Top 4 # Xem Nhiều Nhất Trieu Chung Ung Thu Tu Cung La Gi Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Trieu Chung Dau Bao Tu Ở Trẻ Em Bạn Biết Chưa ?

Đau bao tử ở trẻ em có phổ biến không ?

Trieu chung dau bao tu ngày càng được quan tâm hơn cả bởi tỷ lệ xảy ra ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày. Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Triệu chứng đau bao tử ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày của trẻ em sơ sinh

Trẻ sơ sinh được coi như là những bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày cao nhất. Đay là nguyên nhân chính gây đột tử ở trẻ sinh non. Tuy nhiên nếu các mẹ biết cách theo dõi, phát hiện sớm. Thì triệu chứng này của bé sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng điển hình của bé khi bị trào ngược dạ dày có thể nhắc đến như sau:

Ợ hơi, nôn nhiều sau khi bú.

Lười ăn, hay quấy khóc, xuất hiện tình trạng ọc sữa đột ngột.

Chậm phát triển, cơ thể suy nhược, kèm theo tiêu chảy, khó thở.

Đặc biệt,sau khi bé ăn xong, tránh tình trạng bế xóc, ép vào bụng bé. Điều này làm cho axit dạ dày trào lên dẫn đến hiện tượng trớ sữa.

Dấu hiện nhận biết đau bao tử ở trẻ em

Bạn đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn, các trieu chung dau bao tu cũng cần để ý hơn cả. Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bé bị đau bao tử là biểu hiện chán ăn. Càng ở độ tuổi lớn, triệu chứng đau bao tử ở trẻ em ngày càng rõ rệt.

Tình trạng ợ hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thượng vị. Các mẹ cần chú ý mỗi khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc buồn nôn. Bởi đây chính là triệu chứng điển hình nhất của các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, nếu thấy có hiện tượng xuất huyết máu đường tiêu hóa, đi ngoài ra phân. Nên cho con đi khám ngay tại các trung tâm y tế bởi tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn cả.

Cách chữa đau bao tử ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của con một cách hợp lý và khoa học nhất. Chú ý nên chia các phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Ăn xong tránh cho bé vận động rung lắc nhiều hoặc nằm ngay. Hạn chế tối đa cho bé mặc quần áo quá chặt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

Trieu Chung Benh Gan Nhiem Mo, Dau Hieu Gan Nhiem Mo

Gan nhiễm mỡ là một bệnh mãn tính, lành, tuy nhiên, bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ lâu ngày không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi được chẩn đoán là mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì bệnh nhân cần tiến hành điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những kiến thức về bệnh khiến cho việc chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Có nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những triệu chứng của bệnh, hoặc là bệnh nhân nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh lý khác làm cho bệnh gan chuyển sang mãn tính gây ra nguy hiểm cho người bệnh.

GAN NHIỄM MỠ CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Để có thể phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ và có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế chuyên gan để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, nếu hàng ngày chúng ta bắt gặp những triệu chứng dưới dây, thì cũng rất có thể chúng ta đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

Mệt mỏi. Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó nó rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho lượng người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể mình luôn bị mệt mỏi kéo dài thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phân định nguyên nhân.

Ăn uống kém ngon. Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ bệnh viêm dạ dày và các bệnh khác, bạn cũng nên xem xét khả năng gan nhiễm mỡ.

Buồn nôn, đầy bụng. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu ở thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng… Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược . Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.

Vàng da. Vàng da là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da. Khi gan nhiễm mỡ các kiểu vàng da thường là tế bào gan, kiểu vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: rối loạn nội tiết, đau bụng, thiếu hụt vitamin, sao mạch…. Nếu như bệnh nhân thấy mình xuất hiện những triệu chứng trên trong nhiều ngày thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.

Lý Do Người Mắc Bệnh Ung Thu Tại Việt Nam Ngày Càng Trẻ Hóa Đến Mức Báo Động

Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư hàng đầu trên thế giới và có độ tuổi người mắc bệnh ung thư ngày càng “trẻ hóa”. Phòng ngừa và có phương pháp bảo hiểm cho người bệnh ung thư càng sớm càng sẽ giúp bạn tăng cơ hội phục hồi nếu mắc phải Thực trạng bệnh ung thư tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang tăng rất nhanh theo từng năm, chỉ trong 10 năm (2000 – 2010), từ 68,000 người đã tăng nhanh đến 126,000 người. Hiện con số thống kê được vào năm 2018 là gần 165,000 người mắc ung thư với hơn 70% trường hợp người tử vong do bệnh và các biến chứng của bệnh gây ra.

