Top 10 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Ở Trẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Ở Trẻ Em

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 – 9 tuổi. Vì thế những hiểu biết về bệnh này sẽ rất cần thiết cho các bậc cha mẹ có con nhỏ. Bệnh biểu hiện như thế nào?

Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng bầm, có thể rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân), xuất huyết niêm mạc (chảy máu mũi, máu chân răng), trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiêu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm.

Bệnh gây ra do tình trạng phá hủy tiểu cầu trong máu lưu hành, làm giảm số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu < 150.000/mm3. (bình thường từ 150.000 – 300.000/mm3 máu) mà tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong việc cầm máu và đông máu.

XHGTC do nguyên nhân nào gây ra?

Rất phức tạp. Các nguyên nhân xác định được như:

Các bệnh tự miễn (ban đỏ rải rác, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp). Hội chứng tán huyết tăng urê huyết.

Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, Nhiễm trùng huyết, thương hàn.nhiễm ký sinh trùng (sốt rét…), nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…).

Nhẹ: Xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc.

Nặng: Có thể xuất huyết bất kỳ nơi nào như chảy máu đường tiêu hóa; tiết niệu, sinh dục…

Biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não – màng não.

– Khi làm các thủ thuật chọc dò, phẫu thuật, nhổ răng phải có sự chuẩn bị kỹ.

2. Các trường hợp không có căn nguyên (PTI): Các loại corticoides là thuốc lựa chọn

Tùy theo độ nặng của bé mà dùng thuốc.

Một điều phụ huynh cần lưu ý ở những trẻ bị bệnh này là cần tránh tiêm bắp, cắt lể, sử dụng các thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid.

Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

1- Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gì?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch. Nó là một chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.

Thành phần tế bào bao gồm các tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ của máu, các tế bào bạch cầu màu trắng và các tế bào tiểu cầu màu vàng.

Hồng cầu: cung cấp chất dinh dưỡng và khí Oxy cho mô, tế bào

Bạch cầu: chống lại vi khuẩn bảo vệ cơ thể

Tiểu cầu: giúp đông máu khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu

Bình thường, trong 1µl máu chứa 140.000 đến 440.000 tế bào tiểu cầu. Nếu số tiểu cầu thấp hơn 50.000 tế bào/µl, triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện.

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.

2- Nguyên nhân nào gây ra bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch bao gồm:

Giới tính: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới

Trẻ em bị bệnh nhiễm vi rút như sởi, quai bị, vi rút viêm đường hô hấp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có 2 nguyên nhân chính là:

Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi: Trong nhóm tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi có một số bệnh như: nhiễm khuẩn huyết, bệnh sốt xuất huyết dengue nặng gây giảm tiểu cầu hoặc các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể.

Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương: có thể là bệnh tủy xương gây giảm các mẫu tiểu cầu như bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương như ung thư di căn tủy, bạch cầu cấp… Khi đó giảm tiểu cầu là tình trạng thứ phát do các bệnh chính gây ra.

Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý tự phá hủy tiểu cầu do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây nên.

3- Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu là:

Trong trường hợp rất nghiêm trọng, đột quỵ, chảy máu nội tạng nặng hoặc hôn mê có thể xảy ra. Các biến chứng có thể bao gồm:

4- Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Cách điều trị bênh?

Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y. Đây không phải bệnh di truyền nhưng là chứng bệnh hay tái phát, bệnh nhân phải khám định kỳ hằng tháng.

Bác sĩ bắt đầu điều trị khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20 x 109/L hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm xuất huyết da niêm nhiều

Các bác sĩ thường điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu bằng cách cố gắng đưa khả năng đông máu của người bệnh trở lại bình thường. Các phương pháp điều trị bệnh:

Điều trị Huyết tương:

Phương pháp điều trị thông thường cho xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối do di truyền là tiêm tĩnh mạch huyết tương. Huyết tương là phần chất lỏng của máu có chứa các yếu tố đông máu cần thiết.

Điều trị bằng Thuốc:

Nếu việc điều trị huyết tương không thành công, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc để ngăn cơ thể người bệnh phá hủy enzyme ADAMTS13. Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các thuốc nhóm Corticoids.

Khi sử dụng các thuốc này, các bác sĩ thường dùng liều cao và kéo dài để ức chế miễn dịch của người bệnh. Các thuốc này khi ngưng đột ngột sẽ gây ra biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từ liều dùng cho đến thời gian dùng thuốc.

