Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Y Học Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Lâm Sàng Trong Y Học Là Gì?

Y học lâm sàng hay lâm sàng trong y học là hình thức y học rất phổ biến, nơi thể hiện trách nhiệm của bác sĩ lâm sàng đối với bệnh nhân qua hai nhiệm vụ chính bao gồm : Đưa ra phương pháp điều trị và hiểu được các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh. Do đó, hiểu biết về y học lâm sàng có một vai trò quan trọng trong nghiên cứu sức khỏe nói chung. Vậy lâm sàng trong y học là gì ?

1. Lâm sàng trong y học là gì ?

Trong chữ “lâm sàng” có lâm nghĩa là đến gần, vào một hoàn cảnh nào đó: như lâm nguy, lâm bồn (thai phụ sắp sinh), lâm bệnh, lâm chung (chung = đoạn cuối, sắp đến đoạn cuối cuộc đời, chết). “Sàng” có nghĩa là cái giường, ở đây chỉ giường của người bệnh.

Lâm sàng là từ mà chúng ta dùng để dịch từ tiếng Pháp “clinique” trước đây, lúc các trường y khoa còn dạy bằng tiếng Pháp. Đến khoảng thập niên 1960, dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ ở miền Nam, Trường Y khoa Sài Gòn mới bắt đầu chuyển một phần dạy bằng tiếng Việt. Trường Y khoa Đại học Huế dạy bằng tiếng Việt ngay từ lúc mới mở cửa (1957) với khoa trường là bác sĩ Lê Khắc Quyến, một người có khuynh hướng cấp tiến và hoạt động chính trị phe tả hơn là các vị giáo sư của Trường Y khoa Sài Gòn. Lúc trường y chuyển qua dạy bằng tiếng Việt, một trong những từ học đầu tiên là “lâm sàng”. Đa số các từ điển tiếng Việt hay Anh Việt hiện nay đều định nghĩa “lâm sàng” chưa chính xác với cách dùng của từ “clinical” trong y khoa/y tế hiện nay. Trong những tự điển trước 1970 không thấy từ này, và các từ điển dịch “clinic’ cũng không đầy đủ hay sai nghĩa. Có lẽ những nhà làm từ điển không hiểu một cách rõ ràng về cách tổ chức của ngành y tế.

Tiếng Pháp, “clinique”, tiếng Anh “clinical” chỉ những gì xảy ra bên giường của người bệnh, nói giản dị là lúc khám bệnh. Do từ Hy lạp cổ “kline” là cái giường. Hippocrates (460-377 TTC), sinh ra ở đảo Kos, gần 100 năm sau khi Khổng tử được ra đời, ông tổ ngành Tây Y tiên phong trong ngành chữa bệnh căn cứ trên quan sát người bệnh trực tiếp và lý luận trên cơ sở của những “triệu chứng” mà mình thấy, nghe, sờ và ngửi được. Hippocrate bị ảnh hưởng bởi triết lý của Pythagore (nhà toán học Hy Lạp). Theo đó “Thiên nhiên” gồm 5 yếu tố (elements): nước, đất, gió và lửa, do đó học thuyết thời đó cho rằng cơ thể chúng ta bao gồm năm chất lỏng (fluids) hay dịch (humors) khác nhau tạo nên: mật đen, mật vàng, đàm (nhớt) và máu. Người chữa bệnh có nhiệm vụ tái lập sự quân bình giữa các chất dịch đó. Có lẽ cũng tương tự nhưng chắc không chi tiết như bên Đông phương, muốn giữa sự quân bình giữa âm và dương, lục phủ (Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu) và ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận).

Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là lý luận căn cứ trên những điều quan sát trên người bệnh, khác với cách chữa bệnh căn cứ trên niềm tin tôn giáo, hay ma thuật. Y học cũng như khoa học thời cổ đại (antiquity) của Hippocrate bị thất truyền sau khi văn minh Hy lạp và La Mã suy tàn. Qua thời trung cổ, cách chữa bệnh có tính cách tôn giáo và tín điều là chính. Y khoa lâm sàng chỉ phát triển trở lại sau thời kỳ Phục Hưng Renaissance), với sự khám phá lại các kiến thức “cổ điển” của thời cổ đại, loại bỏ quan niệm về các dịch (“humors”) và các ngành cơ thể học, hóa học, phẫu thuật được phát triển. Qua thế kỷ thứ 17, kiến thức về sinh lý (cách cơ thể được điều hành như thế nào) mở rộng, và người ta chú trọng nhiều hơn đến phần thực hành y khoa, bên giường bệnh (bedside clinical practice), nghĩa là quan sát các biểu hiện của cơn bệnh, dùng những kiến thức về cơ thể học, sinh lý học để suy xét nguồn gốc bệnh.

Chúng ta có thể bàn thêm một chút về cách làm việc “lâm sàng” của các thầy thuốc đông y ở Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) vào thế kỷ thứ 17 được linh mục Alexandre de Rhodes, người tiên phong được tạo ra chữ viết quốc ngữ, kể lại. Phương pháp “lâm sàng” của họ khác phương pháp của tây phương: thầy thuốc “bắt mạch” rồi chẩn đoán trước, không để bệnh nhân khai bệnh trước như trong tây y. Người thầy thuốc được học theo kiểu cha truyền con nối và có nhiều sách bí truyền. Thầy thuốc bắt mạch bằng 3 ngón tay (cho 3 phần cơ thể: đầu, dạ dày và bụng), mất chừng 15 phút đắn đo suy tính, rồi tiết lộ cho bệnh nhân biết anh ta bị những triệu chứng gì, bệnh ra sao. Nếu thầy thuốc nói không đúng thì bị đuổi đi, không trả tiền vì bệnh nhân hết tin tưởng, nếu nói đúng thì bệnh nhân tin tưởng để cho chữa bệnh mình, nhưng chữa hết xong mới trả tiền. Theo kinh nghiệm bản thân của Alexandre de Rhodes thì các bác sĩ Việt Nam thời đó không thua gì các bác sĩ ở châu Âu.

Sau mấy ngàn năm, y khoa của Hippocrate chuyển biến và phát triển thành Tây Y hiện nay, trên nền tảng của quan sát, suy luận, thực nghiệm, và vai trò quan trọng của các khoa sinh-y học (biomedical sciences).

Hiện nay những gì liên hệ trực tiếp đến người bệnh thì được gọi là lâm sàng (clinical). Ví dụ bác sĩ hỏi câu chuyện về bệnh tình (tiền sử bệnh, history), ghi nhận những triệu chứng (symptoms) như bệnh nhân khai mệt, đau đầu, buồn nôn, có tính cách chủ quan và khám trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan như da có mụn, tim đập loạn nhịp, khối u trong bụng là những biểu hiện ghi nhận khách quan do người không phải người bệnh quan sát mà ghi nhận. Những dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs). Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám đó được gọi là chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis). Tuy nhiên, bác sĩ còn có thể có những phương tiện để tìm hiểu thêm về bệnh nhân.

Cách đây mấy chục năm, phòng mạch bác sĩ có thể có những phương tiện đơn giản như: máy ly tâm để quan sát cặn nước tiểu qua kính hiển vi, lấy đàm, nhớt để nhuộm màu và tìm trong đó có vi trùng hay không, hoặc có máy soi quang tuyến (X Ray) , ví dụ để xem bệnh nhân có nám phổi hay không, vv và thường những xét nghiệm đó bác sĩ hay y tá tự làm lấy, gần chỗ người bệnh nằm, cho nên tiếng Pháp gọi những kết quả thử nghiệm đó chính là “paraclinique” (do:para=bên cạnh, clinique=giường bệnh). Chúng ta dịch là “cận lâm sàng”. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, ít khi dùng từ “paraclinical”.

Ở Mỹ, thông thường người ta thường ít dùng từ paraclinical. Bác sĩ thế hệ trẻ có khuynh hướng giảm bớt phần hỏi, khám trực tiếp người bệnh và chú trọng hơn (theo một số người thì là quá nhiều) quá nhiều vào kết quả “cận lâm sàng”, tốn kém so với trước nhiều. Bác sĩ thường nói đến những ngành “cận lâm sàng” như: “lab work”= thử máu, thử vi trùng (ví dụ cấy máu [blood culture] xem có vi khuẩn mọc không), thử di truyền [genetic testing], biopsy (sinh thiết).

“Pathology” (ngành bệnh học, tìm các thay đổi của bệnh gây ra trên các mô, tế bào quan sát bằng kính hiển vi, ngày xưa ở Sài Gòn gọi tắt là “ana-path, vì tiếng Pháp anatomie pathologique = cơ thể bệnh lý.

Các hoạt động như chụp quang tuyến, làm chụp CT, MRI, siêu âm (ultrasounds), được gộp thành trong khoa “hình ảnh y khoa” (medical imaging). Bác sĩ quang tuyến, phần lớn đọc các phim, hình ảnh, không “đụng” tới bệnh nhân, cũng có thể có những hoạt động lâm sàng; ví dụ bác sĩ quang tuyến can thiệp (interventional radiologist) có thể nhờ CT, siêu âm hướng dẫn chọc vào ngực, bụng bệnh nhân để hút mủ, lấy mẫu sinh thiết để thử nghiệm.

Một trong những phương pháp giảng dạy y khoa là các “hội nghị đối chiếu lâm sàng và bệnh học” (tiếng Pháp: confrontation clinico pathologique). Các bác sĩ, nội trú trình bày các nhận xét về lâm sàng và đề nghị một chẩn đoán bệnh (diagnosis) suy luận từ các quan sát đó. Sau đó, bác sĩ về bệnh học (pathologist, cơ thể bệnh lý) trình bày kết quả của phòng xét nghiệm như sinh thiết (biopsy) hay kết quả giải phẫu tử thi (autopsy), nghĩa là đáp án của câu hỏi ban đầu là người bệnh mắc bệnh gì, nguyên nhân gì đã gây ra các triệu chứng lâm sàng.

2. Một số từ hay dùng

Chết lâm sàng (clinical death), tim bệnh nhân ngừng đập (cardiac arrest), bệnh nhân ngưng thở. Tuy nhiên, với các phương pháp hồi sức hiện nay, có thể đảo ngược “chết lâm sàng” trong một số trường hợp (CPR: cardiopulmonary resuscitation).

Clinic: phòng khám bệnh tư, phòng ngoại chẩn của một bệnh viện. Đôi khi clinic là một cơ quan lớn gồm cả nhiều bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, ví dụ Mayo Clinic do bác sĩ William Mayo và các người con mở ra ở Rochester, Minnesota cuối thế kỷ thứ 19, và hiện nay là một trong những hệ thống chữa bệnh và khảo cứu y khoa lớn nhất thế giới, nhân viên gồm trên 50,000 người và gần 4000 bác sĩ mọi ngành. Cleveland Clinic ở Cleveland, bang Ohio là một bệnh viện giáo dục y khoa vĩ đại, lợi tức gần 10 tỷ đô la/ năm, và chi nhánh ở nhiều tiểu bang Mỹ, Canada và Trung Đông. Lúc đầu, chỉ là một phòng mạch tư của một bác sĩ giải phẫu vào cuối thế kỷ thứ 19.

Theo nghĩa rộng, clinic cũng được dùng trong một số lĩnh vực ngoài y tế: như “legal clinic”chỉ những văn phòng giải quyết , tư vấn về các vấn đề luật pháp.

Ở Mỹ, người khám và chữa bệnh không phải luôn luôn là bác sĩ y khoa: có những người chuyên về tâm lý trị liệu (psychologist), nurse practitioner; nhân viên điều dưỡng được huấn luyện khám bệnh và điều trị, thường dưới sự giám sát của bác sĩ y khoa, phụ tá bác sĩ “physician assistant” (PA). Từ “clinician” có lúc được dùng để bao gồm hết các nhóm người có nhiệm vụ “lâm sàng” khám và chữa bệnh ở trình độ, lĩnh vực khác nhau.

Trong bệnh viện Mỹ, sinh viên y khoa được thực hành khám bệnh nhân trong 2 năm cuối gọi là 2 năm lâm sàng (clinical years, clinical rotations). Sau khi đã hoàn tất 2 năm đầu về khoa học căn bản, gọi là 2 năm tiền lâm sàng (preclinical years).Các bác sĩ sẽ tình nguyện dạy không thù lao cho sinh viên y khoa và bác sĩ đang thực tập (interns, residents, fellows/ hay doctors in training) được trường y khoa phong tước vị giáo sư phụ tá giáo sư (clinical assistant professor), phó giáo sư (clinical associate professor), giáo sư lâm sàng (clinical professor). Clinical = “lâm sàng” để phân biệt với ban giảng huấn cơ hữu toàn thời gian, chính quy (tenure track faculty) ăn lương của trường, nặng về khảo cứu hơn là dạy học.

3. Khám lâm sàng là gì?

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng là bước khám đầu tiên trong quy trình khám bệnh. Phương pháp này được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh. Khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm hiểu được các yếu tố tác động tới người bệnh như môi trường, độ tuổi hay nguy cơ mắc bệnh…, đồng thời hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

4. Khám cận lâm sàng là gì?

Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị hiệu quả, ngoài việc thăm khám lâm sàng, các bác sĩ còn phải kết hợp các xét nghiệm cùng việc sử dụng những kỹ thuật y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, chẩn đoán để phân biệt với các bệnh khác, đồng thời giúp người bệnh theo dõi diễn biến, đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh.

Khám cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, bao gồm:

Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý về máu; kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu; các bệnh về gan; phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose, phát hiện, theo dõi bệnh tiểu đường; phát hiện virus viêm gan B; virus viêm gan C; xét nghiệm HIV; tầm soát và theo dõi bệnh gout; kiểm tra lượng mỡ máu nhằm phát hiện rối loạn mỡ máu: bệnh tăng lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: giúp phát hiện các bệnh về hệ sinh dục, bệnh tiết niệu, bệnh lý thận – tiết niệu.

Soi tươi dịch âm đạo giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm sinh dục ở nữ.

Điện tâm đồ: giúp phát hiện tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng.

