Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Huyết Võng Mạc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Võng Mạc: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xuất huyết võng mạc là một trong những triệu chứng của bệnh lý võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, những tổn thương võng mạc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là bệnh về mắt khiến máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít. Nguyên nhân thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…

Đây là một bệnh lý phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, đau, đỏ… nên đi khám mắt ở bệnh viện có chuyên khoa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.

Nguyên nhân xuất huyết võng mạc

Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Những triệu chứng xuất huyết võng mạc

Các triệu chứng để nhận biết bệnh nhân võng mạc bị xuất huyết bao gồm:

Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mắt, ruồi bay, thấy mạng nhện hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, nhìn thấy sương mù hoặc bóng tối, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi.

Tầm nhìn bị bóp méo

Nặng nhất là đột ngột mù.

Ngoài ra một số bệnh nhân còn cảm giác đau đầu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh nhân bị cận thị nặng: Cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh và giới văn phòng, về lâu tình trạng cận thị nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: ở đối tượng này hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.

Bệnh nhân tăng huyết áp: người bị cao huyết áp dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: khiến các mạch máu bị vỡ, dẫn đến võng mạc bị xuất huyết.

Trẻ sơ sinh: đặc biệt là trẻ sinh non có xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Các mạch máu bất thường này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa Mắt để được bác sĩ xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa cho mắt còn lại.

Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Ở Việt Nam cũng đang triển khai các kỹ thuật này ở những trung tâm nhãn khoa lớn.

Để chăm sóc mắt, các nhà khoa học khuyên mắt cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Khi thấy có dấu hiệu xuất huyết võng mạc, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Bệnh Võng Mạc Tiểu Đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường phát sinh khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương và làm hỏng các mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho võng mạc (bộ phận chứa các mô nhạy sáng ở phía sau của mắt). Khi quá trình tổn thương nhân lên các mạch máu này sưng lên và rò rỉ chất lỏng hoặc đôi khi chúng có thể đóng lại, ngăn máu đi qua, gọi là sự tắc nghẽn vi mạch máu dẫn đến thay đổi thị lực hoặc mù lòa.

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, 90% trường hợp bị tiểu đường trên 10 năm phải đối mặt với bệnh lý võng mạc tiểu đường, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.

Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường

Có 2 loại bệnh võng đái tháo đường tiềm ẩn nguy cơ mất thị lực, thậm chí mù lòa:

Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh là tình trạng những mạch máu võng mạc bị tổn thương, rò rỉ, làm cho võng mạc phù nề. Khi điểm vàng (hoàng điểm) phù nề được gọi là phù hoàng điểm. Đây là lý do phổ biến khiến cho người bị tiểu đường bị suy giảm thị lực.

Ngoài ra, các mạch máu trong võng mạc có thể bị tắc. Đây có thể gọi là thiếu máu cục bộ võng mạc. Khi điều này xảy ra, máu không thể đến điểm vàng. Đôi khi các hạt nhỏ gọi là dịch tiết có thể hình thành trong võng mạc và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường. Nó phát triển khi võng mạc bắt đầu xuất hiện các mạch máu mới gọi là tân mạch hóa. Những tân mạch này có xu hướng đi qua dịch kính.

Khiến người bệnh nhìn thấy một vài mảng đen nổi lên trong tầm nhìn của mình. Những mạch máu này có thể hình thành mô sẹo và gây bong võng mạc, là tình trạng tách ra của các lớp võng mạc, có thể làm mất thị lực trung tâm và ngoại vi của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể mắc bệnh võng mạc tiểu đường mà không hay biết, vì bệnh ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh võng mạc tiểu đường trở nặng hơn hoặc tầm nhìn có vấn đề, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng như:

Lưu ý, người bệnh đái tháo đường ngoài việc tầm soát tốt đường huyết cần khám mắt thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ mù lòa và bảo vệ đôi mắt “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Mắt nhìn mờ đột ngột là dấu hiệu thường thấy của bệnh võng mạc tiểu đường

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ biến chứng thành bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu người bệnh:

Không kiểm soát được lượng đường trong máu

Tăng huyết áp

Tăng lipid máu

Có thai

Người thường xuyên dùng thuốc lá, rượu bia

Người bị bệnh tiểu đường trong thời gian dài

Do đó, tổn thương mạng lưới mạch máu gây thiếu máu, phù nề và dẫn tới xuất huyết là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.

Biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường khi không điều trị

Hiện không ít người phải “lãnh bản án” mù lòa vì bệnh võng mạc tiểu đường. Điều đáng nói, bệnh diễn tiến âm thần và ít có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu nên nhiều người chủ quan đến khi bệnh có những biểu hiện rõ ràng cũng là lúc gánh chịu những biến chứng nguy hiểm.

Theo TS Đỗ Như Hơn

1. Xuất tiết, xuất huyết võng mạc

Đường huyết tăng cao làm tăng tính thấm của thành mạch khiến dịch, máu rò rỉ thành đốm xuất tiết nhỏ. Nặng hơn còn phá vỡ mao mạch và khiến máu chảy nhiều tạo thành mảng xuất huyết, phá vỡ vai trò hàng rào bảo vệ tế bào thị lực của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, khiến tế bào thị lực chết đi gây xuất huyết võng mạc và suy giảm thị lực nhanh chóng.

2. Bong võng mạc

Các tân mạch sau khi vỡ ra sẽ hình mảng sẹo, quá trình làm liền sẹo sẽ co kéo, tách lớp RPE khỏi mao mạch, gây bong võng mạc và khiến người bệnh mất cảm nhận về màu sắc và dần mất thị lực.

3. Xuất huyết thủy tinh thể

Một mạch máu mới hình thành rò vào gel thủy tinh thể lấp đầy mắt và ngăn chặn ánh sáng truyền đến võng mạc. Các triệu chứng nhận biết bao gồm giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.

4. Phù hoàng điểm

Khi lượng dịch và máu ứ đọng ngày càng nhiều khiến võng mạc và đặc biệt là vùng hoàng điểm bị phù nề, làm mất thị lực nhanh chóng.

5. Mù lòa (mất thị lực vĩnh viễn)

Những biến chứng trên của bệnh võng mạc đái tháo đường nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời thì nguy cơ mù lòa vĩnh viễn rất cao.

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và loại bệnh võng mạc tiểu đường mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có 3 phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường chính như:

Điều trị bằng laser quang đông võng mạc: Quá trình đốt laser gọi là quang hóa laser và thường sử dụng 2-3 liệu trình, giúp bịt kín các vết rò rỉ từ các mạch máu bất thường, đồng thời tia laser là tiêu diệt các vùng võng mạc bất thường và diệt các tân mạch, giúp hàn võng mạc về vị trí cũ.

Tiêm thuốc vào nhãn cầu: Các loại thuốc như corticosteroid và các chất ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (anti-vasoendothelial growth factor/VEGF) như Lucentis, Avastin, Aflibercept cho hiệu quả với tình trạng phù hoàng điểm và tân mạch võng mạc an toàn, hiệu quả.

Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng cách kết dính lại võng mạc nhờ vào việc khâu các vết rách võng mạc đến lòng trắng làm lõm cầu mắt hướng vào trong. Ngoài ra công nghệ đông mạch còn được dùng để gắn võng mạc với các lớp nằm bên dưới.

Giải pháp Broccophane trong hỗ trợ cải thiện tình trạng võng mạc tiểu đường

Phòng ngừa bệnh

TS Đỗ Như Hơn – Nguyên Giám Đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương cho biết ở bệnh nhân tiểu đường, chức năng của RPE bị tổn hại, do đó võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm.

Có đến 80% bệnh nhân đái tháo đường có thể sống chung “hòa bình” với bệnh mà không gặp biến chứng về mắt nếu chủ động chăm sóc võng mạc từ sớm. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết thì việc chủ động bảo vệ võng mạc với Broccophane càng có vai trò đặc biệt, giúp phòng ngừa sớm bệnh võng mạc đái tháo đường, hạn chế mù lòa.

Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm phát hiện ra tinh chất Broccophane có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin – một protein phân tử nhỏ tập trung chủ yếu ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn, đồng thời giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương võng mạc.

ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) nhận định, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể, giúp tăng cường Thioredoxin, bảo vệ RPE và võng mạc một cách tự nhiên, từ đó cải thiện thị lực, giúp mắt sáng tinh anh, khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng khó chịu ở mắt và bảo vệ đội mắt của bạn tốt hơn.

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra với nguy cơ mù lòa cao. Do đó, ngay bây giờ những người đã mắc bệnh võng mạc tiểu đường, đặc biệt chưa mắt nên chủ động khám mắt thường xuyên, kiểm soát đường huyết ổn định và bổ sung tinh chất Broccophane giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) hiệu quả.

Lam Trà

Xuất Huyết Dưới Kết Mạc: Những Điều Cần Biết

Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc tự phát mà không có nguyên nhân rõ ràng. Vì phần lớn trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không đau, người bệnh hầu hết chỉ được phát hiện khi tình cờ nhìn vào gương hoặc do người khác nhận thấy. Nhiều trường hợp xuất huyết dưới kết mạc tự phát được phát hiện đầu tiên do người khác nhìn thấy thấy một đốm đỏ trên nền trắng của mắt. Hiếm khi có mạch máu lớn bất thường hoặc gập góc do xuất huyết.