Thuốc nhóm Corticoids khi dùng kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ: viêm dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể….Tuy nhiên vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên việc sử dụng thuốc là việc cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi sát và xử trí các biến chứng và tiến hành giảm liều thuốc Corticoids phù hợp với tình trạng bệnh.

Một trong các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là thuốc Imurel 50mg . Xem hướng dẫn sử dụng thuốc tại website: http://shopduoc.vn

Phẫu thuật:

Trong trường hợp tái phát nhiều lần, người bệnh phụ thuộc thuốc Corticoids hoặc khi có quá nhiều biến chứng do thuốc mà tình trạng bệnh không ổn định thì phải Cắt lá lách. Cắt lách nội soi tương đối an toàn, tỉ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%.

5- Một số lưu ý khác đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Hạn chế vận động mạnh, hạn chế chơi những môn thể thao có tính đối kháng và va chạm nhiều

Theo dõi kinh nguyệt đối với trẻ em gái đến tuổi dậy thì, nếu lượng máu kinh nhiều nên báo với bác sĩ để có điều trị thích hợp.

Khi bị một bệnh lý khác như huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp… người bệnh cầnphải sử dụng thuốc kháng đông phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và thuốc đang sử dụng nếu có với bác sĩ.

Khi người bệnh cần nhổ răng, làm thủ thuật xâm lấn hoặc phải phẫu thuật cũng cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của minh.

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ nếu tình trạng bệnh chưa ổn định thì nên tránh mang thai vì có thể không an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tái khám và tuân thủ điều trị vì tính chất nguy hiểm và dễ tái phát của bệnh cũng như các tác dụng phụ thường gặp của thuốc

6- Bị giảm tiểu cầu Ăn gì để tăng tiểu cầu?

Các thực phẩm giàu omega-3, vitamin, sắt và các khoáng chất khác giúp chống lại các kháng thể và cũng làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn cũng có thể tiêu thụ các loại trái cây như đu đủ, kiwi, cam, quả mọng … để giúp tăng số lượng tiểu cầu.

Sắt: Sắt giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất sắt rất quan trọng đối với sức khỏe và số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết: Con trai sông, Hạt bí ngô, Đậu lăng, Thịt bò…

Vitamin C: đóng một vai trò quan trọng giúp tiểu cầu hoạt động hiệu quả. Nó cũng giúp hấp thụ sắt giúp tăng số lượng tiểu cầu trong sốt xuất huyết. Nguồn vitamin C tốt bao gồm: Xoài, Trái dứa, Bông cải xanh, Ớt chuông xanh hoặc đỏ, Cà chua, Súp lơ…

Hội Chứng Ban Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Huyết Khối

TTP (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối) còn gọi là hội chứng Moschcowitz, được mô tả đầu tiên năm 1925 với biểu hiện lâm sàng điển hình là “ngũ chứng”: Giảm tiểu cầu, bệnh lý tan máu vi mạch, rối loạn về thần kinh, suy thận và sốt. TTP và HUS (Hemolytic Uremic Syndrome: Hội chứng tan máu tăng ure) là những bệnh lý huyết khối vi mạch (Thrombotic MicroAngiopathies: TMAs) có nhiều biểu hiện giống nhau và nhiều lúc khó phân biệt rõ ràng; trước đây được xem như 2 hội chứng riêng biệt nhưng ngày nay TTP và HUS được thống nhất là biểu hiện khác nhau của một tình trạng bệnh lý huyết khối tan máu vi mạch và giảm tiểu cầu được gọi là hội chứng TTP- HUS.

Chẩn đoán xác định

Trường hợp TTP – HUS điển hình, dựa vào các triệu chứng: Thiếu máu tan máu vi mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn thần kinh, sốt và suy thận.

Cụ thể:

a. Lâm sàng

Sốt;

Thiếu máu, xuất huyết;

Rối loạn thần kinh: Nhức đầu, lú lẫn, hôn mê;

Đau bụng, nôn, tiêu chảy…

b. Xét nghiệm

Giảm số lượng tiểu cầu;

Giảm huyết sắc tố;

Giảm haptoglobin;

Có mảnh hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi;

Phản ứng Coombs trực tiếp âm tính;

APTT, PT, fibrinogen: Bình thường;

Tăng D- Dimer và/ hoặc FDP;

Giảm hoạt tính ADAMTS13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with a Thrombospondin type 1 motif, member 13);

Kháng thể kháng ADAMTS13: Dương tính;

Tăng bilirubin toàn phần và gián tiếp;

Tăng cao LDH;

Tăng ure,

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC).

