Top 4 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xơ Vữa Đông Mạch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Xơ Vữa Động Mạch

Xơ vữa động mạch thường xảy ra ở các động mạch vừa và lớn, không xuất hiện ở các động mạch có áp lực thập như: Tĩnh mạch, động mạch phổi, các động mạch nhỏ. Nó gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thể kể đến bệnh động mạch vành hoặc bệnh mạch máu não.

Thế nào là xơ vữa động mạch?

Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm cản trở dòng máu lưu thông khiến thành mạch bị xơ cứng, lòng mạch bị thu hẹp gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan.

Xơ vữa động mạch được biết đến là một loại xơ cứng động mạch đặc thù. Tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra do sự tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch được gọi là mảng bám, những mảng bám này có thể gây hạn chế dòng máu lưu thông.

Khi các mảng bám vỡ ra có thể hình thành các cục máu đông. Mặc dù tình trạng xơ vữa động mạch là vấn đề thuộc về tim nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch có diễn biến thầm lặng và thường không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Chỉ tới khi động mạch bị hẹp đáng kể hoặc tắc nghẽn khiến nó không thể cung cấp đủ máu cho các cơ quan và mô thì bệnh mới được phát hiện.

Có những trường hợp chỉ cần một cục máu đông cũng có thể ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu, nguy hiểm hơn nó có thể vỡ ra và khiến người bệnh bị đau tim hoặc đột quỵ.

Một số triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể từ trung bình tới tình trạng bệnh nặng là phụ thuộc các mạch bị ảnh hưởng.

– Triệu chứng khi bị xơ vữa động mạch trong động mạch vành tim: Người bệnh có thể bị đau ngực hoặc đau thắt ngực.

– Xơ vữa động mạch ở động mạch ở tay và chân: Nó có thể có các triệu chứng giống như bệnh động mạch ngoại biên khiến người bệnh bị đau chân khi đi bộ.

– Triệu chứng khi bị xơ vữa động mạch trong các động mạch dẫn đến não:

+ Có thể xuất hiện dấu hiệu như bị tê hoặc yếu đột ngột ở tay hoặc chân;

+ Người bệnh khó nói hoặc nói chậm;

+ Bị mất thị lực tạm thời ở một bên mắt;

+ Cơ mặt bị chùng xuống…

Những dấu hiệu trên là biểu hiện của một cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu để tình trạng này diễn ra lâu mà không được điều trị thì bệnh có thể tiến triển thành đột quỵ.

Phòng ngừa xơ vữa động mạch

Để phòng ngừa xơ vữa động mạch các bạn nên thực hành chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều trái cây và rau củ quả trong thực đơn; Nên hạn chế các chất béo không lành mạnh. Trong sinh hoạt hàng ngày nên bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu.

Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút để tăng cường vận động, giảm mỡ thừa trong cơ thể. Với những người do đặc thù công việc mà phải ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, người làm việc máy tính) nên thường xuyên đứng dậy để đi bộ, chơi thể thao trước và sau ngày làm việc, kết hợp với việc nhà như: Làm vườn, vệ sinh nhà cửa…

Bên cạnh đó các bạn cũng có thể kết hợp với liệu pháp massage. Đây là phương pháp chăm sóc sức khỏe có lịch sử lâu đời và có nhiều tác dụng cho sức khỏe cũng như tinh thần. Cụ thể, massage giúp giãn mạch và tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp cải thiện tâm trạng.

Trên các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ nhiệt hồng ngoại, massage không trọng lực sẽ giúp giảm áp lực lên hệ xương, tác động sâu vào bên trong cơ thể. Ngoài ghế massage toàn thân, các bạn cũng có thể sử dụng các loại máy massage như: Máy massage chân, đệm ghế massage lưng, máy massage mini… cũng rất tốt!

Triệu Chứng Của Xơ Vữa Động Mạch, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Xơ Vữa Động Mạch

Hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim, mang nhiều oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Theo năm tháng, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đó gọi là bệnh xơ vữa động mạch.

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần

Chế độ ăn nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật

Uống thuốc và kiểm tra huyết áp thường xuyên

Xơ vữa động mạch nguyên nhân là gì?