Nếu như trước đây, mọi người thường chỉ gặp bác sĩ khi bị bệnh thì ngày nay, việc chăm sóc, khám sức khỏe tổng quát định kỳ, phòng ngừa bệnh tật một cách chủ động đang trở nên phổ biến. Điều này là nhờ vào trình độ học thức, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn và mọi người đã được trao quyền tiếp cận chủ động về sức khỏe của chính mình. Đồng thời, việc khám bệnh định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi sẽ giúp phát hiện ra bất thường mà chính bản thân chưa nhận thấy được. Từ đó, mọi người sẽ có chẩn đoán sớm, giúp điều trị bệnh sớm cũng như nhận được các lời khuyên y tế về một lối sống lành mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp. Như vậy, với các dịch vụ y tế thăm khám và làm xét nghiệm định kỳ, mọi người sẽ có điều kiện, cơ hội để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Chính vì những lợi ích nêu trên, với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa ra các gói khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với từng đối tượng. Khách hàng sẽ được bác sĩ trực tiếp khai thác tiền sử bệnh bản thân và gia đình, đo huyết áp, chỉ số khối cơ thể, khám sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cũng như các tư vấn trong từng tình huống.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trình độ cao và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc xét nghiệm tiên tiến, tối tân, Vinmec xứng đáng là một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, chất lượng đẳng cấp quốc tế của mọi người và của mọi gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bệnh Chàm Là Gì? Trị Liệu Bằng Y Học Cổ Truyền

Bệnh Chàm là một bệnh da thường gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da đa dạng, có xu hướng xuất tiết, phân bố đối xứng, dễ tái phát và trở thành mạn tính hóa, cảm giác ngứa rất dữ dội. Bệnh chàm thuộc về phạm trù chứng “phong chẩn” của y học cổ truyền.

Các mỹ phẩm, hương liệu, bột giặt và các chất tẩy rửa; các độc tố của động vật, một số loại protien của ca, tôm, sữa, hoa phấn, bụi nhà, các loại vi sinh vật, ánh nắng mặt trời, lạnh, động tác chà sát, gãi. Nguyên nhân bên trong gồm: thể chất qua mẫn, rối loạn về chuyển hóa, nội tiết, trở ngại của hoạt động thần kinh và tâm thần, mệt mỏi quá độ, thần kinh căng thẳng, các ổ nhiễm trùng, ký sinh trùng đường ruột, giãn tĩnh mạch, chứng nhiều mồ hôi, chứng da khô.

Y học cổ truyền cho rằng gây nên bệnh chàm có thể do những nguyên nhân sau:

* Do ăn uống không điều độ, uống rượu, ăn cay hoặc tanh quá nhiều làm tổn thương đến tỳ vị. Tỳ mất kiện vận sẽ làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng thời ngoại cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tương tác với nhau rồi ứ trệ lại ở bì phu mà sinh ra bệnh.

* Cũng có khi vì cơ thể hư nhược, tỳ bị thấp làm khốn, khiến cho cơ nhục không được nuôi dưỡng rồi sinh bệnh.

* Cũng có thể còn vì thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết, huyết hư hóa táo rồi sinh phong, tạo nên chứng huyết hư phong táo, làm cho bì phu không được nuôi dưỡng mà thành bệnh chàm.

Chàm có 3 giai (theo YHHĐ): Chàm cấp tính, Chàm bán cấp, Chạm mạn tính,

Theo y học cổ truyền:

1. Thể thấp nhiệt (chàm cấp tính): Bệnh phát cấp, diễn biến ngắn. Tổn thương da đỏ và nóng phù nề nhiều, xuất tiết nhiều. Tâm phiền, miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện ít và đỏ, rêu lưỡi vàng. Tình trạng này là do thấp nhiệt cùng thịnh, xâm phạm vào bì phu rồi gây nên bệnh.

2. Thể tỳ hư thấp thịnh (chàm bán cấp): Bệnh kéo dài; tổn thương da thô và dày, có thể có xuất tiết nhẹ, thường có vẩy da; miệng khát, đại tiện không khô hoặc lỏng, chất lưỡi nhợt, lưỡi bệu, có ngấn răng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoãn hoặc hoạt. Tình trạng này là do tỳ hư, thấp thịnh làm cho bì phu không được nuôi dưỡng mà sinh bệnh.

3. Thể huyết hư phong táo (chàm mạn tính): Bệnh diễn biến mạn tính; tổn thương da dày, nứt nẻ, hay có vẩy máu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoặc trầm hoãn. Tình trạng này do bệnh lâu ngày làm hao tổn âm huyết, huyết hư phong táo gây nên bệnh.

Phòng và điều trị bệnh chàm

2. Điều trị 2.1. Điều trị toàn thân:

* Thế thấp nhiệt cùng thịnh: Thường gặp thể này ở giai đoạn chàm cấp tính.

+ Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc.

+ Bài thuốc Long đởm tả can thang gia giảm: Nhiệt thịnh; gia bạch mao căn, thạch cao. Nhiệt độc thịnh: gia đại thanh diệp. Đại tiện táo: gia đại hoàng. Cũng có thể dùng Thanh nhiệt lợi thấp thang.

