Top 10 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Dưới Nhện Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Y Học Thường Thức: Xuất Huyết Khoang Dưới Nhện!

Xuất huyết khoang dưới nhện là một trong những dạng của đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Tình trạng mà có hiện tượng chảy máu xung quanh não bộ. Khái niệm xuất huyết là thuật ngữ miêu tả sự chảy máu này.

Ở các bệnh nhân, chảy máu xảy ra ở một khoang được gọi tên là khoang dưới nhện. Khoang này là tên gọi của khoảng trống giữa não và lớp màng nhện – lớp màng mỏng nhất bảo phủ xung quanh não bộ.

Nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết khoang dưới nhện là chấn thương và sự vỡ của các túi phình mạch máu não. Đây là một bệnh lý nặng, đôi khi đe dọa tính mạng bệnh nhân, đặc biệt là khi nguyên nhân của xuất huyết dưới nhện là từ sự vỡ của các túi phình mạch máu não.

2. Các triệu chứng của xuất huyết khoang dưới nhện là gì?

Nếu bạn gặp phải bất cứ một triệu chứng nào nghi ngờ nêu ở trên hoặc có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý xuất huyết dưới nhện, bác sĩ khám sẽ có thể chỉ định các cận lâm sàng bao gồm như:

Có thể thực hiện một phim CT scan. Phương tiện này cung cấp những thông tin về não bộ

Chọc dò thắt lưng (đôi khi được gọi là chọc dò tủy sống )

Đây là quá trình mà bác sĩ sẽ đưa đầu kim vào vùng thắt lưng để lấy một vài mẩu dịch não tủy. Dịch não tủy là phần dịch được tiết ra vào bao quanh não bộ cũng như thông suốt xuống tận tủy sống, Nếu phần dịch này chứa máu thay vì không màu như bình thường có thể thể hiện tình tràng xuất huyết khoang dưới nhện.

Nếu chụp CT scan hoặc chọc dò thắt lưng cung cấp những gợi ý về tình trạng xuất huyết khoang dưới nhện, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm những phương tiện chẩn đoán hình ảnh học để xác định nguyên nhân của tình trạng xuất huyết có phải do túi phình mạch máu não vỡ hay là không, phương tiện cần lúc đó là

Còn được gọi là CTA- CT angiography hoặc cộng hưởng từ mạch máu não (hay còn gọi là MRA – magnetic resonance angiography). Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh học cao cấp này là những cung cấp những hình ảnh CT cũng như MRI về hệ thống mạch máu của não bộ. Bác sĩ thường sử dụng những chất chỉ thị tiêm vào lòng mạch trong CTA cũng như đôi khi trong MRA. Những chất chỉ thị này giúp hiển thị mạch máu não một cách rõ ràng hơn khi khảo sát

Đây là phương tiện chẩn đoán hình ảnh học thông qua việc đưa một đầu catheter – một ống có kích thước nhỏ hơn lòng mạch máu, đi từ chân để theo mạch máu đến vùng đầu cổ. Khi đến nơi, bác sĩ dùng các chất chỉ thị bơm vào lòng mạch để khảo sát lưu thông của mạch máu não

4. Xuất huyết khoang dưới nhện được điều trị như thế nào?

Hầu hết bệnh nhân xuất huyết khoang dưới nhện cần được điều trị và theo dõi tại các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU – intensive care unit) ở các cơ sở y tế.

Điều trị với những nhóm thuốc giảm thiểu tối đa sự tổn thương của não bộ do hiện tượng chảy máu

Dùng các thuốc khống chế được áp lực máu của não

Dừng các thuốc kháng đông như aspirin và warfarin nếu có. Vì nếu tiếp tục dùng các thuốc trên thì hiện tượng chảy máu sẽ khó được khống chế

Tìm nguyên nhân của xuất huyết khoang dưới nhện

Theo dõi áp lực nội sọ (áp lực tác động trực tiếp lên não bộ ) và kiểm soát tốt chống hiện tượng áp lực này tăng quá cao. Nếu túi phình mạch máu não vỡ được xác định là nguyên nhân của xuất huyết khoang dưới nhện. Bác sĩ sẽ cân nhắc đến các biện pháp điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp mạch nếu cần thiết để ngăn ngừa việc chảy máu.

Thực hiện phẫu thuật kẹp clip ưu tiên hơn đối với các túi phình kích thước không quá lớn và dễ tiếp cận

Can thiệp mạch máu, thả Coil ưu tiên hơn đối với các túi phình ở vị trí khó tiếp cận.

Để có thêm thông tin về bệnh lý túi phình mạch máu não bạn hãy tìm đọc một bài viết riêng ở mục thần kinh đã được đăng tải trước đó.

Hầu hết bệnh nhân cần được theo dõi sát ở khoa ICU nhiều ngày đến nhiều tuần hoặc lâu hơn.

