Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Não Ở Trẻ Em Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

Nhận biết những biểu hiện ban đâu của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ có những quyết định chính xác và an toàn cho bé hơn

Tính chỉ riêng trong năm 2017 đã có hơn 9.000 người ở Hà Nội mặc bệnh sốt xuất huyết trong đó trẻ em chiếm khoảng 5.000 bé. Số liệu này thực sự rất đáng lo. Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát theo chu kỳ nhất định nên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bệnh sốt xuất huyết là do Virus Dengue gây lên. Loại Virus này có 4 dạng khuyến thanh khác nhau nên về lý thuyết thì con người sẽ có thể bị mắc nhiều nhất 4 lần trong đời. Bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh nhưng nếu biết sớm thì lại rất dễ chữa trị.

Vậy nên các cha mẹ hay tìm hiểu các biểu hiện ban đầu nhận biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và cả ở người lớn

Nếu thấy trẻ sốt cao, sốt đột ngột thì các mẹ hãy chú ý ngay

Bình thường để xác định bệnh sốt xuất huyết các mẹ cần 3 ngày kể từ ngày đâu tiên bé sốt. Và các mẹ cũng cần lưu ý rằng thời điểm đó có phải đang có dịnh không. Quanh khu vực đó có người bị không.

– Ngày thứ 1: Trẻ bị sốt cao, đột ngột, mặt đỏ, cổ họng không đau. Lúc này mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế gần nhất để theo dõi thêm

– Ngày thứ 2: Nếu đến ngày thứ 2 bé vẫn sốt cao các mẹ hãy xem các vùng dưới da của bé có những vùng đỏ không

– Ngày thứ 3: Tới ngày này thì các triệu chứng đã rất rõ ràng. Ngoài việc sốt cao thì bé có thể bị xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi hoặc chảy máu

Trong 3 ngày các mẹ có thể xác định chính xác được xem bé có bị sốt xuất huyết không. Nhưng chúng tôi khuyến bạn rằng. Nếu như thấy trẻ có những dẫu hiệu bất thường như vậy hãy bình tĩnh đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể có phương pháp trị bênh cho bé

Vì đa số các trường hợp sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu các mẹ đều cho bé điều trị tại nhà nhưng không có nghĩa rằng biết chứng sẽ không xảy ra chính vì vậy nếu đã thấy bé có những biểu hiện đó các mẹ nên đưa bé khám ngay

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

– Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết ngay đưa trẻ ngay đên bệnh viện hoặc cơ sở ý tế gần nhất. Không nên chăm sóc bé tại nhà

– Bé cần phải được bổ sung nhiều nước, các loại thức ăn dạng lỏng dể bé có thể dễ ăn ít bị nôn ói. Nếu như bé còn đang bú mẹ hãy chia cho bé bú nhiều lần, không nên bú no vì điều đó dễ làm bé nôn chớ. Vì sốt suất huyết là máu đặc hơn so với bình thường nên cần phải bổ sung nước cho bé thường xuyên tránh việc máu khó lưu thông nguye hiểm đến tinh mạng của bé

– Không tự ý sử dụng các cách gian dan như cạo gió hay tắm các loại nước lá nếu chưa có chỉ định của bác sĩ

– Nếu thấy bé bọ sốt cao hãy báo với bác sĩ và bổ sung thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ điều này giúp bé không bị co giật

– Hãy bổ sung các loại vitamin cho bé bằng các loại quả mát và chưa nhiều Vitamin C như cam, quít và một số các loại hoa quả có tính mát khác

Tóm lại: Các cụ nhà ta đã có câu “Phòng còn hơn tránh” . Ở mỗi gia đình hãy có ý thức loại bỏ tất cả những khu ổ có thể phát sinh ra bệnh sốt xuất huyết như các chai lọ, chum vại, các bể nước lâu ngày không sử dụng. Chính những nơi chưa đụng nước tù đọng như vậy là điều kiện lý thưởng đến muỗi vằn mang virus sốt xuất huyết phát triển.

Hãy buông màn cho bé khi ngủ hoặc sử dụng màn chống muỗi và có thể sử dụng thêm một số các loại máy bắt muỗi hiện đang có mặt trên thị trường hiện này để có thể giúp bảo vệ bé một cách an toàn nhất.

Các Triệu Chứng U Não Ở Trẻ Em

Các triệu chứng của u não thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí khối u trong não, kích thước, mức độ phát triển khối u và độ tuổi của trẻ.

Bộ não con người cực kỳ tinh tế và phức tạp nên 1 khối u rất nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc liệu khối u đã lớn hay còn nhỏ.

Khối u não hoặc có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). U não chiếm khoảng 20% các trường hợp ung thư ở trẻ em.

Các triệu chứng u não ở trẻ em

Nhức đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh u não ở trẻ em, nhưng đau đầu có nhiều khả năng là do vấn đề sức khỏe khác gây ra.

