Top 10 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Mạch Máu Não Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Tai Biến Mạch Máu Não Xuất Huyết

Đau đầu dữ dội kèm theo nôn mửa

Đột ngột giảm hoặc mất vận động ở một bên thân, thị lực cùng bên giảm hoặc mất thị lực

Khó nói, nói ngọng, không nhai hay nuốt được.

Dễ bị suy hô hấp, tức ngực, khó thở, tụt lưỡi.

Để chuẩn đoán chính xác loại tai biến mạch máu não, cần phải sử dụng các biện pháp y tế hiện đại như chụp cắt lớp CT. Do vậy, khi gặp những triệu chứng trên, không được tự ý cho nạn nhân sử dụng thuốc tránh tình trạng bị xấu đi mà hãy gọi ngay xe cấp cứu để nạn nhân được điều trị tai biến mạch máu não kịp thời.

Đột quỵ xuất huyết là kết quả của mạch máu não bị suy yếu, vỡ và xuất huyết. Bệnh thường gặp ở người lớn ( đặc biệt là nhóm tuổi ngoài 40) hơn là trẻ em.

Huyết áp cao là yếu tố nguy hiểm nhất, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não lên đến 2 – 6 lần. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như phình động mạch và dị dạng động tĩnh mạch…

Phình động mạch: Áp lực của máu đè lên thành động mạch, khiến cho khu vực bị yếu của động mạch phình to lên. Nếu không được điều trị kịp thời thì phình động mạch vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nó to lên, vỡ ra và gây chảy máu não.

Dị dạng động tĩnh mạch: Dị dạng động tĩnh mạch là một tổn thương bẩm sinh gồm nhóm các mạch máu hình thành bất thường. Bất kỳ một trong những mạch máu này đều có thể bị vỡ ra gây chảy máu não.

Phương pháp điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não do xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc chảy máu não. Điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết não bao gồm phẫu thuật và điều trị bằng thuốc.

Điều trị cấp cứu đột quỵ xuất huyết não chú trọng vào việc giảm huyết áp và kiểm soát tình trạng chảy máu. Giảm huyết áp xuống mức bình thường (dưới 130mmHg) là vô cùng quan trọng trong cấp cứu xuất huyết não, tuy nhiên, cần kiểm soát để tránh việc hạ áp quá mức. Để kiểm soát tình trạng chảy máu, bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc đông máu và ngăn chặn các cơn động kinh. Khi kiểm soát được những yếu tố đảm bảo sự sống sót, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Với trường hợp tổn thương lớn, phương án phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm áp lực lên não như: phẫu thuật sửa chữa những mạch máu có nguy cơ phình mạch hay nhóm mạch dị dạng, có nguy cơ gây đột quỵ cao; phẫu thuật kẹp phình mạch để ngăn ngừa tái xuất huyết phình mạch,….

Sau điều trị cấp cứu, bệnh nhân sẽ áp dụng phác đồ chăm sóc tại nhà với các loại thuốc điều trị được kê để giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ xuất huyết não như thuốc đông máu, thuốc hạ huyết áp,…, điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và có thể uống thuốc Đông y để cải thiện, bảo vệ thành mạch, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết.

Xuất Huyết Não Tiếng Anh Là Gì ? Bệnh Xuất Huyết Não Có Triệu Chứng Gì

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Bệnh xuất huyết não có triệu chứng gì ? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu.

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu. Xuất huyết não thông thường gặp nhất do tăng huyết áp, dị dạng động mạch hoặc chấn thương đầu. Điều trị tập trung vào việc cầm máu, loại bỏ cục máu đông (tụ máu) và giảm áp lực lên não. Đây được xem là một căn bệnh khá nghiêm trọng. Trên thực tế, thực sự rất ít người hiểu rõ về khái niệm xuất huyết não là gì ?

Xuất huyết não trong tiếng Anh giải thích với cụm từ Intracerebral hemorrhage (viết tắt ICH).

Bệnh Xuất huyết não (ICH) là gì?

Các động mạch nhỏ đưa máu đến các vùng sâu bên trong não. Huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể khiến các động mạch có thành mỏng này bị vỡ, giải phóng máu vào mô não. Bao bọc bên trong hộp sọ cứng, máu đông và chất lỏng tích tụ làm tăng áp lực có thể đè não lên xương hoặc khiến nó bị lệch và thoát vị (Hình 1). Khi máu tràn vào não, khu vực mà động mạch cung cấp bây giờ bị thiếu máu giàu oxy – được gọi là đột quỵ . Khi các tế bào máu trong cục máu đông chết đi, các chất độc sẽ được giải phóng làm tổn thương thêm các tế bào não ở khu vực xung quanh khối máu tụ.

ICH có thể xảy ra gần bề mặt hoặc ở các vùng sâu của não. Đôi khi xuất huyết sâu có thể mở rộng vào não thất – không gian chứa đầy chất lỏng ở trung tâm não. Sự tắc nghẽn của tuần hoàn não tủy bình thường (CSF) có thể mở rộng não thất (não úng thủy), gây lú lẫn, hôn mê và mất ý thức.

Các triệu chứng bệnh xuất huyết não như thế nào?

Nếu bạn gặp các triệu chứng của ICH, hãy gọi 911 ngay lập tức! Các triệu chứng thường đến đột ngột và có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nguyên nhân xuất huyết não là gì?

Tăng huyết áp : huyết áp tăng cao có thể làm vỡ các động mạch nhỏ bên trong não. Áp suất bình thường là 120/80 mm Hg.

Thuốc làm loãng máu : các loại thuốc như coumadin, heparin và warfarin được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông trong tình trạng tim và đột quỵ có thể gây ra ICH.

