Top 11 # Xem Nhiều Nhất Trieu Chung Ung Thu Tu Cung Giai Doan 1 Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Trieu Chung Dau Bao Tu Ở Trẻ Em Bạn Biết Chưa ?

Đau bao tử ở trẻ em có phổ biến không ?

Trieu chung dau bao tu ngày càng được quan tâm hơn cả bởi tỷ lệ xảy ra ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày. Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Triệu chứng đau bao tử ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày của trẻ em sơ sinh

Trẻ sơ sinh được coi như là những bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày cao nhất. Đay là nguyên nhân chính gây đột tử ở trẻ sinh non. Tuy nhiên nếu các mẹ biết cách theo dõi, phát hiện sớm. Thì triệu chứng này của bé sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng điển hình của bé khi bị trào ngược dạ dày có thể nhắc đến như sau:

Ợ hơi, nôn nhiều sau khi bú.

Lười ăn, hay quấy khóc, xuất hiện tình trạng ọc sữa đột ngột.

Chậm phát triển, cơ thể suy nhược, kèm theo tiêu chảy, khó thở.

Đặc biệt,sau khi bé ăn xong, tránh tình trạng bế xóc, ép vào bụng bé. Điều này làm cho axit dạ dày trào lên dẫn đến hiện tượng trớ sữa.

Dấu hiện nhận biết đau bao tử ở trẻ em

Bạn đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn, các trieu chung dau bao tu cũng cần để ý hơn cả. Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bé bị đau bao tử là biểu hiện chán ăn. Càng ở độ tuổi lớn, triệu chứng đau bao tử ở trẻ em ngày càng rõ rệt.

Tình trạng ợ hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thượng vị. Các mẹ cần chú ý mỗi khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc buồn nôn. Bởi đây chính là triệu chứng điển hình nhất của các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, nếu thấy có hiện tượng xuất huyết máu đường tiêu hóa, đi ngoài ra phân. Nên cho con đi khám ngay tại các trung tâm y tế bởi tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn cả.

Cách chữa đau bao tử ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của con một cách hợp lý và khoa học nhất. Chú ý nên chia các phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Ăn xong tránh cho bé vận động rung lắc nhiều hoặc nằm ngay. Hạn chế tối đa cho bé mặc quần áo quá chặt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

Trieu Chung Benh Gan Nhiem Mo, Dau Hieu Gan Nhiem Mo

Gan nhiễm mỡ là một bệnh mãn tính, lành, tuy nhiên, bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ lâu ngày không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi được chẩn đoán là mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì bệnh nhân cần tiến hành điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những kiến thức về bệnh khiến cho việc chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Có nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những triệu chứng của bệnh, hoặc là bệnh nhân nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh lý khác làm cho bệnh gan chuyển sang mãn tính gây ra nguy hiểm cho người bệnh.

GAN NHIỄM MỠ CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Để có thể phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ và có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế chuyên gan để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, nếu hàng ngày chúng ta bắt gặp những triệu chứng dưới dây, thì cũng rất có thể chúng ta đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

Mệt mỏi. Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó nó rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho lượng người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể mình luôn bị mệt mỏi kéo dài thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phân định nguyên nhân.

Ăn uống kém ngon. Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ bệnh viêm dạ dày và các bệnh khác, bạn cũng nên xem xét khả năng gan nhiễm mỡ.

Buồn nôn, đầy bụng. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu ở thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng… Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược . Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.

Vàng da. Vàng da là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da. Khi gan nhiễm mỡ các kiểu vàng da thường là tế bào gan, kiểu vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: rối loạn nội tiết, đau bụng, thiếu hụt vitamin, sao mạch…. Nếu như bệnh nhân thấy mình xuất hiện những triệu chứng trên trong nhiều ngày thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.

Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 1

DẤU HIỆU UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN 1

1. Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu). Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày, tuy vậy vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….

Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư. Sớm điều trị kịp thời để bệnh có khả năng hồi phục.

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Nên lưu ý các dấu hiệu sau. Người bệnh cần chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau:

Sụt cân: Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày. Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.

Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm..

Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.

Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.

Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.

Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.

Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Vì thế chúng ta cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình đừng để chuyển biến xấu.

3. Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?

