Top 4 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Yếu Cơ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Yếu Cơ Tay, Yếu Cơ Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hạ Vy, 28 tuổi. Gần đây người bạn của tôi có dấu hiệu bị yếu cơ tay và yếu cơ chân. Tôi rất muốn biết yếu cơ tay, yếu cơ chân là do bệnh nào gây ra. Mong bác sĩ giải đáp cho tôi, cảm ơn rất nhiều.

Trả lời:

1. Yếu cơ là gì

2. Biểu hiện của yếu cơ

3. Nguyên nhân gây ra yếu cơ

4. Xét nghiệm lâm sàng

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

===

Sự yếu cơ xảy ra khi dù bạn cố gắng hết sức cũng không tạo ra được sự co cơ hoặc cử động cơ bình thường. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là giảm sức mạnh cơ, hoặc sự suy nhược cơ.

Cho dù khi bạn đang bệnh hoặc đơn giản cần được nghỉ ngơi, sự yếu cơ ngắn hạn có thể xảy ra với hầu hết mọi người. Ví dụ, tập thể dục cường độ nặng sẽ gây kiệt quệ cơ cho đến khi cơ phục hồi sau khi nghỉ ngơi.

Nhưng nếu bạn bị suy nhược cơ kéo dài, hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân, không giải thích bằng cách thông thường được, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Các cơn co cơ do chủ ý thường được tạo ra khi não của bạn gửi tín hiệu qua tủy sống và thần kinh đến cơ. Nếu não, hệ thống thần kinh, cơ bắp, hoặc các mối liên hệ giữa chúng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng do bệnh tật, cơ của bạn không thể co bình thường được. Điều này có thể gây suy nhược cơ.

Cơ thể con người có hơn 600 cơ để có thể di chuyển và tác dụng lực. Yếu cơ là giảm sức mạnh chức năng cơ.

Khối lượng cơ giảm dần theo tuổi tác, và do đó sức mạnh cơ cũng giảm theo tỉ lệ mỗi năm. Có một số nguyên nhân khác gây teo cơ và giảm sức mạnh cơ, ví dụ: sau tai nạn, phẫu thuật hoặc bệnh tật và trong trường hợp rối loạn thần kinh cơ.

Yếu cơ (suy nhược thần kinh cơ) có thể nhẹ như cơn thoáng quá hoặc nặng nhất là liệt. Sự yếu cơ có thể là kết quả việc tập thể dục quá mức, nhưng cũng có thể là triệu chứng hoặc hậu quả của một rối loạn nghiêm trọng.

Yếu cơ đột ngột và co cơ kém hiệu quả. Các cơ không thể di chuyển hoặc tác dụng lực, hoặc chỉ hạn chế sự căng cơ – đó chính là sự yếu cơ. Trong một số trường hợp, yếu cơ có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như đột qụy. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn cho rằng mình có thể bị đột quỵ. Hãy nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện, đừng tự mình lái xe.

– Thiếu vận động cơ thích hợp (tình trạng ít vận động trong cuộc sống hằng ngày, dẫn đến các sợi cơ dần bị thay thế bởi mỡ) hay vận động cơ quá sức.

– Người lớn tuổi: các cơ có xu hướng giảm về sức mạnh và số lượng cơ dẫn đến yếu cơ.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp,…. dẫn đến tình trạng viêm cơ có hồi phục.Phụ nữ mang thai: Nồng độ cao các steroid cùng với tình trạng thiếu sắt (thiếu máu) trong suốt quá trình mang thai hay ngay sau sinh có thể gây ra mỏi yếu cơ.

– Những nguyên nhân có thể gặp khác như: thuốc (nhóm statin), hội chứng mêt mỏi kinh niên, rối loạn điện giải ( ví dụ như hạ natri, kali,….), cường giáp hay nhươc giáp, bệnh lý thần kinh ( ví dụ như : tai biến mạch máu não, tôn thương tủy sống, bại liệt,…). Hiếm hơn có thể gặp nhược cơ, loạn dưỡng cơ,….

