Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Tiền Phòng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Tiền Phòng Do Chấn Thương

Xuất huyết tiền phòng là một biểu hiện thường gặp của chấn thương đụng giập. Đa số các trường hợp, máu tự tiêu đi. Nhưng có một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng. Vì có thể có biến chứng nên xuất huyết tiền phòng cần được theo dõi cẩn thận.

Sinh lý bệnh.

– Cơ chế chấn thương.

Chấn thương đụng giập gây căng giãn các tổ chức ở vùng rìa, căng giãn củng mạc ở vùng xích đạo, màn chắn mống mắt thể thủy tinh bị dị lệch về phía sau, nhãn áp tăng cao, tổ chức ở gần góc tiền phòng bị xé rách. Hầu hết các xuất huyết tiền phòng là do rách mặt trước thể mi gây vỡ vòng động mạch lớn, các nhánh hắc mạc hồi quy hoặc các tĩnh mạch thể mi. Xấp xỉ 15% xuất huyết tiền phòng là do vỡ các động mạch mống mắt, bong thể mi hay đứt chân mống mắt.

Hình 22.5. Lực ép lên nhãn cầu gây vỡ mạch và xuất huyết tiền phòng.

Các dấu hiệu ở mắt khác kèm theo

– Viêm mống mắt do chấn thương đôi khi xảy ra trong xuất huyết tiền phòng.

Sắc tố từ mống mắt tan rã ra có thể rải rác trên nội mô giác mạc và phủ lên vùng bè. Có khi có teo mống mắt và vòng Vossius (biểu mô sắc tố ở vùng đồng tử bị ép dính lên mặt trước thể thủy tinh).

– Đôi khi có giãn đồng tử do đứt cơ co đồng tử. Ngược lại, nếu đồng tử co thì phải cẩn thận kiểm tra xem có viêm mống mắt đi kèm hay không. Có thể có đứt chần mống mắt. Thường có trợt biểu mô giác mạc trong chấn thương đụng giập, cần lưu ý xem có vỡ nhãn cầu đi kèm xuất huyết tiền phòng hay không. Vỡ nhãn cầu hay xảy ra ở vùng rìa giác củng mạc (vết rách song song với xích đạo) hay ở đầu các cơ trực (vết rách vuông góc với vùng rìa), khi đó thường đi kèm với các dấu hiệu khác như phù nề kết mạc, xuất huyết dưới kết mạc, tiền phòng sâu, nhãn áp hạ, soi đáy mắt thấy mép vết rách củng mạc. Nội mô giác mạc có thể bị tổn thương từ mức độ phù nề cho đến mức độ thấm máu (nhất là khi nhãn áp tăng cao). Thể thủy tinh có thể bị đục hay bị lệch.

Các tổn thương ở bán phần sau thường là nguyên nhân chính gây ra giảm thị lực sau khi máu tiền phòng đã tiêu hết. Có thể xuất huyết dịch kính, phù võng mạc, lỗ rách võng mạc, xuất huyết võng mạc hay rách hắc mạc. Teo thị thần kinh có thể là hậu quả của chấn thương hay tăng nhãn áp.

Máu chảy ra từ một mạch máu bị vỡ được cầm là do áp lực nội nhãn, co mạch, và hiện tượng tạo nút fibrin/tiểu cầu.

Cục máu đông trong tiền phòng được bao bọc trong một màng, màng này dính chặt vào các tổ chức xung quanh. Máu đông có thể đóng khuôn lại thành một khối hai thuỳ, một thuỳ nằm ở ngoài tiền phòng, một thuỳ nằm ở hậu phòng.

Cục máu đông thường ổn định sau 4-7 ngày.

Thủy dịch có khả năng làm tan rã cục máu đông rất cao. Plasminogen được chuyển thành plasmin có tác dụng làm tan rã cục máu đông.

Các hồng cầu tự do và các sản phẩm thoái hoá từ fibrin thoát ra ngoài qua vùng bè. Mống mắt có khả năng hấp thụ ít.