Xơ vữa động mạch vành

Mạch vành là các mạch máu nuôi dưỡng quả tim. Hậu quả của xơ vữa mạch vành có thể gây suy tim và nhồi máu cơ tim. Biểu hiện của bệnh lí mạch vành như sau:

Đau ngực: người bệnh có thể có các cơn đau ngực khi gắng sức, cảm xúc mạnh, đỡ khi nghỉ ngơi. Cơn đau ngực thường kéo dài vài phút, đau như đè nặng, lan lên vai trái, lan xuống cánh tay trái. Gọi là cơn đau thắt ngực. Nếu trong trường hợp đau ngực xuất hiện đột ngột, kéo dài vài chục phút đến hàng giờ, không đỡ khi nghỉ, có thể nhồi máu cơ tim đang xảy ra. Nhồi máu cơ tim khi đã xảy ra là một cấp cứu tim mạch, cần phải điều trị kịp thời.

Nếu bệnh mạch vành gây suy tim mạn tính thì có thể có các triệu chứng của suy tim: khó thở, khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm.

Xơ vữa động mạch cảnh

Mạch cảnh là mạch cấp máu cho tuần hoàn não. Hậu quả của xơ vữa mạch cảnh có thể gây nhồi máu não (đột quỵ não). Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện hẹp mạch cảnh khi xảy ra tai biến. Triệu chứng của đột quỵ não gồm có:

Suy giảm ý thức nhanh chóng

Nhìn mờ đột đột

Yếu liệt một nửa người tùy mức độ

Khám lâm sàng có thể nghe thấy tiếng thổi của mạch cảnh

Xơ vữa mạch chi dưới

Gây ra bệnh động mạch chi dưới. Triệu chứng gồm có:

Đau cách hồi nghĩa là đau khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ. Khi bệnh nặng, có thể chỉ đi được vài chục mét là đã thấy đau chân và phải dừng lại để nghỉ.

Chi lạnh, teo cơ, da khô do giảm máu nuôi dưỡng

Mạch chi dưới bắt kém hoặc không bắt được

Phình động mạch

Xơ vữa động mạch chủ bụng, xơ vữa động mạch chủ ngực là yếu tố nguy cơ gây ra phình động mạch chủ. Thường không có triệu chứng nhưng rất nguy hiểm nếu xảy ra biến cố, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu vỡ phình. Các triệu chứng có thể gặp ở phình động mạch chủ:

Đau ngực, đau lưng

Triệu chứng do chèn ép các cấu trúc trong lồng ngực: khàn tiếng, nuốt khó, hội chứng tĩnh mạch chủ trên (phù mặt, cổ, chi trên)..

Đau bụng (phình động mạch chủ bụng)

Khối ở bụng đập theo nhịp của tim

Siêu âm doppler mạch máu: có thể phát hiện được sự hẹp, tắc các hệ thống mạch và ảnh hưởng đến dòng chảy của sự hẹp tắc này. Thường làm siêu âm mạch cảnh, mạch thận, mạch chi dưới.

Chụp cắt lớp mạch máu có dựng hình: thường dùng khi bệnh nhân đã có triệu chứng, cần phải can thiệp (phình động mạch chủ, hẹp mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại biên…)

Nghiệm pháp gắng sức: gắng sức bằng thảm chạy, siêu âm gắng sức khi nghi ngờ bệnh mạch vành để tìm các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim

Điện tâm đồ: phát hiện các dấu hiệu của bệnh tim thiếu máu cục bộ (bệnh mạch vành), nhồi máu cơ tim

Đo chỉ số ABI: huyết áp cổ chân- cánh tay để phát hiện sớm bệnh động mạch chi dưới

Chụp cắt lớp vi tính mạch vành khi có chỉ định

Xét nghiệm máu: Cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C, HbA1C

Xơ vữa động mạch điều trị thế nào?

