Top 3 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Kết Mạc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Dưới Kết Mạc: Những Điều Cần Biết

Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì phần lớn trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đau, người bệnh hầu hết chỉ được phát hiện khi tình cờ nhìn vào gương hoặc do người khác nhận thấy. Nhiều trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát được phát hiện đầu tiên do người khác nhìn thấy thấy một đốm đỏ trên nền trắng của mắt. Hiếm khi có mạch máu lớn bất thường hoặc gập góc do xuất huyết.

Hắt xì

Ho

Rặn/buồn nôn

Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu chẳng hạn khi nâng tạ hoặc thực hiện tư thế lộn ngược.

Dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng

Một số loại nhiễm trùng cụ thể (viêm kết mạc) khi vi khuẩn hoặc virut làm yếu thành mạch máu nhỏ của kết mạc.

Rối loạn tình trạng y tế gây ra chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường

Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể không tự phát và xảy ra do nhiễm trùng mắt nặng, chấn thương đầu hoặc mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Rất hiếm khi một người thấy đau khi bắt đầu xuất hiện. Khi chảy máu mới bắt đầu, một người có thể cảm thấy nặng ở mắt hoặc dưới mí mắt, cũng có thể thấy áp lực nhẹ xung quanh mắt. Không có đau đầu kèm theo. Khi xuất huyết được hồi phục, một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ ở mắt hoặc thuần túy cảm nhận sự thay đổi ở mắt.

Bản thân xuất huyết là một vùng đỏ sáng rõ cạnh nằm lên màng cứng. Toàn bộ lòng trắng của mắt đôi khi bị bao bởi máu.

Đối với xuất huyết dưới kết mạc tự phát, không có máu chảy ra từ mắt. Nếu thấm mắt bằng giấy ăn, sẽ không có máu trên đó.

Xuất huyết sẽ lớn hơn trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát và từ từ giảm dần về kích thước vì máu bị hấp thụ.

Hãy liên lạc ngay với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu xuất huyết dưới kết mạc không thuyên giảm trong vòng hai tuần hoặc xảy ra nhiều lần.

Tương tự, liên lạc với nhân viên y tế nếu bạn bị xuất huyết cả hai mắt cùng lúc hoặc xuất hiện dưới kết mạc xảy ra đồng thời với vết bầm tím da hoặc chảy máu lợi.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất huyết dưới kết mạc đi kèm

đau,

thay đổi thị lực (ví dụ, giảm thị lực, song thị, khó khăn khi nhìn),

tiền sử chấn thương hoặc sang chấn gần đây

tiền sử rối loạn chảy máu

Làm thế nào để chuyên gia y tế chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc?

Chuyên gia y tế sẽ khai thác tiền sử y tế và tiền sử dùng thuốc để tìm ra những sự kiện dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp cũng được kiểm tra.

Nếu sang chấn là nguyên nhân, các xét nghiệm kĩ hơn sẽ thường được thực hiện.

Đối với trẻ mới sinh, xuất huyết dưới kết mạc có thể thỉnh thoảng là kết quả của quá trình sinh.

Điều trị

Vì xuất huyết dưới kết mạc có tính lành tính, thông thường không cần điều trị. Nước mắt nhân tạo không theo kê đơn có thể áp dụng đối với mắt bị khó chịu nhẹ. Không cần miếng che mắt.

Dùng aspirin hoặc các thuốc khác ức chế đông máu nên tránh. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu, hãy đến khám để xác định xem thuốc của mình nên dừng hay tiếp tục. Đừng nên ngừng dùng thuốc chông đông máu mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Những thuốc này thường giúp bảo đảm tính mạng, chúng hiếm khi phải ngừng lại do xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc là kết quả của nhiễm khuẩn từ bên ngoài, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Chứng này sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề lâu dài, tương tự với bầm tím nhẹ dưới da. Xuất huyết dưới kết mạc thay đổi màu sắc (thường đỏ sang da cam rồi sang vàng) khi hồi phục. Vết bầm tím trên da thường thay đổi theo nhiều hình thái từ xanh lá cây, đen và xanh khi hồi phục, vì mạch máu được nhìn thấy qua da. Vì kết mạc trong suốt nên xuất huyết dưới kết mạc không bao giờ có màu này.

Rất hiếm khi xuất huyết dưới da tái phát ở vị trí cũ của cùng một bên mắt. Trong trường hợp đó, có thể có mao mạch dễ vỡ bất thường trong kết mạc vì thành mạch mỏng và có xu hướng chảy máu tự phát. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định những tình trạng như vậy và đóng mạch không thiết yếu sử dụng nhiệt từ laser hoặc nhiệt điện.

Tiên lượng

Tiên lượng của xuất huyết dưới kết mạc hoàn toàn tốt nếu không có chấn thương. Nó sẽ tự động thu nhỏ và biến mất trong vòng dưới hai tuần. Nó sẽ gây ra giảm thị lực do sẹo hoặc thay đổi về mắt khác.

Xuất Huyết Võng Mạc: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết võng mạc là một trong những triệu chứng của bệnh lý võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, những tổn thương võng mạc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là bệnh về mắt khiến máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít. Nguyên nhân thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…

Đây là một bệnh lý phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, đau, đỏ… nên đi khám mắt ở bệnh viện có chuyên khoa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.

Nguyên nhân xuất huyết võng mạc

Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Những triệu chứng xuất huyết võng mạc

Các triệu chứng để nhận biết bệnh nhân võng mạc bị xuất huyết bao gồm:

Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mắt, ruồi bay, thấy mạng nhện hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, nhìn thấy sương mù hoặc bóng tối, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi.

Tầm nhìn bị bóp méo

Nặng nhất là đột ngột mù.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn cảm giác đau đầu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh nhân bị cận thị nặng: Cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh và giới văn phòng, về lâu tình trạng cận thị nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: ở đối tượng này hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.

Bệnh nhân tăng huyết áp: người bị cao huyết áp dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: khiến các mạch máu bị vỡ, dẫn đến võng mạc bị xuất huyết.

Trẻ sơ sinh: đặc biệt là trẻ sinh non có xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Các mạch máu bất thường này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa Mắt để được bác sĩ xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa cho mắt còn lại.

Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Ở Việt Nam cũng đang triển khai các kỹ thuật này ở những trung tâm nhãn khoa lớn.

Để chăm sóc mắt, các nhà khoa học khuyên mắt cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Khi thấy có dấu hiệu xuất huyết võng mạc, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Điều Trị Bệnh Viêm Kết Mạc Lậu Cầu

Tác giả: DS. Nguyễn Thị Phương Dung

Tham vấn y khoa: ThS. BS. Hoàng Cương

Bệnh viêm kết mạc lậu cầu là một bệnh lý nặng ở mắt do lậu cầu gây ra. Bệnh có tiến triển nặng và khởi phát cấp tính đột ngột có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho mắt. Bộ y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị bệnh viêm kết mạc lậu cầu làm cơ sở cho bác sỹ khi thăm khám, điều trị bệnh này.

Viêm kết mạc do lậu cầu (Gonococcal conjunctivitis) là một bệnh tiến triển nặng nề, có nguy cơ gây tổn hại giác mạc. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn mắt sinh dục, khởi phát cấp tính, trong vòng 12 đến 48 giờ. Bệnh cần được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiến triển nhanh phá hủy giác mạc dẫn đến thủng giác mạc và có thể gây viêm nội nhãn.

Cập nhật: lúc

Bệnh viêm kết mạc lậu cầu là gì ?

Bệnh viêm kết mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, lậu cầu là một trong những nguyên nhân đó. Bệnh lý viêm kết mạc lậu cầu được phân riêng theo nguyên nhân gây bệnh là lậu cầu.

Định nghĩa bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Viêm kết mạc lậu cầu (Gonococcal conjunctivitis) là một bệnh tiến triển nặng nề, có nguy cơ gây tổn hại giác mạc. Đây là loại bệnh nhiễm khuẩn mắt sinh dục, khởi phát cấp tính, trong vòng 12 đến 48 giờ. Bệnh cần được đặc biệt quan tâm bởi nguy cơ tiến triển nhanh phá hủy giác mạc dẫn đến thủng giác mạc và có thể gây viêm nội nhãn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc lậu cầu là song cầu hình hạt cà phê (Neisseria gonorrhoeae) là loại tác nhân nguy hiểm, có độc tính mạnh.

Triệu chứng bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Triệu chứng lâm sàng của viêm kết mạc lậu cầu

Viêm kết mạc do lậu cầu khởi phát rất rầm rộ, với các biểu hiện sau đây.

Mi sưng nề, phù kết mạc, nhú kết mạc, xuất hiện hạch trước tai.

Xuất tiết, tiết mủ rất nhiều, chảy trào ra khe mi, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Loét giác mạc có thể xảy ra trong vòng một vài giờ, ở trung tâm hoặc chu biên. Những ổ loét này có thể kết nối lại với nhau thành các ổ áp xe hình nhẫn.

Các xét nghiệm trong viêm kết mạc lậu cầu

Nhuộm soi tiết tố mủ kết mạc sẽ thấy song cầu khuẩn Gram-âm hình hạt cà phê.

Nuôi cấy trên môi trường thạch máu và chocolate hoặc môi trường Thayer-Martin để trong tủ ấm điều kiện nhiệt độ 37oC trong 5 đến 10% CO2.

Điều trị viêm kết mạc lậu cầu bằng kháng sinh

Điều trị bệnh viêm kết mạc lậu cầu đặc hiệu bao gồm điều trị toàn thân và tại chỗ với kháng sinh diệt lậu cầu. Việc điều trị cần kết hợp cả hai biện pháp trên, giữ vệ sinh, điều trị đủ liều thuốc và đúng liệu trình.

Kháng sinh uống điều trị viêm kết mạc lậu cầu

Điều trị viêm kết mạc lậu cầu toàn thân bằng Procain penixilin 1,5g tiêm bắp một ngày trong 3 ngày. Trẻ em dùng 50mg/kg cân nặng /ngày tiêm bắp trong 3 ngày và tra tại chỗ penixilin G đã được dùng trong nhiều năm. Tuy nhiên do tình trạng kháng thuốc đối với các loại beta lactam và nguy cơ phản ứng thuốc của nhóm penixilin, nên sử dụng các loại các loại kháng sinh thay thế bao gồm các loại cephalosporin có men beta-lactamase bền vững.

Cephalosporin thế hệ 3: Thuốc Ceftriaxone chỉ định cho người lớn tiêm bắp 1g một liều duy nhất. Nếu có tổn thương giác mạc hoặc nguy cơ xâm nhập vào giác mạc thì cần phải nhập viện và điều trị ceftriaxone 1g tiêm tĩnh mạch ngày 1 hoặc hai lần, thời gian kéo dài tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh (trung bình là 7 ngày). Thuốc này chỉ định cho trẻ em và trẻ sơ sinh: 25 mg/kg/ngày 1 lần.

Cefotaxime liều cho người lớn là 1g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều duy nhất. Liều cho trẻ em là 25mg/kg cân nặng/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (tối đa là 1g). Có thể sử dụng một liều duy nhất nếu không thấy có các nguy cơ phát tán bệnh như nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm đa khớp, viêm màng não.

Nếu người bệnh dị ứng với penicillin có thể sử dụng ciprofloxacin, 500 mg uống một liều duy nhất hoặc ofloxacin 400mg uống một liều.

Điều trị viêm kết mạc lậu cầu tại mắt

Rửa mắt bằng nước muối sinh lí 0,9% hàng giờ cho đến khi hết tiết tố.

Fluoroquinolon : dung dịch ciprofloxacin 0,3% tra 2 giờ một lần,

Aminoglycosid: tobrex 0,3%, mỡ bacitracin hoặc mỡ erythromycin.

Trong trường hợp có tổn thương giác mạc tra ciprofloxacin 0,3%, gentamicin 0,3% hoặc tobramycin 0,3% mỗi giờ một lần.

Theo dõi hàng ngày cho đến khi bệnh có tiến triển tốt, và các triệu chứng rút lui.

Dự phòng bệnh viêm kết mạc lậu cầu

Lậu cầu không phải là vi khuẩn thường gặp tại khu vực mắt cho nên bệnh viêm kết mạc lậu cầu cũng sẽ không thường gặp nếu chúng ta chú ý giữ gìn vệ sinh đôi mắt. Việc dự phòng mắc bệnh viêm kết mạc do lậu cầu rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nặng nề, giảm thị lực của bệnh gây ra. Viêm kết mạc do lậu cầu hoàn toàn có thể đề phòng được để tránh các tổn hại nặng nề ở giác mạc.

Phương pháp Crede (1881) dùng argyrol 3% (Nitrat bạc) ngay sau khi sinh. Có thể dùng mỡ erythromycin và tetracyclin.

Điều trị bệnh lậu đường sinh dục nếu có.

Tránh bơi lội ở các khu vực nước không vệ sinh, có nhiều nguy cơ.

Không tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm kết mạc lậu cầu và các bệnh lý nhiễm trùng mắt khác.

Điều trị dứt điểm bằng kháng sinh cho người bệnh để tránh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com