Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Sau Khi Bị Sốt Xuất Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Cách Giảm Mẩn Ngứa Sau Khi Bị Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue – trong đó muỗi vằn là trung gian gây bệnh. Bệnh lý này khiến cơ thể sốt cao, giảm huyết áp, đau khớp và phát ban da.

Sau khi sốt xuất huyết thuyên giảm, da có xu hướng hình thành những nốt mẩn ngứa trên bề mặt. Điều này được lý giải do cơ thể đang tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu. Triệu chứng này không phải là dấu hiệu bất thường, tuy nhiên các nốt mẩn ngứa có thể gây ngứa ngáy dữ dội nếu bạn không thực hiện các biện pháp khắc phục.

Các biện pháp làm giảm mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết

Mẩn ngứa sau khi bị sốt xuất huyết có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài nhiều tuần và gây ngứa ngáy dữ dội. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây.

1. Sử dụng thuốc chống dị ứng

Những loại thuốc chống dị ứng (Loratadine, Chlorpheniramin , Telfast) có thể làm giảm nhanh triệu chứng do các nốt mẩn ngứa gây ra.

Khi dùng những loại thuốc này, bạn có thể dễ buồn ngủ, giảm mức độ tập trung và chóng mặt nhẹ. Vì vậy cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động trên cao trong thời gian dùng thuốc.

Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi. Nếu có ý định dùng cho trẻ sơ sinh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Sử dụng các bài thuốc thảo dược Đông y

Sau quá trình điều trị sốt xuất huyết dài ngày, cơ thể người bệnh thường suy nhược và trở nên yếu hơn. Vì thế việc sử dụng các loại thuốc Tây y dễ gây tình trạng mệt mỏi và có thể dẫn tới một vài tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân nên tìm đến các bài thuốc thảo dược từ Đông y để làm giảm triệu chứng ngứa sau sốt xuất huyết.

Những bài thuốc này có thành phần thảo dược nên lành tính và an toàn hơn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, Đông y ngoài chữa bệnh còn chú trọng điều dưỡng cơ thể, tăng cường thể trạng và sức đề kháng giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục và khỏe mạnh hơn.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa chứng mẩn ngứa ngoài da hiệu quả nhất hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là bài thuốc Nam DUY NHẤT hiện nay có sự kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA. Bài thuốc mang đến phác đồ điều trị toàn diện, giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm da từ gốc và ngăn chặn tái phát trở lại.

Sự kết hợp của 3 chế phẩm trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo nên tác động kép ưu việt, giúp điều trị các chứng bệnh viêm da từ trong ra ngoài, đẩy lùi từ gốc căn nguyên gây bệnh, mang đến hiệu quả cao.

Đặc biệt, trong bài thuốc chứa nhiều loại thảo dược có công dụng bổ huyết, dưỡng huyết, điều hòa nội tiết, giúp làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó người bệnh không chỉ hết các triệu chứng viêm da mà còn được bồi bổ sức khỏe để nhanh chóng bình phục hơn.

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO, thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh dược sạch do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp gieo trồng và phát triển.

Bài thuốc có tính linh hoạt cao. Tùy vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm thành phần, vị thuốc sao cho phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Do đó bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thể sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

3. Thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà

Vệ sinh cơ thể

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống dị ứng, bạn có thể làm giảm ngứa bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tình trạng nổi mẩn ngứa có xu hướng nghiêm trọng hóa khi cơ thể không được làm sạch. Lượng mồ hôi và bã nhờn được tiết ra cùng với bụi bẩn có thể ứ đọng bên trong nốt mẩn, gây viêm và mưng mủ tại vị trí này. Vì vậy cần vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ ngày.

Tuy nhiên khi vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, bạn không nên sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà bông có độ pH cao, chứa nhiều hương liệu. Những thành phần này có thể làm kích ứng nốt mẩn và gây ngứa ngáy dữ dội.

Mặc quần áo rộng rãi

Thay vào đó, bạn nên tắm bằng nước ấm và thêm 1 thìa muối vào. Muối biển vừa có tác dụng diệt khuẩn và giúp làm giảm nhanh triệu chứng ngứa trên da.