Nội khoa:

Kiểm soát huyết áp bằng thuốc: chẹn kênh canxi (amlodipin, felodipin..), ức chế men chuyển/ức chế thụ thể (lisinopril, captopril, valsartan…), chẹn beta giao cảm (metoprolol, bisoprolol…)…

Điều trị đái tháo đường: dùng thuốc viên hoặc insulin tùy mức độ. Hiện nay có những thuốc đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch như: ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1..

Liệu pháp statin: điều trị rối loạn lipid máu, ổn định mảng xơ vữa. Các thuốc thường dùng: rosuvastatin, atorvastatin..

Kháng kết tập tiểu cầu: aspirin, clopidogrel khi có chỉ định tùy bệnh cảnh lâm sàng

Can thiệp nội mạch: đặt stent mạch vành, mạch cảnh, mạch chi…, stent graft động mạch chủ tùy từng trường hợp cụ thể

Phẫu thuật: phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, bắc cầu nối mạch chi, bắc cầu nối chủ- vành (CABG), thay đoạn động mạch chủ… tùy từng trường hợp cụ thể.

Copyright © 2019 – Sitemap

Xơ Vữa Động Mạch Vành

Động mạch vành là động mạch mang máu giàu oxy đi nuôi tim.

Xơ vữa động mạch vành: là tình trạng động mạch bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, ngăn cản máu cung cấp đến tim. Các mảng xơ vữa được tạo thành từ các chất béo, cholesterol và các chất khác được tìm thấy trong máu. Xơ vữa động mạch vành kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy tim,…

Xơ vữa mạch vành có nguy hiểm không?

Theo WHO, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trên toàn thế giới. Mỗi năm, người chết do bệnh tim và đột quỵ ( biến chứng do xơ vữa mạch vành) nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Tại Việt Nam, số người tử vong do tim mạch là 200.000 người và xơ vữa mạch vành chiếm một nửa số đó.

Xơ vữa động mạch vành sẽ sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim …. nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch vành khiến tim không được cung cấp đủ máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh về tim mạch nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim với nguy cơ gây tử vong cao

Suy tim: Tim suy yếu, mệt mỏi do cơ tim thiếu máu lâu ngày làm giảm khả năng co bóp của tim. Tỉ lệ người suy tim tử vong sau 5 năm ở nam là 59% và ở nữ giới là 45%.

Nhồi máu cơ tim:Tình trạng tim thiếu oxy kéo dài khiến mô cơ tim bị chết gây nên cơn đau thắt ngực gọi là nhồi máu cơ tim. Nguy hiểm hơn, nếu các động mạch nhánh nuôi nút nhịp tim bị tắc sẽ gây tử vong ngay lập tức do rối loạn nhịp tim. Theo thống kê có tới gần 50% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị đột tử trước khi đến bệnh viện.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được chúng tôi Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

2. Nguyên nhân nào gây xơ vữa động mạch vành?

Yếu tố có thể thay đổi được

Cholesterol cao: Cholesterol là chất béo. Cholesterol trong máu cao đồng nghĩa mỡ máu tăng dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu và gây nên mảng xơ vữa. Người có cholesterol cao có khả năng phát triển bệnh tim gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol bình thường

Huyết áp cao: Áp lực lớn của máu tác động lên thành mạch khiến lớp nội mạch tổn thương. Người tăng huyết áp có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần

Đường huyết cao: Lượng đường trong máu cao làm tăng độ nhớt của máu gây nên sự bám dính của tế bào mỡ ở thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa. Theo nghiên cứu, tiểu đường là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 2 lần

Hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá làm huyết áp tăng. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 2-4 lần so với người không hút thuốc.

Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ thúc đẩy hấp thụ nhiều cholesterol xấu tạo các mảng xơ vữa. Những người có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có 30% khả năng phát triển bệnh tim nhiều hơn so với những người ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo.

