Top 6 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Mắt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Cẩn Thận Xuất Huyết Tiền Phòng Sau Chấn Thương Mắt

Xuất huyết tiền phòng là hiện tượng xuất hiện máu trong tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và mống mắt), thường xảy ra trên mắt sau chấn thương.

Nguyên nhân xuất huyết tiền phòng

Bình thường, trong tiền phòng chứa một dung dịch trong suốt gọi là thuỷ dịch. Thuỷ dịch được tiết ra bởi cơ thể mi nằm sau mống mắt, chui qua lỗ đồng tử để ra tiền phòng. Thuỷ dịch có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho các thành phần bên trong của mắt.

Xuất huyết tiền phòng có thể gặp sau chấn thương xuyên và chấn thương đụng dập nhãn cầu do vỡ một số mạch máu trong mắt. Xuất huyết tiền phòng có thể xuất hiện đơn thuần hoặc kèm với xuất huyết buồng dịch kính.

Các triệu chứng thường gặp trong xuất huyết tiền phòng sau chấn thương bao gồm:

Triệu chứng chủ quan:

-Đau (đau có thể xuất hiện do bản thân chấn thương hoặc do tăng nhãn áp)

-Nhìn mờ (mờ ít nếu lượng máu trong tiền phòng ít, mờ nhiều nếu lượng máu trong tiền phòng nhiều. Thậm chí thị lực có thể giảm đến mức không nhìn thấy gì, chỉ còn nhận thức được ánh sáng).

Triệu chứng khách quan

-Khám thực thể cho thấy có sự xuất hiện của máu trong tiền phòng. Ngoài ra, nhãn áp có thể tăng cao.

Xuất huyết tiền phòng nhẹ

Phân loại xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng thường được chia làm 4 độ.

Độ 1: lượng máu chiếm 1/3 chiều cao của tiền phòng.

Độ 2: lượng máu chiếm từ 1/3 đến 1/2 chiều cao của tiền phòng.

Độ 3: lượng máu lớn hơn 1/2 chiều cao của tiền phòng nhưng chưa chiếm hết tiền phòng.

Độ 4: lượng máu chiếm toàn bộ tiền phòng.

Xuất huyết tiền phòng ở mức trung bình

Điều trị xuất huyết tiền phòng

Điều trị nội khoa

Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, bất động, đầu cao (30 0 – 45 0) và uống nhiều nước (uống 1/2 lít nước lọc trong 5 phút, cần lưu ý với những người bị bệnh thận, bệnh tim mạch, cao huyết áp…) phối hợp với việc sử dụng các thuốc liệt điều tiết, thuốc chống viêm steroid, thuốc giảm đau và thuốc hạ nhãn áp trong trường hợp có tăng nhãn áp. Nói chung, trong đa số các trường hợp, máu tiền phòng có thể tự hấp thu trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Điều trị phẫu thuật (rửa máu tiền phòng)

Thường được tiến hành trong những trường hợp:

– Xuất huyết toàn bộ tiền phòng, đã điều trị nội khoa ít nhất 4 ngày không hiệu quả

-Xuất huyết tiền phòng kèm theo tăng nhãn áp lớn hơn 50mmHg, điều trị nội khoa không hiệu quả (đề phòng biến chứng teo dây thần kinh thị giác)

-Có dấu hiệu nhiễm máu giác mạc ở bất cứ mức độ nào;

-Lượng máu chiếm nhiều hơn 3/4 tiền phòng với nhãn áp lớn hơn hoặc bằng 25 mmHg kéo dài hơn 6 ngày (đề phòng biến chứng ngấm máu giác mạc);

-Lượng máu chiếm nhiều hơn 1/2 tiền phòng kéo dài quá 8-9 ngày (đề phòng biến chứng dính góc tiền phòng).

Biến chứng Xuất huyết tiền phòng

Xuất huyết tiền phòng nặng

Các biến chứng có thể gặp khi xuất huyết tiền phòng gồm: dính mống mắt với mặt trước của thuỷ tinh thể hoặc với mặt sau giác mạc gây đóng góc tiền phòng, ngấm máu giác mạc, teo dây thần kinh thị giác (thường xuất hiện do tăng nhãn áp không được điều trị).

Tiên lượng

Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: các tổn thương nhãn cầu đi kèm, có sự xuất hiện của xuất huyết tiền phòng tái phát (bệnh nhân xuất huyết tiền phòng đang đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, máu tiền phòng đang tiêu tốt đột nhiên bệnh nhân lại thấy mờ, nhức do chảy máu trở lại); có các biến chứng của bệnh như tăng nhãn áp, ngấm máu giác mạc, teo dây thần kinh thị giác…

Khoảng 80% bệnh nhân xuất huyết tiền phòng độ 1 và 60% xuất huyết tiền phòng độ 2 có thị lực lớn hơn hoặc bằng 5/10 sau điều trị. Trong khi đó, chỉ có khoảng 35% bệnh nhân xuất huyết tiền phòng độ 3 và 4 đạt mức thị lực này.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS CKII. Nguyễn Phú Tùng

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826 https://www.aao.org/eye-health/symptoms/blood-in-eye https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=blood-in-the-eye-hyphema-90-P02825 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2173168/ https://www.cdc.gov/hai/pdfs/bbp/exp_to_blood.pdf

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não

Bệnh xuất huyết não hay còn gọi là bệnh chảy máu não, là 1 dạng của tai biến mạch máu não (chiếm khoảng 40-50%). Xuất huyết não nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.

Nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não thường rất nhiều, có thể do thay đổi lối sống hoặc do việc dùng thuốc, nhưng nguyên nhân chính vẫn do tăng huyết áp (chiếm 50 – 60%). Ở người trẻ, tai biến mạch máu não thường do dị dạng mạch máu não (50% số trường hợp được chụp mạch máu não có dị dạng). Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân của việc hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.

Biểu hiện, triệu chứng của xuất huyết não là đột qụy như: đang đi hoặc đang làm gì đó bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, thường lấy tay ôm đầu, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên; tự nhiên nói khó hẳn đi hoặc cấm khẩu; cả một tay và một chân cùng bên tự nhiên yếu hơn rồi bại dần hoặc nặng hơn thì liệt hẳn (bán thân bất toại) kèm theo liệt nửa mặt, vật vã, đái dầm, đại tiện không tự chủ, tăng tiết đờm dãi và mồ hôi (bên liệt), nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt. Tri giác vẫn còn hoặc lú lẫn (bất tỉnh nhân sự) ở 50%, hoặc hôn mê sâu ở 25%, hoặc xen kẽ lúc tỉnh lúc mê ở 25%.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết não:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân. – Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững. – Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn. – Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn. – Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. – Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên. – Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. – Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Tuổi trung bình bị xuất huyết não là 55 nhưng càng ngày độ tuổi càng trẻ hóa hơn. Bệnh nhẹ thường có rối loạn ý thức, lú lẫn… Nếu bệnh nặng chảy máu vào não nhiều, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ.

Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm vì thế cần phải chú ý những dấu hiệu của xuất huyết não. Dùng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn cũng là cách đề phòng tai biến, đột quỵ và xuất huyết não hiệu quả.

Xuất Huyết Não Tiếng Anh Là Gì ? Bệnh Xuất Huyết Não Có Triệu Chứng Gì

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Bệnh xuất huyết não có triệu chứng gì ? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu.

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu. Xuất huyết não thông thường gặp nhất do tăng huyết áp, dị dạng động mạch hoặc chấn thương đầu. Điều trị tập trung vào việc cầm máu, loại bỏ cục máu đông (tụ máu) và giảm áp lực lên não. Đây được xem là một căn bệnh khá nghiêm trọng. Trên thực tế, thực sự rất ít người hiểu rõ về khái niệm xuất huyết não là gì ?

Xuất huyết não trong tiếng Anh giải thích với cụm từ Intracerebral hemorrhage (viết tắt ICH).

Bệnh Xuất huyết não (ICH) là gì?

Các động mạch nhỏ đưa máu đến các vùng sâu bên trong não. Huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể khiến các động mạch có thành mỏng này bị vỡ, giải phóng máu vào mô não. Bao bọc bên trong hộp sọ cứng, máu đông và chất lỏng tích tụ làm tăng áp lực có thể đè não lên xương hoặc khiến nó bị lệch và thoát vị (Hình 1). Khi máu tràn vào não, khu vực mà động mạch cung cấp bây giờ bị thiếu máu giàu oxy – được gọi là đột quỵ . Khi các tế bào máu trong cục máu đông chết đi, các chất độc sẽ được giải phóng làm tổn thương thêm các tế bào não ở khu vực xung quanh khối máu tụ.

ICH có thể xảy ra gần bề mặt hoặc ở các vùng sâu của não. Đôi khi xuất huyết sâu có thể mở rộng vào não thất – không gian chứa đầy chất lỏng ở trung tâm não. Sự tắc nghẽn của tuần hoàn não tủy bình thường (CSF) có thể mở rộng não thất (não úng thủy), gây lú lẫn, hôn mê và mất ý thức.

Các triệu chứng bệnh xuất huyết não như thế nào?

Nếu bạn gặp các triệu chứng của ICH, hãy gọi 911 ngay lập tức! Các triệu chứng thường đến đột ngột và có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nguyên nhân xuất huyết não là gì?

Tăng huyết áp : huyết áp tăng cao có thể làm vỡ các động mạch nhỏ bên trong não. Áp suất bình thường là 120/80 mm Hg.

Thuốc làm loãng máu : các loại thuốc như coumadin, heparin và warfarin được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông trong tình trạng tim và đột quỵ có thể gây ra ICH.

AVM : một đám rối của các động mạch và tĩnh mạch bất thường không có mao mạch ở giữa.

Phình động mạch : phình hoặc yếu thành động mạch.

Chấn thương đầu : gãy xương sọ và vết thương xuyên thấu (do súng bắn) có thể làm hỏng động mạch và gây chảy máu.

Rối loạn chảy máu : máu khó đông, thiếu máu hồng cầu hình liềm, DIC, giảm tiểu cầu.

Khối u : các khối u mạch máu cao như u mạch và khối u di căn có thể chảy máu vào mô não.

Bệnh mạch Amyloid : sự tích tụ protein trong thành động mạch.

Sử dụng ma túy : rượu, cocain và các loại ma túy bất hợp pháp khác có thể gây ra ICH.

Tự phát : ICH không rõ nguyên nhân.