Đáng quan tâm hơn, theo thống kê của bệnh viện Ung bướu chúng tôi năm 2017, độ tuổi mắc bệnh ung thư của người Việt đang ngày càng “trẻ hóa”. Bệnh ung thư cổ tử cung thời gian qua đang dần trở nên phổ biến hơn ở người trẻ. Có thời điểm, trong 1 tuần, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhân dưới 20 tuổi và 5 trường hợp bệnh nhân dưới 25 tuổi.

Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng tại Việt Nam Cách đề phòng nguy cơ ung thư tăng mạnh ở người trẻ

Theo Giám đốc bệnh viện K Trung ương, độ tuổi mắc ung thư vú ở Việt Nam ngày càng “trẻ hóa” so với các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ. Người mắc bệnh đang tập trung nhiều và tăng nhanh ở độ tuổi 30- 34. Ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng lên, nếu như trước đây, người bệnh ung thư đại trực tràng thường ở độ tuổi từ 50 trở lên thì nay, cả những người 12 đến 13 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư tại Việt Nam

Người nhiễm virus viêm gan B, C, đồng nhiễm HIV và viêm gan virus, xơ gan do rượu là những yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng xơ gan và ung thư gan. Nếu được tầm soát và theo dõi điều trị sớm, số người mắc và tử vong vì ung thư gan và xơ gan sẽ không lên đến con số quá cao như hiện nay. Ngoài ra, thuốc lá và rượu còn là hai yếu tố chính ở Việt Nam gây ra ung thư đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và ung thư thực quản.

Trưởng khoa ngoại I của Bệnh viện Ung bướu chúng tôi – cho biết, tuy bệnh ung thư cổ tử cung có tỉ lệ mắc bệnh và gây tử vong thấp hơn so với các loại ung thư khác, nhưng đây lại là căn bệnh có tỷ lệ người mắc đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở các nước đang phát triển.

Sự xem nhẹ các phương pháp bảo vệ sức khỏe và đề phòng bệnh tật cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến số người mắc bệnh ngày càng cao. Vì việc tầm soát ung thư và tiến hành kiểm tra, theo dõi bệnh khi có các triệu chứng ở người Việt vẫn chưa thật sự được người dân chú trọng.

Chọn bảo hiểm nhân thọ uy tín – Số mình mình tính.

Nhìn chung, bệnh ung thư trở nên quá phổ biến ở nước ta là do nhiều nguyên nhân về thói quen như ăn uống, sinh hoạt và xem nhẹ sức khỏe. Nhưng còn một vấn đề quan trọng hơn, dẫn đến tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam ở mức cao là do ý thức bảo vệ sức khỏe. Ở những nước mà người dân có ý thức tầm soát ung thư sớm từ độ tuổi trưởng thành, tỷ lệ người bệnh bị di căn sang giai đoạn nguy hiểm hoặc tỷ lệ người tử vong do bệnh ung thư là rất thấp. Vì bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư

Tầm soát bệnh ung thư từ bây giờ

Ung thư là căn bệnh xuất hiện âm thầm, có tác hại vô cùng nguy hiểm. Nhiều trường hợp, người mắc bệnh không biết rằng mình đang ở thời kỳ cuối, vì cơ thể hoàn toàn không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Vậy nên, việc tầm soát để phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh, đặc biệt đối với người ở độ tuổi dễ mắc bệnh ung thư, thông thường là từ 40 tuổi trở lên.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc xin tư vấn từ bác sỹ

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh trên, để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh ung thư, mỗi người cần hạn chế tối đa hoặc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, đồng thời tránh xa các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe như quá nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm không rõ nguồn gốc và có quy trình chế biến không an toàn.

Ngoài ra, mọi người cần nâng cao sức khỏe và sức đề kháng bằng cách tăng cường vận động thể lực, đầu tư một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm phòng vaccine ngừa bệnh ung thư viêm gan B, vắc xin ung thư cổ tử cung .v.v… Và nếu cơ thể có một trong các biểu hiện bất chợt và bất thường như: viêm loét lâu liền, ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ; có khối u trên cơ thể; hạch bạch huyết to không bình thường; chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo; gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân… thì người dân cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Đặc biệt đối với một số bệnh ung thư có yếu tố di truyền, trong gia đình đã có người mắc thì con cháu và người cùng huyết thống nên thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm bệnh, vì theo chúng tôi Trần Văn Thuấn, hiện nay có khoảng 70% người bệnh ung thư ở nước ta phát hiện và điều trị muộn. Việc phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản.

Mua gói bảo hiểm bệnh ung thư

Trước tình trạng bệnh ung thư liên tục gia tăng ở Việt Nam và trở nên phổ biến hơn ở người trẻ, ngày càng có nhiều người tìm đến các gói bảo hiểm bệnh ung thư nhằm mục đích có được một giải pháp dự phòng tài chính trước các nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, gói bảo hiểm cho người bệnh ung thư, “FWD Sống khỏe” đang được nhiều người dân chú ý nhờ vào những lợi ích thiết thực.