+ Pháp điều trị: Kiện tỳ, táo thấp, dưỡng huyết nhuận phu.

+ Bài thuốc: Trừ thấp vị linh thang gia giảm: Thấp thịnh, xuất tiết nhiều thì gia: tỳ giải, xa tiền tử.

+ Pháp điều trị: Dưỡng huyết sơ phong, trừ thấp nhuận táo.

+ Bài thuốc: Tiêu phong tán hoặc Tứ vật tiêu phong tán gia giảm: Thấp thịnh gia: xa tiền tử, trạch lan. Ngứa nhiều gia: bạch tật lê, khổ sâm.

2.2. Châm cứu: Châm các huyệt khúc trì, túc tam lý, huyết hải; châm loa tại các điểm: Thận, phế, nội tiết, thần môn. 2.3. Điều trị tại chỗ * Giai đoạn cấp tính:

+ Khi bệnh mới phát chỉ đỏ tại chỗ, sẩn và mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết thì nên dùng các thuốc ôn hòa tiêu viêm, tránh kích thích. Chọn cách đắp ướt các thuốc như thuốc rửa Lò cam thạch, dung dịch 2% băng phiến.

+ Khi các mụn nước đã vỡ và xuất tiết nhiều thì nên dùng các thuốc thu liễm, tiêu viêm… nhằm thúc đẩy da hồi phục. Có thể sắc lấy nước đặc đắp ướt những thuốc sau: Rau sam 60g, hoàng bá, sinh địa du, mỗi vị 30g. Bồ công anh, Long đởm thảo, Cúc hoa, mỗi vị 30g.

+ Khi có bội nhiễm có thể thêm vào nước đắp các vị như xuyên tâm liên, sài đất, bản lam căn.

+ Khi xuất tiết nhiều có thể dùng Tam diệu tán hoặc Trừ thấp tán, trộn với glycerin thành cao lỏng rồi bôi lên tổn thương.

+ Giai đoạn cuối của giai đoạn cấp tính là giai đoạn bong vẩy, nếu xử lý không tốt sẽ rất dễ làm cho bệnh kéo dài và chuyển thành mạn tính. Lúc này nên dùng các thuốc bảo vệ tốn thương, tránh các kích thích từ bên ngoài, thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết tình trạng viêm còn sót lại. Thuốc nên dùng là các bài Cao thanh lương, Cao hoàng liên.

Nguyên tắc điều trị lúc này là tiêu viêm, trừ ngứa, thu liễm. Có thể sử dụng mỡ oxyd kẽm, Trừ thấp tán, Tân tam diệu tán luyện với dầu thực vật thành cao, dầu tử thảo 5%, dầu địa du-oxyd kẽm 10%.

+ Chàm mạn tính: Nguyên tắc điều trị là chữa ngứa, ức chế sự tăng sinh của biểu bì, tiêu trừ tình trạng viêm thâm nhiễm trong lớp chân bị. Có thể chọn Cao hoàng liên, cao dầu đậu đen 10%- 20%.

Chàm là một bệnh da thường gặp, do hay tái phát nên diễn biến kéo dài, mang lại nhiều thống khổ cho người bệnh. Các thuốc kháng histamin không cho được kết quả như mong đợi; liệu pháp corticoid tuy có tác dụng nhất định, nhưng sau khi dùng thuốc thường có hiện tượng tái phát nặng hơn, lại có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, trừ ngứa, điều tiết miễn dịch có tác dụng rất tốt với việc điều trị bệnh chàm, không có tác dụng phụ của các thuốc kháng histamin và corticoid, không bị tái phát nặng hơn. Do đó, việc phát huy những ưu thế của thuốc y học cổ truyền có thể cho những bài thuốc có hiệu quả tốt, an toàn là một việc làm rất có ý nghĩa.

Y Học Thường Thức: Chứng Trật Khớp Vai

Trật khớp vai là tình trạng mà đầu xương cánh tay di chuyển ra khỏi vị trí bình thường trong khớp vai.

Vai là một trong những vị trí dễ xảy ra trật khớp nhất của cơ thể. Đó là do đầu trên xương cánh tay gắn kết vào khớp vai ở vị trí ổ cối khá di động. Điều này làm cho cánh tay cực kỳ linh động và có thể thực hiện các động tác ở nhiều hướng. Nhưng đồng thời cũng không vững chắc.

Trong một số trường hợp các mô xung quanh khớp vai cũng có thể bị tổn thương, thậm chí rách do căng giãn quá mức.

2. Trật khớp vai xảy ra như thế nào?

Trật khớp vai có thể xảy ra khi bạn ngã theo tư thế đập vai xuống đất. Thông thường, trật khớp vai hay gặp ở những bệnh nhân chơi thể thao hoặc các tai nạn trong thể thao.

