còn triệu chứng của đau một bên đầu thì hoàn toàn khác :

Trước khi nhức đầu vài phút hoặc vài giờ, có xuất hiện một số triệu chứng khác như : người cảm thấy mệt mỏi, ủ rủ, có thể kèm theo cả kém thị lực, hoặc xuất hiện triệu chứng dị thường về thần kinh khác : thấy chớp sáng, tầm nhìn tạm biến mất, không thể đọc hoặc nói trong giây lát.

Đau nhức chỉ xuất hiện ở một bên đầu, lần nào cũng xuất hiện ở bên đó, tính chất đau mang dạng mạch đập, thông thường phát bệnh trong buổi sáng, 30 phút, hoặc một giờ sau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau có thể cách vài ngày, vài tuần xuất hiện một lần, đôi khi vài tháng cũng không bị lần nào cả, thời gian nhức chỉ kéo dài vài giờ, chớ không khi nào kéo dài hơn 1-2 ngày.

Men rượu, sôcôla có thể khiến triệu chứng đau một bên đầu xuất hiện, hoặc xuất hiện vào những giây phút ngừng lại nghỉ ngơi sau đợt làm việc hết sức căng thẳng.

Thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và ói mửa, nhưng khi ngủ sẽ được giảm bớt.

Còn nhức đầu (Cluste Headache), là một thứ dạng đặc biệt của đau một bên, phái nam rất dễ mắc phải. Còn đau một bên thì thường gặp ở phái nữ, nhất là ở những chị em mang chứng bệnh Sa van 2 lá (Mitral Valve Prolapse), thông thường sau thời mãn kinh sẽ tự động khỏi bệnh. Loại nhức đầu này thường nhức ở vị trí sau hố mắt, xảy ra rất đột ngột, không có dự báo, trong vòng 5-10 phút đau rất dữ dội, một giờ sau sẽ tự động biến mất, uống rượu sẽ đau, ngủ cũng không thể giảm bớt. Thậm chí khiến bạn thức giấc do đau đớn, có thể phát bệnh vài lần trong ngày, kéo dài vài tuần sẽ tự biến mất.

Nhức đầu do khối u trong đầu, có triệu chứng đặc biệt như sau :

Mức độ đau không lên xuống, nhưng ngày càng nghiêm trọng.

Buổi sáng đau hơn.

Khi cử động, vặn mình, ho, hắt hơi, nâng vật nặng, đều khiến đau hơn, nằm xuống sẽ giảm, thường có cảm giác buồn nôn.

Còn một thứ đau đầu nghiêm trọng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi bị chứng viêm động mạch thái dương (bệnh Horton), (Temporal Arteritis); khi nhai, khu thái dương (nơi hai bên tóc gần má) sẽ cảm thấy đau hơn, thị lực kém dần, toàn thân mệt mỏi, có sốt và sụt cân.

Nhìn chung, triệu chứng của viêm động mạch thái dương rõ nhất là nhức đầu, nhức một bên trong vài ngày và vài tuần; cố định đau ở một nơi, có thể sờ phát hiện bằng tay, nhưng phải lấy mẫu kiểm nghiệm lòng động mạch bị viêm nhiễm mới có thể chẩn đoán chính xác, và cần đến liều lớn về steroid để điều trị, nếu không sẽ dẫn đến mất thị lực.

Viêm xoang (Inflamed Sinuses) cũng là nguyên nhân dẫn tới nhức đầu. Bạn làm sao biết khi nào bị viêm xoang ?

Thường phát bệnh vào lúc bị cảm hoặc sau đó.

Có hiện tượng chảy nuớc mũi.

Chỗ đau cố định, ở những nơi đặc biệt trên mặt hoặc đầu, phát bệnh hết sức nhanh chóng.

Chưa làm sạch chất dịch tiết vào buổi sáng, đau sẽ dữ dội hơn.

Đau hơn khi ho, hắt hơi hoặc đột nhiên quay đầu.

Rượu, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, từ phòng âm bước ra nơi lạnh trong mùa đông cũng khiến đau gia tăng.