Nhiều tình trạng sức khoẻ có thể gây suy nhược cơ. Bao gồm:

Hội chứng mệt mỏi kinh niên

Chứng loạn dưỡng cơ

Trương lực cơ yếu, giảm trương lực cơ thường xuất hiện ngay sau sinh

Bệnh nhược cơ, rối loạn tự miễn và rối loạn cơ

Bệnh thần kinh ngoại biên, một loại tổn thương dây thần kinh

Đau dây thần kinh, hoặc cảm thấy nóng hoặc đau nhói ở một hoặc nhiều dây thần kinh

Viêm đa cơ, hoặc viêm cơ mãn tính

Tai biến mạch máu não

Bệnh bại liệt

Bệnh Graves

Hội chứng Guillain Barre

Bệnh Lou Gehrig

Bệnh suy giáp

Tăng calci huyết hoặc tăng canxi trong máu

Sốt thấp khớp

Virus West Nile

Bệnh ngộ độc thịt, bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra

Nghỉ ngơi trên giường kéo dài hoặc bị cố định

Công thức máu, ion đồ

Xét nghiệm máu định lượng: TSH, FT3, FT4 (cường giáp hay nhược giáp); men cơ, men gan (độc do thuốc nhóm statin)

Chẩn đoán nhược cơ

CT scanner, x-quang ( tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống,…)

Bạn nên đi khám khi yếu cơ đi kèm các triệu chứng:

Dấu hiệu đột quỵ

Đột ngột yếu, tê, cảm thấy như kiến bò, hoặc không thể cử động khuôn mặt, cánh tay, hoặc chân, đặc biệt là chỉ một bên của cơ thể.

Thay đổi đột ngột khả năng thị giác.

Đột nhiên khó nói.

Lú lẫn đột ngột hoặc khó khăn để hiểu các u cânói đơn giản.

Đau đầu dữ dội, đột ngột, khác với những lần đau đầu trước.

Đột ngột có vấn đề khi đi hoặc cân bằng.

Khi tình trạng yếu cơ kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ khi:

Chắc chắn có các triệu chứng của đột quỵ và sau đó biến mất sau một vài phút. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy đột quỵ có thể sắp xảy ra. Điều quan trọng là phải đi bác sĩ ngay.

Bạn bị yếu cơ không rõ nguyên nhân.

Bạn sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên do.

Bạn quá mệt và phải hạn chế các hoạt động thường ngày của mình trong hơn 2 tuần.

Bạn không cảm thấy tốt hơn sau 4 tuần điều trị tại nhà.

Mệt mỏi thậm chí còn tệ hơn ngay cả khi được điều trị tại nhà.

Bệnh Nhân Khỏi Bệnh: Nhược Cơ (Yếu Cơ)

BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ TAY & CHÂN ĐÃ LÁI ĐƯỢC XE MÁY

Bệnh nhân VŨ THỊ HIỀN LƯƠNG Sinh năm 1991

Địa chỉ: Thôn 6, Xã Long Hà, Huyện Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước.

Bệnh nhân phát hiện bị bệnh nhược cơ (hay yếu cơ) năm 2016, điều trị không giảm bệnh nặng dần, tay chân đau nhức, bại dần, uống tây y liều cao khiến 2 khớp háng bị hoại tử.

Ngày 17/9/2018 bệnh nhân được người nhà đưa đến gặp lương y KIM TUẤN để điều bị bệnh HTCXĐ. Kết quả phim chụp ngày 14/09/2018 cho thấy 2 bên khớp háng đã hoại tử và khớp háng bên trái đã bị gãy. Theo bệnh nhân bình thường sẽ được chỉ định thay khớp, tuy nhiên do bệnh nhân có bệnh nhược cơ II (chẩn đoán trong đơn thųốç ) tay chân không cử động được nên sau khi thay khớp bệnh nhân cũng phải ngồi xe lăn, hay nằm liệt. Gia đình không mong muốn gì nhiều chỉ mong thuốc đông y có thể giảm bớt phần nào đau đớn cho người bệnh.

Đây là bệnh nhân bị bệnh NHƯỢC CƠ đầu tiên lương y KIM TUẤN điều trị, lại bị hoại tử gãy cổ xương đùi, nên lương y đã cẩn thận xem xét, đưa ra phác đồ điều trị, cũng như tư vấn cho bệnh nhân trong quá trình uống.

Ngày 14/3/2019 sau gần 6 tháng uống thuốc bệnh nhược cơ đã hết, bệnh nhân đã đi được và tự chạy xe máy. Tuy bệnh nhân đã gãy cổ xương đùi nhưng hiện tại vận động không đau nên bệnh nhân trì hoãn thay khớp và tiếp tục điều trị theo phác đồ của lương y KIM TUẤN, hi vọng sắp tới sẽ vận động như bình thường.

Với sự đồng ý sử dụng hình ảnh của bệnh nhân, hi vọng sẽ mang lại cơ hội cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh nhược cơ, giảm chức năng vận động được làm chủ trên đôi tay & đôi chân của chính mình.

Chia sẻ điều trị bệnh nhược cơ của chị LÂM THỊ XOAN 41 tuổi Địa chỉ : xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá

Kết quả sau 6 tháng điều trị bệnh nhược cơ Khi dùng thuốc của lương y HỒ KIM TUẤN .

Chị lấy thuốc Tại đai lý thuốc bắc KIM TUẤN số 14 Nguyễn Bặc, phường Đông Thọ , Thành phố Thanh Hoá.Hình ảnh của chị Lâm Thị Xoan trước và 6 tháng sau.

KHỎI BỆNH NHƯỢC CƠ – TRỞ LẠI NGHỀ ĐI BIỂN

Anh VÕ SÔNG. Sinh năm 1977

Địa chỉ: Thôn 2, xã Xuân Hải, Thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên.

Anh là ngư dân làm nghề đánh cá biển, bị bệnh nhược cơ nặng.

Ngày 27/8/2019 anh lấy thuốc của Lương y HỒ KIM TUẤN điều trị trong tình trạng mắt sụp, ăn không được, khó nút, bị nghẹn. Tay chân vận động khó.

Điều trị bệnh giảm dần.

– Sau 7 tháng anh làm được việc trên bờ biển.

– Sau 13 tháng anh đi biển có người đi cùng.

Hiện tại anh đã hồi phục, một mình đi biển.

THUỐC BẮC GIA TRUYỀN KIM TUẤN Chuyên điều trị các bệnh mãn tính – nan y.

✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨

Cam kết: 100% thuốc đông y, không chất bảo quản, không trộn thuốc Tân dược.