Lười vận động: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường. Những người không tập thể dục làm tăng 50% khả năng phát triển bệnh tim

Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa là tăng mỡ máu gây nên các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao. Bệnh động mạch vành hiện diện nhiều hơn gấp 10 lần ở những người bị béo phì

Yếu tố không thể thay đổi được

Di truyền: Nếu gia đình bạn có tiểu sử bị tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh về tim mạch thì bạn có nguy cơ mắc xơ vữa mạch vành gấp 2 lần so với người khác

Tuổi tác: Tuổi tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch vành. Theo nghiên cứu, nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi là những đối tượng cơ nguy cơ mắc xơ vữa mạch vành cao

Giới tính: nam giới có nguy cơ bị xơ xữa mạch vành cao hơn 2-3 lần so với nữ giới

3. Làm thế nào để nhận biết khi mắc xơ vữa mạch vành?

Dấu hiện dễ nhận biết nhất ở xơ vữa mạch vành là được biểu hiện ở những cơn đau thắt ngực, khó thở. Mức độ của những con đau được biểu hiện khác nhau tùy vào giai đoạn phát triển bệnh của bạn

Giai đoạn đầu

Bệnh xơ vữa mạch vành trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt, khó nhận biết thường chỉ xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Tình trạng các cơn đau không giống nhau, tùy thuộc vào mức chịu đựng và sức khỏe của từng bệnh nhân

Mổ tả cơn đau thắt ngực: cảm giác đau nhói, thắt chặt, bỏng rát, kim châm, đè nặng ngực kèm theo hiện tượng vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt

Vị trí: dưới xương ức, đau lan ra cổ, cánh tay, lưng, vai trái.

Đặc điểm: Cơn đau thắt ngực ổn định – Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức như leo cầu thang cao, leo dốc, mang vác nặng hoặc bị sốc tâm lý (vui quá, buồn quá, thất vọng quá mức…) và chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

Phụ nữ, người già và những người có bệnh tiểu đường có thể gặp phải những triệu chứng khác như mệt mỏi, khó thở, tay chân yếu ớt, vô lực.

Giai đoạn nghiêm trọng

Bệnh xơ vữa mạch vành ở giai đoạn nặng gây ra những cơn đau thắt ngực ngày càng dữ dội trong thời gian dài do sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa, dẫn đến hình thành cục máu đông gây bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch

Mô tả cơn đau: cơn đau ngực thường dữ dội hơn, kéo dài hơn. Các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, cường độ đau tăng dần

Đặc điểm: Từ cơn đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức), có thể chuyển sang cơn đau thắt ngực không ổn định (xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, khi người bệnh đang ngủ hoặc sinh hoạt bình thường)

Các cơn đau tim với tần suất và cường độ tăng dần có nguy cơ cao dẫn tới nhồi máu cơ tim, đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh

4. Xơ vữa động mạch có thể chữa dứt điểm được không?

5. Nếu bị mắc xơ vữa mạch vành làm thế nào để tránh nguy hiểm?

Mục tiêu của việc điều trị hướng đến giảm các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các bệnh do xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ hình thành cụ máu đông và giảm bớt triệu chứng của cơn đau ngực. Để tránh sự nguy hiểm của xơ vữa mạch vành, phương pháp điều trị bệnh bao gồm

Thay đổi lối sống: Đối với những người có nguy cơ xơ vữa mạch vành hoặc mắc bệnh ở giai đoạn đầu thì thay đổi lối sống là phương pháp phòng ngừa giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Kiểm soát tốt có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đến hơn 80% bằng việc

Chế độ ăn tốt cho tim mạch: hạn chế thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Ăn những nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và cất xơ như: rau củ, trái cây, ngũ cốc, cá và các loại hạt. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol tới 10%.

Tập thể dục thường xuyên: Tùy vào tình trạng ệnh và sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn các bài luyện tập với mức độ khác nhau. Nếu bạn là người có nguy cơ mắc động mạch vành, trái tim vẫn khỏe mạnh thì bạn hoàn toàn có thể tập những bài tập nặng như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang,… Còn những trờn hợp bệnh nghiêm trọng thì chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng các bài không quá sứ như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu cường độ nhẹ. Và nên luyện tập tối thiểu 150 phút mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt

Bỏ thuốc lá, rượu bia: Nếu bạn đang hút thuốc hoặc sử dụng quá nhiều chất cồn, hãy bỏ chúng. Đó đều là các chất có tác động xấu đến tim mạch nó chung và sức khỏe của bạn nó riêng. Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu không những bảo vệ cho sức khỏe của bạn mà còn cho chính những người thân xung quanh

