Top 5 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Sốt Virus Trẻ Em Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Sốt Virus Ở Trẻ Em

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Diễn biến của sốt virut

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh, trong những ngày hè, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virut là hiện tượng rất hay gặp tại khoa nhi các bệnh viện. Trong điều kiện bình thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, coxackie, entero virut, sởi, … Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. Huyết sắc tố bình thường. CRP < 6mg/ml. Một số trường hợp có thể phân lập virut từ dịch ngoáy họng hoặc máu. Sử dụng kỹ thuật PCR có thể giúp tìm virut trong dịch hầu họng, máu.

Sốt Virus, Triệu Chứng Cách Điều Trị Sốt Virus

Sốt virus rất dễ nhầm với sốt xuất huyết và khác với sốt thông thường cần được phát hiện và điều trị ngay tránh để biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm?

Vậy triệu chứng của sốt virus là gì ?

– Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ em bị sốt virus là trẻ bị sốt cao 39-40oC, có thể cao hơn lên đến 41oC

– Triệu chứng thứ 2 khi trẻ bị sốt virus là trẻ quấy khóc nhiều (đối với những trẻ dưới 5 tuổi), còn đối với trẻ em lớn hơn từ 6 tuổi trở lên trẻ thường xuyên kêu đau khắp mình, cơ thể

– Triệu chứng tiếp theo thường gặp khi trẻ em bị sốt virus nữa là trẻ bị viêm đường hô hấp, biểu hiện cụ thể là trẻ bị ho nhiều, họng sưng đỏ kèm theo hắt hơi, sổ mũi

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là phân xuất hiện chất nhầy, lỏng – thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi trẻ sốt cao và ngược lại với những trường hợp trẻ bị sốt virus đường tiêu hóa thì lại xuất hiện đầu tiên

– Trẻ bị viêm hạch, biểu hiện là ở các vùng đầu, cổ và mặt trẻ sẽ xuất hiện hạch có thể sờ hoặc nhìn thấy

– Sốt virus kèm theo phát ban, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi bị sốt 3 ngày và trẻ sẽ hạ sốt hơn

– Sốt virus kèm theo triệu chứng bị viêm kết mạc mắt ở trẻ, biểu hiện là trẻ có thể bị chảy nước mắt, phần kết mạc ở mắt bị đỏ và mắt có nhiều dử hơn

– Trẻ bị nôn là biểu tiếp theo dễ nhận thấy khi bị sốt virus, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi ăn

Cách điều trị sốt virus?

– Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt liều lượng là 6 giờ/lần

– Thường xuyên chườm khăn mát cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mát và để trẻ nằm ở nơi thoáng mát

– Dùng thuốc chống co giật kết hợp với thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sỹ khi trẻ bị sốt cao ở mức 38,5oC

– Bù thêm nước cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ ăn như cháo loãng, ăn nhiều chất dinh dưỡng để bù thêm dinh dưỡng cho trẻ

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm cho trẻ và phải tắm trong phòng kín

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Nhận biết những biểu hiện ban đâu của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có những quyết định chính xác và an toàn cho bé hơn

Tính chỉ riêng trong năm 2017 đã có hơn 9.000 người ở Hà Nội mặc bệnh sốt xuất huyết trong đó trẻ em chiếm khoảng 5.000 bé. Số liệu này thực sự rất đáng lo. Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát theo chu kỳ nhất định nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bệnh sốt xuất huyết là do Virus Dengue gây lên. Loại Virus này có 4 dạng khuyến thanh khác nhau nên về lý thuyết thì con người sẽ có thể bị mắc nhiều nhất 4 lần trong đời. Bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh nhưng nếu biết sớm thì lại rất dễ chữa trị.

Vậy nên các cha mẹ hay tìm hiểu các biểu hiện ban đầu nhận biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cả ở người lớn

Nếu thấy trẻ sốt cao, sốt đột ngột thì các mẹ hãy chú ý ngay

Bình thường để xác định bệnh sốt xuất huyết các mẹ cần 3 ngày kể từ ngày đâu tiên bé sốt. Và các mẹ cũng cần lưu ý rằng thời điểm đó có phải đang có dịnh không. Quanh khu vực đó có người bị không.

– Ngày thứ 1: Trẻ bị sốt cao, đột ngột, mặt đỏ, cổ họng không đau. Lúc này mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để theo dõi thêm

– Ngày thứ 2: Nếu đến ngày thứ 2 bé vẫn sốt cao các mẹ hãy xem các vùng dưới da của bé có những vùng đỏ không

– Ngày thứ 3: Tới ngày này thì các triệu chứng đã rất rõ ràng. Ngoài việc sốt cao thì bé có thể bị xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi hoặc chảy máu

Trong 3 ngày các mẹ có thể xác định chính xác được xem bé có bị sốt xuất huyết không. Nhưng chúng tôi khuyến bạn rằng. Nếu như thấy trẻ có những dẫu hiệu bất thường như vậy hãy bình tĩnh đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể có phương pháp trị bênh cho bé

Vì đa số các trường hợp sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu các mẹ đều cho bé điều trị tại nhà nhưng không có nghĩa rằng biết chứng sẽ không xảy ra chính vì vậy nếu đã thấy bé có những biểu hiện đó các mẹ nên đưa bé khám ngay

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

– Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết ngay đưa trẻ ngay đên bệnh viện hoặc cơ sở ý tế gần nhất. Không nên chăm sóc bé tại nhà

– Bé cần phải được bổ sung nhiều nước, các loại thức ăn dạng lỏng dể bé có thể dễ ăn ít bị nôn ói. Nếu như bé còn đang bú mẹ hãy chia cho bé bú nhiều lần, không nên bú no vì điều đó dễ làm bé nôn chớ. Vì sốt suất huyết là máu đặc hơn so với bình thường nên cần phải bổ sung nước cho bé thường xuyên tránh việc máu khó lưu thông nguye hiểm đến tinh mạng của bé

– Không tự ý sử dụng các cách gian dan như cạo gió hay tắm các loại nước lá nếu chưa có chỉ định của bác sĩ

– Nếu thấy bé bọ sốt cao hãy báo với bác sĩ và bổ sung thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều này giúp bé không bị co giật

– Hãy bổ sung các loại vitamin cho bé bằng các loại quả mát và chưa nhiều Vitamin C như cam, quít và một số các loại hoa quả có tính mát khác

Tóm lại: Các cụ nhà ta đã có câu “Phòng còn hơn tránh” . Ở mỗi gia đình hãy có ý thức loại bỏ tất cả những khu ổ có thể phát sinh ra bệnh sốt xuất huyết như các chai lọ, chum vại, các bể nước lâu ngày không sử dụng. Chính những nơi chưa đụng nước tù đọng như vậy là điều kiện lý thưởng đến muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết phát triển.

Hãy buông màn cho bé khi ngủ hoặc sử dụng màn chống muỗi và có thể sử dụng thêm một số các loại máy bắt muỗi hiện đang có mặt trên thị trường hiện này để có thể giúp bảo vệ bé một cách an toàn nhất.

Viêm Gan Virus B Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa

Viêm gan virus B ở trẻ em có triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào, có khác gì so với các đối tượng khác không?

Viêm gan virus B là gì?

Viêm gan virus B (Hepatitis B Virus – HBV) là một bệnh về gan do siêu vi viêm gan B gây ra. Hầu hết các bệnh viêm gan B đều hết trong vòng một đến hai tháng mà không cần điều trị. Khi nhiễm trùng kéo dài hơn sáu tháng, nó có thể phát triển thành viêm gan B mãn tính, có thể dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Virus viêm gan B lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như máu, tinh dịch, dịch âm đạo và nước bọt. Không giống như virus viêm gan A, virus viêm gan B không lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị chứa virus. Viêm gan B có thể được lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc dùng chung kim tiêm, nhưng trẻ em bị viêm gan B có nhiều khả năng mắc bệnh qua:

Sinh ra từ người mẹ bị viêm gan B (Điều rất quan trọng là tất cả phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu về bệnh viêm gan B ngay từ khi mới mang thai, vì người phụ nữ bị viêm gan B có thể truyền virus cho em bé trong khi sinh).

Sống cùng nhà với người bị nhiễm viêm gan B và dùng chung vật dụng như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu.

Nhận nhiều lần truyền máu hoặc các sản phẩm máu, giống như bệnh Hemophiliac (nguy cơ là không cao vì máu dự trữ được sàng lọc máu cẩn thận).

Bị cắn hoặc tiếp xúc với nước bọt có chứa virus viêm gan B qua vết thương hở.

Là bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Triệu chứng viêm gan virus B ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Viêm gan virus B chủ yếu ảnh hưởng đến gan và xâm nhập vào tế bào gan. Sự sinh sản của virus làm cho các tế bào gan suy yếu và chết đi. Cái chết đột ngột của một số lượng lớn tế bào gan có thể gây tổn thương gan hoặc thậm chí là suy gan.

Ở hầu hết trẻ em bị viêm gan B, điều này thường không xảy ra. Thay vào đó, virus nhân lên từ từ và tồn tại trong cơ thể, gây tổn thương gan dần dần. Trạng thái này được gọi là trạng thái mang mãn tính; mặc dù người đó có virus viêm gan B trong gan và máu, nhưng các dấu hiệu rất mơ hồ và khó nắm bắt.

Người mang mầm bệnh mãn tính vẫn có thể truyền cho người khác, ngay cả khi người đó không có triệu chứng. Hầu hết trẻ em bị nhiễm virus khi được sinh ra hoặc sớm tiếp xúc người mang mầm bệnh. Người lớn thì thường bắt đầu với một giai đoạn viêm gan cấp tính, nếu không phát triển thành mãn tính, viêm gan cấp tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 25 đến 180 ngày sau khi tiếp xúc với HBV. Các triệu chứng phổ biến nhất là:

Da và mắt vàng

Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng

Đau bụng ở vùng gan (phía trên bên phải)

Ăn mất ngon

Buồn nôn, nôn

Đau khớp

Sốt

Nước tiểu sẫm màu và phân sáng màu

Ngứa lan rộng

Phát ban

Chẩn đoán viêm gan virus B

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của con bạn và thực hiện kiểm tra thể chất. Viêm gan B được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu để có thể biết được tác động của virus đối với gan. Đối với các trường hợp mãn tính, sinh thiết gan có thể cần thiết. Lấy sinh thiết là lấy một mẫu mô gan để xét nghiệm.

Điều trị viêm gan virus B

Các triệu chứng viêm gan B thường có thể được điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân với các trường hợp không có biến chứng có thể tin tưởng vào kết quả rằng gan được phục hồi hoàn toàn. Bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính được điều trị bằng thuốc để giảm hoạt động của vi-rút và ngăn ngừa suy gan. Thuốc bao gồm:

Tiêm Interferon alfa-2b (Intron A)

Thuốc uống Lamivudine (Epivir-HBV)

Trong những trường hợp hiếm gặp, khi tổn thương gan do viêm gan B gây ra đe dọa tính mạng, có thể cần ghép gan.

Ngăn ngừa và tiêm phòng viêm gan virus B

Điều quan trọng là trẻ em phải được tiêm vắc-xin viêm gan B. Quá trình này bao gồm ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng. Hệ miễn dịch trước virus viêm gan B sẽ không hoàn thiện nếu không có cả ba mũi tiêm.

Nếu bạn đang mang thai, hãy làm xét nghiệm máu cho bệnh viêm gan B. Nếu bạn được chẩn đoán là dương tính, bạn nên chắc chắn rằng em bé của bạn được tiêm H-B-I-G và tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên cho bé trong vòng 12 giờ sau khi sinh.

Em bé của bạn nên tiêm vắc-xin viêm gan B liều thứ hai vào 1 đến 2 tháng tuổi và liều thứ ba lúc 6 tháng tuổi. Em bé của bạn cũng nên được xét nghiệm máu vào khoảng 9 đến 15 tháng tuổi để chắc chắn rằng bé được miễn nhiễm.

Viêm gan virus B ở trẻ em thường chuyển biến thành mãn tính và khó điều trị hơn so với người lớn.

Nguồn: http://www.chp.edu/our-services/transplant/liver/education/liver-disease-states/hepatitis-b

Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về bệnh gan, hãy gọi ngay tổng đài 1800.8019 (Trong giờ hành chính) hoặc 094.829.9119 (Ngoài giờ hành chính).

HEPOSAL – PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG VIÊM, XƠ GAN