Top 11 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Não Ở Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Xuất Huyết Não Trẻ Sơ Sinh

1. Bệnh xuất huyết não ở trẻ là bệnh gì?

Xuất huyết não là một loại đột quỵ. Đây là tình trạng khi máu tràn vào mô não gây tổn thương não. Khi máu lan tỏa vào trong mô não sẽ gây ra hiện tượng phù não, máu tạo thành một khối ở trong não gọi là hiện tượng tụ máu.

Thường thì bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và nhanh chóng, vì vậy nếu trẻ bị bệnh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh trở nặng thì trẻ rất dễ tử vong chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao, không có trường hợp nào có thể chữa trị khỏi và thường nếu còn sống thì chỉ khả năng bị tàn phế vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân trẻ bị xuất huyết não

Bệnh xuất huyết não dường như là nặng nhất trong các loại bệnh thường gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân cần chú ý như sau.

Trẻ bị chấn thương vùng đầu, hoặc vận động nhiều bị té, ngã bị đập đầu xuống đất và đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp.

Trẻ bị tăng huyết áp

Trẻ bị các vấn đề về gan, u não

Trẻ bị rối loạn đông máu

Mạch máu bất thường

Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nếu phát hiện sớm các mẹ nên đưa đi viện nhanh nhất có thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Dấu hiệu và di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Để có thể được điều trị đúng lúc và không gây tử vong đến trẻ, mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu và những di chứng để lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này của trẻ, mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau.

Dấu hiệu phát hiện bệnh xuất huyết não ở trẻ

Nhức đầu dữ dội

Buồn nôn, ói mửa liên tục

Hôn mê, mất tỉnh táo

Mắt lờ đờ, không mở được

Chân, tay trẻ mềm và yếu

Bất tỉnh, mê sảng

Cơ địa của từng trẻ là khác nhau vì vậy nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào thì cần liên hệ với các bác sĩ ngay lập tức để cho phương thức điều trị đúng đắn.

Di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Tàn phế: Khi bị xuất huyết não nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vận động của trẻ, trẻ không thể làm chủ được bản thân mà cần phải sống phụ thuộc vào người khác cả đời.

Tâm lý: Sau khi trải qua căn bệnh quái ác này tinh thần trẻ dễ bị chấn động, trẻ thường xuyên buồn tủi và cô đơn khi phải nằm một chỗ. Dễ làm cho trẻ bị tự kỷ và tuổi thọ không cao.

Ngôn ngữ: Sau này lớn lên trẻ sẽ gặp khó khăn trong lời nói của mình. Vì xuất huyết não làm cho trẻ bị méo miệng, không thể phát âm rõ ràng, nếu trường hợp nặng trẻ chỉ có thể bập bẹ được vài câu.

Nhận thức: Trí nhớ trẻ bị giảm sút nghiêm trọng, trẻ không tự nhớ được những việc đã làm trong những ngày gần nhất.

Hô hấp: Trẻ bị bệnh này thường hay gặp phải vấn đề hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Không tự chủ được trong vệ sinh: Đây là di chứng nặng nề nhất mà trẻ gặp phải khi việc tiểu tiện cũng phải nhờ đến người khác làm, dễ gây cho trẻ cảm giác cáu gắt, bực bội, khó chịu.

Ngoài những biến chứng trên, nếu không điều trị sớm bệnh xuất huyết não sẽ trở nên khó chữa và gây tử vong ở trẻ.

Cảnh Báo Trẻ Sơ Sinh Thiếu Vitamin K Dễ Bị Xuất Huyết Não

Việc sử dụng vitamin K cho trẻ sơ sinh phòng ngừa được bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh do ngăn cản được các yếu tố đông máu II, VII, IX, và X tiếp tục giảm sút. Theo đó, hàm lượng vitamin K tự nhiên trong sữa mẹ quá thấp nên không bảo vệ được trẻ sơ sinh khỏi sự thiếu hụt vitamin K dẫn đến bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh, trong đó có cả xuất huyết não và màng não trên thức tế đã gặp.

Xuất huyết ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là xuất huyết não và màng não có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của trẻ.

Việc phát hiện, chẩn đoán và xử trí phải được thực hiện sớm tại các tuyến y tế theo đúng quy định.

Gần đây Bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội trong vài ngày đã tiếp nhận điều trị 3 trẻ sơ sinh mới hơn 1 tháng tuổi bị xuất huyết não được xác định do thiếu vitamin K. Cũng qua theo dõi, giám sát ở các địa phương, Bộ Y tế ghi nhận một số cơ sở y tế chưa thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh, sau mổ lấy thai dẫn đến hậu quả trẻ bị xuất huyết não, màng não do thiếu vitamin K 1. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này để hạn chế biến chứng xảy ra đối với trẻ.

