Top 11 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Giác Mạc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Võng Mạc: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết võng mạc là một trong những triệu chứng của bệnh lý võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, những tổn thương võng mạc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là bệnh về mắt khiến máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít. Nguyên nhân thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…

Đây là một bệnh lý phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, đau, đỏ… nên đi khám mắt ở bệnh viện có chuyên khoa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.

Nguyên nhân xuất huyết võng mạc

Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Những triệu chứng xuất huyết võng mạc

Các triệu chứng để nhận biết bệnh nhân võng mạc bị xuất huyết bao gồm:

Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mắt, ruồi bay, thấy mạng nhện hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, nhìn thấy sương mù hoặc bóng tối, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi.

Tầm nhìn bị bóp méo

Nặng nhất là đột ngột mù.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn cảm giác đau đầu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh nhân bị cận thị nặng: Cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh và giới văn phòng, về lâu tình trạng cận thị nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: ở đối tượng này hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.

Bệnh nhân tăng huyết áp: người bị cao huyết áp dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: khiến các mạch máu bị vỡ, dẫn đến võng mạc bị xuất huyết.

Trẻ sơ sinh: đặc biệt là trẻ sinh non có xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Các mạch máu bất thường này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa Mắt để được bác sĩ xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa cho mắt còn lại.

Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Ở Việt Nam cũng đang triển khai các kỹ thuật này ở những trung tâm nhãn khoa lớn.

Để chăm sóc mắt, các nhà khoa học khuyên mắt cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Khi thấy có dấu hiệu xuất huyết võng mạc, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Xuất Huyết Dưới Kết Mạc: Những Điều Cần Biết

Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì phần lớn trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đau, người bệnh hầu hết chỉ được phát hiện khi tình cờ nhìn vào gương hoặc do người khác nhận thấy. Nhiều trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát được phát hiện đầu tiên do người khác nhìn thấy thấy một đốm đỏ trên nền trắng của mắt. Hiếm khi có mạch máu lớn bất thường hoặc gập góc do xuất huyết.

Hắt xì

Ho

Rặn/buồn nôn

Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu chẳng hạn khi nâng tạ hoặc thực hiện tư thế lộn ngược.

Dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng

Một số loại nhiễm trùng cụ thể (viêm kết mạc) khi vi khuẩn hoặc virut làm yếu thành mạch máu nhỏ của kết mạc.

Rối loạn tình trạng y tế gây ra chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường

Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể không tự phát và xảy ra do nhiễm trùng mắt nặng, chấn thương đầu hoặc mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Rất hiếm khi một người thấy đau khi bắt đầu xuất hiện. Khi chảy máu mới bắt đầu, một người có thể cảm thấy nặng ở mắt hoặc dưới mí mắt, cũng có thể thấy áp lực nhẹ xung quanh mắt. Không có đau đầu kèm theo. Khi xuất huyết được hồi phục, một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ ở mắt hoặc thuần túy cảm nhận sự thay đổi ở mắt.

Bản thân xuất huyết là một vùng đỏ sáng rõ cạnh nằm lên màng cứng. Toàn bộ lòng trắng của mắt đôi khi bị bao bởi máu.

Đối với xuất huyết dưới kết mạc tự phát, không có máu chảy ra từ mắt. Nếu thấm mắt bằng giấy ăn, sẽ không có máu trên đó.

Xuất huyết sẽ lớn hơn trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát và từ từ giảm dần về kích thước vì máu bị hấp thụ.

Hãy liên lạc ngay với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu xuất huyết dưới kết mạc không thuyên giảm trong vòng hai tuần hoặc xảy ra nhiều lần.

Tương tự, liên lạc với nhân viên y tế nếu bạn bị xuất huyết cả hai mắt cùng lúc hoặc xuất hiện dưới kết mạc xảy ra đồng thời với vết bầm tím da hoặc chảy máu lợi.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất huyết dưới kết mạc đi kèm

đau,

thay đổi thị lực (ví dụ, giảm thị lực, song thị, khó khăn khi nhìn),

tiền sử chấn thương hoặc sang chấn gần đây

tiền sử rối loạn chảy máu

Làm thế nào để chuyên gia y tế chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc?

Chuyên gia y tế sẽ khai thác tiền sử y tế và tiền sử dùng thuốc để tìm ra những sự kiện dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp cũng được kiểm tra.