Ma sát giữa quần áo và da có thể khiến các nốt mẩn trở nên sưng tấy và ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy bạn nên mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng cho đến khi các nốt mẩn lành hẳn.

Đối với trẻ nhỏ, cần ưu tiên những loại tã có độ thấm hút tốt, mỏng nhẹ và ít gây kích ứng. Đồng thời sử dụng phấn rôm vào những vùng da có nốt mẩn ngứa nhằm giảm sưng và tiết mồ hôi tại khu vực này.

Giữ không gian sống sạch sẽ

Một vấn đề mà ít người chú ý nhưng có thể khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn, đó là bột giặt và nước xả vải. Những sản phẩm này có thể bám vào quần áo và kích thích mẩn đỏ trên da lây lan trên diện rộng. Vì vậy cần chú ý lựa chọn nước xả vải và bột giặt dịu nhẹ để tránh gây tổn thương lên da.

Giữ không gian sống sạch sẽ không chỉ tác động tích cực đến tình trạng da mà còn hạn chế muỗi vằn và phòng ngừa tái phát bệnh sốt xuất huyết.

Tránh gãi lên nốt mẩn ngứa

Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh chăn, mền và gối thường xuyên. Nấm mốc, vi khuẩn có thể trú ngụ tại những vật dụng này, sau đó xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng.

Các nốt mẩn ngứa có thể khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên việc gãi và chà xát lên da có thể khiến triệu chứng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hơn nữa, việc gãi mẩn ngứa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lở loét. Với trẻ nhỏ, bạn nên đeo bao tay để tránh tình trạng trẻ cào vào nốt đỏ trên da.

Sau khi bị sốt xuất huyết, hệ miễn dịch có thể suy yếu do sự tấn công của virus. Vì vậy bạn cần tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như nước, rau xanh, trái cây, thịt, trứng, sữa,… Khi hệ miễn dịch được củng cố, các tế bào tổn thương trên da sẽ nhanh chóng được phục hồi.

Tuy nhiên bạn cần hạn chế những thực phẩm có khả năng kích thích triệu chứng ngứa trên da như thịt dê, thịt bò, hải sản,…

Nên Làm Gì Khi Bị Sốt Xuất Huyết

Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết rằng bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có được vắc – xin phòng ngừa. Vì thế mà tình trạng bệnh sốt xuất huyết cũng vẫn xảy ra thường xuyên tại những nơi có những vũng nước đọng sẽ sinh ra nhiều lăng quăng và sẽ biến thành muỗi. Nhiều người khi gặp phải bệnh này thường lúng túng không biết phải xử trí làm sao. Vậy thì nên làm gì khi bị sốt xuất huyết?

Những triệu chứng của bện sốt xuất huyết

Sau khi bị muỗi vằn có mang mầm bệnh chích phải thì thời gian ủ bệnh của người bệnh là khỏng 4 -5 ngày. Và khi phát bệnh thì sẽ có những triệu chứng sau đây:

Cơ thể bỗng dung sốt cao độ liên tục từ khoàng 39 – 40 độ trong khoảng từ 2 – 7 ngày liền kề.

Cơ thể lúc này cũng sẽ xuất huyết dưới dạng những chấm rải rác trên da, chảy máu cam , ói ra máu hay như những vết kim chích trên da.

Có hiện tượng đau cơ, đau bụng hay mệt mỏi và chán ăn

Mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt…

Lúc này thì nên làm gì khi bị sốt xuất huyết

Cần theo dõi diễn biến của bệnh và đến ngay trung tâm y tế gần nhất. Trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần nhất là vẫn đến khám bác sĩ.

Khi chăm sóc tại nhà thì nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều khi bị sốt xuất huyết

Nên uống nước nhiều có thể là nước cam, nước chanh hay nước uống đun sôi để nguội đều được.

Nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu khi bị sốt xuất huyết.