Nhức đầu do u não càng xảy ra thường xuyên hơn và gia tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Nhức đầu xảy ra vào buổi sáng – đặc biệt là nếu nó làm trẻ thức giấc – và tăng dần trong ngày thì đáng lo hơn những cơn đau đầu xảy ra vào cuối ngày. Cơn đau đầu thường không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Trẻ càng nhức đầu hơn khi ho hoặc hắt hơi hoặc khi cúi người xuống. Buồn nôn và nôn mửa có thể xảy ra cùng với nhức đầu, và những cơn đau đầu càng nặng hơn sau khi nôn. Trong khi đau đầu ở trẻ em rất có thể là do 1 bệnh lý ít nghiêm trọng, bạn cũng không nên bỏ qua bệnh đau đầu mãn tính.

Co giật cũng là triệu chứng phổ biến và thường là triệu chứng đầu tiên của u não. Co giật xảy ra ở 1 nửa số người bị u não. Các rối loạn co giật mà có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ nghiêm trọng như co giật mạnh cho đến rung lắc nhẹ với cử động co giật, cho đến cả khi đứa trẻ chỉ bị “mất trí” tại 1 thời điểm. Nếu bạn nghi ngờ con bạn có thể đã lên cơn co giật, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Thay đổi trạng thái tinh thần/Mệt mỏi

Sự thay đổi về giấc ngủ của con bạn có thể đáng lo ngại đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng khác, mặc dù chắc chắn mệt mỏi còn do vô số nguyên nhân khác.

Một số cha mẹ đã dùng thuật ngữ khác để mô tả sự thay đổi này ở mức độ năng lượng của trẻ như “trơ cảm giác” thay vì mệt mỏi. Nói cách khác, ngay cả lúc bình thường 1 đứa trẻ có thể xuất hiện trạng thái ít tỉnh táo và giảm khả năng tập trung khi nói chuyện.

1 đứa trẻ với khối u não có thể có dấu hiệu của sự nhầm lẫn hoặc không hiểu được những điều trẻ đã làm trước đó. Cha mẹ có thể nhận thấy sự phát triển của con họ dường như đã chững lại và không đến được cột mốc phát triển mà họ mong đợi. Điều này dễ nhận ra hơn ở trẻ đang trong độ tuổi đi học và giáo viên có thể liên hệ với phụ huynh khi họ nhận ra vấn đề này. Ở trẻ nhỏ tuổi hơn, ví dụ có thể là trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành yêu cầu đơn giản, ví dụ như gặp khó khăn khi xếp hình Lego. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc rất từ ​​từ.

Thay đổi hành vi/nhân cách

1 số trẻ em có sự thay đổi tính cách, đặc biệt là trở nên dễ khó chịu. Dấu hiệu đặc trưng của triệu chứng này là nó là một sự thay đổi so với trước đây. 1 đứa trẻ thường ít nói có thể hay hét to, hoặc đứa trẻ nói nhiều lại ít nói hơn. Các phản ứng có thể không nhất thiết trùng với các tình huống. Ví dụ, trẻ có thể cười về điều gì đó mà không hề buồn cười, hoặc trở nên giận dữ mà không có lý do nào cả.

1 đứa trẻ với khối u não có thể gặp khó khăn tăng dần trong đi lại hoặc thậm chí ngồi do sự mất cảm giác cân bằng của bộ não. Trẻ có thể vấp ngã thường xuyên hơn hoặc va đập vào tường. Các hình thức phối hợp chẳng hạn như ăn uống có thể bị thay đổi, và trẻ có vẻ trở nên “vụng về” hơn. Thường thì trẻ em không nhận thấy những thay đổi này ở chính mình. Cách nói chuyện cũng có thể thay đổi với việc nói lắp hoặc nói quá chậm.

Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi bị nhức đầu, và có thể nôn mửa ít. Nôn cũng có thể rất mạnh mà thường được gọi là “nôn vọt”

Khối u não thường gây triệu chứng nhìn đôi và các thay đổi thị giác khác. Trẻ có thể phàn nàn việc khó nhìn thấy hoặc đọc sách, hay đúng hơn là bạn có thể để ý rằng trẻ thường quay đầu để nhìn vào đối tượng và thường xuyên ngả đầu về phía đối tượng để nhìn được rõ hơn.

Ở trẻ sơ sinh, các đường nối các vùng trong não chưa đóng kín và các phần mềm tại chỗ vẫn còn hiện diện. Khi 1 khối u làm tăng áp lực nội sọ nó có thể khiến những chỗ mềm (các thóp) phình lên, và cha mẹ thậm chí còn có thể cảm nhận được phần nối giữa các phần xương sọ tách rời ra. Do sự mở rộng này, cha mẹ có thể nhận thấy rằng đầu đứa bé có vẻ to hơn bình thường.

Đánh giá của các triệu chứng

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là tin tưởng vào bản năng của những bậc cha mẹ. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng trên hoặc các triệu chứng khác làm bạn lo lắng, hãy nói chuyện với các bác sĩ nhi khoa. Có rất nhiều bệnh lý khác ngoài u não có thể gây ra những triệu chứng này, và chúng cũng cần chẩn đoán càng sớm càng tốt. Hãy trao đổi với bác sĩ về những cách để chẩn đoán 1 khối u não.