Vai trò của vitamin K đối với trẻ sơ sinh

Có 3 loạivitamin K gồm vitamin K1 còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên; vitamin K2 còn gọi làm enaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột; vitamin K3 còn gọi là menadione là dạngvitamin K nhân tạo. Vitamin thuộc nhóm K có tên chung quốc tế là Phytomenadione sản xuất dưới dạng viên nén, viên bao đường, ống tiêm được chỉ định sử dụng trong các trường hợp xuất huyết và nguy cơ xuất huyết tăng do giảm prothrombin huyết. Bình thường vi khuẩn trong ruột có thể tổng hợp đủ vitamin K nhưng đối với trẻ sơ sinh các nhà khoa học khuyến cáo nên điều trị cho trẻ một liều vitamin K1 (Phytomenadione) 1mg ngay sau khi sinh để phòng ngừa xuất huyết sơ sinh. Thực tế vitamin K1 qua nhau thai ít, do đó chúng được chọn để điều trị tình trạng giảm prothrombin huyết ở người mẹ và phòng ngừa được bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh; tuy nhiên việc bổ sung cho người mẹ là không cần thiết trừ khi có nguy cơ thiếu vitamin K, một thực đơn trong thai kỳ của người mẹ hàng ngày cần có 45 microgam vitamin K là đủ. Nồng độ vitamin K trong sữa mẹ thường thấp, hầu hết các mẫu sữa đều dưới 20 nanogam/ml; nhiều mẫu dưới 5 nanogam/ml. Mặc dù không phải tất cả trẻ sơ sinh nhưng rất nhiều trẻ sơ sinh thiếu vitamin K là do chúng được chuyển qua nhau thai rất ít. Nếu trẻ chỉ bú mẹ thôi thì không phòng ngừa được sự giảm sút thêm vitamin K dự trữ vốn đã thấp và có thể phát triển thành tình trạng thiếu vitamin K trong 48 – 72 giờ. Khi người mẹ dùng một số thuốc như thuốc chống co giật, warfarin hoặc thuốc chống lao có thể gây nên bệnh lý xuất huyết trẻ sơ sinh điển hình và sớm; trái lại nếu trẻ bú mẹ được xem là một căn nguyên của bệnh lý xuất huyết trẻ sơ sinh điển hình và muộn. Việc sử dụng vitamin K cho trẻ sơ sinh phòng ngừa được bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh do ngăn cản được các yếu tố đông máu II, VII, IX, và X tiếp tục giảm sút. Theo đó, hàm lượng vitamin K tự nhiên trong sữa mẹ quá thấp nên không bảo vệ được trẻ sơ sinh khỏi sự thiếu hụt vitamin K dẫn đến bệnh xuất huyết trẻ sơ sinh, trong đó có cả xuất huyết não và màng não trên thức tế đã gặp. Có thể dùng vitamin K cho người mẹ để tăng nồng độ trong sữa nhưng cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.

Đối với tuyến xã, phường, thị trấn: cần phát hiện và ghi nhận các trường hợp trẻ có nguy cơ bị xuất huyết như trẻ bị ngạt thở khi sinh, sinh khó, sinh quá nhanh, sinh non tháng, nhiễm khuẩn. Đối với người mẹ phát hiện sản phụ có sử dụng các loại thuốc chống lao, thuốc chống động kinh. Để nhận biết các dấu hiệu xuất huyết ở trẻ sơ sinh, cần chú ý đến những vị trí ở da dầu, rốn, đường tiêu hóa và bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào đó. Việc xử trí phải được thực hiện cầm máu ngay bằng cách băng ép khi có chảy máu rốn, chảy máu chỗ tiêm chích. Đồng thời tiêm bắp thịt 1mg vitamin K1 và chuyển trẻ lên y tế tuyến trên an toàn để được theo dõi, chăm sóc và xử trí điều trị tiếp tục.

Đối với tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố: cần khám lâm sàng kỹ để đánh giá mức độ xuất huyết. Thực hiện các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định nguyên nhân như xét nghiệm công thức máu. dung tích hồng cầu, lượng hemoglobin, tiểu cầu, thời gian máu chảy, thời gian máu đông… Việc xử trí được thực hiện như tuyến xã, phường, thị trấn; cần kiểm tra xem trẻ đã được tiêm vitamin K1 sau khi sinh chưa, nên thực hiện lại một liều vtamin K1 1mg khi còn dấu hiệu chảy máu; có thể truyền dịch, truyền máu tùy theo mức độ mất máu của trẻ; lưu ý cần sử dụng máu toàn phần hoặc hồng cầu lắng mới trong vòng 5 – 7 ngày và phù hợp nhóm máu mẹ – con trong trường hợp nghi xuất huyết có kèm theo bất đồng nhóm máu ABO; đồng thời làm thông thoáng đường thở, cung cấp oxygen, điều trị các rối loạn khác kèm theo nếu có và chuyển trẻ lên y tế tuyến trên một cách an toàn khi vượt quá khả năng điều trị.

Đối với tuyến tỉnh, thành phố thuộc trung ương: cách xử trí cũng giống như tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố nhưng cần thực hiện thêm các xét nghiệm đông máu toàn bộ, chức năng gan và một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân như chẩn đoán hình ảnh. Có thể xử trí bằng cách truyền máu và các sản phẩm của máu khi có chỉ định. Lưu ý sau thời gian tiêm vitamin K1 trong khoảng 12 – 24 giờ, thuốc mới có tác dụng điều chỉnh các xuất huyết do thiếu vitamin K1; do đó cần truyền huyết tương tươi đông lạnh trong khoảng thời gian chờ vitamin K1 có tác dụng. Ngoài ra việc điều trị nguyên nhân, các rối loạn kèm theo và chăm sóc hỗ trợ phải được chú ý thực hiện. Điều cần quan tâm

Để phòng chống bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh, trong đó có xuất huyết não và màng não có hiệu quả do thiếu vitamin K; Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập phải thực hiện nghiêm túc việc tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh theo đúng hướng dẫn quốc gia. Cụ thể đối với trẻ sinh ra có cân nặng trên 1.500g phải tiêm bắp thịt 1mg vitamin K1; đối với trẻ sinh ra có cân nặng từ 1.500g trở xuống phải tiếp bắp thịt 0,5mg vitamin K1. Lưu ý việc tiêm vitamin K1 phải thực hiện ngay sau khi trẻ được chăm sóc sớm thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau khi sinh hoặc sau mổ lấy thai còn gọi là chăm sócthiết yếu bà mẹ và trẻsơ sinh sớmEENC (early essential newborn care).

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Bệnh Tim Ở Trẻ Sơ Sinh. Triệu Chứng.

Các khuyết tật phát triển của hệ thống tim mạch ở trẻ sơ sinh là do các rối loạn rất phức tạp trong việc đặt các cơ quan trong quá trình phát triển của thai nhi và kèm theo các rối loạn huyết động nặng, tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể biểu hiện ngay lập tức vài giờ sau khi sinh hoặc sau vài năm sống. Một số khuyết tật tim bẩm sinh không phù hợp với cuộc sống, và cần phải can thiệp phẫu thuật ngay lập tức. Nếu không, đứa trẻ có thể chết.

Theo nguyên tắc, cho đến nay, bệnh tim ở trẻ sơ sinh được xác định trong tử cung trong thời kỳ mang thai khi siêu âm. Cha mẹ được nói ngay những gì nó đang đe dọa và những biện pháp nào sẽ cần phải được thực hiện sau khi đứa trẻ chào đời.

Có nhiều phân loại khác nhau về dị tật của hệ tim mạch ở trẻ em. Đây là một trong số họ.

Tất cả tật xấu được chia thành hai nhóm lớn:

– Trắng (với ngả trái), với những tật xấu này không có sự trộn lẫn của máu động mạch và tĩnh mạch;

– màu xanh (với shunt bên phải), khi máu động mạch được trộn với tĩnh mạch.

Ngược lại, các nhóm này được chia thành nhiều nhóm khác. Vì vậy, các tệ nạn trắng bao gồm những tệ nạn, đi kèm với một dòng máu tràn vào vòng tuần hoàn máu nhỏ, nghĩa là Phổi (hở đường dẫn mở (OAP), khiếm khuyết hạch nách thất trái và liên thất (ASD, DMF), mở liên kết thất trái, vân vân …).

Chúng cũng bao gồm bệnh tim ở trẻ sơ sinh với sự bế tắc của một lượng lớn lưu thông máu, nghĩa là Trong toàn bộ cơ thể, đây là một khiếm khuyết khá phổ biến, chẳng hạn như coarctation của động mạch chủ (thu hẹp động mạch chủ).

Các lỗ hổng màu xanh bao gồm dị tật bẩm sinh với một vòng tròn máu lưu thông nhỏ, chẳng hạn như chuyển đổi động mạch chủ, phức hợp Eisenmenger, cũng như các tệ nạn với việc rò rỉ một vòng tuần hoàn nhỏ (tetralogy của Fallot et al.

Nếu bệnh tim ở trẻ sơ sinh không được phát hiện trong thai kỳ, sau đó nó được thành lập theo các biểu hiện lâm sàng. Chúng có thể rất đa dạng, nhưng có một số triệu chứng lâm sàng kèm theo bất kỳ khiếm khuyết nào.

Các triệu chứng bệnh tim:

– suy tim cấp tính hoặc mãn tính , đi kèm với các cơn đau thắt ngực, ngứa, xám da, có kèm theo chứng thiếu máu mãn tính ở trẻ, nhạt màu trong tam giác mũi, trẻ không giữ nhiệt độ cơ thể, vv

– Các triệu chứng về tim phát triển chậm hơn một chút do sự phát triển của trẻ, bao gồm những lời phàn nàn về đau đớn ở tim, có thể là sự phát triển của bướu cổ (vì ngực của trẻ sơ sinh rất dễ uốn), nhiều tiếng rú lên nhau trong tim, và cấu tạo của tim và các mạch chính bị thay đổi.

– suy hô hấp, phát triển dưới bất kỳ hình thức dị tật nào. Nó kèm theo thiếu không khí, trẻ ngưng, thở nặng, tỷ lệ hô hấp vượt xa nhịp thở bình thường. Đôi khi, rút lại các phần mềm của ngực khi hít phải được quan sát.

– Trong tương lai, trẻ em có khuyết tật phát triển tình trạng thiếu oxy mãn tính, được thể hiện bằng các triệu chứng của “drumsticks” trên ngón tay, sự chậm trễ trong sự phát triển của bất kỳ phần nào của cơ thể, hoặc toàn bộ cơ thể.

Tuyệt đối luôn là bệnh tim ở trẻ sơ sinh kèm theo những tiếng rì rầm tim, mà chỉ có bác sĩ tim mạch có kinh nghiệm mới có thể nghe được, mặc dù bất kỳ bác sĩ nhi khoa nào cũng có nhiều tiếng ồn ào và rõ rệt. Khi bạn đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho bác sĩ nhi khoa, hãy nhấn mạnh rằng bé nghe trái tim ít nhất, không phải lúc nào cũng phải đo chiều dài của cơ thể, chu vi đầu, tần suất thở, xung và áp lực. Đây là những khám nghiệm cơ bản cần thiết của trẻ sơ sinh.

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não Ở Người Già

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não Ở Người Già

Xuất huyết não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 cho con người (đứng sau tim mạch và ung thư). Một thực tế là trong những năm gần đây, số lượng người bị xuất huyết não ở người già gia tăng với tỉ lệ tử vong cao. Nắm bắt được những tín hiệu khác thường của bệnh xuất huyết não để xử lí kịp thời, nhất là ở người già, là vô cùng cần thiết.

Biểu hiện cần lưu ý:

– Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể).

– Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ. Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

– Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.

– Chóng mặt không giải thích được do nguyên nhân gì, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.

Sau khi xuất hiện dấu hiệu cảnh báo sớm, đột qụy thật sự sẽ xảy ra ngay sau đó, do vậy bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Biện pháp đề phòng xuất huyết não:

Cao huyết áp là bệnh chủ yếu gây xuất huyết não ở người già. Theo điều tra, những người bị bệnh cao huyết áp có khoảng 1/3 cơ hội phát sinh xuất huyết não. Trong số người bị xuất huyết não có tới 95% là người bị cao huyết áp. Vì thế để đề phòng bệnh này cần phải:

1. Chú ý kiểm tra đo huyết áp thường xuyên: Người bệnh cao huyết áp hoặc những người tuy chưa được chẩn đoán là bị cao huyết áp, nhưng có những triệu chứng đau đầu, chóng mặt hoặc có người nhà bị bệnh cao huyết áp cần chú ý thường xuyên kiểm tra đo huyết áp. Nếu phát hiện bị cao huyết áp cần tích cực khống chế.

2. Bảo trì tâm trạng ổn định: Tránh hưng phấn quá độ, kích động mạnh, lo nghĩ, buồn phiền nhiều; bảo trì trạng thái tinh thần lạc quan, sống thanh thản, độ lượng, vị tha, yêu đời.

3. Sinh hoạt mọi mặt có quy luật, nền nếp, bảo đảm ngủ đủ, hạn chế ăn uống, khống chế thể trọng, chống béo phì, cai thuốc lá, tránh uống nhiều bia rượu.

4. Để đề phòng bệnh tái phát, phải đặc biệt chú ý không để chứng bệnh ho nặng, bí đại tiểu tiện.