Ở một số bệnh nhân lớn tuổi, trật khớp có thể xảy ra ở tư thế té chống tay. Những bệnh nhân có sẵn bệnh lý khớp vai cũng dễ trật khớp hơn.

3. Triệu chứng của trật khớp vai

Ở hầu hết các ca trật khớp, đầu trên xương cánh tay trật ra phía trước ổ cối. Các triệu chứng có thể gặp như

Hạn chế cử động cánh tay, khi cử động sẽ gây đau rất dữ dội

Vùng vai của bệnh nhân sẽ nhìn trong vuông hơn so với vai bình thường đối diện

Đôi khi quan sát thấy những khối nổi gồ lên ở vùng đầu trên xương cánh tay, dưới da và trước khớp vai

Hiếm khi đầu trên xương cánh tay bật ra khỏi khớp vai về phía sau. Tình trạng này thường gặp hơn ở những bệnh nhân động kinh, sau điện giật. Trật khớp vai ra sau rất hay bị bỏ sót.

4. Nên làm gì khi trật khớp vai?

– Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất ngay nếu có các triệu chứng của trật khớp vai kể trên.

– Đừng cố gắng nắn lại khớp vai một mình. Việc cố gắng tự nắn khớp vai có thể làm tổn thương thêm mạch máu và thần kinh xung quanh khớp vai.

– Trong khi chờ được sự hỗ trợ của các bác sĩ, cố gắng giữ cho phần vai và cánh tay trên bất động, hạn chế cử động càng nhiều càng tốt.

– Đặt những chất liệu mềm, như là chăn hoặc gối vào giữa tay và thân người để nâng đỡ và cố định tốt hơn cánh tay. Giữ tay sát thân người và với khủy tay gấp.

5. Điều trị gãy trật khớp vai

Bạn cần được thăm khám và đánh giá tại các cơ sở y tế. Thông thường sẽ cần một phim X-Quang khớp vai để tìm các vị trí gãy xương nếu có và khẳng định tình trạng trật khớp vai

Nếu trật khớp vai đi kèm những gãy xương, đôi khi cần khảo sát thêm phim CT scan để có thêm nhiều thông tin. Gãy xương kèm với trật khớp vai cần được đánh giá bởi các chuyên gia chấn thương chỉnh hình, đôi khi cần đến phẫu thuật.

Nếu bạn không có gãy xương, trật khớp vai có thể được phục hồi bằng các kỹ thuật nắn trật khớp vai.

Đầu tiên bệnh nhân sẽ được điều trị giảm đau bằng thuốc để giúp thư giãn trước nắn.

Nắn trật thường được thực hiện ngay tại phòng cấp cứu, tuy nhiên một số trường hợp khó khăn cần được nắn trật tại phòng mổ dưới gây mê bởi đội ngũ chuyên gia chấn thương chỉnh hình.

Thông thường bệnh nhân nằm trên giường, bác sĩ sẽ cố gắng kéo và xoay để đầu trên xương cánh tay trở về lại vị trí bình thường ở khớp vai. Kỹ thuật nắn trật này có thể mất vài phút.

Sau nắn trật bệnh nhân cần được chụp XQuang kiểm tra sau nắn để xác định lại đầu trên xương cánh tay có vào đúng vị trí hay chưa

6. Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?

Bệnh nhân có thể về nhà sau khi nắn trật thành công, tuy nhiên khi về cần được nghỉ ngơi, đeo đai trong vài ngày sau đó đến khi giảm đau.

Sau vài ngày bệnh nhân có thể thôi đeo đai. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có gãy xương kèm theo với trật khớp vai, việc đeo đai có thể kéo dài đến trên 6 tuần để hồi phục.

Thông thường khớp vai cần thời gian từ 12 đến 16 tuần sẽ lành sau khi đã được nắn trật trở về lại vị trí bình thường. Sau 12 tuần, các cử động nhẹ của khớp vai có thể thực hiện được trở lại. Tiếp đó đến sau 16 tuần hầu như các vận động của khớp vai có thể trở lại gần như bình thường.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bệnh Parkinson Theo Quan Điểm Y Học Hiện Đại Và Y Học Cổ Truyền

Bộ môn – khoa Y học cổ truyền 103 1. Đại cương 1.1. Y học hiện đại 1.1.1 Khái niệm

Bệnh parkinson (PD) là một dạng bệnh do tổn thương của hệ thần kinh ngoại tháp. Đặc trưng chủ yếu của bệnh là tăng trương lực cơ, run và giảm vận động. Hiện nay, bệnh này chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh thì gọi là hội chứng Parkinson mắc phải (PS).

Bệnh này thường gặp ở người trên 40 tuổi, hiếm gặp ở thanh niên. Tỷ lệ mắc bệnh của nam nhiều hơn nữ.