Nguồn: http://vienyhocungdung.vn

Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Em

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiên hoa ở trẻ em do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như: Thiếu chất dinh dưỡng – thiếu vitamin K; trẻ sinh non, nhẹ cân, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Viêm loét dạ dày ở trẻ em chủ yếu do nhiễm vi khuẩn, virus trong quá trình ăn uống gây nên. Vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể khiến cho dạ dày của trẻ mỏng đi và dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Cũng giống như người lớn, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em có đầy đủ các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:

Nôn ra máu tươi

Đại tiện phân đen hoặc có lẫn máu

Biểu hiện thiếu máu: Mệt mỏi, da xanh xao, gầy yếu, không tăng cân, hay bị chóng mặt, dễ ngất xỉu…

Sốt: Sốt không quá 38 độ C và thường kéo dài từ 3-5 ngày.

Đau bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi, xanh tái…

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc khuyến cáo, khi trẻ có các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa nêu trên cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị và chăm sóc xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

-Thăm khám kịp thời: Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.

-Phối hợp cùng bác sĩ: Cha mẹ cần tin tưởng và hợp tác cùng bác sĩ trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh đó, cần chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ nhanh chóng hồi phục.

-Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống khoa học, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; không ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc xào, đồ ăn chua, cay, lạnh, nước ngọt có ga… Lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, quá no trong một bữa.

-Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

-Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan cho trẻ.

-Thăm khám ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường.

Bệnh Xuất Huyết Não Trẻ Sơ Sinh

1. Bệnh xuất huyết não ở trẻ là bệnh gì?

Xuất huyết não là một loại đột quỵ. Đây là tình trạng khi máu tràn vào mô não gây tổn thương não. Khi máu lan tỏa vào trong mô não sẽ gây ra hiện tượng phù não, máu tạo thành một khối ở trong não gọi là hiện tượng tụ máu.

Thường thì bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và nhanh chóng, vì vậy nếu trẻ bị bệnh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh trở nặng thì trẻ rất dễ tử vong chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao, không có trường hợp nào có thể chữa trị khỏi và thường nếu còn sống thì chỉ khả năng bị tàn phế vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân trẻ bị xuất huyết não

Bệnh xuất huyết não dường như là nặng nhất trong các loại bệnh thường gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân cần chú ý như sau.

Trẻ bị chấn thương vùng đầu, hoặc vận động nhiều bị té, ngã bị đập đầu xuống đất và đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp.

Trẻ bị tăng huyết áp

Trẻ bị các vấn đề về gan, u não

Trẻ bị rối loạn đông máu

Mạch máu bất thường

Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nếu phát hiện sớm các mẹ nên đưa đi viện nhanh nhất có thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Dấu hiệu và di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Để có thể được điều trị đúng lúc và không gây tử vong đến trẻ, mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu và những di chứng để lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này của trẻ, mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau.

Dấu hiệu phát hiện bệnh xuất huyết não ở trẻ

Nhức đầu dữ dội

Buồn nôn, ói mửa liên tục

Hôn mê, mất tỉnh táo

Mắt lờ đờ, không mở được

Chân, tay trẻ mềm và yếu

Bất tỉnh, mê sảng

Cơ địa của từng trẻ là khác nhau vì vậy nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào thì cần liên hệ với các bác sĩ ngay lập tức để cho phương thức điều trị đúng đắn.

Di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Tàn phế: Khi bị xuất huyết não nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vận động của trẻ, trẻ không thể làm chủ được bản thân mà cần phải sống phụ thuộc vào người khác cả đời.

Tâm lý: Sau khi trải qua căn bệnh quái ác này tinh thần trẻ dễ bị chấn động, trẻ thường xuyên buồn tủi và cô đơn khi phải nằm một chỗ. Dễ làm cho trẻ bị tự kỷ và tuổi thọ không cao.

Ngôn ngữ: Sau này lớn lên trẻ sẽ gặp khó khăn trong lời nói của mình. Vì xuất huyết não làm cho trẻ bị méo miệng, không thể phát âm rõ ràng, nếu trường hợp nặng trẻ chỉ có thể bập bẹ được vài câu.

Nhận thức: Trí nhớ trẻ bị giảm sút nghiêm trọng, trẻ không tự nhớ được những việc đã làm trong những ngày gần nhất.

Hô hấp: Trẻ bị bệnh này thường hay gặp phải vấn đề hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Không tự chủ được trong vệ sinh: Đây là di chứng nặng nề nhất mà trẻ gặp phải khi việc tiểu tiện cũng phải nhờ đến người khác làm, dễ gây cho trẻ cảm giác cáu gắt, bực bội, khó chịu.

Ngoài những biến chứng trên, nếu không điều trị sớm bệnh xuất huyết não sẽ trở nên khó chữa và gây tử vong ở trẻ.