Cần loại trừ khả năng có vỡ nhãn cầu.

Để tiện so sánh giữa các lần khám với nhau, cần phải mô tả một cách chi tiết, sử dụng milimét để mô tả độ cao của xuất huyết hay mô tả xuất huyết chiếm bao nhiêu phần trăm của tiền phòng hay xuất huyết đi từ mấy giờ đến mấy giờ. cần phân biệt phần có cục máu đông với phần không có cục máu đông.

Các hồng cầu tự do được định lượng bằng ký hiệu 1+ đến 4 +. Khám cẩn thận có thể xác định được vị trí chảy máu. Đánh giá xuất huyết tái phát bằng cách dựa vào có một lốp màu đỏ tươi phủ trên một cục máu đông màu đỏ xẫm và máu tiền phòng nhiều lên.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Nếu có tiền sử chảy máu kéo dài cần xét nghiệm chức năng gan, thời gian thromboplastin từng phần, số lượng tiểu cầu, thời gian máu chảy – máu đông.

Điều trị nội trú hay điều trị ngoại trú

– Điều trị nội trú có ưu điểm là theo dõi được dễ dàng, phát hiện sớm các biến chứng, theo dõi được chế độ thực hiện y lệnh nhưng giá thành cao.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nêu rõ sự khác biệt giữa điều trị nội trú với điều trị ngoại trú.

– Phương pháp điều trị hỗ trợ.

Có tác giả cho rằng cần băng kín hai mắt và bất động tại giường. Theo nhiều người không có khác biệt về kết quả lâm sàng giữa bất động hoàn toàn tại giường với vận động nhẹ nhàng. Băng cả hai mắt chỉ làm cho bệnh nhân thêm lo lắng, đặc biệt là rất bất tiện với trẻ nhỏ. Không nhất thiết phải hạn chế đọc sách.

Dùng thuốc an thần nhẹ. Bệnh nhân nằm đầu cao 30o để cho máu lắng xuống dưới, quan sát đáy mắt được dễ dàng hơn.

– Điều trị bằng thuốc:

Dùng thuốc co đồng tử, thuốc giãn đồng tử liệt thể mi, các thuốc làm tiêu sợi fibrin, estrogen, corticosteroid và nhiều loại thuốc khác, nhưng kết quả mang lại rất khác nhau theo quan điểm của mỗi tác giả.

– Các thuốc liệt thể mi và các thuốc gây co đồng tử.

Tra thuốc giãn đồng tử liệt thể mi làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn nhất là khi có viêm mống mắt, giúp cho khám đáy mắt được dễ dàng hơn. Không nên tra thuốc co đồng tử vì nguy cơ làm viêm mống mắt nặng thêm.

– Các steroid

Tra steroid tại chỗ có tác dụng làm nhẹ bơt khó chịu do viêm mống mắt gây ra. về việc sử dụng steroid toàn thân thì có nhiều quan điểm khác nhau.

Một số tác giả thì cho rằng steroid toàn thân có tác dụng làm ổn định cục máu đông, tránh nguy cơ chảy máu trở lại. Theo nhiều người thì lại cho rằng kết quả điều trị mang lại không rõ ràng, vì steroid dùng đường toàn thân có nhiều biến chứng nên để dành cho những trường hợp đặc biệt thì hơn.

– Các thuốc chống tiêu sợi fibrin.

Các thuốc chống tiêu sợi fibrin như aminocaproid acid, tranexamic được đưa vào điều trị do có tác dụng chống chảy máu tái phát. Vì thủy dịch có tác dụng tiêu cục fibrin càng lâu, mạch máu bị tổn thương càng có thời gian để liền sẹo.

+ Aminocaproic acid (Amicar) là chất ức chế cạnh tranh với chất chuyển plasminogen

Các thuốc chống tiêu fibrin loại tra mắt: Có tác giả cho rằng nên sử dụng aminocaproic loại tra mắt để làm giảm nguy cơ chảy máu tái phát (vốh hay xảy ra nếu dùng thuốc đường toàn thân).

