Top 11 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Nhức Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nhức Đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì?

Nhức đầu chóng mặt buồn nôn là biểu hiện nhiều người gặp phải nhưng dễ bỏ qua, tuy vậy đây có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chúng ta cần chú ý.

Hiện tượng nhức đầu chóng mặt buồn nôn hầu như ai cũng đã từng gặp phải và khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, làm giảm năng suất học tập, lao động… đây rất có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Chính vì thế khi có các triệu chứng này thì điều cần thiết là xác định được căn nguyên gây ra triệu chứng để tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

Nhức đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Theo các chuyên gia tư vấn, triệu chứng nhức đầu chóng mặt buồn nôn có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe sau:

Đau nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt cũng có thể là triệu chứng xuất phát từ nguyên nhân người bệnh mắc một số bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, giảm huyết áp đột ngột… Các bệnh lý này khiến lượng máu và oxy lên não không đủ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, do vậy người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Do vậy khi dùng thuốc bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ gặp phải trong quá trình dùng thuốc.

Cảm lạnh do thời tiết, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng dễ gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị suy giảm khiến não bộ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động, gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Thiểu năng tuần hoàn não có thể gây ra các triệu chứng đi kèm như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê bì chân tay, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, kém tập trung… và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nhức đầu chóng mặt buồn nôn?

Khi bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tùy vào nguyên nhân gây ra triệu chứng mà có phương pháp xử lý phù hợp. Bạn nên:

Bổ sung nước hàng ngày, ăn uống đủ chất để cơ thể được cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng cho các hoạt động bình thường.

Nếu bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn do cảm lạnh thì hãy chú ý ăn mặc đủ ấm, kết hợp sử dụng thuốc trị cảm tự nhiên như nước gừng, nước mật ong…

Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, tránh căng thẳng stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tránh những triệu chứng trên tái phát lại.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bạn nên đi đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Mất Ngủ, Chóng Mặt, Buồn Nôn

Mất ngủ đau đầu chóng mặt là một hiện tượng bệnh lý phổ biến ở tất cả các độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách phòng bệnh như thế nào?

Mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, tinh thần kém minh mẫn, dễ cáu gắt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xã hội. Nếu bạn cần khám và điều trị mất ngủ? Chúng tôi sẽ giúp bạn hãy liên hệ với bác sĩ theo số 1900 1246

1. Các khái niệm cơ bản

2. Nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

3. Cách phòng tránh đau đầu, mất ngủ, buồn nôn

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

⌨ CHAT FACEBOOK

===

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi. Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến não của con người. Khi bị mất ngủ thì não không thể tập trung, trí nhớ giảm và khả năng phán đoán cũng giảm, đầu óc nặng nề không tỉnh táo. Mất ngủ kéo dài khiến con người cáu gắt, trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì.

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là một tình trạng xảy ra khi bạn cảm thấy choáng váng, thể trạng yếu hoặc thể chất không ổn định. Một số người có cảm giác như thể đồ vật đang quay xung quanh họ.

Hiện tượng buồn nôn

Nôn mửa xảy ra khi các chất dịch từ dạ dày đi lên đến thực quản và ra khỏi miệng. Nôn mửa mạn tính có thể làm hỏng răng và lớp niêm mạc thực quản và miệng, vì dịch nôn có tính axit cao.

Mất ngủ đau đầu chóng mặt thường gặp ở những người cao tuổi, bởi ở thời kỳ này, họ nhạy cảm hơn với hầu hết các yếu tố môi trường sống xung quanh.

Ở những người trẻ tuổi, tình trạng mất ngủ chóng mặt này thường chỉ xuất hiện khi họ làm việc với cường độ, áp lực cao nhưng không nghỉ ngơi đủ và việc ngồi làm việc nhiều giờ với máy tính cũng khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Thiếu máu lên não: Rối loạn tuần hoàn máu lên não khiến cho não bị thiếu oxy và dưỡng chất dẫn tới hệ thần kinh bị suy yếu. Đây là tiền đề của những triệu chứng mất ngủ buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ù tai,… Hội chứng này thường gặp ở người cao tuổi do chức năng tuần hoàn máu kém, giới văn phòng cũng hay mắc phải vì thường xuyên ngồi làm việc một chỗ, ít vận động làm giảm chức năng tuần hoàn máu.