Xem Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang cấp tính

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến nhức đầu :

Đau dây thần kinh tam thoa (thần kinh số V) (Trigeminal neuralgia) thường xảy ra trên những người già, khi phát bệnh tuy hết sức đau, nhưng chỉ đau trong vài giây, khi đánh răng, súc miệng, thậm chí vô tình đụng phải cũng có thể xuất hiện sự đau đớn.

Sốt do bất kỳ bệnh nào cũng có thể gây nhức đầu.

Bị thương trên dầu.

Người lớn tuổi bị đụng phải đầu dù vết thương hết sức nhỏ cũng có thể bị chảy máu sọ, máu đông sẽ gây sức ép cho não, gây đau và hành động dị thường, phải chụp phim cắt lớp kiểm tra mới chẩn đoán chính xác.

Bệnh mắt như mang kính sai độ hoặc tăng nhãn áp.

Một vài loại thuốc cũng có thể gây nhức đầu, nhất là thứ thuốc trị đau thắt tim như Nitroglyc- erin…., hoặc những loại thuốc mới dùng như kháng sinh hoặc hormon, sau đó dẫn tới nhức đầu.

Huyết áp cao cũng có thể dẫn tới nhức đầu, thường ở sau gáy, nhất là khi thức dạy vào buổi sáng.

Còn một trường hợp nhức đầu hai mắt làm như đều mờ, kéo dài liên tục, cổ cứng đờ, cho thấy bạn có khả năng đang bị xuất huyết não.

Nếu xuất hiện ở thanh niên, đa số do thành mạch máu quá mỏng nên bị vỡ động mạch ; nếu là người lớn tuổi, nhất là đang bị huyết áp cao, sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết não.

Nếu như bạn gặp phải những đợt nhức đầu không rõ nguyên nhân, đau với thời gian kéo dài, đồng thời có đi kèm sốt, buồn nôn, ói mửa, cổ cứng, rất có thể đang mắc phải viêm màng não (Meningitis), phải lập tức tìm tới bác sĩ.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

Triệu chứng : NHỨC ĐẦU

Khả năng mắc bệnh

Biện pháp xử lý

1. (Stress), mệt mỏi, say rượu, kích thích, chân thương tâm lý. 2. Bị virus hoặc nhiễm khuẩn (bệnh cảm thông thường). 3. Căng thẳng. 4. Đau một bên đầu. 5. Khôi u trong não. 6. Viêm động mạch thái dương. 7. Viêm xoang. 8. Đau dầy thần kinh tam thoa. 9. Sốt. 10. Bị thương ở đầu. 11. Tụ máu trong sọ. 12. Bệnh cao nhãn áp. 13. Tác dụng phụ do thuốc. 14. Cao huyết áp. 15. Xuât huyêt não.

* Nghỉ ngơi và làm việc vừa sức. * Thường có thể tự khỏi. * Thư giãn cơ bắp. * Tìm ra cách chữa trị hữu hiệu. * Điều trị, mổ, hóa trị. * Chẩn đoán, kê thuốc, tránh trúng gió. * Uống kháng sinh hoặc cho chọc xoang khi cần. * Đặc trị bằng thuốc (tegretol) * Hạ sốt, cho uống aceta­minophen (Tylenol). * Nhập viện. * Điều trị hoặc mô. * Điều trị. * Đề xuât với bác sĩ chẩn trị của bạn. * Giảm cân, nhịn ăn và uông thuốc. * Nhập viện cấp cứu.

Nhức Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh Nhức Đầu

1. Nhức đầu là gì?

Nhức đầu là triệu chứng mà bất kỳ ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời và càng phổ biến hơn trong nhịp sống hiện đại như ngày nay. Người bệnh đau vùng đầu cả về cảm giác và yếu tố tâm lý tình cảm.

Nguyên nhân có thể do tự phát hoặc ảnh hưởng của một số bệnh lý khác, khi tìm được lí do bác sĩ sẽ có phương pháp chỉ định điều trị cơn nhức đầu hợp lí. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng không nên quá coi thường các cơn nhức đầu liên tục.

2. Nguyên nhân nhức đầu

Nguyên nhân nhức đầu bao gồm nguyên phát và thứ phát.

Nhức đầu nguyên phát: thường không kèm các bệnh mắc kèm khác.

