Viêm amidan dễ bị tái phát khiến cho cơ thể con người dễ suy nhược, do đó nhiều người chọn cách cắt amidan với mong muốn có thể trị bệnh tận gốc. Việc phẫu thuật cắt amidan được xem là cách chữa bệnh tốt nhất. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm amidan cấp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm amidan cấp.
Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm sung huyết của amidan khẩu cái, đây là căn bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 5-15 do nhiều nguyên nhân gây ra. Amidan là khối tân bào nằm ở thành bên họng ở phía sau trụ trước (nếp lưỡi – khẩu cái) và trước trụ sau (nếp họng). Khi vi khuẩn, virus tấn công thì amidan dễ bị viêm nhiễm, gọi là bệnh viêm amidan.
Viêm amidan cấp tính: Là tình trạng viêm xuất tiết, sung huyết của amidan khẩu cái, phổ biến ở độ tuổi từ 5-15 tuổi.
Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng amidan khẩu cái bị tái nhiều lần, gọi là viêm amidan mạn tính. Amidan có thể phát triển thành viên quá phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc phát triển viêm xơ teo.
Nguyên nhân viêm amidan
Viêm amidan do nhiễm virus, vi khuẩn
Đa số các trường hợp bị viêm amidan cấp tính đều do nhiễm phải virus, vi khuẩn gây ra. Bởi tại Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus tấn công, có cơ hội phát triển và lây lan mạnh mẽ. Viêm amidan do vi khuẩn và virus không giống nhau:
Viêm amidan do nhiễm virus: Gây ra bởi loại virus có tên là eppstein-barr. Bệnh nhân viêm amidan do nguyên nhân này có khả năng dễ bị lây nhiễm bạch cầu đơn nhân.
Viêm amidan do tạch bạch tuyết
Bạch huyết là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều cơ quan khác nhau có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Tuy nhiên thì khi hệ thống bạch huyết phát triển nhanh bất thường sẽ gây ra tình trạng tăng hạch ở vùng cổ họng, đây chính là nguyên nhân khiến amidan bị sưng và viêm.
Cơ thể suy giảm sức đề kháng, dễ bị vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong mũi họng phát triển.
Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà…
Do nhiễm lạnh như uống nước đá, ăn kem, uống bia lạnh..
Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển…
Vệ sinh họng, miệng, răng kém…
Thời tiết thay đổi đột ngột…
Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp
Triệu chứng viêm amidan cấp tính điển hình như sau:
Rét run rồi sốt từ 38 đến 39 độ C.
Người mệt mỏi, đau đầu và ăn uống kém, chán ăn.
Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.
Viêm amidan cũng có thể gây đau đầu do tăng nhiệt độ của cơ thể. Ngoài ra việc thiếu năng lượng cũng khiến tình trạng nặng hơn, nếu bị đau đầu và đau họng cùng sưng hạch cổ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Người bệnh viêm amidan cấp tính có cảm giác đau họng, nhói đau lên tai tăng lên khi nuốt và ho.
Kèm theo viêm mũi, trẻ chảy nước mũi, thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.
Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.
Niêm mạc họng đỏ, miệng khô khan.
Amidan sưng đỏ, đôi khi sẽ thấy trên bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng dần dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan.
Điều trị khi nhận thấy có biểu hiện amidan cấp tính
Đối với bệnh viêm amidan cấp tính thì chủ yếu là điều trị các triệu chứng, nâng cao thể trạng và chỉ nên dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng để dễ tiêu, uống nhiều nước.
Giảm đau, hạ sốt khi trên 38,5 độ C: paracetamol và nên uống cách ít nhất 4 – 6 giờ.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như bicarbonat natri, borat natri…
Nâng cao thể trạng bằng các yếu tố vi lượng, sinh tố…
Viêm amidan cấp tính khi nào đi khám bác sĩ tai – mũi – họng
Ngoài các trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ, tự khỏi sau vài ngày thì phần lớn các trường hợp viêm amidan cấp gây ra các triệu chứng khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và các công việc thường ngày của người bệnh.
Khi người bị bệnh viêm amidan cấp có các triệu chứng sau cần đi khám bác sĩ ngay: