Nguyên nhân viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải, theo thống kê cứ 10 người phụ nữ đến khám viêm đường tiết niệu thì có đến 9 người là phụ nữ có thai. Các dấu hiệu của bệnh thường phát triển âm thầm, thậm chí không có triệu chứng hoặc khiến cho nhiều người nhầm tưởng đó là thường gặp khi mang thai. Để có cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu hiệu quả nhất thì việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là việc làm đầu tiên mà các mẹ bầu cần nghĩ tới.
Theo các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa An Giang, tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở bà bầu là do vi khuẩn chúng tôi – một loại vi khuẩn đường ruột. Bệnh viêm đường tiểu thường xảy ra chủ yếu vào 3 tháng đầu hay những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu thường bắt nguồn từ những lý do sau:
Ống niệu đạo ngắn: Bình thường ống niệu đạo nữ giới vốn đã ngắn hơn so với nam giới, khoảng cách từ hậu môn, âm đạo đến lỗ niệu đạo cũng rất gần. Khi mang thai chất dịch âm đạo tiết ra nhiều khiến cho vùng kín nữ giới luôn trong tình trạng ẩm ướt khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiểu sinh sôi và phát triển.
Sự tăng kích thước của tử cung: Khi mang thai, kích thước của tử cung cũng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Điều này vô tình chèn ép lên bàng quang và đường tiết niệu để gây ra tình trạng ứ đọng chất thải ở bàng quang và bể thận, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
Sự thay đổi của cơ thể: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai là nguyên nhân khiến vi khuẩn gây viêm đường tiểu dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng.
Nhiễm khuẩn từ đường ruột: Viêm đường tiết niệu cũng có thể do vi khuẩn từ những bộ phận khác trong cơ thể như các vi khuẩn như chúng tôi trong đường ruột. Vì niệu đạo có vị trí gần trực tràng nên vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Quan hệ tình dục: Một số vi khuẩn gần âm đạo hay các vi khuẩn lây qua đường tình dục có thể đi vào niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục.
Liên cầu nhóm B: Liên cầu nhóm B là nhóm vi khuẩn phổ biến gây ra viêm đường tiết niệu. Chị em phụ nữ mang thai cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bệnh viêm đường tiểu khi mang thai cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như: suy giảm miễn dịch, thụt rửa âm đạo không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh, lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục,…
Nhận biệt triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Nếu mắc phải căn bệnh viêm đường tiết niệu trong thai kỳ, các triệu chứng sau đây có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai cần phải chú ý và cảnh giác:
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác buồn tiểu liên tục với lượng nước tiểu chảy ra ở mỗi lần lại khá ít.
Tiểu buốt, tiểu rắt, chị em xuất hiện cảm giác đau nhói và nóng rát khó chịu khi đi tiểu.
Ở một số trường hợp, nữ giới có thể đi tiểu tiện không tự chủ do bàng quang bị mất kiểm soát gây rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài.
Nước tiểu có mùi khai nồng mặc, màu sắc nước tiểu có thể bị thay đổi sang màu vàng sẫm hay đỏ tươi khi có lẫn máu.
Âm đạo bị đau rát và khó chịu trong và sau khi quan hệ tình dục.
Đau tức ở vùng lông mu hay đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng…
Chị em mang thai bị viêm đường tiết niệu xuất hiện các triệu chứng bệnh toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn, người mệt mỏi…
Trên thực tế, có khá nhiều nữ giới bị nhầm lẫn những triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai kể trên với những thay đổi của cơ thể khi ở đầu thai kỳ. Điều này gây khó khăn trong việc phát hiện sớm ra bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và bé cũng như tới kết quả cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu sau này.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tiết niệu khi mang thai
Nếu bị viêm đường tiểu khi mang thai, bà bầu có thể gặp phải những nguy cơ như:
Nhiễm khuẩn thường: Nhiễm khuẩn thường sẽ không có dấu hiệu nhận biết lâm sàng. Thường có ít nhất 100.000 vi khuẩn/1ml nước tiểu khi xét nghiệm nước tiểu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp/viêm bàng quang cấp: Khi bà bầu bị viêm nhiễm đường tiết niệu thấp sẽ có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và nước tiểu sẫm màu. Ngoài ra, mẹ bầu còn có cảm giác nóng bỏng và rát khi tiểu, người mệt mỏi, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
Nhiễm khuẩn tiết niệu cao/viêm thận – bể thận cấp: Trường hợp bà bầu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao sẽ có triệu chứng sốt cao (39 – 40 độ C). Kèm theo mạch đập nhanh, rét run và thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng. Ngoài ra, bà bầu có biểu hiện buồn nôn và nôn, nhức đầu, tiểu buốt, tiểu rắt, phù toàn thân. Có khi choáng do urê huyết tăng, rối loạn chức năng thận dẫn đến suy thận cấp.
Viêm cầu thận cấp: Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2 kg/tuần). Thêm vào đó, bà bầu dễ bị tăng huyết áp, tiểu ít cùng với đó là nhức đầu có khi mờ mắt. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.
Suy thận cấp: Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù và tiểu ít. Bệnh này khiến cho bé nhẹ cân, có thể gây sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu hiệu quả
Đầu tiên, khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị. Tại đây, bác sĩ sẽ kê đơn cho một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị hiệu quả dạng viêm nhiễm. Thông thường những loại thuốc này đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ bầu để đảm bảo hiệu quả bạn nên sử dụng đúng và đủ các loại thuốc được chỉ định.
Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị, điều này có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, sốc thuốc hoặc có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi thậm chí dẫn tới tình trạng thai chết lưu hay sinh non. Do đó, trước khi tìm cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, đồng thời tiến hành thăm khám để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị em mang thai nên uống các loại nước hoa quả có tác dụng lợi tiểu. Nước râu ngô, rau mã đề rất tốt cho phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu. Chị em không nên nhịn tiểu và cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để không cho vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển.
Phòng khám đa khoa An Giang là địa chỉ thăm khám phụ khoa tin cậy và chất lượng tại An Giang được nhiều chị em mang thai bị viêm đường tiết niệu lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phụ sản giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc đầy đủ, hiện đại sẽ giúp các mẹ bầu sớm thoát khỏi những phiền toái, khó chịu do căn bệnh viêm đường tiết niệu gây ra. Các bác sĩ sẽ kiểm soát kịp thời các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại hiệu quả.