AVM : một đám rối của các động mạch và tĩnh mạch bất thường không có mao mạch ở giữa.

Phình động mạch : phình hoặc yếu thành động mạch.

Chấn thương đầu : gãy xương sọ và vết thương xuyên thấu (do súng bắn) có thể làm hỏng động mạch và gây chảy máu.

Rối loạn chảy máu : máu khó đông, thiếu máu hồng cầu hình liềm, DIC, giảm tiểu cầu.

Khối u : các khối u mạch máu cao như u mạch và khối u di căn có thể chảy máu vào mô não.

Bệnh mạch Amyloid : sự tích tụ protein trong thành động mạch.

Sử dụng ma túy : rượu, cocain và các loại ma túy bất hợp pháp khác có thể gây ra ICH.

Tự phát : ICH không rõ nguyên nhân.

Triệu Chứng Nhận Biết Tai Biến Mạch Máu Não

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị tai biến mạch máu não. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do tai biến. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến, khoảng 50% trong số đó tử vong.

Hiện nay xu hướng người bị tai biến mạch máu não – đột quỵ đang trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Vì thế, nhận biết sớm các triệu chứng của tai biến mạch máu não – đột quỵ sẽ giúp bạn và người nhà phòng tránh hiệu quả hơn.

Hiện nay, để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ, các chuyên gia y tế lưu ý ghi nhớ “FAST” nhấn mạnh đến mức độ và là viết tắt của: Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian) giúp người thân nhận biết dấu hiệu của người bị đột quỵ.

Trong đó:

Face (Khuôn mặt): đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Mặt bệnh nhân sẽ bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.

Arm (Tay): các dấu hiệu ở tay diễn biến từ từ nên người bệnh dễ “xem nhẹ”. Cụ thể, người bệnh thường cảm thấy tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc; cũng có thể ở chân như đi dễ bị vấp té; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép…

Speech (Lời nói): nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhân biết tai biến mạch máu não. Với những câu nói, đơn giản, thông thường bệnh nhân cũng phải tốn nhiều thời gian mới có thể diễn đạt một cách mạch lạc.

Time (Thời gian): “ Nhanh và tích tắc” là cách mọi người vẫn thường hình dung về tai biến mạch máu não – đột quỵ. Trong thời gian 3 tiếng đầu sau khi bị tai biến, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cải thiện.

Chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như đau đầu, mất ngủ…

Nhưng điều đáng lưu ý là khi xuất hiện các triệu chứng trên thì tỷ lệ cứu thành công là rất thấp. Vì thế, trước khi xuất hiện các triệu chứng này cần làm giảm các yếu tố nguy cơ như mất ngủ, đau nửa đầu, cao huyết áp. Các yếu tố nguy cơ này xuất hiện chủ yếu do gốc tự do tăng sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa tại não do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống như stress, chế độ ăn uống thiếu điều độ, môi trường ô nhiễm…

Để phòng ngừa hiệu quả tai biến mạch máu não – đột quỵ, khi xuất hiện các nguy cơ như đau nửa đầu, mất ngủ, người bệnh nên thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động ngày 30 phút với các môn thể thao yêu thích; sắp xếp tốt công việc, hạn chế căng thẳng, stress; hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá.

Bên cạnh đó, chủ động kiểm soát gốc tự do, chăm sóc não để bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu, ngăn ngừa các mảng xơ vữa và huyết khối dự phòng từ sớm nguy cơ tai biến mạch máu não.

Video chuyên gia Vũ Anh Nhị hướng dẫn dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não Ở Người Già

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não Ở Người Già

Xuất huyết não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho con người (đứng sau tim mạch và ung thư). Một thực tế là trong những năm gần đây, số lượng người bị xuất huyết não ở người già gia tăng với tỉ lệ tử vong cao. Nắm bắt được những tín hiệu khác thường của bệnh xuất huyết não để xử lí kịp thời, nhất là ở người già, là vô cùng cần thiết.

Biểu hiện cần lưu ý:

– Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể).

– Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ. Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

– Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Chóng mặt không giải thích được do nguyên nhân gì, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.

Sau khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sớm, đột qụy thật sự sẽ xảy ra ngay sau đó, do vậy bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Biện pháp đề phòng xuất huyết não:

Cao huyết áp là bệnh chủ yếu gây xuất huyết não ở người già. Theo điều tra, những người bị bệnh cao huyết áp có khoảng 1/3 cơ hội phát sinh xuất huyết não. Trong số người bị xuất huyết não có tới 95% là người bị cao huyết áp. Vì thế để đề phòng bệnh này cần phải:

1. Chú ý kiểm tra đo huyết áp thường xuyên: Người bệnh cao huyết áp hoặc những người tuy chưa được chẩn đoán là bị cao huyết áp, nhưng có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hoặc có người nhà bị bệnh cao huyết áp cần chú ý thường xuyên kiểm tra đo huyết áp. Nếu phát hiện bị cao huyết áp cần tích cực khống chế.

2. Bảo trì tâm trạng ổn định: Tránh hưng phấn quá độ, kích động mạnh, lo nghĩ, buồn phiền nhiều; bảo trì trạng thái tinh thần lạc quan, sống thanh thản, độ lượng, vị tha, yêu đời.

3. Sinh hoạt mọi mặt có quy luật, nền nếp, bảo đảm ngủ đủ, hạn chế ăn uống, khống chế thể trọng, chống béo phì, cai thuốc lá, tránh uống nhiều bia rượu.

4. Để đề phòng bệnh tái phát, phải đặc biệt chú ý không để chứng bệnh ho nặng, bí đại tiểu tiện.