Top 5 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Xuất Sốt Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Phân Biệt Triệu Chứng Sốt Rét Và Sốt Xuất Huyết

Ở Việt Nam, có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau của 2 bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Điều này vừa gây nguy hiểm cho bệnh nhân vừa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà các bác sĩ điều trị có thể nhận ra sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết sao cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.

Mặc dù hai bệnh chuyên khoa này đều bị lây nhiễm bởi vết muỗi cắn cũng như là vật truyền bệnh có virut nhưng nguyên nhân thực sự gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết lại được phân biệt khá rõ rệt. Cụ thể nguyên nhân gây bệnh như sau:

Với bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi nhiễm Aedes aegypti. Chỉ cần một vết cắn của muỗi này thì bạn đã bị chẩn đoán mắc bệnh. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là bệnh sốt xuất huyết bị lây truyền bệnh nếu muỗi cắn chứa mầm bệnh của một người nhiễm bệnh và sau đó lây sang những người khác. Bác sĩ lý giải thói quen sinh hoạt của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày. Các gia đình có con nhỏ nên đặc biệt chú ý để mắc màn cho các bé tránh muỗi tấn công sẽ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao.

Với bệnh Sốt rét: Nguyên nhân cũng do vết cắn của muỗi nhưng đây là muỗi cái Anopheles. Chính vì phương thức lây lan của bệnh này qua vết cắn của một con muỗi cái Anopheles khác với bệnh sốt xuất huyết. Sự khác nhau giữa sốt rét và sốt xuất huyết là muỗi gây sốt rét thường tấn công vào ban đêm còn muỗi sốt xuất huyết lại tấn công vào ban ngày. Chính điều này là nguyên nhân gây sốt xuất huyết và sốt rét khác nhau.

Thời gian ủ bệnh sốt rét và sốt xuất huyết

Một trong những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác biệt nhất chính là thời gian ủ bệnh khác nhau. Cụ thể các bác sĩ điều trị phân biệt như sau:

Đối với bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết thì những triệu chứng sốt xuất huyết sẽ kéo dài và thời gian ủ bệnh khoảng 4- 5 ngày sau khi bị muỗi cắn.

Triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết

Bên cạnh nguyên nhân, thời gian ủ bệnh mà các bác sĩ điều trị còn dựa vào triệu chứng để có thể làm căn cứ để chẩn đoán sốt rét và sốt xuất huyết. Cụ thể những triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau như sau:

Với Sốt xuất huyết: khi bệnh nhân đột ngột bị tấn công, triệu chứng đau đầu vẫn kéo dài một thời gian. Kèm theo đó cùng với đau xương. Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có triệu chứng tự mất nhưng sẽ trở lại nếu như bệnh nhân bị phát ban, nổi mẩn ra bên ngoài.

Với Sốt rét: Bệnh nhân sẽ bị sốt trong thời gian ngắn hơn bệnh sốt xuất huyết nhưng có nhiều triệu chứng khác kèm theo như đau khớp, buồn nôn, đổ mồ hôi, thiếu máu… Khi bệnh trở lại thì bệnh nhân sẽ cảm thấy ớn lạnh, hơi hâm hâm nóng, đổ nhiều mồ hôi. Chính những điều trên là triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết mà bạn cần đặc biệt lưu ý, tránh nhầm lẫn.

Dựa vào triệu chứng sốt rét và sốt xuất huyết để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và tìm được hướng điều trị tốt nhất.

Sốt xuất huyết thì bạn có thể được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng thông qua một quá trình hóa học như kiểm tra kháng nguyên và thử nghiệm. Còn bệnh sốt rét thì được kiểm tra bằng kính hiển vi.

Triệu Chứng Của Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ không một loại virus nào gây ra nỗi kinh hoàng cho con người như Ebola – loại virus đang làm bùng lên đại dịch chết người tại Tây Phi.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: Tính đến 23/7/2014, đã có hơn 1200 trường hợp nhiễm virus Ebola tại các nước Guinea, Liberia và Sierra Leone, gây ra cái chết cho hơn 670 người. Trong số những người đã chết có cả những nhân viên y tế bị lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh. Vậy thực chất dịch sốt xuất huyết Ebola khởi nguồn từ đâu, nó gây nguy hiểm đến tính mạng như thế nào, và làm cách nào để phòng ngừa? chúng tôi xin gửi đến các bạn một số thông tin tổng hợp từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC USA).

Dịch sốt xuất huyết Ebola nguy hiểm như thế nào?

Dịch Ebola được biết đến đầu tiên vào năm 1976, khi nó bắt đầu bùng nổ tại Sundang và Cộng hòa Dân chủ Congo. Căn bệnh được đặt tên theo con sông Ebola chảy gần một ngôi làng ở Congo, nơi một trong những trường hợp đầu tiên phát bệnh.

Loại virus Ebola đang hoành hành hiện nay là loại gây nguy cơ chết người cao nhất trong 5 chủng virus Ebola được biết đến. Nó được gọi là Ebola Zaire, cứ 10 người nhiễm virus này thì 9 người sẽ tử vong. Nhưng tỷ lệ tử vong cao còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất và thiết bị y tế cho người bệnh. Tỷ lệ này có thể sẽ thấp hơn khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện hiện đại với đầy đủ các thiết bị chuyên sâu.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Ebola

Đầu tiên, người bệnh có triệu chứng giống như bị cảm cúm nặng: sốt cao, đau cơ, đau đầu, viêm họng và mệt mỏi. Sau đó bệnh nhanh chóng chuyển biến gây nôn tháo và tiêu chảy, chảy máu trong và chảy máu ngoài (đây chính là thời điểm lây lan virus). Thận và gan bắt đầu bị rối loạn. Virus Ebola Zaire gây tử vong trong thời gian ngắn, chỉ 7 đến 14 ngày sau khi phát bệnh.