Quản lí căng thẳng: Stress khiến tâm trạng bạn không ổn định, có thể gây những cảm xúc tiêu cực. Quá buồn, quá tức giận có thể dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim, nguy hiểm tính mạng. Bạn có thể tìm nhiều cách để giảm thiểu sự căng thẳng như: nghe nhạc, đọc sách, thư giãn, ngủ đủ giấc, tâm sự với bạn bè,… Điều này làm tinh thần tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc tim mạch

Kiểm tra các chỉ số cơ thể: Hãy đảm bảo rằng các chỉ số huyết áp, choresterol máu, lượng đường huyết, chỉ số cân nặng cơ thể của bạn luôn ở mức ổn định – Điều này giúp bạn kiểm soát nguy cơ xảy ra một cơn đau tim đột ngột. Bạn có thể tự kiểm tra các chỉ số này ở nhà hoặc gặp bác sĩ thường xuyên nếu bạn không có đủ các dụng cụ đo hoặc kiến thức về chúng

Sử dụng thuốc: Để điều trị hiệu quả hơn, ngoài việc thay đổi lối sống bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc giúp ngăn ngừa huyết khối, giảm mỡ máu, ổn định mảng xơ vữa. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc chó chứa thành phần statin

Can thiệp phẫu thuật: khi động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn do cục máu đông, bạn sẽ tiến hành phẫu thuật theo yêu cầu của bác sĩ. Việc duy nhất bạn nên làm lúc này là tinh thần lạc quan và hợp tác tốt với bác sĩ của bạn

Xơ vữa mạch vành là căn bệnh không thể coi thường bởi những con số thương vong mà nó gây ra là rất lớn. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này

Vì sao nên chọn FREMO giúp dự phòng và giảm xơ vữa động mạch vành?

Việc chữa trị xơ vữa động mạch vành là rất khó khăn bởi vì bệnh thường không có triệu chứng và tiến triển rất nhanh ở giai đoạn biến chứng để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc phòng ngừa xơ vữa động mạch trở nên cấp bách và cần thiết kể cả khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh.

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp giảm xơ vữa động mạch hiệu quả, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc phát triển FREMO từ nghiên cứu của chúng tôi Lê Minh Hà.

Trong FREMO có thành phần Hibithocin ( được chiết xuất từ đài hoa Bụp Giấm) làm giảm cholesterol máu, giúp ngăn chặn rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị huyết áp, hạ mỡ gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa. FREMO là sản phẩm 100% từ tự nhiên, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. Ngoài ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, sản phần cũng hỗ trợ điều trị các biến chứng nguy hiểm của bệnh khi sử dụng lâu dài.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng xơ vữa động mạch, mỡ máu cao bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY

Triệu Chứng, Chẩn Đoán Bệnh Hẹp Động Mạch Vành Do Xơ Vữa

Xơ vữa động mạch vành là một tiến trình chậm chạp trong một thời gian dài, khởi đầu bằng thương tổn nội mạc dẫn tới quá trình tích tụ lipid (mỡ) và các đại thực bào trong thành mạch.

Hậu quả xơ vữa làm cho thành động mạch ngày càng dày lên, cứng lại và mất tính đàn hồi. Quá trình trải qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn mảng xơ vữa có những đặc điểm riêng. Sự rạn nứt hoặc vỡ của mảng xơ vữa sẽ hình thành huyết khối gây hẹp, hoặc tắc hoàn toàn lòng mạch, là đặc trưng của giai đoạn 3-4. Xơ hóa gây hẹp lòng mạch là giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn này người bệnh thường bị đau thắt ngực, có thể tiến triển đến tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành.

Hiện tượng lắng đọng can xi trong thành động mạch vành là một phần trong quá trình phát triển của xơ vữa động mạch, luôn hiện diện ở những người bệnh động mạch vành. Lắng đọng can xi làm thành động mạch vành trở nên xơ cứng, mất tính mềm mại.

Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của phẫu thuật bắc cầu chủ vành (là phẫu thuật tim bằng cách sử dụng một đoạn mạch máu ghép từ hệ động mạch chủ tới động mạch vành sau chỗ hẹp tắc, nhằm mục đích cải thiện tưới máu cơ tim): khó đâm xuyên kim khâu qua thành mạch xơ cứng, kéo dài thời gian làm miệng nối, chất lượng miệng nối không đảm bảo. Trong những trường hợp vôi hóa nặng, bác sĩ phải bóc nội mạc động mạch vành xơ vữa.

Sinh lý bệnh

Ở những người bình thường, khi gắng sức, lưu lượng tuần hoàn động mạch vành có thể tăng lên 3-4 lần so với lúc nghỉ ngơi, nên đáp ứng được mọi nhu cầu oxy của cơ tim và thiếu máu cơ tim không xuất hiện. Đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch, dòng chảy giảm do lòng mạch bị hẹp. Đồng thời, khả năng động mạch vành giãn ra để tăng cường lưu lượng bị hạn chế.

Dấu hiệu thiếu máu cơ tim xuất hiện tuỳ theo mức độ tổn thương động mạch vành. Khi một động mạch vành bị hẹp dưới 50% sẽ không ảnh hưởng đến dự trữ vành. Khi động mạch vành bị hẹp từ trên 50%, giảm dự trữ vành nên không đáp ứng đủ cho hoạt động gắng sức, có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo khi gắng sức. Khi động mạch vành bị hẹp trên 80%, các dấu hiệu thiếu máu cơ tim sẽ xuất hiện khi nghỉ ngơi.

Thông thường mức hẹp lớn hơn 50% được coi là có ý nghĩa. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí của động mạch vành bị hẹp. Nếu hẹp thân chung động mạch vành trái hơn 50% được coi là nguy cơ, và có chỉ định tái tưới máu. Nếu hẹp ở đoạn xa của các động mạch vành chính, mức hẹp có ý khi lớn hơn 70%.

Tùy theo mức độ nặng, diện tích vùng cơ tim, thời gian chịu thương tổn… sẽ gây ra những rối loạn ở cơ tim như:

khả năng co bóp của cơ tim giảm,

rối loạn vận động vùng,

thiếu máu gây hoại tử tế bào cơ tim không hồi phục (nhồi máu cơ tim),

thương tổn nhồi máu nặng trên diện rộng gây bệnh lý phồng các thành thất, thương tổn cơ nhú gây đứt dây chằng, cột cơ dẫn đến hở van, thương tổn thủng vách liên thất, rối loạn dẫn truyền.

Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến tình trạng cơ tim ngủ đông (hay đông miên cơ tim – myocardial hybernation). Tế bào cơ tim thích nghi với tình trạng thiếu máu mạn tính bằng cách giảm sự co bóp, giảm chuyển hóa cho phù hợp với giảm lưu lượng tưới máu vành, duy trì khả năng sống của tế bào. Khi tình trạng thiếu máu được giải quyết như phẫu thuật bắc cầu mạch vành, cơ tim có thể khôi phục lại khả năng co bóp bình thường hoặc gần như bình thường.

Triệu chứng lâm sàng bệnh hẹp động mạch vành

Triệu chứng lâm sàng điển hình là cơn đau thắt ngực với các tính chất: đau sau xương ức, cảm giác như bị chẹn ngực, lan lên cổ, cằm và cánh tay (thường gặp tay trái). Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức, xúc động,…với thời gian thường không quá 10 phút.

Cơn đau thắt ngực có thể điển hình với các tiêu chuẩn: (1) Đau tức sau xương ức với tính chất và thời gian cơn đau điển hình, (2) Xảy ra khi gắng sức hoặc chấn động tâm lý, (3) Giảm khi nghỉ hoặc sử dụng Nitroglycerin.

Một số trường hợp không có biểu hiện đau thắt ngực, mà có các triệu chứng tương đương cơn đau: khó thở gắng sức, mệt. Cơn đau không điển hình khi chỉ có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên. Những trường hợp đau ngực không do tim chỉ có 1 hoặc không có tiêu chuẩn nào.