Thiếu máu lên não: Một trong những nguyên nhân của chứng mất ngủ, chóng mặt

Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp chủ yếu thường là do cơ thể không được cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, đói, nhịp tim nhanh và dễ cáu kỉnh, kết hợp với stress có thể gây mất ngủ.

Đau nửa đầu migraine (đau đầu vận mạch) gây mất ngủ chóng mặt: Migraine có đặc điểm bệnh lý cơ bản là đau đầu giật từng cơn (hoặc đau như búa bổ), đau một nửa bên đầu, cơn đau kéo dài từ 4-72 h (có cơn nhẹ kéo dài 2h), thường kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, đau tăng thêm khi vận động. Trước, trong hoặc sau cơn đau, người bệnh có thể có các triệu chứng mất ngủ đau đầu chóng mặt, không dừng đau ngay cả khi nghỉ ngơi.

Buồn nôn do bị đau dạ dày gây mất ngủ: do chế độ ăn uống cũng như sử dụng các chất kích thích khác nhau làm cho chúng ta có những cơn đau dạ dày.

Cũng có thể do thần kinh căng thẳng, bị tâm thần vì chấn thương, lo âu suy nghĩ cũng như rối loạn các tuyết nội tiết … khiến bạn bị đau dạ dày. Đặc biệt, khi cơn đau xuất hiện về đêm làm bạn đau dữ dội, đau không thể chịu nổi. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Khó ngủ, ngủ phải dậy nhiều lần vì nôn ói, làm cho cơ thể chúng ta bị suy nhược.

Viêm tai giữa: Viêm tai giữa gây áp lực lên màng nhĩ, gây đau và đôi khi mất thính giác.

Tâm trạng hoảng loạn không ổn định: Khi tâm lý sợ hãi là nguyên nhân dẫn đến nhiều triệu chứng như lo lắng, tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn, khó ngủ, đổ mồ hôi. Từ ó gây ra nhiều bệnh lý khác như tâm thần, mất ngủ, các bệnh về thần kinh…

Hệ thống tim mạch có vấn đề: Thông thường tim mạch có vấn đề như tim đập nhanh, loạn nhịp tim, giảm huyết áp đột ngột, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu….

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Cơn đau dạ dày xuất hiện về đêm gây buồn nôn và mất ngủ

Không dùng thuốc:

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, có rất nhiều bài tập thể dục tốt cho tuần hoàn mà bạn có thể tìm kiếm và áp dụng.

Tránh dùng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ

Massage: Bạn hãy dùng ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày và di chuyển nhẹ theo vòng tròn khoảng một phút, sau đó đổi chiều xoay. Thực hiện động tác này mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi nằm thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy “nhẹ đầu”.

Lựa chọn món ăn: Rau lá xanh, hải sản, thịt bò… kết hợp với trái cây tươi giàu vitamin sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp bạn không còn chóng mặt và có những giấc ngủ ngon. Tránh dùng các chất kích thích như chè hay cafe

Dùng thuốc:

Thuốc Tây y: có tác dụng giảm triệu chứng nhanh và gây buồn ngủ tuy nhiên việc lạm dụng chúng sẽ gây ra những tác hại xấu khác cho sức khỏe như đau dạ dày, kháng thuốc, cơ thể mệt mỏi. Vì vậy bạn nên sử dụng thuốc theo đơn và dưới sự chỉ dẫn của y bác sĩ, nhất ,là với những người có bệnh lý tim mạch hay rối loạn tiền đình trước đó.

Thuốc Đông y: Trong các phương thuốc nam và thuốc bắc có rất nhiều các loại thảo dược trị mất ngủ đau đầu chóng mặt như cam thảo, ý dĩ, bạch quả,…

​Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại để đặt khám với các

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246 HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Triệu Chứng Đau Đầu Hoa Mắt Chóng Mặt Buồn Nôn Là Bệnh Gì?

Triệu chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn là gì?