Ngoài ra, nên tranh những thức ăn có màu đỏ, đen, nâu vì khí ói mửa có thể dễ nhầm lẫn với máu gây nên việc chuẩn đoán bệnh sai.

Nên tránh tuyệt đối dùng Aspirin để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết

Không nên cạo gió, kiêng cữ ăn uống khi bị sốt xuất huyết

Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết? Các phòng tránh ra sao?

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: Không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.

Không nên để muỗi tiếp xúc với da bằng cách giăng màn khi ngủ, mặc áo ngủ dài tay và đặc biệt không nên đến những chỗ tối.

Có thể đuổi muỗi bằng cách đốt nhanh muỗi hay xịt muỗi. Ngoài ra có thể thử dung kem chống muỗi để phòng bệnh.

Đuổi muỗi (đốt nhang muỗi, xịt muỗi), dùng kem thoa chống muỗi.

Nên dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.

Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10% – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 – 8 giờ), an toàn cho sức khỏe.

Bị sốt suất huyết nên ăn uống gì?

Cháo: Khi bạn đang cố gắng chống chọi với vi rút sốt xuất huyết, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Nếu trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu…thì nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.Súp: sẽ giúp trẻ có sức mạnh để chống lại các cơn đau ở khớp. Nó cũng giúp kích thích cơn đói và cải thiện vị giác.

Đu đủ: các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Trẻ em bị sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.

Nước ép chanh: giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể do các vi rút sốt xuất huyết gây ra. Nước chanh tống vi rút qua đường nước tiểu.

Nước dừa: trẻ em bị sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.

Nước rau củ ép, nước hoa quả: các loại nước trái cây, rau củ tươi đều tốt cho trẻ em bị sốt xuất huyết. Các chuyên gia nói rằng nước rau ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp phục hồi nhanh chóng. Trẻ em bị sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.

Uống thật nhiều nước :Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống lại càng gây mất nước thêm. Vì vậy, điều tối quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết là cần cho bệnh nhân uống thật nhiều nước (mỗi lần vài ngụm, uống liên tục trong ngày). Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500 ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000-2.500 ml/ngày.

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.

Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein

Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên ăn trứng gà và những thực phẩm chứa nhiều protein mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi.

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.

Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Sốt Xuất Huyết Sau Bao Lâu Thì Khỏi

Bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, 1-3 ngày đầu toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.

Sốt xuất huyết do vi-rút là bệnh truyền nhiễm, trong đó hoạt động đông máu bị đình trệ. Sốt xuất huyết còn làm tổn thương thành của mạch máu nhỏ, khiến máu bị rò rỉ ra ngoài. Tình trạng xuất huyết nội (máu bị rò rỉ ra ngoài lòng mạch nhưng không chảy ra các đường tiêu hóa, mũi họng…) có thể đưa đến nhiều biến chứng, từ không ảnh hưởng nhiều đến đe dọa tính mạng

Một số bệnh sốt xuất huyết do vi-rút điển hình như: Sốt xuất huyết Dengue, Ebola, Sốt vàng da

Bệnh thường xảy ra nhất ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh sinh hoạt còn kém. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue gây ra, được lây truyền qua muỗi, chủ yếu là muỗi vằn. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hiện nước ta đang ở thời điểm mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết dễ bùng phát mạnh và lây lan nhanh.

Sốt xuất huyết do vi-rút lây lan khi tiếp xúc với động vật, người hoặc côn trùng bị nhiễm vi-rút. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sốt xuất huyết do siêu vi, và vắc-xin phòng ngừa chỉ có một vài loại. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là mục tiêu hàng đầu.

2. Các triệu chứng sốt xuất huyết:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết do vi-rút khác nhau tùy theo loại tác nhân và bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng ban đầu bao gồm:

Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt

Mệt mỏi

Chóng mặt

Đau cơ, xương hoặc khớp

Yếu mệt

Một số trường hợp có thể gây xuất huyết, nhưng bệnh nhân hiếm khi chết do mất máu. Xuất huyết có thể xảy ra:

Chấm xuất huyết ngoài da

Chảy máu cam

Chảy máu chân rang

Nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng người bệnh cần lưu ý:

Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.