Bảo hiểm nhân thọ bệnh hiểm nghèo không phải để mua khi cần dùng

Gói bảo hiểm cho người bệnh ung thư của FWD mang tên “FWD Sống khỏe – Bảo hiểm bệnh ung thư” là một giải pháp bảo hiểm trực tuyến đầu tiên trên thị trường, có ưu điểm nổi bật:

Chi trả 100% số tiền bảo hiểm khi phát hiện bệnh ung thư ở bất kỳ giai đoạn nào.

Chi phí phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng với phí bảo hiểm chỉ từ 99.000 đồng/năm.

Đăng ký tham gia đơn giản do không cần kiểm tra sức khỏe, chỉ cần trả lời 3 câu hỏi đơn giản về sức khỏe trên website.

Đối với sản phẩm bảo hiểm ung thư thông thường trên thị trường, số tiền bảo hiểm mà người dùng đăng ký sẽ nhận nhận được là khác nhau theo từng trường hợp và công ty bảo hiểm thường không chi trả 100% chi phí chữa trị.

Gói sản phẩm bảo hiểm cho người bệnh ung thư với mức phí đăng ký hợp lý, tiết kiệm chỉ vài trăm nghìn một năm, FWD giúp tất cả mọi người ở độ tuổi khác nhau đều có thể đăng ký để sử dụng một giải pháp tối ưu nhất để giảm gánh nặng tài chính và tăng cơ hội được điều trị bệnh trong trường hợp xấu nhất.

FWD giúp mọi người đang dần thay đổi cảm nhận của mình về ngành bảo hiểm cũng như dịch vụ bảo vệ sức khỏe nói chung. Giờ đây, bạn có thể yên tâm để chọn sống đầy, sống trải nghiệm trọn vẹn.

FWD – Thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm

Top

Bệnh Ung Thư Niêm Mạc Tử Cung

I. Đại cương

Ung thư niêm mạc tử cung là khối u ác tính từ niêm mạc tử cung. Ung thư niêm mạc tử cung hiếm hơn ung thư cổ tử cung (tỷ lệ 1/9).

Thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh (có khoảng 15% gặp ở phụ nữ chưa mãn kinh)

Không lan nhanh sang 2 bên dây chằng rộng, vì vậy tiên lượng tốt hơn ung thư cổ tử cung.

II. Yếu tố thuận lợi

Nổi bật là tuổi và cường Estrogen.

Tuổi là yếu tố quan trọng nhất, vì 90% ung thư nội mạc tử cung xuất hiện sau tuổi 50.

Cường Estrogen: Với giai đoạn ài cường Estrgen tương đối làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Rụng trứng không đều, dậy thì sớm, mãn kinh muộn, vô sinh tăng nguy cơ nhẹ.

Béo bệu làm tăng cường chuyển hóa Androstenedio ở tổ chức mỡ dưới da gây cường Estrogen là yếu tố nguy cơ quan trọng.

Viên thuốc tránh Estrogen trước và Progestin sau, dùng Estrogen thay thế sau mãn kinh đều làm tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung.

Tiền sử gia đình có người bị ung thư niêm mạc tử cung cũng là một yếu tố nguy cơ.

III. Giải phẫu bệnh 1. Đại thể

Thường khối u là một Polip sần sùi, có những nụ nhỏ dễ chảy máu.

Hình thái loét ít gặp hơn.

2. Vi thể

Đại bộ phận là ung thư biểu mô tuyến, một số ít trường hợp là ung thư biểu mô kép dẹt gai loại không biệt hoá.

III. Sự lan tràn

Theo bề mặt buồng tử cung hay sâu xuống lớp cơ tử cung hoặc buồng cổ tử cung.

Trong tiểu khungung thuwlan theo vòi trứng, bàng quang, đại tràng, phúc mạc tiểu khung.

Ung thư còn lan theo đường bạch huyết đến các hạch hố chậu và dọc ĐM chủ.

IV. Chẩn đoán 1. Cơ năng

Rong huyết sau mãn kinh, số lượng ít, máu đen. Ra máu bất thường, xuất hiện trong vài ngày rồi tự cầm. Có thể nhiều khí hư, màu hồng, lẫn mủ hoặc máu, mùi hôi.

Đau bụng: Do tử cung co bóp đẩy dịch hoặc máu trong tử cung, đau theo cơn. Khi ung thư lan tràn vào tổ chức dây chằng và các bộ phận khác ở hố chậu đau bụng nhiều.

2. Thực thể

Thấy máu trong buồng tử cung chảy ra. Giai đoạn đầu tử cung bình thường. Khi bệnh đã tiến triển tử cung to, mềm, không đau, di động. Phần phụ, cổ tử cung bình thường.