Hắt xì

Ho

Rặn/buồn nôn

Tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu chẳng hạn khi nâng tạ hoặc thực hiện tư thế lộn ngược.

Dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng

Một số loại nhiễm trùng cụ thể (viêm kết mạc) khi vi khuẩn hoặc virut làm yếu thành mạch máu nhỏ của kết mạc.

Rối loạn tình trạng y tế gây ra chảy máu hoặc ức chế đông máu bình thường

Xuất huyết dưới kết mạc cũng có thể không tự phát và xảy ra do nhiễm trùng mắt nặng, chấn thương đầu hoặc mắt hoặc sau khi phẫu thuật mắt hoặc mí mắt.

Rất hiếm khi một người thấy đau khi bắt đầu xuất hiện. Khi chảy máu mới bắt đầu, một người có thể cảm thấy nặng ở mắt hoặc dưới mí mắt, cũng có thể thấy áp lực nhẹ xung quanh mắt. Không có đau đầu kèm theo. Khi xuất huyết được hồi phục, một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ ở mắt hoặc thuần túy cảm nhận sự thay đổi ở mắt.

Bản thân xuất huyết là một vùng đỏ sáng rõ cạnh nằm lên màng cứng. Toàn bộ lòng trắng của mắt đôi khi bị bao bởi máu.

Đối với xuất huyết dưới kết mạc tự phát, không có máu chảy ra từ mắt. Nếu thấm mắt bằng giấy ăn, sẽ không có máu trên đó.

Xuất huyết sẽ lớn hơn trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát và từ từ giảm dần về kích thước vì máu bị hấp thụ.

Hãy liên lạc ngay với nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu xuất huyết dưới kết mạc không thuyên giảm trong vòng hai tuần hoặc xảy ra nhiều lần.

Tương tự, liên lạc với nhân viên y tế nếu bạn bị xuất huyết cả hai mắt cùng lúc hoặc xuất hiện dưới kết mạc xảy ra đồng thời với vết bầm tím da hoặc chảy máu lợi.

Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất huyết dưới kết mạc đi kèm

đau,

thay đổi thị lực (ví dụ, giảm thị lực, song thị, khó khăn khi nhìn),

tiền sử chấn thương hoặc sang chấn gần đây

tiền sử rối loạn chảy máu

Làm thế nào để chuyên gia y tế chẩn đoán xuất huyết dưới kết mạc?

Chuyên gia y tế sẽ khai thác tiền sử y tế và tiền sử dùng thuốc để tìm ra những sự kiện dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc và sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra. Các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp cũng được kiểm tra.

Nếu sang chấn là nguyên nhân, các xét nghiệm kĩ hơn sẽ thường được thực hiện.

Đối với trẻ mới sinh, xuất huyết dưới kết mạc có thể thỉnh thoảng là kết quả của quá trình sinh.

Điều trị

Vì xuất huyết dưới kết mạc có tính lành tính, thông thường không cần điều trị. Nước mắt nhân tạo không theo kê đơn có thể áp dụng đối với mắt bị khó chịu nhẹ. Không cần miếng che mắt.

Dùng aspirin hoặc các thuốc khác ức chế đông máu nên tránh. Nếu bạn đang dùng aspirin hoặc thuốc chống đông máu, hãy đến khám để xác định xem thuốc của mình nên dừng hay tiếp tục. Đừng nên ngừng dùng thuốc chông đông máu mà không theo lời khuyên của bác sĩ. Những thuốc này thường giúp bảo đảm tính mạng, chúng hiếm khi phải ngừng lại do xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu xuất huyết dưới kết mạc là kết quả của nhiễm khuẩn từ bên ngoài, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

Chứng này sẽ tự khỏi trong vòng một đến hai tuần. Bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề lâu dài, tương tự với bầm tím nhẹ dưới da. Xuất huyết dưới kết mạc thay đổi màu sắc (thường đỏ sang da cam rồi sang vàng) khi hồi phục. Vết bầm tím trên da thường thay đổi theo nhiều hình thái từ xanh lá cây, đen và xanh khi hồi phục, vì mạch máu được nhìn thấy qua da. Vì kết mạc trong suốt nên xuất huyết dưới kết mạc không bao giờ có màu này.