Nôn tăng.

Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.

Tiểu ít số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.

Triệu chứng xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da, niêm mạc và nội tạng. Dấu hiệu xuất huyết dưới da được biểu hiện với các nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường thấy ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Dấu hiệu xuất huyết niêm mạc được biểu hiện với hiện tượng chảy máu mũi, lợi; đi tiểu ra máu,…người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,….

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Trên thực tế, mức độ hồi phục còn phụ thuộc vào thể bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày. Giai đoạn sốt kéo dài 1-3 ngày đầu, toàn trạng bệnh nhân khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng.

Đến ngày thứ 4 của bệnh là bắt đầu sang giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có các biểu hiện như thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạc; tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể đau.

Sau giai đoạn nguy hiểm là giai đoạn hồi phục, có hiện tượng tái hấp thu dần từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch máu. Giai đoạn hồi phục kéo dài khoảng từ 48-72 giờ sau đó. Người bệnh hết sốt, thể trạng được tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định và bắt đầu đi tiểu nhiều.

Các thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có). Bệnh sốt xuất huyết thường diễn tiến đủ 7 ngày là khỏi bệnh.

Qua xét nghiệm máu thì các chỉ số huyết học thường trở về bình thường, chỉ có số lượng tiểu cầu có thể còn thấp, sẽ trở về bình thường trong 1-2 tuần sau. Một số trường hợp hiếm, bệnh có thể kéo dài hơn.

Việc chăm sóc và dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết giúp bệnh nhân mau hồi phục, tránh các biến chứng nặng.Một số loại thực phẩm, nước uống tốt cho người mắc sốt xuất huyết:

Cháo: Trong thời gian bị mắc sốt xuất huyết, cơ thể mệt mỏi khiến người bệnh chán ăn, lúc này, cháo là thực phẩm tốt nhất. Cháo dễ nuốt, giúp tăng cường sức đề kháng, có thể nấu cháo cùng với một số thực phẩm như: thịt bò, lươn…để bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước chanh: Nước chanh chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Nước hoa quả: trong hoa quả chứa nhiều vitamin, có tác dụng bồi bổ và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nước: Khi cơ thể sốt cao, người bệnh rất dễ bị mất nước, vì vậy cần liên tục bổ sung nước cho cơ thể để bù đắp lượng nước bị mất đi.

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thả cá hoặc mê-zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng,bọ gậy.

Lau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn, tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

Phòng chống muỗi đốt:

Mặc quần áo dài tay.

Ngủ trong mùng kể cả ban ngày.

Dùng bình xịt diệt muỗi, nhang muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…

Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

* Cho người bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

7 điều nhất định phải biết về sốt siêu vi 8 lưu ý hữu ích cho người bị sốt siêu vi https://en.wikipedia.org/wiki/Viral_hemorrhagic_fever

Một Số Dấu Hiệu Khi Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết!

Các mẹ có biết, con nhỏ rất dễ mắc phải bệnh sốt xuất huyết do Việt Nam là đất nước có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Theo như số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có nhiều ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Vì vậy , nắm được cách phòng bệnh, dấu hiệu của sốt xuất huyết ở trẻ sẽ là cách hiệu quả và đơn giản nhất để bé luôn khỏe mạnh.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Virus Dengue là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết. Vật lây truyền virus này là loài muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh lây nhiễm khi muỗi mang siêu vi trùng từ người bệnh sang đốt người không bị bệnh.

Loài muỗi này thường sống ở trong những vũng nước đọng, hoặc xuất hiện ở những chỗ ẩm mốc trong nhà như gầm giường, gầm tủ, gầm bàn,….

Muỗi thường chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Do đó nếu trẻ nhỏ thường hay chơi đùa ở những nơi thiếu ánh sáng, bụi cây,….sẽ rất dễ bị muỗi đốt.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nó có thể bùng phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cộng đồng, xã hội, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Bệnh này có diễn biến bất ngờ, cho nên có thể gây tử vong rất cao.