3. Cận lâm sàng

Siêu âm: Niêm mạc tử cung hình răng cưa.

Nạo buồng tử cung kiểm tra giải phẫu bệnh lý.

Chụp buồng tử cung: Chỉ thực hiện khi không ra máu và không có nhiễm trùng, tìm hình khuyết, buồng tử cung nham nhở, to ra, biến dạng.

Soi buồng tử cung tìm vùng niêm mạc tổn thương làm sinh thiết.

Quệt tế bào ở cùng đồ sau, kết quả chỉ (+) ở 60% trường hợp.

V. Phân giai đoạn

(Theo FIGO: Federation International de Genecologie et Obstetrique) 1988

Giai đoạn I: Khu trú ở tử cung.

Ia: Tổn thương ở niêm mạc tử cung

Ib. Tổn thương lan tràn vào cơ, dưới 50%

Ic: Tổn thương lan tràn vào cơ, trên 50%

Giai đoạn II: Lan xuống cổ tử cung.

IIa: Lan tràn vào niêm mạc và tuyến ở cổ tử cung.

IIb: Lan tràn vào lớp đệm ở cổ tử cung.

Giai đoạn III: Lan vào tiểu khung

IIIa: Lan tới lớp phúc mạc, vòi trứng.

IIIb: Lan vào âm đạo.

IIIc: Lan vào tiểu khung và các hạch cạnh động mạch chủ.

IV: Giai đoạn IV: Lan ra ngoài tử cung

IVa: Lan vào bàng quang hay ruột.

IVb: Di căn xa, kể cả hạch trong ổ bụng và hạch bẹn

V. Tiến triển

Thường tiến triển chậm. Do chảy máu rỉ rả kéo dài, bệnh nhân có thể thiếu máu.

VI. Điều trị 1. Phẫu thuật

Là phương pháp điều trị chủ yếu. Cắt tử cung hoàn toàn và 2 phần phụ qua đường bụng. Một số tác giả chủ trương cắt tử cung rộng và vét hết hạch.

2. Tia xạ

Thường tia xạ tại chỗ mỏm cắt (sau mổ) để dụ phòng tái phát khi ung thư lã lan vào cơ.

Tia xạ tiểu khung bằng Cobalt 60 khi lan tới hạch tiểu khung.

Tia xạ có thể hạn chế tái phát tại chỗ ở vùng tiểu khung, nhưng không kéo dài được cuộc sống cho người bệnh.

VII. Chỉ định điều trị theo giai đoạn

Giai đoạn 0: Cắt tử cung hoàn toàn và phần phụ.

Giai đoạn I: Tia xạ trên tử cung âm đạo, cắt tử cung hoàn toàn (có lấy hạch hoặc không tùy thể trạng bệnh nhân), tia xạ tiểu khung có di căn hạch, nội tiết liệu pháp (medroxy progesteron + taxmoxifen) nếu thuộc loại biệt hoá.

Nếu bệnh nhân không thể mổ được, tia xạ liều điều trị phối hợp thêm liệu pháp.

Nếu có nhiễm trùng thì mổ trước tia xạ sau.

Giai đoạn II: Phẫu thuật rộng, điều trị như ung thư cổ tử cung (Tia xạ, phẫu thuật Werthiem + lấy hạch, tia xạ hậu phẫu)

Giai đoạn III: Cắt bỏ tử cung giảm khối lượng ung thư, sau đó tia xạ. Nếu không mổ được tia xạ tại chỗ (Radium) và tia xạ cobalt) kết hợp với nội tiết liệu pháp.

Giai đoạn IV:Thường dùng nội tiết và điều trị triệu chứng, phẫu thuật ít được đề cập.

VIII. Điều trị dự phòng, theo dõi

Dùng Progestin nếu có quá sản niêm mạc tử cung, rối loạn rụng trứng 70% tái phát trong 2 năm đầu, 70% tái phát trong âm đạo và tiểu khung, 80% tái phát tiểu khung có di căn ở phổi, xương, bụng gan.

Theo dõi sau mổ 3 tháng một lần trong 3 năm đầu, 6 tháng một lần trong 2 năm sau, còn lại một năm 1 lần.

Theo dõi thể trạng chung, cân nặng, khám toàn thân, âm đạo tiểu khung.

Chụp phổi 1 năm 1 lần trong 5 năm đầu, siêu âm 3 tháng sau mổ, siêu âm tiểu khung hàng năm, Chụp vú 2 năm 1 lần. Định lượng CA 125 hàng năm.

Điều trị tốt đúng cách tỷ lệ sống 5 năm là: Giai đoạn I: 90%, Giai đoạn II: 75%, Giai đoạn III: 31%, Giai đoạn IV: 9,1%.