Để phát hiện sớm ung thư dạ dày cách tốt nhất là Sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày

Cần làm gì để phát hiện bệnh ung thư dạ dày? Khám sàng lọc được thực hiện cho những bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Ở một số nước phát triển như Nhật Bản, nơi mà ung thư dạ dày là một bệnh thường gặp thì việc sàng lọc trên diện rộng có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư dạ dày.

Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để kiểm tra như: Nội soi dạ dày, sinh thiết tổn thương nghi ngờ, xét nghiệm về chất chỉ điểm khối u…

Một số xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán xác định và phân giai đoạn ung thư dạ dày. giúp đưa ra các quyết định điều trị chuẩn xác.

Nội soi dạ dày – ruột: cho phép xem trực tiếp khu vực quan tâm. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xác nhận chẩn đoán. Nội soi rất quan trọng để phát hiện ung thư giai đoạn sớm phát triển từ lớp niêm mạc phủ trên hoặc dưới của ống tiêu hóa.

Công ty hàng đầu Tp. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh Tâm và Đức, chăm sóc người già chuyên nghiệp.

Với nhiều chuyên môn đào tạo chuyên sâu như chăm sóc ăn uống, vệ sinh, xoa bóp cơ thể, dìu đi lại, chăm sóc vết loét, hút đàm, ăn bằng ốm, tập vật lý trị liệu… Đội ngũ nhân viên chăm sóc tại Tâm Và Đức đủ kiến thức chuyên môn và sức khỏe đảm nhận tốt công việc.

Được sự hướng dẫn tận tình, đào tạo thực hành bài bản bởi ban lãnh đạo tâm huyết, yêu nghề. Tin rằng, sẽ không một đơn vị nào có thể chuyên nghiệp hơn chúng tôi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tại nhà … Với Tâm Và Đức, bạn trao cho chúng tôi niềm tin, chúng tôi sẽ gửi lại bạn tấm lòng mình.

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàCơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhàMô hình chăm sóc sức khỏe tại nhàCách chăm sóc sức khỏe tại nhàDịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhàChăm sóc sức khỏe tại nhà là gìChăm sóc bệnh tại nhàDịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì

Các Triệu Chứng Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Cuối

Ung thư cổ tử là một trong những căn bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tỷ lệ người mắc phải cao chỉ đứng sau bệnh ung thư vú. Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có hơn 5000 trường hợp mắc bệnh và có đến ½ con số này đối diện với trường hợp xấu nhất là tử cung. Trong số đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối hay ung thư cổ tử cung di căn.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung. Đồng thời, chúng còn di căn sang một số cơ quan và đến các tạng khác khiến bệnh tình trở nặng hơn. Ở giai đoạn cuối, bệnh ung thư cổ tử cung nếu không có những phác đồ điều trị kịp thời cũng như kìm hãm sự di căn thì người bệnh rất dễ đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh có thể đối diện với trường hợp xấu nhất là tử vong.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể:

Giai đoạn 4A: Là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến lớp niêm mạc bên trong trực tràng và bàng quang. Song, các tế bào này đang có xu hướng lan tới hạch bạch huyết. Tuy nhiên, chúng chưa di căn đến các bộ phận nội tạng hay cơ quan khác trong cơ thể;

Giai đoạn 4B: Khi các tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết và có xâm lấn đến các cơ quan nội tạng vùng bụng trên thì có khả năng cao chúng phát triển và di căn đến một số một số cơ quan khác như phổi, xương. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Khác biệt với giai đoạn đầu, bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối thường có các triệu chứng rõ ràng hơn. Vì thế, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị mắc bệnh khi có những triệu chứng sau:

Khó thở là một trong những triệu chứng rất hay gặp phải khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do tình trạng tắc nghẽn phế quản hoặc do suy giảm hô hấp. Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ở trong không gian chật hẹp hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Nếu nhắc đến các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì không thể loại bỏ triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. Các trường hợp xuất huyết khi đến chu kỳ hay vận động mạnh chỉ là hiện tượng bình thường. Bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu xuất hiện triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường có kèm với chứng đau bụng hay đau lưng.

Bên cạnh triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu nhiều cũng chính là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan đến vùng chậu.

Đặc biệt, nếu có bạn có triệu chứng đau tức vùng chậu vào khoảng thời gian không trong chu kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn nguy hiểm. Bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày hoặc một số trường hợp khác có chu kỳ ngắn hơn là 25 – 27 ngày. Đây đều là những biểu hiện bình thường của nữ giới. Vì thế, bạn không quá lo lắng tình trạng lượng máu ra nhiều hay ít.

Tuy nhiên, nếu tình chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hoặc bỗng xuất hiện sớm mà không tìm ra được nguyên nhân thì bạn cần hết sức lưu ý. Loại trừ yếu tố cơ thể thay đổi nội tiết tố, cơ thể quá căng thẳng hoặc chế độ sinh hoạt không phù hợp thì yếu tố không thể bỏ qua là do ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Căn bệnh này không chỉ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn thay đổi cả nội tiết tố. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình phát triển và rụng trứng.

Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu sắc trong như lòng trắng trứng và không mùi, sờ phải có cảm giác nhầy và dai. Dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian rụng trứng. Trái lại, nếu dịch âm đạo thay đổi tính chất và số lượng thì có thể là dấu hiệu báo động cho tình trạng cơ thể thay đổi nhiều nội tiết tố. Vấn đề này cũng không thể loại trừ là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng khác mà bạn cũng có thể nghi ngờ bệnh tình ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối như: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, sụt cân không phanh, tóc rụng nhiều,… Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo thống kê mới đây, tiên lượng khả năng sống sốt sau 5 năm của phụ nữ bị ung thư cổ tử cung qua từng giai đoạn cụ thể như sau:

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, chỉ có khoảng 15 – 20% khả năng người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mới có thể sống đến 5 năm. Chính vì vậy, để kéo dài thời gian sống, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn di căn

Như vừa mới đề cập, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối vẫn còn có 15 – 20% cơ hội sống ít nhất 5 năm nếu điều trị tích cực và sức khỏe của người bệnh cho phép thực hiện để điều trị bệnh. Một số liệu pháp điều trị điển hình cho bệnh tình ở giai đoạn này bao gồm:

Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng với mục đích chữa lành bệnh đối với các trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 4A, khi các tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn còn khu trú ở vùng chậu. Cuộc phẫu thuật này không phải mọi bệnh nhân đều được chỉ định điều trị. Bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng về tình hình sức khỏe mới được đưa ra chỉ định;

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra thêm liệu pháp hóa trị hoặc Hóa trị hoặc xạ trị: xạ trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ phù hợp cho các đối tượng có sức khỏe chịu được đụng các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Hai liệu pháp này có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng và giúp kiểm soát diễn biến của bệnh, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Dựa trên hiệu quả đạt được, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thêm một số phương án điều trị tiếp theo;

Thuốc điều trị nhắm mục đích: Thuốc điều trị đích thường phối hợp với hóa trị. Mục đích của liệu pháp này sẽ giúp kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư. Từ đó giúp kiểm soát được sự phát triển của ung thư.

Dù là lựa chọn điều trị bằng phương án nào, bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan và tâm huyết để bệnh tình nhanh chóng được hồi phục sớm.

Khi nào ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn không còn khả năng chữa trị?

Không phải như các giai đoạn nhẹ khác, việc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả điều trị cũng rất xuýt xoát. Thời điểm mà bác sĩ thông báo tình trạng của bệnh nhân không còn khả năng chữa trị được nữa là lúc:

Khối u đã phát triển quá lớn và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên không có liệu pháp nào có thể kiểm soát được những khối u;

Sức khỏe, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân quá yếu không thể tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Bởi những liệu pháp này đều có những tác dụng phụ nghiêm trọng mà nhóm đối tượng này có thể không có khả năng chịu đựng được;

Bệnh nhân đã trải qua các cuộc phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị nhưng bệnh tình không đáp ứng được với việc điều trị và vẫn tiếp tục lan rộng và xâm lấn lan rộng ngoài việc kiểm soát;

Đối với nhóm đối tượng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phải ngưng chữa bệnh ung thư và xem xét một số phương án khác. Tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức chăm sóc giảm nhẹ bệnh tại bệnh viện hay tại nhà.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Song song với việc điều trị bằng những phương pháp y học tiên tiến, người nhà và người bệnh có thể lựa chọn nhập viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe được chặt chẽ hoặc về nhà để có không gian nghỉ ngơi thoáng mát. Mỗi nơi, người thân cần biết những cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sao cho phù hợp. Cụ thể hơn:

Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại bệnh viện

Hầu như các liệu pháp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều được thực hiện tại bệnh viện để được kiểm soát bởi đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Người bệnh và người thân cần biết cách chăm sóc sau phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị. Trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những triệu chứng bất thường không rõ nguyên do. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh kiểm soát tốt các tác dụng phụ.

Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà

Nhiều người thân lựa chọn phương án chăm sóc cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà để có không gian nghỉ ngơi thoải mái. Khi đó, cơ hội tiếp cận với hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế sẽ bị hạn chế. Do đó, trước khi đưa ra quyết định đưa người bệnh về nhà, bạn cần trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh cũng như cách liên lạc với bác sĩ khi gặp phải những trường hợp khẩn cấp. Khi có sự đồng ý đưa bệnh nhân về nhà nghỉ dưỡng, bác sĩ có thể kê thêm một số đơn thuốc để bổ trợ cho việc chăm sóc bệnh.

1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung giai đoạn cuối thường bị táo bón nặng, chướng bụng và nôn do khối u chèn ép nhiều lên trực tràng hoặc di căn đến ruột. Chính vì sự mệt mỏi đã khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thành phần dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thịt tốt cho sức khỏe. Song song, người bệnh cũng cần uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, có thể uống thêm sữa và hoa quả tươi. Bởi loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung nước mà còn dung nạp vào cơ thể các dưỡng chất thiết yếu khác;

Cách chế biến: Vì cơ thể của người bệnh còn rất yếu nên cách chế biến thức ăn cho người bệnh dùng cũng rất quan trọng. Hãy chế biến món ăn ở dạng mềm như cháo, súp, món nghiền nhỏ,… Đây đều là những món ăn dễ tiêu hóa lại giàu giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi đa dạng món ăn và trang trí đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của người bệnh;

Khẩu phần ăn: Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần ăn trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tạo áp lực cho đường ruột và tạo cảm giác dễ chịu.

2. Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn

Vì là giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ trải qua rất nhiều sự đau đớn. Do đó, người chăm sóc bệnh cần có những biện pháp chăm sóc hiệu quả để hỗ trợ họ giảm thiểu cơn đau. Tương ứng với mỗi triệu chứng gặp phải sẽ có những cách cải thiện phù hợp. Cụ thể hơn:

Có đến 70% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung gặp tình trạng khó thở, đau ngực. Triệu chứng này xảy ra do suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản khi ung thư di căn đến phổi. Người chăm sóc bệnh có thể giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi. Có thể kê thêm gối để người bệnh có thể nâng cao đầu và nghỉ ngơi thoải mái hơn. Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng bình thở oxy hay các thiết bị trợ thở. Nếu bệnh nhân gặp vấn đề khó thở nghiêm trọng thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Đau đớn xuất hiện đột ngột, đau vùng dưới chậu và dưới thắt lưng

Cơn đau thắt là điều không thể tránh khỏi khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối, đặc biệt là cơn đau bất thường ở vùng chậu và dưới thắt lưng. Bạn nên giúp người bệnh xoa bóp hay massage nhẹ nhàng. Nếu cần thiết, có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bệnh ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu. Không những vậy, chất dịch nhầy hay máu âm đạo có thể xuất hiện khi đi tiểu. Trong trường hợp máu xuất hiện nhiều, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng đến việc giữ vệ sinh đường niệu để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, táo bón và có cảm giác buồn nôn

Ở giai đoạn cuối, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, sụt cân do khối u lan rộng đến trực tràng hay các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Người chăm bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý của người bệnh.

3. Động viên, chia sẻ với bệnh nhân về mọi vấn đề và tôn trọng mong muốn của bệnh nhân

Phụ nữ thường yếu đuối và luôn muốn cần được sự chia sẻ từ mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Lúc này, họ luôn có những mong muốn cá nhân bởi họ biết được không biết phải nhắm mắt vào lúc nào. Đôi lúc, vì những cơn đau đớn và sự mệt mỏi khiến người bệnh trở nên khó tính và cáu gắt. Vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng, từ tốn và thông cảm để người bệnh cảm thấy an tâm hơn.

Thi thoảng, người chăm sóc cũng cần đưa người bệnh đi dạo, tắm nắng để thư giãn cơ thể và đầu óc. Hãy giúp đỡ họ bằng cách dìu hoặc đẩy xe lăn. Đồng thời, giúp họ massage nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.