Trong phương diện y học thì triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn là những triệu chứng hoàn toàn riêng biệt. Hoa mắt là cảm giác trước mặt xuất hiện ảo giác, nhìn không rõ vật thể trong một khoảng thời gian ngắn. Còn đau đầu chóng mặt là hiện tượng đầu đau nhức, trước mắt tối sầm lại, mọi thứ xung quanh quay vòng khiến bạn không thể đứng vững…

Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng dậy đột ngột hoặc khi vận động quá sức. Chúng thường kéo dài từ vài giây cho đến vài phút, thậm chí là nhiều giờ buộc bạn phải nằm yên một chỗ hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi. Nếu nằm xuống khi bị chóng mặt bạn rất có thể sẽ buồn nôn và nôn.

Triệu chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Mỗi triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sẽ biểu hiện cho những bệnh lý khác nhau như:

Suy giảm lưu lượng máu lên não bộ: các bệnh lý thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn máu, bệnh tăng huyết áp hoặc tình trạng tụt huyết áp… do khi máu không được lưu thông lên não khiến não bị thiếu oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động bình thường dẫn đến triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Bệnh lý của tim: như suy tim, hẹp van tim, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, co thắt tim…

Các bệnh lý mạch máu như xơ vữa mạch máu, viêm mạch gây hẹp mạch ở động mạch cảnh trong, hệ mạch máu cột sống thân nền, huyết áp thấp… Tất cả những bệnh này đều ảnh hưởng tới não bộ do không bơm đủ lượng máu và oxy lên não gây đau đầum hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Đôi khi còn kèm theo ù tai, mất ý thức tạm thời, ra nhiều mồ hôi…

Khi bị cảm cúm, suy nhược thần kinh, stress … cũng có thể dẫn tới tình trạng suy giảm lưu lượng máu lên não gây ra triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Bệnh rối loạn tiền đình: Đây là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cho cơ thể lúc này bị mất thăng bằng và triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai xuất hiện.

Bệnh đau nửa đầu: Đây là một dạng đau đầu xuất hiện thành từng cơn và nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Có hai dạng đau nửa đầu chính là:

Đau nửa đầu không có triệu chứng báo trước: Xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, hoặc vào ban đêm, ít khi xảy ra vào những khoảng thời gian khác. Cơn đau thường khởi phát từ từ và đạt đến đỉnh điểm sau vài giờ. Ban đầu người bệnh chỉ đau ở một bên đầu, vùng thái dương, trán rồi lan ra cả đầu. Ít khi bị đau ở phần mặt mà chỉ đau chủ yếu ở phần sọ. Đau theo nhịp đập của mạch và đau nặng hơn khi hoạt động. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ tới vài ngày và để lại cảm giác ê ẩm trong suốt khoảng thời gian dài sau đó.

Đau nửa đầu có triệu chứng báo trước: Cơn đau thường phát triển dần dần trong khoảng 5 – 20 phút. Kiểm tra cho thấy cơn đau khởi đầu từ hệ thần kinh khu trú ở vỏ não hoặc thùy não. Sau triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sẽ là sợ ánh sáng, rối loạn thị lực, yếu nửa người, nói khó hoặc mất khả năng ngôn ngữ, có cảm giác như kiến đốt, kim châm ở vùng đầu… Các triệu chứng này chỉ kéo dài dưới 60 phút và tự biến mất.

Xử lý nhanh các triệu chứng

Những triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu các triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, ít tái phát, hoặc thỉnh thoảng có gặp lại nhưng xuất hiện ngắn thì thường là dấu hiệu của bệnh lành tính. Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên xuất hiện kéo dài, và thường xuyên thì bạn nên nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế có uy tín để có biện pháp điều trị kịp thời. Vì đây thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.

Chóng Mặt, Buồn Nôn Khi Mang Thai

Chóng mặt, buồn nôn có thể coi là những triệu chứng phổ biến và gây khó chịu nhất trong thời kỳ mang thai. Đây là dấu hiệu sinh lý bình thường, đa phần không có gì lo ngại. Tuy nhiên các mẹ nên biết cách khắc phục để giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu do chóng mặt buôn nôn gây ra. Đồng thời các hiện tượng này cần được theo dõi nếu có dấu hiệu chuyển biến bất thường thì cần sự thăm khám ngay của bác sĩ.

Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.

Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác chóng mặt. Đây là nguyên nhân do thay đổi cơ thể trong thời kỳ mang thai và có thể sẽ ảnh hưởng tới các quá trình hoạt động của cơ thể mẹ.

– Đứng lên quá nhanh: Khi bạn ngồi, máu dồn lại ở phần dưới cơ thể. Nếu cơ thể không kịp điều chỉnh khi bạn đứng lên, lượng máu trở về tim sẽ không đủ và kết quả là, huyết áp của bạn giảm xuống nhanh chóng gây ra choáng hoặc hoa mắt. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai.

– Nằm ngửa: Trong giai đoạn thai kỳ thứ hai và ba, tử cung đang lớn dần của bạn có thể làm chậm sự lưu thông máu ở chân do chèn lên các tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới cơ thể về tim) và các tĩnh mạch khung chậu. Nằm ngửa khiến cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Trên thực tế, khoảng 8% phụ nữ mang thai ở giai đoạn hai và ba mắc phải một tình trạng gọi là hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng, huyết áp giảm, và cảm thấy bồn chồn, hoa mắt, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

– Không ăn uống đủ chất: nếu bạn ăn uống không đủ chất, lượng đường trong máu có thể bị hạ thấp (hạ đường huyết), khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Trong thời gian mang thai, điều này lại càng dễ xảy ra hơn.

– Thiếu nước cũng có thể gây chóng mặt khi mang thai.

– Thiếu máu: Nếu bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm, có thể làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, choáng váng. Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất khi thiếu máu.

– Nóng quá: ở trong một căn phòng quá nóng hoặc tắm nóng lâu có thể làm cho các mạch máu của bạn giãn ra, gây hạ huyết áp và khiến bạn chóng mặt.

– Thở quá nhanh: Tập luyện hoặc lo lắng quá mức đôi khi có thể làm bạn thở nhanh, chóng mặt và hoa mắt.

– Ngất do cường phế vị: Một số người bị chóng mặt khi cố sức ho, hoặc đi vệ sinh. Những hoạt động này có thể kích thích đáp ứng của dây thần kinh phế vị (tức là một phản ứng trên hệ thống tuần hoàn qua dây thần kinh phế vị) – gây giảm huyết áp và nhịp tim, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

Làm thế nào để giảm chóng mặt khi mang thai cho các mẹ?

– Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào, hãy nằm xuống ngay khi cảm thấy chóng mặt, để bạn không ngã và bị đau. Nếu không thể nằm xuống lúc đó, hãy ngồi xuống và cố gắng đặt đầu giữa hai đầu gối của bạn. Và đương nhiên, nếu đang làm bất cứ điều gì có thể khiến bạn hoặc người khác có nguy cơ bị chấn thương, chẳng hạn như lái xe, bạn cần dừng lại ngay lập tức.

– Để giảm chóng mặt khi mang thai, không đứng bật dậy từ ghế hoặc giường ngủ. Nếu đang nằm, bạn hãy ngồi dậy từ từ và giữ trạng thái ngồi trong vài phút, để thả hai chân ở thành giường hay đi văng, sau đó từ từ đứng dậy. Khi cần đứng ở một vị trí trong thời gian dài, thỉnh thoảng di chuyển chân để thúc đẩy sự lưu thông của máu.

– Để hạn chế chóng mặt khi mang thai, khi ngủ bạn hãy nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sang bên nào cũng tốt hơn nằm ngửa, mặc dù nghiêng sang bên phải là tốt nhất. Đặt một chiếc gối phía sau hoặc dưới hông có thể giúp bạn giữ được tư thế nằm nghiêng thoải mái, hoặc ít nhất cũng đủ nghiêng để giữ cho tử cung không chèn vào tĩnh mạch chủ

– Đảm bảo cho cơ thể đủ nước bằng việc uống 8-10 ly nước mỗi ngày – uống nhiều hơn nếu bạn tập thể dục hoặc thời tiết nóng, điều này giảm chóng mặt cho các mẹ.

– Cố gắng giữ đường huyết của bạn không quá thấp bằng cách ăn thành các bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày thay vì ba bữa chính. Nếu ra ngoài, bạn nên mang theo mình một số thực phẩm ăn nhẹ lành mạnh để ăn khi bị đói.