DANH MỤC CHỮA BỆNH CỦA NHÀ THUỐC

☯️Viêm xoang – Viêm mũi dị ứng – Viêm tai giữa

☯️Viêm phế quản mãn tính – Hen suyễn

☯️Viêm tắc phổi

☯️Lao kháng thuốc – Lao hạch HIV

☯️Thoái hóa khớp – Vôi – Gai – Thoát vị đĩa đệm

☯️Viêm đa khớp dạng thấp

☯️Viêm tắc tĩnh mạch – Suy tĩnh mạch

☯️Hoại tử khớp háng, khớp gối

☯️Huyết áp thấp

☯️Huyết áp cao

☯️Tiểu đường

☯️Viêm gan siêu vi B, C – Men gan cao

☯️Xơ gan cổ trướng – Xơ gan còn bù – Xơ gan mất bù

☯️Trĩ nội – Trĩ ngoại – Sa dây chằng

☯️Viêm loét dạ dày, tá tràng – Virut HP

☯️Viêm đại tràng

☯️Sỏi thận – Yếu thận

☯️Viêm bàng quang, viêm cầu thận

☯️Hội chứng thận hư – Suy thận

☯️Sinh lý nam – sinh lý nữ

☯️Vô sinh – Hiếm muộn – Lưu sẩy thai

☯️U nang – nhân xơ

☯️Hở – Hẹp khít van tim

☯️Suy tim – Cơ tim giản nở

☯️Suy nhược thần kinh

☯️Tim bẩm sinh

☯️Lupus ban đỏ hệ thống

☯️Hồng ban nút – Vảy nến – Lychen Amyloid

☯️Viêm mao mạch dị ứng xuất huyết

🔆 Tại TP HCM: 🏥 A75/6E/17 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ☎️0283.8486280 – 091.841.3280

🔆Tại Thanh Hoá 🏩14 Nguyễn Bặc, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hoá ☎️0982758564

🌐 http://thuocbackimtuan.com

Nhược Cơ (Yếu Cơ) Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Nhược cơ (yếu cơ) là bệnh gây rối loạn thần kinh cơ tự miễn, làm cho các cơ hoạt động kém tự chủ, mệt mỏi và suy yếu khiến người bệnh không thể tự điều khiển các cơ trong cơ thể theo ý muốn.

Thông thường, khi cơ thể vận động là do hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu đến các cơ vân nằm ở các bộ phận trên cơ thể theo ý muốn. Nhờ chất dẫn truyền thần kinh là Acetylcholin thì xung động thần kinh mới được truyền đi thông suốt.

Khi cơ thể thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh này sẽ khiến cho cơ thể vận động rất khó khăn hoặc không thể vận động theo ý muốn được. Xảy ra điều này là do cơ thể xuất hiện các loại kháng thể phá hủy Acetylcholin gây ra tình trạng gọi là nhược cơ (yếu cơ)

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh. Chúng ta cũng có thể ghi nhận được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhược cơ như:

+ Người bị bệnh truyền nhiễm, có hệ miễn dịch kém.

+ Người có u tuyến ức.

+ Người mắc bệnh huyết áp cao , tim mạch.

+ Yếu tố di truyền như trẻ sinh ra mà có bố hoặc mẹ bị nhược cơ.

Triệu chứng của bệnh nhược cơ (yếu cơ)

Bệnh nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở phụ nữ dưới 40 tuổi hoặc lớn hơn 70 tuổi, ở nam giới lớn hơn 50 tuổi. Nhược cơ chỉ chiếm khoảng 0,5/100.000 dân số, nhưng bệnh nhân thường nhập viện muộn, dẫn đến khó thở, và tử vong nhanh chóng.

Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp ); trong thời gian mang thai; khi gây mê.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhược cơ đó chính là yếu cơ. Bệnh nhân có thể bị yếu một cơ hoặc toàn bộ các cơ trong cơ thể. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh thường ở các cơ mắt, cơ mặt, cơ nhai, cơ cổ. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, toàn bộ các cơ trong cơ thể sẽ bị tổn thương.

Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu dẫn đến sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Nhiều bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).

Chỉ có 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Lúc này, bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi… Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuống. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên. Tình trạng sức cơ của người bệnh yếu dần, tiến triển, nặng dần vào cuối ngày và sau khi vận động. Mặc dù cấu trúc cơ bình thường, mặc dù sức khỏe các hệ cơ quan khác bình thường nhưng người bệnh lại không thể làm được việc gì dù nhỏ nhất. Trong những giai đoạn điển hình, người bệnh thậm chí còn không thể nhấc được tay lên mà chỉ có ngồi để thở.

Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ (yếu cơ)

Nhược cơ (yếu cơ) là một căn bệnh thần kinh tự miễn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống con người. Bệnh này cần được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và thậm chí còn gây nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhược cơ không có thuốc đặc trị. Bước đầu bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng, ức chế sự tiến triển của bệnh. Một số thuốc được sử dụng khi điều trị như: Prednisone, Neostigmine, Pyridostigmine, Cyclosporine hoặc Mycophenolate Mofetil. Các phương pháp chính trng điều trị nhược cơ như:

+ Giai đoạn đầu: ở thể nhẹ, bệnh nhân sẽ được sử dụng nhóm thuốc ức chế Acetylcholinesterase trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc này sẽ gây ức chế sự phá Acetylcholin của kháng thể. Vuì vậy sẽ không làm giảm số lượng các chất dẫn truyền thần kinh.

+ Ức chế miễn dịch: sử dụng Corticoid để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ.

+ Phẫu thuật tuyến ức: người gặp các bất thường về tuyến ức sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến nhược cơ, vì thế một cách chữa nhược cơ hiệu quả nhất đó là cắt bỏ tuyến ức. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại rất khả quan nhưng phương pháp này cần được thực hiện ở những địa chỉ uy tín và nơi có y bác sĩ chuyên môn cao.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Phổi

Một yếu tố nguy cơ là bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng đến khả năng mắc một bệnh nào đó, ung thư chẳng hạn. Các loại ung thư khác nhau có yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ, ví dụ như hút thuốc, có thể thay đổi được. Những yếu tố khác, như tuổi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, là không thay đổi được.

Tuy nhiên, có một hay thậm chí là nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh. Và một số người mắc bệnh trong khi có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ đã biết nào.

Sở hữu nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.

Khói thuốc lá được biết là có thành phần hơn 7.000 chất hóa học, và với một phần nhiều trong số đó là những chất độc. Có Ít nhất 70 chất được biết là tác nhân gây ra ung thư ở người hoặc động vật.

Người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị ung thư phổi hoặc tử vong do ung thư phổi gấp 15-30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí, hút một vài điếu thuốc một ngày hoặc hút không thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nguy cơ mắc ung thư phổi bị ảnh hưởng bởi việc một người hút thuốc lá trong bao lâu, tuổi của họ khi họ bắt đầu hút thuốc và số điếu thuốc hút mỗi ngày. Số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút trong ngày càng nhiều baonhiêu thì nguy cơ càng tăng lên bấy nhiêu.

Những người đã bỏ hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn những người vẫn tiếp tục hút. Nhưng nguy cơ cao hơn so những người không bao giờ hút thuốc. Bỏ hút thuốc ở mọi lứa tuổi đều có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Các loại sản phẩm thuốc lá khác như thuốc lá ít nicotine, thuốc tẩu, xì gà, thuốc lá thảo dược, shisha và thuốc lá nhai cũng có thể gây ung thư và không được coi là an toàn.

2) Hút thuốc lá thụ động

Dù bạn không hút thuốc lá nhưng ngửi khói thuốc lá từ người hút thuốc thở ra và khói bốc lên từ một điếu thuốc, tẩu thuốc hoặc một điếu xì-gà đang cháy thì bạn được xem là người “hút thuốc lá thụ động”.

Khi một người hít thở không khí có khói thuốc lá, nó cũng giống như người đó đang hút thuốc lá. Tại Hoa Kỳ, 2 trong số 5 người lớn không hút thuốc và một nửa số trẻ em có tiếp xúc với khói thuốc lá và đã trở thành “người hút thuốc lá thu động”.

Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, khoảng 7.300 người không bao giờ hút thuốc chết vì bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động mỗi năm.

3) Radon

Tiếp xúc với radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ mắc ung thư phổi phụ thuộc vào lượng radon một người tiếp xúc, thời gian họ được tiếp xúc.

Radon là một chất khí tự nhiên mà bạn không thể ngửi , nếm hay nhìn thấy. Radon đến từ sự phân hủy tự nhiên của uradium hoặc kim loại phóng xạ trong đá , đất và nước ngầm. Ở ngoài trời, khí radon được pha loãng bởi không khí trong lành, nên không phải là một mối quan tâm đáng kể. Nhưng Radon có thể chui vào nhà hoặc các tòa nhà qua những khe hở ở tầng hầm hoặc những tầng dơ bẩn. Khí Radon có thể đạt những mức nguy hiểm ở những căn nhà hoặc tòa nhà kín và không được thông thoáng. Gần như cứ một trong 15 ngôi nhà ở Mỹ được cho là có nồng độ radon cao.