– Đau nửa đầu Migren.– Nhức đầu từng đợt.– Nhức đầu áp lực hoặc co cơ.– Cơn nhức đầu có kết hợp với các yếu tố làm nặng thêm như môi trường, vật lý, gắng sức hoặc rối loạn tâm lý.

Nhức đầu thứ phát: là triệu chứng xảy ra do một số bệnh lý hoặc rối loạn sinh lý.

– Do tăng áp lực nội sọ: u não, giả u não,áp-xe não, tụ máu dưới màng cứng, phù não.– Nhiễm khuẩn: viêm não hoặc viêm màng não, viêm động mạch thái dương.– Do đau dây thần kinh tam thoa.– Do bệnh lý về mắt: glôcôm, mỏi mắt.– Do viêm cột sống cổ, viêm xương khớp đốt sống cổ, hội chứng khớp thái dương hàm.– Do thuốc đang dùng: thuốc giãn mạch, thuốc điều trị cao huyết áp, caffein, thuốc gây nghiện.– Ngộ độc rượu, bia.– Do cơ thể bị kích thích: làm việc quá sức, sốt, hạ thân nhiệt, hoạt động tình dục,…– Yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress, sốc tình cảm,…

Nguy cơ cao mắc chứng nhức đầu

– Độ tuổi: gặp ở lứa thanh thiếu nên trở lên.– Áp lực quá nặng.– Do chấn thương não.– Tiền sử gia đình.– Do tác động bởi tâm lý…

3. Triệu chứng nhức đầu

Những dấu hiêu, triệu chứng nhức đầu nguyên phát:

Nhức đầu Migren:

– Vị trí: Một bên, thái dương, trán, thái dương-trán, đau sau hốc mắt.– Đau liên miên, từ vừa phải cho đến nặng hơn, đau đầu theo cơn riêng biệt.– Có thể một số triệu chứng xảy ra khác trước khi có biểu hiện nhức đầu.– Thời gian cơn nhức đầu: Khoảng 4-72h nếu không dùng thuốc.– Khởi phát: Đột ngột xuất hiện cơn nhức đầu nặng dần phát triển nhanh.– Biểu hiện: Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng và âm thanh động.

Nhức đầu từng đợt:

– Vị trí: Một bên và hóc mắt.– Đau nặng, đau buốt, đau nhói như dao đâm.– Thời gian cơn nhức đầu: Cơn đau kéo dài 30-60 phút.– Khởi phát: Thường bắt đầu trong giờ đầu giấc ngủ 2-3 tiếng.– Biểu hiện: Đau nặng đầu, chảy nước mắt, co đầu tử, sụp mí, xung huyết mũi, mắt đỏ, nhịp tim chậm.

Nhức đầu áp lực:

– Vị trí: Quanh hố mắt, vùng thái dương, vùng chẩm.– Đau ẩm ỉ, thắt chặt, da đầu nhạy cảm, đau đớn. Nhẹ lúc đầu về sau nặng dần.– Thời gian cơn nhức đầu: Từ hàng giờ cho đến hàng ngày hoặc đau đầu khi có áp lực.– Biểu hiện: Đau nhức đầu, ít khi kèm buồn nôn hoặc nôn.

Nhức đầu thứ phát: tùy vào nguyên nhân mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau.

4. Điều trị nhức đầu

Phương pháp chẩn đoán nhức đầu

– Thăm khám triệu chứng lâm sàng là chủ yếu.– Hỏi thăm bệnh sử rất quan trọng.– Xét nghiệm dịch não tủy, đếm số lượng hồng – bạch cầu: sàng lọc nguyên nhân gây.– Tốc độ lắng máu: loại trừ viêm động mạch thái dương.– Xét nghiệm đặc hiệu về nội tiết tố.– Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI): cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Phương pháp điều trị nhức đầu

Hai nhóm thuốc giúp điều trị nhức đầu:

– Thuốc không kê đơn: thông thường nên dùng thuốc giảm đau đầu bậc 1 theo đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như Acetaminophen (Paracetamol).

– Thuốc kê đơn: thuốc Aspirin hoặc một số thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Lưu ý:

– Cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế để tránh quá liều.