– Đảm bảo một chế độ ăn uống giàu chất sắt và sử dụng một loại vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ thứ hai và thứ ba. Nếu đã bị thiếu máu, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một thuốc bổ sung sắt riêng.

– Nếu cảm thấy chóng mặt khi bị nóng, bạn nên tránh những nơi đông đúc ngột ngạt và mặc nhiều lớp áo để có thể dễ dàng bỏ bớt chúng ra khi cần thiết. Tắm nước ấm thay vì nước nóng quá.

– Mặc dù tập luyện tốt cho sự lưu thông trong cơ thể bạn, tuy nhiên cẩn thận để không quá mức nhất là khi bạn cảm thấy mệt hoặc không khỏe. Hãy bắt đầu một cách từ từ, nếu bắt đầu cảm thấy hoa mắt hay chóng mặt khi đang luyện tập, bạn hãy ngừng lại và nằm xuống.

– Chóng mặt có thể kèm một vài dấu hiệu cảnh báo như: cảm giác nóng, xanh xao, vã mồ hôi, buồn nôn, ngáp và thở nhanh thường xảy ra trước khi ngất. Chú ý đến các dấu hiệu này và nằm xuống ngay để không bị ngất đi.

Nguyên nhân buồn nôn khi mang thai

Đây là hiện tượng dễ gặp phải khi mang thai đặc biệt trong gia đoạn các mẹ ốm nghén. Buồn nôn thường xuất hiện lúc mới thức dậy, nhưng cũng có thể rải rác trong ngày, xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ sáu và kéo dài đến cuối quý đầu tiên cảu thai kỳ.

Những yếu tố làm phát sinh buồn nôn không tuân thủ một nguyên tắc nào cả. Với một số người, đó có thể là mùi chiên xào thức ăn, số khác lại là mùi thuốc lá, thậm chí một số người rất sợ thức ăn mà họ quen dùng bấy lâu nay, có người còn sợ mùi mỹ phẩm mà họ quen dùng. Vì vậy có lúc nhiều phụ nữ mang thai thích dùng nước ép trái cây lúc điểm tâm thay vì trà hay cà phê.

Giúp mẹ bầu giảm buồn nôn khi mang thai

Dù cơn buồn nôn không gây nguy hiểm cho bào thai, tốt hơn là tìm cách làm nó biến mất. Để giảm buồn nôn khi mang thai, hãy loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho bạn có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những gì mà bạn thích, nhưng cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo. Loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho… Uống nhiều nước, tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, với liều lượng ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Hãy tạo thói ngủ trưa dù chỉ là một giấc ngắn nhưng không nên ngủ ngay sau bữa ăn vì buồn nôn làm tăng cảm giác mệt mỏi.

GIảm buồn nôn khi mang thai bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong thời kì đầu, cần ổn định tình cảm, chú ý nghỉ ngơi, bảo đảm môi trường xung quanh trong sạch. Đồng thời chú ý điều chỉnh ăn uống, ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ, đồng thời chú ý bảo đảm lượng dịch thể. Về khẩu vị, cần cố hết sức thỏa mãn thị hiếu đặc biệt của phụ nữ mang thai về các vị chua, ngọt đắng, cay. Hàng ngày tận dụng cách ăn ít, ăn nhiều bữa, không để bụng đói. Bệnh ói mửa thì bị nặng hơn vào buổi sáng ngủ dậy, nếu điều kiện cho phép có thể ăn sáng và nghỉ ngơi khoảng 30 phút ở trên giường rồi mới ra khỏi giường, hoặc trước khi ra khỏi giường ăn 1 chút, làm như vậy đều có thể giảm buồn nôn khi mang thai.

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm?

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai không có gì là trầm trọng vì vậy các mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên nên theo dõi nếu kèm theo các dấu hiệu khác đồng thời tình trạng có vẻ nặng hơn so với thông thường hoặc nếu các biện pháp khắc phục đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả, chóng mặt kéo dài, thường xuyên hoặc bị ngất, bạn cần đi khám bác sĩ.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.

Thời gian đầu trong thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, cần phải chú ý ngay lập tức.

Một số ít phụ nữ mang thai có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng, ói mửa xối xả, bị đi bị lại, ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.