Một người bình thường có thể ủ bệnh trong vòng 3 tuần lễ mà không hề có biểu hiện gì của bệnh. Thậm chí ngay cả những người đã qua cơn nguy kịch và được cứu sống vẫn chứa trong người loại virus Ebola trong vòng nhiều tuần sau đó.

Virus Ebola lây lan như thế nào?

Ebola không dễ lây lan giống những loại virus thông thường như cảm lạnh, cúm hay sởi. Nó lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua da, các chất nhầy cơ thể từ động vật nhiễm bệnh (như dơi, khỉ). Sau đó bệnh lây từ người qua người cũng qua các tiếp xúc tương tự.

Ebola lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua da, các chất nhầy cơ thể từ động vật nhiễm bệnh.

Chính phủ Guinea đã cấm món súp dơi, một trong những món ăn nổi tiếng ở nước này, do những lo lắng về nguy cơ truyền nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc này có thể không giúp ích gì nhiều, bởi virus đã hiện diện và lây lan từ người qua người. Vấn đề cốt lõi chính là việc hạn chế tối đa việc phát tán dịch dầy cơ thể.

Liệu có loại thuốc hoặc vắc xin nào phòng tránh loại virus này không?

Mặc dù các nhà khoa học đang tích cực tìm kiếm, hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho căn bệnh Ebola. Cách điều trị duy nhất hiện thời vẫn là các phương pháp hỗ trợ như truyền nước, uống thuốc giảm huyết áp, thở máy và truyền máu. Các trường hợp may mắn sống sót sau khi nhiễm virus phụ thuộc vào độ tuổi, loại gien, sức đề kháng cơ thể cũng như điều kiện chăm sóc y tế.

Liệu có cách nào để ngăn chặn dịch bệnh?

Các bước đơn giản nhất chính là kiểm soát lây nhiễm chéo, như dùng các phương pháp bảo hộ, găng tay, kính bảo hộ để tránh lây lan virus Ebola. Tất cả các dịch nhầy, chất tiết ra từ cơ thể người bệnh cần được xử lý riêng. Thậm chí dịch nhầy cơ thể của ngay cả với những người tiếp xúc với người bệnh cũng phải được xử lý nghiêm ngặt như người bệnh.

Kết luận:

Virus Ebola không dễ lây lan và thường chỉ xuất hiện ở những người hợp bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như nhân viên y tế, người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì mức độ nguy hiểm khôn lường của nó: khả năng gây tử vong cao, ủ bệnh ngầm trong khi phát bệnh và gây tử vong trong thời gian rất ngắn mà không hề có thuốc đặc trị; phụ huynh cần phải có ý thức tìm hiểu về bệnh và có những biện pháp kịp thời phòng bệnh bảo vệ con em và gia đình mình.

Theo Benh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Và Sốt Siêu Vi Khác Nhau Không?

đã chỉ ra sự khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi từ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán cho đến cách chăm sóc. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh vẫn nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Điểm khác biệt đầu tiên chính là nguyên nhân gây sốt xuất huyết khác sốt siêu vi. Đó là:

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết đã biến căn bệnh này trở thành một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Thậm chí nếu không biết cách phòng chống và điều trị kịp thời thì bạn sẽ chứng kiến dịch sốt xuất huyết do vi rút dengue gây ra cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong hàng loạt. Sốt xuất huyết khác sốt siêu vi vì sốt xuất huyết lây truyền bệnh thông qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Các bác sĩ cũng là giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Y Dược cho biết tên khoa học của 2 loại muỗi lây bệnh sốt xuất huyết hiện nay có tên khoa học lần lượt là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bên cạnh đó hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 thể sốt dengue và sốt xuất huyết dengue và đây cũng là tình trạng chung đã và đang xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là mùa mưa ở miền Nam Việt Nam.

Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi như thế nào?

Bản chất bệnh sốt xuất huyết khác sốt siêu vi ở những triệu chứng. Vì thế, các bác sĩ điều trị có thể chỉ ra triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau nhau như sau:

Với bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì sẽ có biểu hiện như sau:

Bị sốt cao khoảng 39 – 40 độ C liên tục và kéo dài từ 2 – 7 ngày,bệnh nhân sẽ rất khó hạ sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh.

Sốt xuất huyết khác sốt siêu vi vì bị đau nhức đầu và khu vực chủ yếu 2 bên thái dương và sau gáy, 2 bên hốc mắt bị đau nhức kèm theo cả triệu chứng ho khan, rát họng.

Về tiêu hóa, người bị sốt xuất huyết bị tiêu chảy, chảy máu chân răng, khó tiêu, đầu bụng. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin phòng bệnh hiệu quả. Nếu điều trị không tốt thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như sốt xuất huyết giảm tiểu cầu .

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt siêu vi cụ thể như sau:

Thường xuyên sốt cao khoảng 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C kéo dài.

Bệnh nhân sẽ có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo do tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.

Đau đầu thì bệnh nhân có cảm giác mà thái dương đập mạnh.

Khi đau đầu thì thích nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng, cảm giác phù nề, mắt sưng húp.

Đặc biệt khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở cả người lớn và trẻ em. Khi trẻ em bị bệnh này thì trẻ vẫn tỉnh táo khi đau đầu, kèm theo chảy nước mùi, tai có nhầy và ngứa. Một số triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi ở trẻ em khác biệt như sốt siêu vi trẻ em gây ra viêm đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, nôn, đau nhức cơ thể, viêm đường tiêu hóa….

Tất cả những điểm khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi mà bạn cần lưu ý.