Triệu chứng có thể đi kèm:

Ngoài ra có thể gặp các tình huống như sau:

Hội chứng động mạch vành cấp: đau thắt ngực không ổn định, hay nhồi máu cơ tim cấp, có ST chênh lên hay không chênh lên (trên điện tâm đồ)

Bệnh động mạch vành mạn tính: cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau prinzmetal (đau thắt ngực xuất hiện tự nhiên không do gắng sức), thiếu máu cơ tim yên lặng

Biến chứng của bệnh: sốc tim; đột tử; tổn thương cấu trúc buồng tim, hệ thống van tim (thông liên thất, hở van hai lá, giả phồng, phồng thất trái,…)

Chẩn đoán bệnh hẹp động mạch vành

1. Điện tâm đồ

Khi động mạch vành bị hẹp, máu cung cấp cho vùng cơ tim bị giảm. Tình trạng thiếu máu tế bào làm thay đổi điện thế hoạt động, dẫn tới những biến đổi trên điện tim. Điện tâm đồ gắng sức cho phép phát hiện thương tổn thiếu máu khi điện tâm đồ thường quy không thấy rõ thương tổn.

2. Định lượng men tim

Khi tế bào cơ tim bị tiêu hủy, sẽ giải phóng các men vào máu làm tăng nồng độ trong máu. Việc định lượng các men tim này giúp cho việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, đánh giá việc bảo vệ cơ tim trong quá trình phẫu thuật, theo dõi hậu phẫu chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật.

3. Siêu âm tim

Siêu âm tim không khảo sát trực tiếp thương tổn tại động mạch vành, mà phát hiện các hình ảnh gián tiếp và hậu quả của thiếu máu cơ tim như:

rối loạn vận động vùng, hậu quả nhồi máu cơ tim,

đánh giá chức năng tâm thất,

phát hiện thương tổn đi kèm,

lượng định nguy cơ, tiên lượng, theo dõi điều trị.

4. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (Multislice Computed Tomography)

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy giúp:

Đánh giá thương tổn: mức độ hẹp, tình trạng mảng xơ vữa, mức độ vôi hoá động mạch vành thông qua việc tính điểm calci hoá, giúp tiên lượng và định hướng điều trị.

Phát hiện các bất thường giải phẫu động mạch vành.

5. Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging)

Chụp cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh trực tiếp động mạch vành, xác định vùng cơ tim bị thiếu máu, mức độ thương tổn, khả năng cơ tim còn sống.

6. Chụp xạ hình tưới máu cơ tim

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong chuyên nghành tim mạch học hạt nhân, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh động mạch vành.

7. Phương pháp chụp động mạch vành chọn lọc

Bác sĩ sẽ đưa các ống thông từ động mạch ngoại vi vào lỗ động mạch vành để chụp hình ảnh cây mạch với thuốc cản quang. Chụp động mạch vành chọn lọc cho phép đánh giá hình ảnh hệ động mạch vành thượng tâm mạc, phát hiện bất thường giải phẫu, thương tổn hẹp mạch. Đánh giá thương tổn hẹp động mạch vành trên phim chụp mạch, là cơ sở chỉ định điều trị can thiệp, phẫu thuật.

☛ Tìm hiểu thêm: Điều trị xơ vữa động mạch đúng cách giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm

Vì sao nên chọn FREMO trong điều trị xơ vữa động mạch?

Bệnh động mạch vành do xơ vữa động mạch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Nắm vững các dấu hiệu, hiểu biết về các phương pháp chẩn đoán bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm bệnh cho chính mình và cả những người thân trong gia đình.

Việc điều trị xơ vữa động mạch đúng cách có thể giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… Các phương pháp điều trị ngoài ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập thể chất, bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch để đạt được hiệu quả tốt hơn.

FREMO có ưu điểm đột phá là được bào chế 100% từ các dược liệu tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không tác dụng phụ. FREMO cũng vượt trội hơn so với các sản phẩm điều trị phổ thông bởi nó không chỉ giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng nguy hiểm mà còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh .

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng xơ vữa động mạch, mỡ máu cao bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY