Top 6 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một vấn đề rất đáng lo ngại bởi sức khỏe của trẻ còn non nớt sẽ gặp khó khăn trước những tổn thương từ bên trong lẫn bên ngoài. Những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm để kịp thời xử trí và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Đây là triệu chứng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đặc trưng nhất mà bố mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường ở cơ thể trẻ. Trẻ nôn ra máu có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày: sau bữa ăn, khi trẻ nô đùa,… Để phát hiện triệu chứng này, bố mẹ nên quan sát các chất và dịch bị nôn trớ. Trẻ có thể nôn ra thức ăn kèm theo các cục máu sẫm màu hoặc đỏ tươi tùy vào mức độ tổn thương bên trong đường tiêu hóa của trẻ.

Đi ngoài ra máu hoặc phân màu đen

Một triệu chứng khác của bệnh xuất huyết tiêu hóa ở trẻ đó là đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Triệu chứng này cho thấy tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ rất nghiêm trọng. Máu có lẫn trong thức ăn và các chất cặn bã sau khi được đào thải ra ngoài. Nếu gặp triệu chứng này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm để điều trị kịp thời.

Trẻ bị nóng sốt thất thường

Trẻ bị nóng sốt là một trong những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp xuất hiện song song với tình trạng xuất huyết tiêu hóa nhưng cũng có những trường hợp nóng sốt đơn thuần khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác do các bệnh cảm cúm thông thường. Thân nhiệt của trẻ thường dao động từ 38oC và có thể sốt vào các khung giờ khác nhau trong ngày.

Đây là dấu hiệu đi kèm ở bệnh xuất huyết tiêu hóa mà trẻ sơ sinh gặp phải. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ chưa thể diễn đạt để người lớn có thể hiểu. Vì thế, trẻ thường quấy khóc hoặc rên rỉ, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để đưa trẻ tới cơ sở ý tế thăm khám sớm nhất.

5 Triệu Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Sơ Sinh

75% trẻ nôn trớ hết sau 1 tuổi và đây được gọi là nôn trớ sinh lý. Lý do của hiện tượng này có thể là sau khi sinh, dạ dày của trẻ còn quá nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ bị đẩy ngược ra ngoài.

Tiêu chảy là khi bé đi ngoài phân lỏng 3 lần 1 ngày và về lâu dài tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhỏ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thậm chí là tử vong do bị mất nước và muối.

Khi bị tiêu chảy, trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện như: kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng trong nhiều ngày. Một số trẻ còn có thể bị sốt, chướng bụng và phân nhầy.

Trái ngược với tình trạng tiêu chảy thì một số trẻ có biểu hiện bị táo bón. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thường 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân khô rắn, bụng bụ cứng và đau. Trẻ có thể quấy khóc, cảm giác mót đi cầu nhưng không được. Táo bón cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ, dẫn đến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Táo bón gặp nhiều ở trẻ đang ăn sữa bột. Nguyên nhân chủ yếu do mẹ không đủ sữa cho bé, sữa có quá nhiều protein hoặc chất béo, hoặc do sữa pha quá đặc. Ngoài ra, táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, trẻ có mẹ bị sản giật kèm hạ magiê máu, trẻ bị nứt hậu môn.

Để làm giảm tình trạng này, các mẹ có thể massage bụng cho bé hoặc tắm cho bé bằng nước ấm để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do trẻ bị đói, hoặc nuốt nhiều hơi khi bú, có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hay nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu đau bụng sau khi bé đi tiêu mà vẫn không đỡ, đau bụng kéo dài , bé quấy khóc các mẹ nên cho bé tới các trung tâm y tế để được thăm khám sớm.

Chán ăn cũng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường gặp, khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường biếng ăn, quấy khóc, từ chối thức ăn ngay cả với những món mà bé yêu thích.

Trẻ sơ sinh sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn yếu nên việc điều trị cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên bổ sung đầy đủ lợi khuẩn probiotic cho bé bằng cách uống men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc, men vi sinh này rất lành tính, trẻ sơ sinh cũng có thể dùng được. Chúng có chứa các prebiotic là thức ăn nuôi dưỡng probiotic trong đường ruột, giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ Và Trẻ Sơ Sinh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến thường gặp hiện nay.. Một nghiên cứu toàn cầu cho thấy 40-70% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần. Một nghiên cứu khác trên 2879 trẻ dưới 12 tháng tuổi thì 50% trẻ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa và 93 bé trong đó bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên

Như các bạn cũng đã biết hệ tiêu hóa của trẻ em và trẻ sơ sinh còn non yếu nên việc dễ bị rối loạn tiêu hóa là không thể tránh khỏi.. Vậy những biểu hiện, nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa như thế nào? Tất cả sẽ được phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ đầy đủ qua bài viết sau để các bậc cha mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và phòng ngừa cho bé

1/ Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì

Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

So với các loại bệnh khác thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần ở người bệnh. Tuy vậy, rối loạn tiêu hóa không thật sự gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân mà ngược lại, căn bệnh này hoàn toàn không khó để khắc phục.

Ở trẻ nhỏ, bệnh rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng ở hệ tiêu hóa, nhưng khác với người lớn, khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện ở trẻ sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé.

2/ Các dấu hiệu, triệu chứng

+ Nôn trớ

Đây là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.

+ Táo bón

Táo bón rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện đặc biệt khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,…Điều dễ thấy là khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.

+ Đi ngoài phân sống

Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống. Thông thường đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, nó giúp cho quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng và thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường.

Ngược lại, một khi tỷ lên trên thay đổi, đồng nghĩa với việc các vi khuẩn có lợi giảm xuống, các vi khuẩn có hại tăng lên, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

+ Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm hơn là trẻ có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

3/ Nguyên nhân gây ra

Có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa hiện nay

– Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể nên trẻ dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

– Sử dụng thuốc kháng sinh: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cũng thường hay xảy ra với trẻ ngay sau hoặc trong thời gian điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn làm chết cả các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Một số phụ huynh chưa có kiến thức hoặc hiểu sai về chế độ ăn uống cho trẻ. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm; ăn các thức ăn khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn …; các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ…; cho trẻ ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh; bữa ăn kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ dẫn đến thức ăn bị thiu; cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thức ăn khiến trẻ bị RLTH do không hấp thụ được hết tất cả thức ăn bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Tất cả những sai lầm này là nguyên nhân trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy….

– Ngộ độc thức ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, cách chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn để chế biến.

– Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Trẻ tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm khuẩn, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh không rửa tay cũng tạo điều kiện lây nhiễm vi khuẩn, giun sán, gây rối loạn tiêu hóa với triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

4/ Cách phòng ngừa và điều trị

+ Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch

Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.

Những thực phẩm có lợi mà phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ. Các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.

+ Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn.Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

+ Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.. Lưu ý một điều là không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.

Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho trẻ sự thoải mái và sự thích thú khi ăn.

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun sán định kỳ

Mẹ nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh cho trẻ khi chơi đùa để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh 2 tuần/lần, không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Ngoài ra, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài đường về.

+ Giữ vệ sinh trong ăn uống

Chọn thực phẩm tươi sống, cha mẹ rửa tay sạch trước khi chế biến, dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn; cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo vệ sinh, độ thơm ngon.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn.

Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này”.

Hội Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Dưới

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?

Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hóa với các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu. Vị trí xuất huyết tiêu hóa dưới thường từ xảy ra ở vị trí đại trực tràng đến ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:

Nguyên nhân bệnh lý: Viêm túi thừa, mạch máu, u đại trực tràng và các bệnh lý trực tràng do xạ trị, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ , bệnh trĩ, bệnh đường ruột, polyp dạ dày, viêm loét đại tràng…

Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới cao hơn nữ giới.

Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc hội chứng xuất huyết tiêu hóa càng lớn.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình, căng thẳng – stress, lối sống không khoa học, thời tiết, môi trường sống… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới, người bệnh cần được khám lâm sàng và cận lâm sàng. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân mắc bệnh, đánh giá đúng về tình trạng và đưa ra phương án điều trị hợp lý, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Triệu chứng của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục màu đen, nâu hoặc dịch tiêu hóa có lẫn máu.

Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.

Tăng thân nhiệt.

Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài.

Mệt mỏi, xanh xao, gầy sụt cân…

Vã mồ hôi, vật vã, li bì…

Huyết áp tăng cao.

Mạch nhanh và khó bắt.

Rối loạn tri giác.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các biểu hiện của hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới

-Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới ngày càng nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

-Người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, chăm sóc và theo dõi sức khỏe liên tục tại bệnh viện. Sau khi xuất viện, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động hợp lý, khoa học.