– Paracetamol dùng liều cao (quá 3g/ngày) gây ảnh hưởng đến gan, thận, có thể tử vong nếu uống liều 15g do suy gan không hồi phục. Không nên sử dụng bia rượu khi đang uống thuốc.

– Nhóm thuốc NSAID gây ảnh hưởng đến dạ dày cần ăn no trước khi uống và tránh làm vỡ viên thuốc có bao phim bên ngoài.

5. Phòng ngừa nhức đầu

Những biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh nhức đầu:

– Khi làm việc cần có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

– Nơi làm việc cần đủ ánh sáng, thoáng mát.

– Tránh quá căng thẳng thần kinh, áp lực.

– Tránh đau nhức nửa đầu, nhức đầu từng vùng.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều caffein, chất kích thích.

– Cai bia, rượu.

– Phòng tránh các tai nạn chấn thương vùng đầu, cổ.

– Điều trị triệt để các bệnh lý gây ra cơn nhức đầu.

Giảm Những Triệu Chứng Đau Nhức Đầu Thường Xuyên

Đau nhức đầu thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, những triệu chứng xuất hiện nhiều lần, thường xuyên. Ngoài ra đau nhức đầu còn là dấu hiệu cảnh báo sớm rất nhiều bệnh nguy hiểm như: thiếu máu não, tai biến mạch máu não… những biện pháp nào giúp giảm triệu chứng đau đầu tốt nhất?

Dùng ngón tay và lòng bàn tay massage nhẹ nhàng quanh đầu, mặt và cổ để nhanh chóng xua tan hoặc làm giảm bớt cơn đau đầu.

Cơ thể thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau đầu, do đó, uống đủ nước rất quan trọng đối với việc giảm thiểu triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả.

Tắm nước ấm thường xuyên, đặc biệt vào mùa đông, dội nước ấm từ từ giúp cơ thể thư giãn và lưu thông máu tốt.

Sử dụng một túi nước đá, một chiếc khăn lạnh, hay bất cứ thứ gì có thể chườm mát được. Áp túi này vào phía sau cổ (hoặc bất cứ chỗ nào đau nhức) để khoảng 5 phút.

Phương pháp bấm huyệt cũng rất hiệu quả trong việc giảm những triệu chứng đau nhức đầu, đặc biệt là đau nhức đầu thường xuyên. Phương pháp bấm huyệt chỉ những người có chuyên môn mới nên thực hiện mới có hiệu quả.

Người bị đau đầu nên nằm nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn, có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng để chìm vào giấc ngủ cho qua cơn đau.

Nên kết hợp bổ sung cả canxi và magiê, trong đó canxi giúp cơ thể bạn được thư giãn và tăng lưu lượng máu nên sẽ giúp giảm đau.

Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức mỗi ngày ít nhất 30 phút, tùy vào mức độ cơn đau sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, cung cấp oxy cho não nhiều hơn, giúp ngăn chặn đau đầu tái phát.

Bất kỳ ai cũng nên cần bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng trong cuộc sống, đừng quên thư giãn và giải trí. Ngoài ra, bạn nên ăn uống đủ bữa, đủ chất. Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, không nên làm việc quá sức.

Đau Đầu Nhức Đầu Khi Ho

Nhức đầu khi ho trung bình thường có triệu chứng tương tự như đau nhức đầu nhẹ, mặc dù có thể kéo dài đến hàng ngày thay vì phút.

Nhức đầu hay đau đầu khi ho là một loại nhức đầu được kích hoạt khi ho và các loại căng thẳng – chẳng hạn như từ hắt hơi, hỉ mũi, cười, khóc, hát, cúi xuống hoặc đi tiêu.

Các bác sĩ chia nhức đầu khi ho thành hai loại.

Nhức đầu khi ho ngắn thường vô hại, xảy ra khó chịu hạn chế và cuối cùng tự cải thiện.

Nhức đầu khi ho trung bình là nghiêm trọng hơn, khi chúng gây ra bởi các vấn đề về cấu trúc trong não, trong đó có thể phải phẫu thuật để sửa chữa.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhức đầu khi ho

Nguyên nhân của đau đầu khi ho ngắn không được biết, mặc dù một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng áp lực gia tăng trong đầu (áp lực nội sọ) gây ra do ho và các loại căng thẳng có thể đóng một vai trò.