Ngày nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị đặc hiệu.

Sốt xuất huyết có tính nguy hiểm cao do có nhiều dạng biểu hiện khác nhau, rất khó để phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo các chuyên gia y tế, bệnh có hai dạng, đó là: biểu hiện bên ngoài và bệnh biểu hiện bên trong cơ thể. Và thường gặp nhất là sốt xuất huyết tiêu hóa và sốt xuất huyết não.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Giai đoạn 1-Giai đoạn bắt đầu:

Sốt là biểu hiện điển hình của trẻ khi bắt đầu bị sốt xuất huyết. Do đó, nhiều bố mẹ thường hay nhầm tưởng rằng con chỉ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc bị cúm thông thường. Thời gian này bé thường bị sốt cao từ 38-39 độ C. Và bé còn xuất hiện một số dấu hiệu sau:

Hay khóc, chán ăn, bỏ bú thường xuyên, có thể bị nôn trớ bất thường và chảy máu chân răng, xuất huyết lỗ chân lông….

Một số bé lớn còn bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn, ăn không ngon….Và đặc biệt là da của trẻ xuất hiện nhiều đốm đỏ nhỏ dưới chân lông của trẻ. Ngoài ra, một số bé còn bị đi ngoài hoặc nôn ra máu….

Giai đoạn 2-Giai đoạn nguy cấp:

Giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm, thường xảy ra từ ngày thứ 3- ngày 6 của bệnh.

Virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong máu….Hơn nữa, bé còn có những biểu hiện khác thường như:

Bụng bé bị sưng phù, da xuất huyết nghiêm trọng, mắt bị phù, đi tiểu ra máu, chảy máu mũi, huyết áp tụt nhanh, chân tay lạnh…..

Ở giai đoạn này, bố mẹ cần chú ý đặc biệt đến con, đưa đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời. Nếu không, tình trạng xuất huyết diễn biến nhanh sẽ rất dễ khiến trẻ tử vong.

Giai đoạn 3-Giai đoạn hồi phục:

Nếu ở hai giai đoạn trên bé được chăm sóc và chữa trị kịp thời, bé sẽ dần dần hồi phục. Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 2-3 ngày, bé sẽ hạ sốt và ăn ngon hơn. Bé sẽ khát nước thường xuyên, và khi là xét nghiệm, số lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng lên nhanh.

Ba mẹ cần làm gì khi con sốt xuất huyết?

Khi bố mẹ phát hiện con có dấu hiệu sốt và chán ăn, cần đưa bé đi khám bệnh ngay. Nếu bé được phát hiện bệnh kịp thời và ở giai đoạn nhẹ, ba mẹ có thể chăm sóc con tại nhà bằng các phương pháp sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi trong nhà, tránh chạy nhảy nhiều dẫn đến mệt mỏi.

Thay đổi đồ ăn hằng ngày bằng các đồ ăn nhẹ như: cháo, sữa, súp…

Thường xuyên cho bé uống nhiều nước lọc đã đun chín để nguội, hoặc nước chanh đường, nước dừa, nước cam…

Khi trẻ sốt, cho trẻ uống Paracetamol và lau người bằng nước ấm.

Lưu ý rằng chỉ cho trẻ uống Paracetamol, không được uống các loại thuốc khác, không quấn chăn, không mặc nhiều quần áo….

Nếu ở nhà, không được tự ý truyền dịch cho trẻ, vì có thể làm phù nề, suy hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Khi diễn biến bệnh trở nặng như ngủ li bì, tay chân lạnh, môi tím, da tím bầm, nôn mửa nhiều….các mẹ hãy đưa trẻ ngay đến bệnh viện gần nhất.

Một số cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

Khi đi ngủ phải mắc màn, kể cả bạn đêm lẫn ban ngày.

Chú ý không cho trẻ chơi gần các nơi ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng…

Thường xuyên thoa thuốc chống muỗi cho trẻ.

Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nơi ở.

Phun thuốc diệt muỗi định kỳ 3 tháng/ lần.