Bác sĩ cần theo dõi sát các tình trạng của bệnh nhân như:

Bất thường nhịp tim

Huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Cân bằng điện giải

Co thắt mạch máu não – đây là hiện tượng co thắt của các động mạch não, xảy ra trong những ngày đầu hoặc những tuần đầu sau một tình trạng xuất huyết khoang dưới nhện. Chinh hiện tượng co thắt mạch máu não này dẫn đến tình trạng nặng, thiếu máu não.

Xuất huyết khoang dưới nhện là một bệnh lý nặng nề và nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân tử vong do nhóm bệnh lý này. Những bệnh nhân may mắn vượt qua cũng mắc nhiều vấn đề sức khỏe sau này.

Những bệnh nhân bị mức độ nặng có những vấn đề sức khỏe về sau như:

Ở một số bệnh nhân còn tàn phế, hay thậm chí tử vong vì xuất huyết khoang dưới nhện.

6. Khi có những vấn đề về xuất huyết khoang dưới nhện, bạn cần đi khám ở đâu?

Những cơ sở y tế có chuyên khoa ngoại thần kinh và can thiệp mạch máu não là những nơi có điều kiện để chẩn đoán và điều trị bệnh lý này

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu. Vị trí xuất huyết tiêu hóa dưới thường từ xảy ra ở vị trí đại trực tràng đến ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bệnh lý: Viêm túi thừa, mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ , bệnh trĩ, bệnh đường ruột, polyp dạ dày, viêm loét đại tràng…

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hội chứng xuất huyết tiêu hóa càng lớn.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, căng thẳng – stress, lối sống không khoa học, thời tiết, môi trường sống… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân mắc bệnh, đánh giá đúng về tình trạng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục màu đen, nâu hoặc dịch tiêu hóa có lẫn máu.

Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Tăng thân nhiệt.

Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt cân…

Vã mồ hôi, vật vã, li bì…

Huyết áp tăng cao.

Mạch nhanh và khó bắt.

Rối loạn tri giác.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

-Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới ngày càng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

-Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, chăm sóc và theo dõi sức khỏe liên tục tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động hợp lý, khoa học.

Xuất Huyết Dưới Kết Mạc: Những Điều Cần Biết

Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì phần lớn trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đau, người bệnh hầu hết chỉ được phát hiện khi tình cờ nhìn vào gương hoặc do người khác nhận thấy. Nhiều trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát được phát hiện đầu tiên do người khác nhìn thấy thấy một đốm đỏ trên nền trắng của mắt. Hiếm khi có mạch máu lớn bất thường hoặc gập góc do xuất huyết.

Hắt xì

Ho

Rặn/buồn nôn

Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu chẳng hạn khi nâng tạ hoặc thực hiện tư thế lộn ngược.

Dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng

Một số loại nhiễm trùng cụ thể (viêm kết mạc) khi vi khuẩn hoặc virut làm yếu thành mạch máu nhỏ của kết mạc.

Rối loạn tình trạng y tế gây ra chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường

Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể không tự phát và xảy ra do nhiễm trùng mắt nặng, chấn thương đầu hoặc mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Rất hiếm khi một người thấy đau khi bắt đầu xuất hiện. Khi chảy máu mới bắt đầu, một người có thể cảm thấy nặng ở mắt hoặc dưới mí mắt, cũng có thể thấy áp lực nhẹ xung quanh mắt. Không có đau đầu kèm theo. Khi xuất huyết được hồi phục, một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ ở mắt hoặc thuần túy cảm nhận sự thay đổi ở mắt.

Bản thân xuất huyết là một vùng đỏ sáng rõ cạnh nằm lên màng cứng. Toàn bộ lòng trắng của mắt đôi khi bị bao bởi máu.

Đối với xuất huyết dưới kết mạc tự phát, không có máu chảy ra từ mắt. Nếu thấm mắt bằng giấy ăn, sẽ không có máu trên đó.

Xuất huyết sẽ lớn hơn trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát và từ từ giảm dần về kích thước vì máu bị hấp thụ.

Hãy liên lạc ngay với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu xuất huyết dưới kết mạc không thuyên giảm trong vòng hai tuần hoặc xảy ra nhiều lần.

Tương tự, liên lạc với nhân viên y tế nếu bạn bị xuất huyết cả hai mắt cùng lúc hoặc xuất hiện dưới kết mạc xảy ra đồng thời với vết bầm tím da hoặc chảy máu lợi.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất huyết dưới kết mạc đi kèm

đau,

thay đổi thị lực (ví dụ, giảm thị lực, song thị, khó khăn khi nhìn),

tiền sử chấn thương hoặc sang chấn gần đây

tiền sử rối loạn chảy máu

Làm thế nào để chuyên gia y tế chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc?

Chuyên gia y tế sẽ khai thác tiền sử y tế và tiền sử dùng thuốc để tìm ra những sự kiện dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp cũng được kiểm tra.

Nếu sang chấn là nguyên nhân, các xét nghiệm kĩ hơn sẽ thường được thực hiện.

Đối với trẻ mới sinh, xuất huyết dưới kết mạc có thể thỉnh thoảng là kết quả của quá trình sinh.

Điều trị

Vì xuất huyết dưới kết mạc có tính lành tính, thông thường không cần điều trị. Nước mắt nhân tạo không theo kê đơn có thể áp dụng đối với mắt bị khó chịu nhẹ. Không cần miếng che mắt.

Dùng aspirin hoặc các thuốc khác ức chế đông máu nên tránh. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu, hãy đến khám để xác định xem thuốc của mình nên dừng hay tiếp tục. Đừng nên ngừng dùng thuốc chông đông máu mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Những thuốc này thường giúp bảo đảm tính mạng, chúng hiếm khi phải ngừng lại do xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc là kết quả của nhiễm khuẩn từ bên ngoài, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Chứng này sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề lâu dài, tương tự với bầm tím nhẹ dưới da. Xuất huyết dưới kết mạc thay đổi màu sắc (thường đỏ sang da cam rồi sang vàng) khi hồi phục. Vết bầm tím trên da thường thay đổi theo nhiều hình thái từ xanh lá cây, đen và xanh khi hồi phục, vì mạch máu được nhìn thấy qua da. Vì kết mạc trong suốt nên xuất huyết dưới kết mạc không bao giờ có màu này.

Rất hiếm khi xuất huyết dưới da tái phát ở vị trí cũ của cùng một bên mắt. Trong trường hợp đó, có thể có mao mạch dễ vỡ bất thường trong kết mạc vì thành mạch mỏng và có xu hướng chảy máu tự phát. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định những tình trạng như vậy và đóng mạch không thiết yếu sử dụng nhiệt từ laser hoặc nhiệt điện.

Tiên lượng

Tiên lượng của xuất huyết dưới kết mạc hoàn toàn tốt nếu không có chấn thương. Nó sẽ tự động thu nhỏ và biến mất trong vòng dưới hai tuần. Nó sẽ gây ra giảm thị lực do sẹo hoặc thay đổi về mắt khác.

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa

Chào BS! Khoảng 3 hôm trước tôi đột nhiên bị ói ra máu và trong người lúc nào cũng mệt mỏi. Những người thân trong gia đình nói tôi có thể bị xuất huyết tiêu hóa. Xin hỏi các bác sĩ nhưng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa và bệnh xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hoa Nguyễn (30 tuổi, Tây Ninh)

Chào bạn!

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra từ mạch máu nằm trong ống tiêu hoá; biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, ỉa phân đen (hoặc máu tươi) và các dấu hiệu mất máu. Xuất huyết tiêu hoá là một loại bệnh cấp tính. Nó để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ổn thương và viêm đau dạ dày cấp hoặc mãn tính.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa như:

♦ Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng.

♦ Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

♦ Bệnh ung thư dạ dày.

♦ Viêm da dày.

♦ Bệnh suy tủy xương.

♦ Bệnh bạch cầu đa sinh cấp tính và mãn tính.

♦ Sử dụng một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu.

♦ Các bệnh lý đường mật.

♦ Do ngộ độc.

Các triệu chứng của xuất huyết phụ thuộc vào những vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Khi bị xuất huyết tiêu hóa thông thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

► Đau thượng vị dữ dội, đột ngột, nhất là bệnh nhân có loét hành tá tràng hoặc dạ dày.

► Chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa bệnh nhân có thể nôn ra máu

► Ho ra máu: máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày, có phản ứng kiềm.

► Thở nhanh, có khi sốt nhẹ.

► Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh chảy máu dạ dày, tá tràng thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.

► Đi phân ngoài đen hoặc có máu: khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường đi ra phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng; phân có máu tươi có thể do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở đoạn thấp của đường tiêu hóa.

► Khi tình trạng xuất huyết gây mất máu kéo dài bệnh nhân sẽ gặp một số tình trạng như: bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm hay không

♦ Nếu bệnh nhân chỉ xuất huyết tiêu hoa nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị sốt xanh xao mệt mỏi, ay sẩm mặt mày, nước tiểu cô đặc, lúc này nếu điều trị bằng cách truyền nước, điện giải thì bệnh nhân sẽ hồi phục.

♦ Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm và không được xử ly kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng dẫn đến lo âu, hốt hoảng, nhức đầu, khát nước, ngất xỉu do thiếu oxy, suy thận và nặng hơn có thể bị xuất huyết đến chết

♦ Những bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch khi bị thiếu máu sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn sẽ bị hôn mê, nhũn não.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa như thế nào

⇒ Khi bị xuất huyết tiêu hóa người nhà cần giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường.người nhà cần, ủ ấm cho bệnh nhân. Tiếp đó người than của bệnh nhân cần gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.

⇒ Hiện nay xuất huyết đường ruột nếu được phát hiện sớm thì điều trị bằng cách kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, một số loại thuốc Tây được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa trị bệnh xuất huyết tiêu hóa.

⇒ Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm đau và loại bỏ các triệu chứng xuất huyết đường ruột. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dễ tái phát. Và đáng lo ngại là việc sử dụng quá mức các loại thuốc bán tự do ngoài thị trường có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/