Rất hiếm khi xuất huyết dưới da tái phát ở vị trí cũ của cùng một bên mắt. Trong trường hợp đó, có thể có mao mạch dễ vỡ bất thường trong kết mạc vì thành mạch mỏng và có xu hướng chảy máu tự phát. Bác sĩ nhãn khoa có thể xác định những tình trạng như vậy và đóng mạch không thiết yếu sử dụng nhiệt từ laser hoặc nhiệt điện.

Tiên lượng

Tiên lượng của xuất huyết dưới kết mạc hoàn toàn tốt nếu không có chấn thương. Nó sẽ tự động thu nhỏ và biến mất trong vòng dưới hai tuần. Nó sẽ gây ra giảm thị lực do sẹo hoặc thay đổi về mắt khác.

Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa

Chào BS! Khoảng 3 hôm trước tôi đột nhiên bị ói ra máu và trong người lúc nào cũng mệt mỏi. Những người thân trong gia đình nói tôi có thể bị xuất huyết tiêu hóa. Xin hỏi các bác sĩ nhưng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa và bệnh xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Hoa Nguyễn (30 tuổi, Tây Ninh)

Chào bạn!

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá là tình trạng máu chảy ra từ mạch máu nằm trong ống tiêu hoá; biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, ỉa phân đen (hoặc máu tươi) và các dấu hiệu mất máu. Xuất huyết tiêu hoá là một loại bệnh cấp tính. Nó để lại hậu quả rất nghiêm trọng gây ổn thương và viêm đau dạ dày cấp hoặc mãn tính.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa như:

♦ Bệnh loét dạ dày và hành tá tràng.

♦ Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

♦ Bệnh ung thư dạ dày.

♦ Viêm da dày.

♦ Bệnh suy tủy xương.

♦ Bệnh bạch cầu đa sinh cấp tính và mãn tính.

♦ Sử dụng một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu.

♦ Các bệnh lý đường mật.

♦ Do ngộ độc.

Các triệu chứng của xuất huyết phụ thuộc vào những vị trí chảy máu và mức độ mất máu. Khi bị xuất huyết tiêu hóa thông thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

► Đau thượng vị dữ dội, đột ngột, nhất là bệnh nhân có loét hành tá tràng hoặc dạ dày.

► Chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa bệnh nhân có thể nôn ra máu

► Ho ra máu: máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong nhiều ngày, có phản ứng kiềm.

► Thở nhanh, có khi sốt nhẹ.

► Nôn ra máu là triệu chứng thường gặp và dễ thấy nhất của bệnh chảy máu dạ dày, tá tràng thường nôn ra máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.

► Đi phân ngoài đen hoặc có máu: khi bị xuất huyết tiêu hóa người bệnh thường đi ra phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng; phân có máu tươi có thể do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở đoạn thấp của đường tiêu hóa.

► Khi tình trạng xuất huyết gây mất máu kéo dài bệnh nhân sẽ gặp một số tình trạng như: bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt; trường hợp mất máu mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật…

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm hay không

♦ Nếu bệnh nhân chỉ xuất huyết tiêu hoa nhẹ thì bệnh nhân sẽ bị sốt xanh xao mệt mỏi, ay sẩm mặt mày, nước tiểu cô đặc, lúc này nếu điều trị bằng cách truyền nước, điện giải thì bệnh nhân sẽ hồi phục.

♦ Nhưng nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm và không được xử ly kịp thời thì bệnh nhân có thể bị mất máu trầm trọng dẫn đến lo âu, hốt hoảng, nhức đầu, khát nước, ngất xỉu do thiếu oxy, suy thận và nặng hơn có thể bị xuất huyết đến chết

♦ Những bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch khi bị thiếu máu sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim, những bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn sẽ bị hôn mê, nhũn não.

Điều trị xuất huyết tiêu hóa như thế nào

⇒ Khi bị xuất huyết tiêu hóa người nhà cần giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường.người nhà cần, ủ ấm cho bệnh nhân. Tiếp đó người than của bệnh nhân cần gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra và điều trị kịp thời.

⇒ Hiện nay xuất huyết đường ruột nếu được phát hiện sớm thì điều trị bằng cách kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hiện nay, một số loại thuốc Tây được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa trị bệnh xuất huyết tiêu hóa.

⇒ Các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng, giảm đau và loại bỏ các triệu chứng xuất huyết đường ruột. Tuy nhiên, sau một thời kỳ dễ tái phát. Và đáng lo ngại là việc sử dụng quá mức các loại thuốc bán tự do ngoài thị trường có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Thông tin liên hệ : Phòng Khám Gan Mật Sài Gòn

Ðịa chỉ : 160 – 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Website : https://benhvienbenhganhcm.com/