Nếu sang chấn là nguyên nhân, các xét nghiệm kĩ hơn sẽ thường được thực hiện.

Đối với trẻ mới sinh, xuất huyết dưới kết mạc có thể thỉnh thoảng là kết quả của quá trình sinh.

Điều trị

Vì xuất huyết dưới kết mạc có tính lành tính, thông thường không cần điều trị. Nước mắt nhân tạo không theo kê đơn có thể áp dụng đối với mắt bị khó chịu nhẹ. Không cần miếng che mắt.

Dùng aspirin hoặc các thuốc khác ức chế đông máu nên tránh. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu, hãy đến khám để xác định xem thuốc của mình nên dừng hay tiếp tục. Đừng nên ngừng dùng thuốc chông đông máu mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Những thuốc này thường giúp bảo đảm tính mạng, chúng hiếm khi phải ngừng lại do xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc là kết quả của nhiễm khuẩn từ bên ngoài, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Chứng này sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề lâu dài, tương tự với bầm tím nhẹ dưới da. Xuất huyết dưới kết mạc thay đổi màu sắc (thường đỏ sang da cam rồi sang vàng) khi hồi phục. Vết bầm tím trên da thường thay đổi theo nhiều hình thái từ xanh lá cây, đen và xanh khi hồi phục, vì mạch máu được nhìn thấy qua da. Vì kết mạc trong suốt nên xuất huyết dưới kết mạc không bao giờ có màu này.

Rất hiếm khi xuất huyết dưới da tái phát ở vị trí cũ của cùng một bên mắt. Trong trường hợp đó, có thể có mao mạch dễ vỡ bất thường trong kết mạc vì thành mạch mỏng và có xu hướng chảy máu tự phát. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định những tình trạng như vậy và đóng mạch không thiết yếu sử dụng nhiệt từ laser hoặc nhiệt điện.

Tiên lượng

Tiên lượng của xuất huyết dưới kết mạc hoàn toàn tốt nếu không có chấn thương. Nó sẽ tự động thu nhỏ và biến mất trong vòng dưới hai tuần. Nó sẽ gây ra giảm thị lực do sẹo hoặc thay đổi về mắt khác.

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Khô Giác Mạc Do Thiếu Vitamin A Tại Bệnh Viện Mắt Tỉnh Bắc Ninh

Viêm giác mạc do vi khuẩn (bacterial keratitis) là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm trên giác mạc do vi khuẩn, có thể gây hoại tử mất tổ chức giác mạc. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây mù loà.

1. ĐỊNH NGHĨA Viêm giác mạc do vi khuẩn (bacterial keratitis) là hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm trên giác mạc do vi khuẩn, có thể gây hoại tử mất tổ chức giác mạc. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây mù loà. 2. NGUYÊN NHÂN Các loại vi khuẩn thường gặp gây viêm loét giác mạc: – Vi khuẩn Gram-dương: Tụ cầu (Staphylococcus aureus), phế cầu (Steptococcus pneumoniae), Staphylococcus epidermidis, Mycobacterium, Nocardia… – Vi khuẩn Gram-âm: Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Moraxella, trực khuẩn cúm (Hemophilus influenzae)… 3. TRIỆU CHỨNG a) Lâm sàng – Triệu chứng cơ năng: + Đau nhức mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. + Nhìn mờ hơn, có thể chỉ cảm nhận được ánh sáng. – Triệu chứng thực thể: + Kết mạc cương tụ rìa. + Trên giác mạc có một ổ loét ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn. Khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử nhiều sẽ có màu vàng xanh. + Giác mạc xung quanh ổ loét bị thẩm lậu. + Mống mắt cũng có thể bị phù nề, mất sắc bóng. Đồng tử thường co nhỏ, có thể dính vào mặt trước thể thuỷ tinh, tuy nhiên khó quan sát. b) Cận lâm sàng Lấy bệnh phẩm là chất nạo ổ loét để làm các xét nghiệm sau: – Soi tươi: Thấy có vi khuẩn. – Soi trực tiếp: Xác định vi khuẩn Gram-dương hay Gram-âm. – Nuôi cấy vi khuẩn: Xác định được các loại vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh… Nếu có điều kiện có thể kết hợp làm kháng sinh đồ để xác định kháng sinh điều trị phù hợp.