+ Các thuốc tiêu fibrin. Hiện nay có nhiều người quan tâm đến thuốc hoạt hoá plasminogen tổ chức để điều trị xuất huyết tiền phòng và xuất huyết dịch kính. Thuốc này có thể được chỉ định khi có máu cục lớn trong tiền phòng dễ gây bít góc tiền phòng hay thấm máu giác mạc.

– Phẫu thuật điều trị xuất huyết tiền phòng do chấn thương.

+ Chỉ định can thiệp phẫu thuật:

Máu cục lâu ngày mà không tiêu: Nếu máu cục lớn tồn tại quá 10 ngày mà không tiêu, có nguy cơ tạo dính góc tiền phòng thì cần phẫu thuật. Nếu máu quá nhiều chiếm toàn bộ tiền phòng không tiến triển sau 5 ngày thì cần phải phẫu thuật tháò máu.

+ Các kỹ thuật can thiệp phẫu thuật

Mở tiền phòng và rửa tiền phòng: Đây là cách đơn giản nhất và an toàn nhất hay được áp dụng. Có thể lấy sạch máu và làm hạ nhãn áp với cách này. Nếu chảy máu tái phát hay nhãn áp tăng thì có thể mổ lại dễ dàng.

Một bên đưa kim dẫn nước muối sinh lý vào trong tiền phòng, bên kia dùng phanh ấn nhẹ lên mép đường rạch kia để cho máu thoát ra. C- Nếu làm như vậy mà không lấy được sạch máu thì mở rộng một đường rạch để đưa đầu máy cắt dịch kính (sử dụng chế độ rửa hút) vào. D- Còn sót ít máu không cần phải lấy hết. Khâu đóng lại hai đường mở giác mạc.

Cắt máu cục trong tiền phòng bằng đầu máy cắt dịch kính: Có thể áp dụng phương pháp này khi kỹ thuật rửa tiền phòng qua hai đường rạch bị thất bại, hay khi có chảy máu nhiều trong lúc phẫu thuật. Máu chảy ra được liên tục và hút ra cho tới mức tự nó cầm lại. Có thể nâng cao chai dịch truyền lên để nâng cao nhãn áp có tác dụng cầm máu. Nếu mắt không còn thể thủy tinh hay có mang thể thủy tinh nhân tạo thì có thể phối hợp với điện đông cầm máu. Nếu tổn thương quá nặng bao gồm cả mống mắt, thể thủy tinh và dịch kính thì sử dụng đầu máy cắt dịch kính để vừa lấy máu, vừa cắt mống mắt – thể thủy tinh – dịch kính. Vì rạch trên giác mạc được tôn trọng, có thể phẫu thuật lỗ rò sau này khi cần thiết.

– Biến chứng của xuất huyết tiền phòng.

+ Chảy máu tái phát.

Chảy máu thứ phát là do cục máu đông tiêu đi quá sớm trước khi vết thương thành mạch liền sẹo. Chảy máu tái phát thường có tiên lượng xấu vì nguy cơ tăng nhãn áp rất cao, thấm máu giác mạc hay dính góc tiền phòng. Dùng nhiều aspirin cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu tái phát. Thái độ xử lý tuỳ thuộc vào nhãn áp, có thấm máu giác mạc hay không.

+ Glôcôm

Nhãn áp tăng có thể xuất hiện sớm hay muộn. Nhãn áp tăng có thể là do hồng cầu, tiểu cầu, fibrin gây bít góc tiền phòng hay do chấn thương gây tổn hại hệ thống ống dẫn thủy tinh ống dẫn thủy dịch, cần lưu ý dùng nhiều cortison cũng là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Người trẻ có khả năng chịu đựng được nhãn áp cao lâu hơn mà không mà không sợ nguy cơ gây tổn hại thị thần kinh. Điều trị nội khoa bằng thuốc tra mắt kháng cảm thụ bêta (tra timolol maleat 0,5% 2 lần/ngày) và kháng men carbonic anhydrase (uống acetazolamid 250mg mg 4 lần /ngày). Nếu cần sử dụng thuốc ưu trương (uống glyceron 2ml/kg hay truyền tĩnh mạch dung dịch mannitol 20%, 2ml / kg trong 30 phút). Có thể phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không có kết quả.

Nếu nhãn áp tăng xuất hiện muộn, có thể là do dính sau gây mống mắt và gây hình múi cà chua, glôcôm do tế bào khổng lồ làm bít góc tiền phòng hay do lùi góc tiền phòng Điều trị sẽ được bàn đến sau.

+ Thấm máu giác mạc.

Thấm máu giác mạc thường xuất hiện trong xuất huyết tiền phòng nhiều, cục máu đông trong tiền phòng lâu ngày, nhãn áp tăng hay nội mô giác mạc bị tổn thương. Hình ảnh giải phẫu bệnh cho thấy các sản phẩm thoái hoá của hồng cầu và hemosiderin thấm vào các giác mạc bào. Khám lâm sàng thấy có những hạt nhỏ màu vàng trong nhu mô giác mạc phía sau, không thấy rõ cấu trúc dạng sợi của nhu mô khi để đèn ở độ phóng đại cao. Nếu thấy có thấm máu giác mạc, cần chỉ định tháo máu và rửa tiền phòng. Nói chung thấm máu giác mạc thường tự lui sau nhiều tháng hay nhiều năm mà không cần phải ghép giác mạc. Giác mạc trong gần từ chu biên vào trung tâm. Ghép giác mạc sớm được chỉ định với nhóm có nguy cơ nhược thị hoặc với một số trường hợp đặc biệt.

Xuất Huyết Tiền Phòng Nội Nhãn Ở Chó

Xuất huyết tiền phòng, hoặc máu ở buồng trước của mắt là một triệu chứng phổ biến ở chó. Tuy nhiên, xuất huyết tiền phòng là một dấu hiệu lâm sàng không phải là một bệnh riêng biệt.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Các triệu chứng của bệnh xuất huyết tiền phòng phụ thuộc vào mức độ chảy máu cho dù thị lực đã bị suy giảm hoặc cho dù chó mang nhiều căn bệnh hệ thống tiềm ẩn nào khác.

Những dấu hiệu thường thấy trong quá trình thăm khám lâm sàng:

Xuất huyết ở buồng trước của mắt

Phù nề giác mạc hoặc tổn thương giác mạc

Tăng áp lực nội nhãn (IOP)

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết tiền phòng là:

Chấn thương đầu hoặc mắt

Rạn võng mạc nặng

Tăng huyết áp, cường giáp, khiếm khuyết hệ thống

Nhiễm kí sinh trùng

Chảy máu mao mạch – viêm mạch, khối u, u màng mạch nho, u lymphô

Khiếm khuyết mắt – loạn sản võng mạc, dị tật mắt Collie, tăng nhãn áp,…

Chứng xuất huyết tiền phòng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt hoặc khiếm khuyết hệ thống,một vài trong số đó có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị phù hợp là rất quan trọng.

Chẩn đoán

Chứng xuất huyết tiền phòng được chẩn đoán thông qua xét nghiệm huyết học và xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X quang và siêu âm.

Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện tiền sử bệnh và tiến hành thăm khám lâm sàng tổng quát để bao gồm hoặc loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

Các xét nghiệm và quá trình chuẩn đoán thông thường bao gồm:

Huyết đồ và đếm tiểu cầu

Sinh hóa huyết thanh để đo nồng độ trong huyết thanh trong protein

Xét nghiệm đông máu để đánh giá chức năng đông máu

Đo huyết áp

Phân tích nước tiểu để loại trừ bệnh thận

Chụp X-quang ngực và bụng

Siêu âm mắt (siêu âm) để điều tra phần trước của mắt và bao gồm / loại trừ khả năng tách rời võng mạc, lệch thể thủy tinh, trọng lượng bất thường và xuất huyết dịch kính.

Các xét nghiệm tiên tiến khác có thể được thực hiện bao gồm siêu âm bụng, tia X của đầu và quỹ đạo mắt để phát hiện các chấn thương khác, và các xét nghiệm nội tiết tố (các xét nghiệm) của tuyến thượng thận. Để phát hiện ung thư tủy xương, bác sĩ cũng có thể tiến hành hút tủy xương- chất lỏng bên trong tủy xương.

Điều trị

Các phương thức tiếp cận điều trị phổ biến là:

Sử dụng corticosteroid như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để điều trị viêm phát sinh từ việc xuất huyết

Thuốc nhỏ mắt Atropine làm giãn đồng tử và giảm thiểu sự bám dính giữa thể thủy tinh và mống mắt

Bắt đầu điều trị các khiếm khuyết mắt như dị dạng võng mạc (loạn sản), dị tật mắt collie, tăng nhãn áp, vv

Việc phẫu thuật cũng có thể cần thiết để điều chỉnh các chấn thương và tổn thương.

Chó cũng cần được hạn chế hoạt động nếu nguyên nhân chứng bệnh là do rối loạn đông máu. Một khối máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm khi chó vận động mạnh khiến khối máu đông di chuyển đến tim. Trong trường hợp đông máu, chó sẽ cần phải được điều trị đặc biệt để khối máu đông được làm tan. Ngoài ra, nếu xuất huyết tiền phòng làm suy giảm thị lực của chó, không nên thả rông chó nếu không có sự giám sát của người nuôi. Việc theo dõi thường xuyên áp lực chất lỏng trong mắt cũng rất quan trọng – kiểm tra hàng ngày đối với các bệnh nghiêm trọng và trong các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, kiểm tra sau 2-3 ngày đến khi tình trạng này hết. Để ngăn chặn chó tự gây thương tích hoặc gãi mắt, bạn có thể tư vấn ý kiến bác sĩ thú y cho chó loa chống liếm, để ngăn chó tiếp xúc vào mặt bằng chân.

Trừ khi các cấu trúc mắt đã bị tổn thương không thể khắc phục, tiên lượng chữa khỏi khá tốt trong các trường hợp chấn thương. Trong trường hợp bong võng mạc, bệnh tăng nhãn áp thứ phát sau đó sẽ phát triển, có thể sẽ cần đến phẫu thuật để giảm đau cho chó

Bệnh “Sốt Xuất Huyết” Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh

Bệnh sốt xuất huyết do trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti gây ra. Vi rút lây truyền sang người qua vết cắn của muỗi cái bị nhiễm vi rút. Sau 4-10 ngày từ khi hút máu của người bị bệnh, muỗi bị nhiễm vi rút gây bệnh sốt xuất huyết đã có khả năng lây truyền virus trong suốt vòng đời còn lại của mình.

Bệnh sốt xuất huyết lây lan như thế nào?

Ở Việt Nam, các gia đình, nhất là trẻ con, có nguy cơ bị sốt xuất huyết cao nhất vào mùa mưa, đặc biệt là ở các khu vực đô thị đông người. Môi trường sống ở các thành phố hiện nay dễ lây lan các loại bệnh truyền nhiễm khi tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng do lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt ngày càng gia tăng. Khi trời mưa, ô nhiễm môi trường cùng với các ao, vũng nước tù đọng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi, trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh lý giống như bệnh cúm, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn, nhưng hiếm khi gây tử vong.

Dấu hiệu chuẩn đoán mắc sốt xuất huyết bao gồm người bệnh bị sốt cao (40 ° C) đi kèm với 2 trong số các triệu chứng sau đây:

Nhức đầu dữ dội;

Đau sau hốc mắt;

Đau nhức cơ bắp và xương khớp;

Buồn nôn;

Nôn;

Sưng hạch cổ hoặc nổi ban đỏ.

Các triệu chứng này thường kéo dài từ 2-7 ngày, sau khi người bệnh bị muỗi đã nhiễm bệnh đốt từ 4-10 ngày.

Sốt xuất huyết là một bệnh lý nghiêm trọng có khả năng gây chết người do cơ thể của người bệnh có thể xuất hiện tình trạng thoát huyết tương, tích tụ dịch, suy hô hấp, xuất huyết nặng, hoặc suy tạng. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng hơn từ 3-7 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên kể trên kết hợp với việc bị giảm thân nhiệt (dưới 38 ° C) cùng các triệu chứng khác như:

24-48 giờ tiếp theo sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể bị tử vong; người bệnh cần được chăm sóc y tế thích hợp để tránh gặp phải các biến chứng dẫn đến nguy cơ tử vong.

Nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn không được tự chăm sóc và chữa bệnh cho con ở nhà khi bạn chưa xác định được tình trạng và bệnh lý mà con bạn đang gặp phải. Nếu bạn thấy con mình xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và chuẩn đoán kĩ càng hơn.

Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh sốt xuất huyết. Trong một số trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách cho uống thật nhiều nước để tránh mất nước và nghỉ ngơi thật nhiều. Thuốc giảm đau acetaminophen có thể giúp bệnh nhân giảm bớt những cơn đau và đau đầu. Bệnh nhân nên tránh dùng thuốc giảm đau mà thành phần có chứa aspirin hoặc ibuprofen, vì aspirin hoặc ibuprofen có thể làm máu chảy nhiều hơn.

Để điều trị các trường hợp bị sốt xuất huyết nặng hơn, tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền thêm nước và chất điện giải (nước muối) vào tĩnh mạch (IV) để bổ sung các chất lỏng bị mất đi do người bệnh bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Truyền nước càng sớm càng tốt có khả năng giúp điều trị dứt điểm bệnh sốt xuất huyết. Trong những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể phải truyền máu để thay thế lượng máu đã bị mất của bệnh nhân.

Cách bảo vệ con bạn tránh sốt xuất huyết

WHO đưa ra các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết sau đây:

Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để tránh muỗi đẻ trứng trong khu vực sống;

Xử lý chất thải rắn đúng cách và loại bỏ các môi trường sống nhân tạo tạo điều kiện cho muỗi ở và đẻ trứng;

Che, đổ và làm sạch các thùng chứa nước sinh hoạt hàng tuần;

Dùng các loại thuốc diệt côn trùng phù hợp để lưu trữ nước trong các thùng chứa nước ngoài trời;

Sử dụng các vật dụng bảo hộ cá nhân tránh muỗi như màn mùng, quần áo dài tay, kem chống muỗi và bình xịt muỗi;

Kêu gọi và huy động cộng đồng và xã hội cùng tham gia phòng ngừa lây lan sốt xuất huyết;

Phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng xung quanh khu vực sống là một trong những biện pháp khẩn cấp để tránh lây truyền sốt xuất huyết vào mùa cao điểm lây nhiễm sốt xuất huyết;

Theo dõi và giám sát để xác định và có các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết kịp thời.

Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Và Cách Phòng Chống Hiệu Quả

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:

– Do siêu vi trùng Dengue gây ra

– Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất

Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Bệnh sốt xuất huyết có 1 sô biểu hiện như sau:

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ

– Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da

– Chảy máu cam

– Nôn mửa

– Đi ngoài ra máu

– Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải

– Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết

Chăm sóc trẻ đúng cách khi mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của sốt xuất huyết, mẹ nên:

– Chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

– Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên cho bé uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

– Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Ngoài ra mẹ nên lưu ý thêm một số điều sau:

– Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).

– Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).

Phòng ngừa sốt xuất huyết

– Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.

– Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi

– Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

– Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển

– Phát quang bụi râm

– Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

để sớm có nhận biết và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.