1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

– Nguyên nhân gây bệnh parkinson là không rõ ràng. Hội chứng parkinson mắc phải có thể do các bệnh như: Sơ vữa động mạch não, viêm não, nhiễm độc CO, nhiễm độc Mn và sử dụng các thuốc tâm thần. Cũng có thể là hội chứng thứ phát của bệnh đột quỵ nhồi máu, ung thư não và chấn thương sọ não.

– Cơ chế bệnh sinh của bệnh parkinson chủ yếu là do sự biến đổi bất thường của hệ thống tế bào thần kinh sắc tố ở các nhân xám trung ương. Trong đó, quan trọng nhất là sự thiếu hụt hoạt chất dẫn truyền thần kinh dopamine ở phần đặc của

liềm đen và bèo nhạt. Ở liềm đen có thể nhìn thấy rõ tế bào thần kinh sắc tố bị thiếu hụt. Trên hình ảnh vi thể thấy các thể vùi bắt màu ưa acid có trong bào tương tế bào liềm đen, đó là thể Lewy ( Biểu hiện đặc trưng của bệnh parkinson chính là sự xuất hiện thể Lewy). Quá trình bệnh lý trên làm thay đổi sự cân bằng giữa dopamine và acetylcholin, hoạt tính của acetylcholin tăng lên chính là yếu tố gây ra các triệu chứng của bệnh.

1.1.3. Chẩn đoán

– Lâm sàng: biểu hiện chủ yếu của bệnh là run, cứng đơ, giảm vận động, mất vận động, rối loạn vị trí và mất cân bằng. Các triệu chứng đi kèm thường có như: rối loạn ngôn ngữ, đờ đẫn, trầm cảm, tăng tiết đờm dãi.

+ Run: run khi nghỉ, run có tần số 4 – 7Hz, thấy rõ ở ngọn chi trên. Thường là run khi nghỉ, khi làm động tác hữu ý không run, run có thể tạm mất nhưng sau đó lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc động run tăng.

+ Cứng đơ: rõ nhất ở các cơ chống đối với trọng lực. Cứng đơ kèm theo run, khi kiểm tra trương lực cơ sẽ có hiện tượng bánh xe răng cưa gọi là “cứng đơ dạng bánh xe răng cưa”

+ Giảm vận động: các động tác tự nhiên của cơ thể bị suy giảm và chậm chạp. Các động tác hữu ý thiếu sự tự nhiên, bước chân khó khăn, nâng chân khó, cự ly bước chân nhỏ, thành dáng đi vội vàng. Mất vẻ biểu lộ tình cảm, ít chớp, nét mặt như người đeo mặt nạ.

– Cân lâm sàng: xét nghiệm dịch não tủy, xét nghiệm huyết thanh ( T3, T4 ), điện não đồ, điện cơ đồ, chụp CT, chụp MRI…

1.1.4. Chẩn đoán giai đoạn của bệnh Parkinson

– Giai đoạn 1: có các dấu hiệu một bên cơ thể, nhưng chức năng chưa suy giảm hoặc chỉ giảm tối thiểu.

– Giai đoạn 2: có các dấu hiệu ở một bên gây suy giảm chức năng ở mức độ nào đó, nhưng không mất thăng bằng.

– Giai đoạn 3: có triệu chứng ở cả hai bên cơ thể ở tư thế không vững ( mất thăng bằng ), bệnh nhân vẫn tự chủ được trong hoạt động tuy có bị hạn chế.

– Giai đoạn 4: bị suy giảm chức năng nặng nhưng vẫn có thể đi đứng được với sự hỗ trợ một phần.

– Giai đoạn 5: bệnh nhân phải ngồi xe lăn hoặc tại giường, không tự chủ.

1.2. Y học cổ truyền 1.2.1. Khái niệm

Y học cổ truyền mô tả triệu chứng bệnh Parkinson với biểu hiện đầu hoặc tay rung lắc, run, vận động khó khăn, thuộc phạm trù chứng “chấn chiên”.

1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do : khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt.

2. Biện chứng luận trị 2.1. Đặc điểm biện chứng

Triệu chứng điển hình của bệnh là run, cứng đơ và giảm vận động. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do: khí huyết hư, can uất và đàm nhiệt. Ba yếu tố đó cùng tồn tại với nhau. Do đó, trong chẩn đoán và điều trị cần phải biện luận được hư chứng và thực chứng. Trong thực tiễn lâm sàng, nếu bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là run thì nguyên nhân do can uất là chủ yếu. Nếu bệnh nhân có triệu chứng chủ yếu là cứng đơ thì nguyên nhân do huyết hư là chủ yếu. Bệnh thường kéo dài lâu ngày nên sẽ gây ra đàm trệ và huyết ứ.