Bắt đầu đột ngột với và chỉ sau khi ho hoặc các loại căng thẳng.

Điển hình nhất trong một vài giây đến một vài phút, một số có thể kéo dài tới 30 phút.

Đau sắc nét, như kim đâm hoặc rời rạc.

Thông thường ảnh hưởng đến cả hai bên của đầu và thường rõ ràng ở phía sau đầu.

Có thể theo sau bởi một cơn đau âm ỉ trong vài giờ.

Nhức đầu khi ho trung bình

Nguyên nhân của đau đầu khi ho trung bình hầu như luôn luôn có thể được truy nguồn từ một vấn đề trong phần sau của não hoặc tại cấu trúc hộp sọ, nơi mà bộ não và tủy sống kết nối, chẳng hạn như:

Khiếm khuyết hình dạng hộp sọ.

Khiếm khuyết trong cấu hình của tiểu não, kết quả có thể là một phần của não bị ép, nơi chỉ có tủy sống. Một số các loại được gọi là dị tật Chiari.

Nhức đầu khi ho trung bình thường có triệu chứng tương tự như đau nhức đầu nhẹ, mặc dù có thể kéo dài đến hàng ngày thay vì phút. Để loại trừ đau đầu khi ho trung bình, kiểm tra thêm nữa, như hình ảnh não là cần thiết.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có trải nghiệm đau đầu đột ngột sau khi ho, đặc biệt là nếu những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng hoặc có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng thần kinh khác, chẳng hạn như sự mất cân bằng hoặc bị nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

Các yếu tố nguy cơ và rủi ro khi ho ngắn và ho trung bình

Các yếu tố rủi ro chính gây đau nhức đầu khi ho ngắn bao gồm:

Tuổi 40 trở lên.

Nhức đầu khi ho trung bình

Các yếu tố rủi ro cho nhức đầu khi ho trung bình bao gồm:

Trẻ hơn tuổi 40.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ có thể khuyên nên kiểm tra hình ảnh não, chẳng hạn như MRI hay CT scan.

Chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong MRI, từ trường và sóng vô tuyến điện được sử dụng để tạo ra hình ảnh mặt cắt các cấu trúc bên trong đầu để xác định bất kỳ vấn đề có thể gây ra nhức đầu khi ho.

Chụp cắt lớp vi tính (CT). Sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh mặt cắt của não và đầu bằng cách kết hợp hình ảnh từ tia X quang xoay quanh cơ thể.

Phương pháp điều trị và thuốc

Nếu có lịch sử đau đầu khi ho ngắn, bác sĩ có thể khuyên nên uống thuốc hàng ngày để giúp ngăn chặn hoặc giảm đau.

Những thuốc dự phòng có thể bao gồm:

Indomethacin – thuốc chống viêm

Acetazolamide – thuốc lợi tiểu làm giảm việc sản xuất dịch.

Hiếm khi, lấy dịch tủy sống kiểm tra có thể được khuyến khích. Với thủ thuật này, bác sĩ lấy một số các chất dịch bao quanh não và tủy sống. Điều này có thể giúp giảm áp lực bên trong hộp sọ có thể gây ra nhức đầu.

Nhức đầu khi ho trung bình

Nếu có đau nhức đầu khi ho trung bình, phẫu thuật thường cần thiết để khắc phục sự cố tiềm ẩn. Thuốc dự phòng thường không tác dụng cho những người có nhức đầu khi ho thứ phát. Tuy nhiên, đáp ứng với thuốc không có nghĩa là có đau nhức đầu khi ho ngắn.

Các cách phòng ngừa bệnh đau đầu khi ho

Ngăn chặn các hành động gây ra nhức đầu – cho dù đó là ho, hắt hơi hoặc căng thẳng khi đi tiêu có thể giúp giảm số lượng các cơn đau nhức đầu. Một số biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:

Điều trị nhiễm trùng phổi, như viêm phế quản.

Sử dụng thuốc giảm ho khi cần thiết.

Chích ngừa cúm hàng năm.

Sử dụng chất làm mềm phân để tránh táo bón.

Giảm thiểu tăng cân nặng.