214 4. ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH a) Nguyên tắc chung – Cần phải tìm được vi khuẩn gây bệnh và điều trị bằng kháng sinh nhạy cảm với loại vi khuẩn đó (dựa vào kháng sinh đồ), nếu không xác định được loại vi khuẩn gây bệnh cần phải dùng kháng sinh phổ rộng. – Điều trị bằng thuốc tra mắt là chính, có thể kết hợp với dùng đường toàn thân. – Phối hợp điều trị triệu chứng và biến chứng. b) Điều trị cụ thể – Thuốc tra mắt: + Nếu do vi khuẩn Gram-âm: Dùng tobramycin, neomycin sulfat, polymyxin B. + Nếu do vi khuẩn Gram-dương: Dùng nhóm fluoroquinolon thế hệ 2 (ofloxacin) hoặc thế hệ 3 (levofloxacin) hoặc thế hệ 4 (moxifloxacin, gatifloxacin). Nhóm này có phổ kháng khuẩn rộng nên có thể dùng điều trị cả vi khuẩn Gram-âm. + Cách dùng: Ngày đầu có thể tra mắt liên tục cách nhau 30 phút, những ngày sau tra mắt 10 lần/ ngày. – Thuốc uống: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: + Cefuroxim acetil 250 mg ngày uống 2-3 viên chia 2 lần, trong 5 – 7 ngày. + Ofloxacin 0,2 g ngày uống 2 viên chia 2 lần, trong 5 – 7 ngày. Trường hợp nặng có thể dùng phối hợp hai nhóm thuốc. – Truyền rửa mắt liên tục trong những trường hợp nặng bằng kháng sinh + ringerlactat: Thường dùng: Gentamycin 80 mg x 2 ống pha với 100 ml ringer lactat truyền rửa mắt 1-2 lần/ngày. 5. DỰ PHÒNG – Luôn giữ gìn mắt sạch sẽ, tránh những chấn thương vào mắt. – Khi bị chấn thương trên giác mạc cần phải phát hiện và điều trị kịp thời bằng các thuốc sát khuẩn tra mắt để phòng biến chứng viêm loét giác mạc do vi khuẩn. – Cần phải điều trị các bệnh mắt là yếu tố thuận lợi gây viêm loét giác mạc: lông quặm, lông xiêu, hở mi…

Những Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Và thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đó chính là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển

Loại bệnh sốt xuất huyết này thường gặp ở những người lần đầu tiên mắc bệnh vì lúc đó họ chữa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng.

Sốt cao lên đến 40,5 độ C

Nhức đầu nghiêm trọng

Đau ở phía sau mắt

Đau khớp và cơ

Buồn nôn và nôn mửa

Phát ban

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt, sau đó sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có chảy máu

Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, cháy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da gây ra những vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn tới tử vong.

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu. Kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Bệnh nhân thường gặp phải loại này trong lần nhiễm trùng sau, khi đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường có biểu hiện nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Dạng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em, nhưng đôi khi cũng ở người lớn. Đặc biệt, dạng bệnh này có thể gây tử vong, nhất là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus có thể lây lan qua đường muỗi cắn. Loài muỗi truyền bệnh đó có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Chúng sẽ đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách chích họ. Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên chỉ muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh cho người.

Thông thường, virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi khoảng 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày. Và cũng trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes aegypti hút máu thì virus cũng được truyền vào cho muỗi.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau vòng 2 tuần. Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ điều trị cho bạn để tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc hạ sốt và giảm đau cơ khớp như paracetamol.

Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng hơn có thể sẽ gây sốc hoặc chảy máu. Hãy lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế cấp cứu để tránh những hậu quả không đáng có.

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Bạn thực hiện như sau:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm.

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để phòng tránh muỗi vào.

Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối.

Mặc quần áo phủ kín, nhất là khi bạn đi vào những khu vực muỗi mang mầm bệnh.

Thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.

Luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày, nhất là trẻ nhỏ.

Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sốt xuất huyết là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc bệnh. Do đó, mỗi lần dịch sốt xuất huyết bùng phát, rất nhiều người đã bị tử vong và hao tốn rất nhiều chi phí y tế. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh. Tự giác vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dẹp ao nước đọng hoặc những nơi loăng quăng có thể phát triển…

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.