Radon là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc và nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi ở người hút thuốc. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm, là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi.

4) Các chất khác

Ví dụ về các chất tìm thấy ở một số nơi làm việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

– Amiăng là nhóm khoáng chất có trong tự nhiên . Amiăng đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng và trong nhiều ngành công nghiệp khác nữa . Hít thở không khí có chứ amiăng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người làm việc với amiăng (ví dụ như trong các hầm mỏ, nhà máy, nhà máy dệt, nơi cách nhiệt được sử dụng, và nhà máy đóng tàu) làm tăng nhiều lần khả năng mắc ung thư phổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của việc hút thuốc và tiếp xúc với amiăng là đặc biệt nguy hiểm. Người vừa tiếp xúc với amiăng vừa hút thuốc có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư phổi.

– Thạch tín: nước uống có lượng arsenic cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

5) Nguồn không khí bị ô nhiễm

Có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng do tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong không khí thay đổi từ nơi này đến nơi khác tùy thuộc vào nguồn khí thải trong khu vực và nguồn khí thải di chuyển đến từ nhiều khu vực khác .

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần riêng lẻ trông không khí bị ô nhiễm có khả năng gây ra ung thư, bao gồm: khí thải động cơ diesel, benzen , các hạt vật chất và một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs ) . Nguy cơ này là ít hơn so với nguy cơ gây ra bởi hút thuốc, nhưng một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trên toàn thế giới có khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí ngoài trời.

6) Cá nhân hoặc gia đình có người mắc ung thư phổi

Nguy cơ ung thư phổi của 1 người sẽ cao hơn nếu cha mẹ, anh chị em của họ bị ung thư phổi. Những người đã bị ung thư phổi có tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi lần hai .

Anh chị em, con cái hoặc cha mẹ của những người đã bị ung thư phổi có thể có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Nguy cơ tăng lên trong số người thân trong gia đình có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự ảnh hưởng về hành vi của những thành viên trong gia đình với nhau (như hút thuốc) hoặc cùng chung sống trong môi trường có chất sinh ung thư (như radon, đốt than đá …).

Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi trong một gia đình sẽ gia tăng nếu một thành viên trong gia đình phát triển bệnh ở tuổi còn trẻ.

7) Người có bệnh phổi từ trước

Những người đã có bệnh nền ở phổi trước đây hoặc tình trạng xơ phổi sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi. Ví dụ:

– Bệnh lao (TB) – một bệnh nhiễm trùng phổi lây lan do hít phải vi khuẩn lao.

– Bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD) – một căn bệnh lâu dài (bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng) gây hại cho phổi và thường là do hút thuốc lá

– Viêm phổi do Chlamydophila pneumoniae

8) Tiếp xúc với bức xạ

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với những người đã từng tiếp xúc trước với bức xạ ion hóa.

Những người đã được điều trị bằng xạ trị vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư như: u lympho Hodgkin, ung thư vú có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

Ở Nhật Bản, những người dân đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong các vụ nổ bom nguyên tử có nguy cơ rất cao mắc phải ung thư phổi.

Chịu trách nhiêm thông tin: Huỳnh Ngọc Khánh An

Reviewer: Dr. Huynh Wynn Tran

Lần cuối xem xét Y học: 23/6/2016

Lần cuối chỉnh sửa: 23/6/2016

Nguồn Tham Khảo:

http://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/lung/risks/?region=on

http://www.cancer.org/cancer/lungcancer-non-smallcell/moreinformation/lungcancerpreventionandearlydetection/lung-cancer-prevention-and-early-detection-risk-factors

http://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/risk_factors.htm

‘;