2.2. Nguyên tắc điều trị

Nguyên nhân gây bệnh parkinson là khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt. Vì vậy, pháp điều trị chủ yếu là: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm cố. Tuy vậy trong thực tiễn lâm sàng cần biện chứng rõ ràng để lựa chọn pháp điều trị cho phù hợp trên mỗi bệnh nhân.

3. Phân thể điều trị 3.1 Thể khí huyết lưỡng hư, huyết ứ phong động

– Lâm sàng: run, cứng đơ lâu ngày, dáng đi vụng về, đờ đẫn ít nói, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, đại tiện khó, sắc mặt tối, lưỡi to nhuận có vết răng, chất lưỡi tối nhạt hoặc có ứ ban, mạch tế nhược hoặc trì.

– Pháp điều trị: ích khí dưỡng huyết, hoạt lạc tức phong.

– Bài thuốc: Định chấn hoàn gia giảm.

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang .

Trong bài thuốc trên thì hoàng kỳ, bạch truật có tác dụng ích khí. Thục địa, đương quy có tác dụng dưỡng huyết. Đan sâm, xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, trừ phong. Tần giao, uy linh tiên có tác dụng trừ phong thông lạc. Thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Toàn yết có tác dụng trừ phong chỉ kinh ( chống run). Sinh địa có tác dụng bổ âm, thanh hỏa, thanh huyết nhiệt.

Nếu khí hư nặng gia đẳng sâm 30g. Nếu sau khi dung thuốc mà run không đỡ thì gia ngô công 04 con. Nếu có triệu chứng táo bón mà nhiệt chứng không rõ thì gia chỉ xác 06g, thăng ma 12g.

3.2. Thể can uất huyết hư, đàm nhiệt sinh phong

– Lâm sàng: run chân tay, cứng đơ, tình chí uất ức, chướng bụng, tức ngực, hoa mắt chóng mặt, đờm dãi nhiều, mặt ra nhiều mồ hôi dầu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc trắng, mạch tế huyền hoặc mạch hoạt.

– Pháp điều trị: khai uất dưỡng huyết, hóa đàm tức phong.

– Bài thuốc: Địch đàm thang gia giảm.

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.

Trong bài thuốc trên phục linh có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, tiêu đàm. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất. Trần bì có tác dụng hành khí kiện tỳ. Đởm nam tinh, bối mẫu có tác dụng hóa đàm. Viễn chí có tác dụng an thần, tiêu đàm. Câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết tiêu đàm. Cương tàm có tác dụng khu phong hóa đàm. Hậu phác có tác dụng hành khí hóa thấp. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng âm. Sinh cam thảo có tác dụng trừ đàm, điều hòa bài thuốc.

Nếu nhiệt chứng nặng thì gia liên kiều 12g.

3.3. Thể can thân bất túc, huyết ứ phong động

– Lâm sàng: bệnh lâu ngày, run nhiều, bước chân chậm chạp, khó khăn, đi lại không vững, thể trạng gầy, chóng mặt ù tai, dễ cáu giận, hay quên, đại tiện táo, chất lưỡi tối, rêu lưỡi ít, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn, mạch huyền tế hoặc tế sáp.

– Pháp điều trị: tư thận nhu can, hoạt huyết tức phong.

– Bài thuốc: thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.

Bài thuốc trên sắc uống ngày 01 thang.

Trong bài thuốc trên thì thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Sinh địa, thạch hộc có tác dụng bổ âm, sinh tân. Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm có tác dụng hoạt huyết. Tang ký sinh, đỗ trọng, vừng đen có tác dụng tư bổ can thận, mạnh gân cốt. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng huyết. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất. Dạ giao đằng, phục thần có tác dụng an thần.

Nếu triệu chứng run nặng thì gia ngô công 04 con.

4. Các biện pháp khác

– Hào châm các huyệt: Thái xung, hợp cốc, phong trì, ngoại quan, khúc trì, dương lăng tuyền, túc tam lý, tam âm giao, nhân trung, hạ quan . Ngày 01 lần, thời gian lưu kim 15- 30 phút. Liệu trình 15- 30 ngày.

– Nhĩ châm các huyệt: Thần môn, can, thận, tam tiêu… Mỗi lần chọn 3 – 4 huyệt, ngày 01 lần, thời gian lưu kim 15- 30 phút. Liệu trình 15- 30 ngày.

5. Kết luận

Y học cổ truyền mô tả triệu chứng điển hình của bệnh là đầu hoặc tay rung, lắc, vận động khó khăn, thuộc phạm trù chứng “chấn chiên”.

Nguyên nhân của bệnh parkinson chủ yếu là do: khí huyết hư, can uất, đàm nhiệt.

Nguyên tắc điều trị của bệnh chủ yếu là khai uất dưỡng huyết, hóa đàm thông lạc, hư thực kiêm cố. Tuy vậy trong thực tiễn lâm sàng cần biện chứng rõ ràng để lựa chọn pháp điều trị cho phù hợp trên mỗi bệnh nhân.