Phân biệt với Hội chứng tan máu tăng men gan và giảm tiểu cầu .

Điều trị TTP thứ phát

Bổ sung ADAMTS13 bằng huyết tương.

a. Trao đổi huyết tương

Thường sử dụng huyết tươi đông lạnh hoặc huyết tương đã tách tủa (cryosupernatant) và phải bắt đầu ngay khi có: giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán vi quản và không tím được nguyên nhân khác gây nên những bất thường này.

Liều lượng: 40 -60ml/kg cân nặng (1,0 – 1,5 thể tích huyết tương), tiến hành ngày 1 lần, kéo dài tối thiểu thêm 2 ngày sau khi số lượng tiểu cầu và LDH về bình thường.

b. Truyền huyết tương tươi

Liều lượng: 20 – 40ml/kg cân nặng/ 24 giờ, cần lưu ý tình trạng quá tải.

Chỉ định: Trường hợp không thể tiến hành gạn huyết tương được hoặc thời gian chờ để gạn huyết tương ≥ 12 giờ.

c. Truyền khối hồng cầu: Khi thiếu máu nặng.

d. Thuốc kết hợp

Methylprednisolone: Kết hợp với trao đổi huyết tương khi trao đổi huyết tương đơn độc không hiệu quả. Thường sử dụng liều 2mg/kg cân nặng/ 24 giờ bằng đường truyền tĩnh mạch, trong 3 ngày liều.

Acid folic: Tất cả người bệnh TTP thứ phát đều được điều trị acid folic với liều lượng: 3-5mg/24 giờ và bằng đường uống.

e. Những trường hợp TTP dai dẳng:

Vincristin 1mg/ 24 giờ, tuần 2 lần trong 4 tuần.

Gammaglobulin: Liều 2g/kg cân nặng/ 24 giờ;

Tiến hành trao đổi huyết tương với liều gấp đôi;

g. Những trường hợp không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường:

Có thể xem xét để chỉ định điều trị bằng rituximab với liều 375mg/ lần/ tuần x 4 tuần.

Điều trị TTP di truyền

Không tiến hành trao đổi huyết tương, chỉ truyền huyết tương tươi; điều trị dự phòng bằng truyền huyết tương 3- 4 tuần/ lần.

Đối với người lớn, phác đồ điều trị TTP và HUS tương tự và vì vậy phân biệt rõ ràng 2 hội chứng này nhiều khi không nhất thiết phải đặt ra.

Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu: Những Điều Cần Biết

X uất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý rất thường gặp trong chuyên khoa huyết học, đây là một bệnh lý lành tính và có nhiều khả năng điều trị dứt điểm hoàn toàn. Biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào, bệnh điều trị ra sao? Những người chăm sóc bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết tiểu cầu cần lưu tâm những gì trong suốt quá trình điều trị? Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về bệnh lý này.

Tiểu cầu là thành phần tế bào của máu, được sản xuất từ tuỷ xương và lưu thông khắp nơi trong cơ thể. Chức năng chính của tiểu cầu là tham gia quá trình đông cầm máu, đảm bảo sự nguyên vẹn của mạch máu khi bình thường và không bị mất máu quá nhiều khi tổn thương.

Mặt khác, tiểu cầu còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài như vi sinh vật. Bằng những cách sau: trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn hay hỗ trợ các tế bào bạch cầu tăng hiệu quả bảo vệ cơ thể của các tế bào bạch cầu. Điều này đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu.

Ở người bình thường, số lượng các tế bào tiểu cầu đo được thông qua máy xét nghiệm huyết học sẽ nằm trong khoảng từ 150.000/mcL đến 400.000/mcL.

Đây là một bệnh lý được xác định do các kháng thể trong cơ thể xuất hiện một cách bất thường. Chúng sẽ phá huỷ các tiểu cầu, làm số lượng tiểu cầu giảm thấp trong máu. Từ đó, gây ra những triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng thường gặp nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu và khiến bệnh nhân đi khám bệnh là xuất hiện các chấm, đốm hoặc mảng bầm, xuất huyết rải rác ở da hoặc niêm mạc (niêm mạc mắt, môi, lưỡi, họng,…).

Khi tình trạng tiểu cầu giảm nặng, có thể biểu hiện các triệu chứng xuất huyết nặng nề hơn như:

Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em, thường biểu hiện với tình trạng bầm da xuất huyết cấp tính rõ ràng. Nhưng bệnh thường nhẹ và tự giới hạn, có thể xuất hiện sau một đợt nhiễm siêu vi hoặc sau tiêm chủng. Phần lớn sẽ khỏi hẳn hoàn toàn và một số có thể không cần điều trị, nhiều giả thiết cho rằng phần lớn là do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ và sẽ tự điều chỉnh theo sự trưởng thành của cơ thể.

Người lớn sẽ có một số điểm khác biệt quan trọng, tuy gặp ít hơn so với trẻ em, bệnh khi xảy ra ở người lớn sẽ biểu hiện âm ỉ, từ từ nhưng thường kéo dài và không điều trị dứt điểm được. Đặc biệt, ở những người lớn có bệnh lý nền gây nên tình trạng giảm tiểu cầu này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Bệnh không phải luôn nhất thiết phải điều trị. Nhưng trước khi kết luận là bệnh nhân mắc bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu, bác sĩ sẽ phải kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây giảm tiểu cầu.

Việc điều trị sẽ khác nhau dựa trên từng cá thể bệnh nhân: trẻ em hay người lớn, có bệnh lý nền gây ra giảm tiểu cầu không, mức độ xuất huyết và các bệnh lý kèm theo. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm thay đổi quyết định điều trị.

Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ nhỏ: tình trạng nhẹ sẽ có thể không cần điều trị, phần lớn sẽ tự khỏi và chỉ cần theo dõi sát.

Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu ở người lớn: do khả năng diễn tiến mạn và nguy cơ xuất huyết nặng lớn hơn, việc điều trị bằng thuốc có thể được bắt đầu sớm để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các tình trạng xuất huyết nặng hơn bất kể là trẻ em hay người lớn sẽ cần can thiệp ngay lập tức, có thể bằng nhiều loại thuốc khác nhau phối hợp với truyền tiểu cầu đậm đặc.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân đã có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cắt lách có thể cần phải cân nhắc. Phương pháp này tỏ ra rất có hiệu quả nhưng cần cân nhắc một số biến chứng lâu dài.

Glucocorticoid: Là thuốc điều trị chính yếu trong xuất huyết giảm tiểu cầu. Thuốc nhìn chung có hiệu quả cao nhưng sử dụng lâu dài gây đến nhiều tác dụng phụ (tăng đường huyết, loãng xương, hội chứng Cushing, rối loạn tâm thần,…).

IVIG (Immunoglobulin miễn dịch tĩnh mạch): hiệu quả cao, giúp hồi phục tiểu cầu nhanh nhưng giá thành đắt và thường không giữ mức tiểu cầu ổn định lâu dài.

Thuốc ức chế miễn dịch khác như: Rituximab, Azathioprine, Cyclosporine, Cyclophosphamide, Danazol, Dapsone, MNs… Được cân nhắc khi không đáp ứng với glucocorticoid hay IVIG, hiệu quả thay đổi và nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Eltrombopag: là một thuốc uống mới được công bố gần đây. Thuốc được cân nhắc khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc glucocorticoid hoặc IVIG, bệnh diễn tiến mạn hoặc có nhiều tác dụng phụ với các thuốc trên. Eltrombopag dễ sử dụng, hiệu quả trong việc nâng số lượng tiểu cầu của bệnh nhân nhưng quá trình này cần thời gian và phải duy trì thuốc uống liên tục. Mặt khác, thuốc có giá thành đắt và tác dụng phụ lâu dài chưa được đánh giá đầy đủ.

Các bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu cần được hạn chế vận động mạnh, tránh các môn thể thao có tính chất đối kháng (va chạm nhiều). Mặt khác, cần theo dõi sát tình trạng xuất huyết da, niêm và chảy máu của bệnh nhân.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc, cần duy trì thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ, tránh tự ý bỏ thuốc khiến việc kháng thuốc dễ xảy ra hơn.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên: