Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Yếu Thận Âm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

9 Triệu Chứng Bệnh Thận Yếu

14/07/2014 15:05 – 90503 lượt xem

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các nội tạng khác. Vì thế, nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận

Những triệu chứng bệnh thận yếu thường gặp:

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các nội tạng khác. Vì thế, nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Những người dễ bị hư thận:

– Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu. – Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật. – Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng. – Người thích uống trà đặc. – Người làm việc bên máy tính thời gian dài. – Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục. – Người hay ngồi lâu trong thời gian dài. – Người làm “chuyện ấy” quá thường xuyên. – Người hay uống thuốc tráng dương. – Người già.

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và gió, “chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay.

Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Thận có chức năng “nạp” khí: Do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.

Nguyên nhân đa phần là do thận khí hư yếu gây ra.

Đau lưng- vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh: – Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, có bệnh lâu ngày, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức….

– Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Người táo bón thường có các biểu hiện như hậu môn nứt và dễ bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng… Những tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

9 Triệu Chứng Giúp Nhận Biết Chứng Thận Hư Thận Yếu

2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.

3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.

4. Người thích uống trà đặc.

5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.

6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.

7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.

8. Người làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.

9. Người hay uống thuốc tráng dương.

9 triệu chứng sau đây biểu hiện thận hư:

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và gió, “chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay.

Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bị suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Thận có chức năng “nạp” khí: Do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Đau lưng- vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh:

– Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, có bệnh lâu ngày, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức….

– Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.

Nguyên nhân đa phần là do thận khí hư yếu gây ra.

Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, cái cảm giác hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… kèm theo đó là tình trạng ù tai. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có thể làm cho tai bị điếc.

Người táo bón thường có các biểu hiện như hậu môn nứt và dễ bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên tàu xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng… Những tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

Thận Âm Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thận âm hư – bệnh lý gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sinh lý ở cả nam và nữ giới. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nam giới.

Thận âm hư là bệnh gì?

Thận âm là cách gọi theo quan điểm của y học cổ truyền của cơ quan bài tiết thận. Cụ thể, theo y học cổ truyền, thận không chỉ là cơ quan trong hệ bài tiết và đóng vai trò thanh lọc, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mà thận còn là một trong năm tạng lớn quan trọng của cơ thể (tâm, can, tỳ, phế, thận), đóng vai trò điều hòa cơ thể.

Tùy theo giới tính sẽ có các biểu hiện của bệnh khác nhau. Một vài điểm đặc trưng với bệnh này ở hai giới như sau:

Thận âm hư ở nam giới: Triệu chứng điển hình của nam giới là tình trạng cơ thể suy nhược, ốm yếu, chậm phát triển (đối tượng đang trong tuổi dậy thì). Đồng thời, thận là cơ quan ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nên thường gây các chứng bệnh như rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, đau đầu, ù tai, hay cáu gắt,…

Thận âm hư ở nữ giới: Ở nữ giới, bệnh hay gặp ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh do ăn uống thiếu chất, sinh hoạt thiếu khoa học. Người mắc thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hay cáu gắt, suy giảm ham muốn tình dục, đau nhức xương khớp và hiếm muộn.

Nguyên nhân gây bệnh thận âm hư

Tiên thiên bất túc: Nguyên nhân của tình trạng này là do tổn thương tại thận lâu ngày gây hại và dẫn đến phát dục chậm, cơ thể suy yếu, lưng đau gối mỏi, hiếm muộn,…

Âm dịch ở thận không đủ: Âm dịch trong thận suy yếu gây mất cân bằng âm dương. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương và gây ra thận âm hư. Bên cạnh các biểu hiện khác, người bệnh còn cảm nhận được cơn đau nhức hai bên hông sườn, đau đầu.

Phù dương bốc lên: Khi dương khí suy yếu sẽ khiến cho hư dương bốc lên, gây tổn thương thận âm và xuất hiện các dấu hiệu bệnh.

Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, tình trạng này còn có thể xuất hiện do yếu tố di truyền; bệnh lý tại thận gây biến chứng; các bệnh lý ác tính (bạch cầu lympho; đa u tủy xương;…)

Để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý này, người bệnh nên chủ động đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Không tự ý dùng các loại thuốc tại nhà khi chưa có chẩn đoán cụ thể về bệnh và các nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết thận âm hư

Nhận biết thận âm hư từ sớm là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh đưa ra phương hướng chữa trị đúng cách. Dấu hiệu ở nam và nữ mắc bệnh này cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể phân biệt bệnh lý thận hư này ở nam và nữ như sau:

Dấu hiệu đặc trưng ở nam giới

Nếu cánh mày râu thấy các triệu chứng sau đây, cần cảnh giác vì đây có thể là triệu chứng của thận hư:

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy yếu, mất sức lực.

Đau nhức cơ thể, hay cáu gắt, đau nhức lưng và hai bên mạn sườn.

Xuất hiện tình trạng di tinh, mộng tinh hoặc hoạt tinh thường xuyên.

Tinh trùng loãng, vón cục (Điều này cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng).

Ăn uống không ngon miệng

Thường có cảm giác nóng bừng toàn thân, bốc hỏa.

Dấu hiệu thận âm hư ở nữ giới

Với nữ giới, các biểu hiện cũng không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số dấu hiệu sau đây:

Hít thở khó khăn, thở nông, thường xuyên cảm thấy khó thở.

Ăn uống kém, nhạt miệng, mất vị giác tạm thời.

Cơ thể suy nhược, chậm phát triển (nếu người bệnh thuộc lứa tuổi đang phát triển).

Tinh thần uể oải, hay cáu gắt, ít nói.

Chân tay lạnh, hay có biểu hiện rùng mình.

Ngoài các dấu hiệu trên, tùy từng trường hợp mà có những triệu chứng không đặc hiệu khác. Đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thận âm hư có nguy hiểm không?

Vậy, bệnh thận âm hư có nguy hiểm không? Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp, bệnh này không quá nguy hiểm và có thể cải thiện hoàn toàn.

Tuy nhiên, đa số người bệnh không nhận ra biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu hoặc nhầm lẫn với tình trạng suy nhược. Do đó, khi phát hiện ra, bệnh có thể đã diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị và cần nhiều thời gian hơn.

Nhìn chung, thận âm hư trước hết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh lý của người mắc. Thận là một trong năm tạng phủ quan trọng của cơ thể. Do đó, khi thận suy yếu có thể kéo theo các tạng phủ khác.

Nếu không xử lý kịp thời, cơ thể có thể bị suy nhược nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tiềm ẩn nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh ở cả hai giới.

Điều trị thận âm hư như thế nào hiệu quả?

Bài thuốc cho chứng thận hư gây đau lưng

Người bệnh trong trường hợp này bị đau nhức lưng và mỏi chân dữ dội, cơn đau tăng dần khi hoạt động và cải thiện nếu nghỉ ngơi đúng cách. Cụ thể chuẩn bị bài thuốc như sau:

Nguyên liệu: Thục địa (16g); Hoài sơn (12g); Cao quy bản (12g); Thỏ ty tử (12g); Câu kỷ tử (12g); Lộc giác giao (12g); Sơn thù du (6g); Ngưu tất (4g).

Cách thực hiện: Toàn bộ các nguyên liệu rửa qua với nước, cho vào ấm đun với một lượng nước vừa đủ. Đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày. Duy trì 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc cho chứng thận hư gây lao

Nếu người bệnh bị chứng bệnh này, có thể nhận thấy cơ bắp bị phù, người luôn bị đau nhức, mệt mỏi. Đồng thời, người bệnh mệt mỏi, cáu gắt vô cớ, bực tức trong người thường xuyên.

Nguyên liệu: Thục địa (26g); Câu kỷ tử (12g); Phục linh (12g); Đỗ trọng (12g); Thỏ ty tử (12g); Hoài sơn (12g); Sơn thù du (8g); Đương quy (8g).

Cách thực hiện: Toàn bộ nguyên liệu rửa với nước và cho vào ấm sắc với khoảng 6 bát nước. Đun cô cạn còn khoảng 3 bát nước thuốc, chia thành 3 lần uống hết trong này. Nên hâm nóng lại khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý rằng, điều trị thận âm hư theo Đông y cần thời gian kéo dài để thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng điều hòa các tạng phủ. Do đó, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc, không ngưng giữa chừng hoặc dùng thuốc không đủ lượng mỗi ngày. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện có dấu hiệu tiến triển nặng lên, cần ngưng thuốc và đi thăm khám ngay.

Thận âm hư nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị hiệu quả?

Chế độ dinh dưỡng của người bị thận âm hư cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh thận âm hư nên người bệnh cần hết sức chú ý. Cụ thể, cần bổ sung và thực hiện kiêng khem như sau:

Bổ sung nhóm protein như thịt lợn, thịt vịt để tăng cường sức khỏe thận âm đồng thời cải thiện tình trạng táo bón (nếu có) ở người bệnh.

Tăng cường ăn trai, hến vì loại thực phẩm này có tính mát, chứa nhiều vitamin, chất đạm, tốt cho sức khỏe thận, giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột giúp cơ thể người bệnh hồi phục nhanh chóng, đẩy lùi các biểu hiện suy kiệt, mệt mỏi khác.

Tăng cường ăn dâu tằm và các món ăn chế biến từ dâu tằm. Vì loại thực phẩm này giàu chất xơ, có tác dụng ích âm, sinh tân dịch, tốt cho người bị thận âm hư.

Hạn chế ăn cay nóng, đồ ăn mặn vì có thể gây kích ứng tại thận, lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng.

Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tạng phủ trong cơ thể và sức khỏe chung.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng thận âm hư

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng thận âm hư cách hiệu quả để ngăn ngừa những biểu hiện nguy hiểm của bệnh này. Cụ thể như sau:

Đi thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu của tình trạng thận âm hư.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp nhất. Hạn chế ăn mặn, ăn cay và các chất béo không tốt cho sức khỏe. Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi và bữa ăn hàng ngày, chế biến đơn giản, ít gia vị.

Dành thời gian luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tại thận.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh áp lực công việc và cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu được chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tránh tự ý thay đổi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về bệnh thận âm hư. Để điều trị và phòng ngừa hiệu quả, người bệnh cần chủ động đi thăm khám và tiếp nhận chữa trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Đồng thời, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý, thăm khám định kỳ để hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Chứng Can Thận Âm Hư Trong Y Học Cổ Truyền

Chứng Can Thận Âm hư là do Thận âm bất túc dẫn đến Can âm bất túc; hoặc Can âm bất túc dẫn đến Thận âm khuy tổn mà thành bệnh, trên lâm sàng biểu hiện đầy đủ các chứng trạng âm hư của hai tạng Can và Thận, phần nhiều do ốm lâu lao thương, hoặc bệnh tả Ôn nhiệt làm hao thương Can âm và Thận âm gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là mắt nhìn lờ mờ hoặc quáng gà, gân mạch co cứng, tê dại, co giật, móng tay chân khô ròn, đau sườn, chóng mặt, ù tai, lưng đùi ê mỏi, tóc rụng, răng lung lay, di tinh gầy còm, họng khô miệng ráo, ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều sốt từng cơn, gò má đỏ mồ hôi trộm, hư phiền mất ngủ, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có rêu, mạch Trầm Huyền Tế Sác.

Chứng Can Thận âm hư thường gặp trong các bệnh Hiếp thống, Yêu thống, Hư lao, Huyết chứng, Huyễn vậng, Kinh nguyệt trước kỳ, Bế kinh và Thống kinh v.v…

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tâm Thận bất giao, chứng Phế Thận âm hư và chứng Thận tinh bất túc.

Phân tích

– Chứng Can Thận âm hư có thể xuất hiện trong nhiều bệnh tật, Trong bệnh Hiếp thống (đau sườn) xuất hiện chứng Can Thận âm hư có đặc điểm vùng sườn đau âm ỉ dằng dai không dứt có kiêm các chứng trạng Can Thận âm khuy như đùi lưng ê mỏi, váng đầu hoa mắt, nóng từng cơn, mồ hôi trộm. Đây là do nội thương bất tình, hoá hoả thương âm, ốm lâu tinh huyết khuy tổn, mạch lạc mất sự nuôi dưỡng gây nên. Mực Hiếp thống sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Chứng đau sườn thuộc nội thương hư tổn, gặp trong những người phòng lao quá độ và Thận hư gầy còm, phần nhiều vùng sườn đau âm ỉ, đây là do Can Thận tinh hư không hoá khí, khí hư không sinh huyết gây nên”; Điều trị nên tư bổ Can Thận, cho uống bài Nhất quán tiễn(Liễu châu y thoại).

– Chứng Can Thận âm hư trong bệnh Yêu thống, tính chất yêu phần nhiều là âm ỉ ê mỏi, lưng đùi vô lực, gặp mệt nhọc thì đau tăng, khi đi nằm thì đỡ đau, hơn nữa còn thêm các chứng mắt hoa nhìn mọi vật lờ mờ; Bệnh phần nhiều phú bẩm bất túc, ốm lâu thể lực yếu, hoặc phòng lao quá độ, gân mạch mất sự nuôi dưỡng gây nên; Điều trị nên tư bổ Can Thận, chọn dùng bài Tả qui hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư).

Trong bệnh Hư lao cũng xuất hiện chứng này, người bệnh biểu hiện ngoài những chứng trạng do Can Thận âm tinh bất túc như lưng đùi ê mỏi, choáng váng tai ù, mắt nhìn lờ mờ, phần nhiều còn có thêm cả chứng trạng khuy tổn về khí huyết của nhiều tạng phủ toàn thân, nguyên nhân bệnh như mục Hư lao sách Y học cương mục viết: “Chứng hư là chỉ bì mao, cơ bắp, gân và móng tay chân, xương tuỷ và khí huyết tân dịch bất túc; Như nam giới suốt ngày bị mệt nhọc, hao tổn tinh thần, sức lực mòn mỏi, đói no thất thường, mừng giận lo nghĩ, cơ thể lạnh uống lạnh, buông thả sắc dục… nguồn gốc từ đó dẫn đến hư kiệt”… Thượng cổ thiên chân luận sách Tố Vấn cũng viết: “Người đời nay thì không như thế, lấy rượu uống thay nước, lấy càn dỡ làm chuyện bình thường, say sưa mà nhập phòng làm hao kiệt cái tinh, hao tán chân nguyên, chẳng biết thế nào là đủ, không giữ được thần khí chỉ cốt khoái cảm, trái ngược lẽ sống, nằm ngồi không điều độ, cho nên chưa nửa trăm tuổi đã suy”. Điều trị nên tư bổ Can Thận, cho uống bài Đại bổ âm hoàn (Đan Khê tâm pháp).

– Chứng Xỉ nục – chảy máu răng – trong Huyết chứng cũng có thể biểu hiện đầy đủ chứng trạng Can Thận âm hư; Đây là do tình chí nội thương, buông thả sắc dục. Can Thận âm khuy, âm hư nội nhiệt, hun đốt mạch lạc, đường lạc bị thương thì huyết trào ra ngoài gây nên; xuất huyết có đặc điểm là sắc huyết hồng nhạt, chân răng lung lay và hơi đau, như Huyết môn sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Huyết chảy ra từ chân răng, kẽ răng gọi là Xỉ nục, đây là bệnh của hai kinh Thủ Túc Dương minh và Túc Thiếu âm Thận. Thận thủy bất túc, miệng không hôi, răng không đau, chỉ riêng răng lung lay không chắc, hoặc hơi đau, kẽ răng phần nhiều chảy máu, đó là Thận âm không bền hư hoả bị xúc động gây nên”. Điều trị nên tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết, chọn dùng bài Tư thủy thanh Can ẩm (Y tôn Kỷ nhiệm biên), hợp với Thiến căn tán (Cảnh Nhạc toàn thư).

– Bệnh Huyễn vậng xuất hiện chứng Can Thận âm hư, phát hiện lâm sàng từ từ, bệnh trình khá dài, triệu chứng huyễn vậng khá nhẹ, phần nhiều thuộc Hư Huyễn, nhắm mắt đi nằm thì bệnh giảm, đồng thời còn có kiêm chứng trạng khác của Can Thận ám khuy, bệnh đa số do Thận thuỷ khuy hư, thủy không hàm mộc, phong dương quấy nhiễu lên trên; hoặc là Can Thận âm tinh suy hao không sinh được tuỷ, tuỷ hải bất túc gây nên; Mục Hải luận sách Linh Khu viết: “Tư ỷ hải hữu dư thì sức lực dồi dào nhẹ nhõm, có thể làm vượt sức mình; Tuỷ hải bất túc thì đầu choáng tai ù, đùi mỏi mắt hoa, thậm chí mắt chẳng nhìn thấy gì, lười biếng chỉ thích nằm”; Điều trị nên tư bổ Can Thận, chọn dùng bài Kỷ Cúc địa hoàng hoàn (Y cấp).

– Trong bệnh Hành kinh sớm của phụ nữ xuất hiện chứng Can Thận âm hư, biểu hiện lâm sàng là hành kinh trước kỳ, lượng ít sắc đỏ, chất dính, có thêm chứng trạng âm hư nội nhiệt như hai gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng; Đây là Can Thận âm khuy, âm hư nội nhiệt, bức huyết đi càn, hai mạch Xung Nhâm không bền gây nên. Mục Điều kinh sách Phó thanh chủ nữ khoa viết: “Hành kinh ra trước kỳ chỉ thấy một vài giọt, người ta cho là huyết nhiệt quá, chẳng ai biết là hoả vượng ở trong Thận mà thuỷ suy hay sao?… Kinh đến sớm mà lượng ít, đó là hoả nhiệt mà thủy bất túc vậy…”; Điều trị nên dưỡng âm thanh nhiệt, chọn dùng Lưỡng địa thang (Phó thanh chủ nữ khoa).

– Chứng Can Thận âm hư gặp trong bệnh Bế kinh của phụ nữ có biểu hiện hành kinh ban đầu hơi muộn, lượng ít sắc đỏ hoặc nhạt, dần dần dẫn đến Bế kinh; Phần nhiều do phú bẩm tiên thiên bất túc, thiên quý không đầy đủ, hoặc ốm lâu hư tổn, Can Thận tinh khuy huyết thiếu, Xung Nhâm mất điều dưỡng gây nên; Điều trị nên tư bổ Can Thận, dưỡng huyết điều kinh, chọn dùng bài Quy Thận hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư).

– Trong bệnh Thống kinh của phụ nữ gặp chứng Can Thận âm hư, đặc điểm lâm sàng là sau khi hành kinh đau âm ỉ bụng dưới liên miên không dứt sắc kinh nhạt lượng ít; Phần nhiều do Can Thận hư, tinh khuy huyết thiếu, hai mạch Xung Nhâm rỗng không, Bào lạc không được nuôi dưỡng gây nên; Điều trị nên điều bổ Can Thận, dưỡng huyết chỉ thống cho uống bài Điều Can tán (Phó thanh chủ nữ khoa).

Chứng Can Thận hư phần nhiều phát sinh ở người thể trạng gầy còm, hoặc là phú bẩm tiên thiên bất túc; Bởi vì sinh lý của phụ nữ có những đặc điểm như nguyệt kinh, mang thai, sinh đẻ, bú mớm v.v… rất dễ làm cho âm huyết bất túc, cho nên đa số phát sinh bệnh ở phụ nữ chính như ngũ âm ngũ vị thiên sách Linh Khu viết: “Người phụ nữ sinh ra, có thừa về Khí, bất túc về Huyết, là vì bị thoát huyết nhiều lần”.

Can Chứa huyết chủ về sơ tiết; Thận chứa tinh chủ về phát dục sinh thực, về sinh lý, Can huyết và Thận tinh cùng dựa vào nhau: Can huyết đầy đủ thì huyết có thể hoá tinh; Thận tinh có dồi dào thì tinh có thể hoá ra huyết, cho nên về bệnh lý, Can âm bất túc với Thận âm khuy tổn thường có thể đồng thời xuất hiện; Trong quá trình biến hoá cơ chế bệnh của chứng Can Thận âm hư thường có vài tình huống: Can Thận âm khuy không khả năng chế ước được Can dương, Can dương thăng phát thái quá, nghịch loạn bên trên thì biểu hiện các chứng trạng Can dương thượng cang như đầu chướng đau, mặt đỏ hồng, nóng nẩy dễ cáu giận. Can Thận âm khuy lại có thể dẫn đến Phế âm suy hao, Phế âm bất túc, mất chức năng thanh nhuận túc giáng, âm hư hoả vượng, hun đốt Phế lạc, có thể thấy các chứng trạng ho khan đoản hơi, đờm ít mà dính, miệng ráo họng khô, khàn tiếng, khái thấu ra lẫn máu hoặc khạc ra máu. Can âm hư thì không giúp được cho Tâm ở trên, Tâm âm cũng khuy, âm hư nội nhiệt quấy rối tâm thần, có thể xuất hiện các chứng trạng tâm phiền không ngủ được, hay mê chóng quên, sợ sệt không yên. Thận là đất đai của thủy hoả, Thận là nơi ký gửi nguyên âm nguyên dương cùng dựa vào nhau mà tồn tại, cùng chế ướ lẫn nhau, trong quá trình tật bệnh cũng ảnh hưởng lẫn nhau; Can Thận âm hư, âm tổn hại liên lụy đến Dương làm cho Thận dương cũng hư mất chức năng sưởi ấm, không còn quyền lực khí hoá có thể xuất hiện các chứng trạng cơ thể lạnh chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, lưng đùi lạnh mỏi, tiểu tiện trong dài hoặc di niệu, từ lưng trở xuống phù thũng nặng hơn, hình thành chứng hậu âm dương đều hư.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Tâm Thận bất giao với chứng Can Thận âm hư: Tâm thuộc hoả chứa Thần, vị trí ở Thượng tiêu; Thận thuộc thủy chứa tinh, vị trí ở Hạ tiêu. Trên sinh lý, Tâm dương giáng xuống Thận để làm ấm Thận thủy, Thận âm đưa lên giúp đỡ Tâm để nuôi Tâm âm. Nếu Tâm Thận mất đi, quan hệ thủy hỏa cùng giúp đỡ nhau, Thận thủy bất túc, không hướng lên trên để tư dưỡng Tâm âm, âm không chế được Dương, Tâm dương một mình găng ở trên không giao với Thận ở dưới, sẽ hình thành chứng Tâm Thận bất giao. Chứng này ngoài những chứng trạng Tâm Thận âm hư như lưng gối yếu mỏi, váng đầu ù tai, nóng từng cơn, mồ hôi trộm, ngũ tâm nhiều nhiệt, còn có kiêm cả biểu hiện Tâm dương găng một phía như hư phiền mất ngủ, hồi hộp v.v… mà không có hiện tượng Can âm hư. Chứng Can Thận âm hư không chỉ tồn tại biểu hiện Thận âm hư mà còn có cả chứng trạng Can âm hư như hai mắt khô rít, mắt hoa nhìn vật lờ mờ gân mạch co rút, tê dại co giật, móng tay chân khô ròn và sườn đau mà không biểu hiện Can dương găng một mình. Biểu hiện lâm sàng của hai chứng đều có đặc điểm riêng, không khó phân biệt.

– Chứng Phế Thận âm hư với chứng Can Thận âm hư cả hai đều thuộc âm hư, biểu hiện lâm sàng đều thấy chứng trạng về Thận âm hư như chóng mặt, ù tai, thị lực giảm, hay quên ít ngủ, lưng đùi mềm yếu, thể trạng gầy còm, miệng khô, họng ráo ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều sốt cơn, mồ hôi trộm, gò má đỏ, nam giới di tinh, nữ giới kinh nguyệt ra ít hoặc bế kinh, băng lậu v.v… rất dễ lẫn lộn, cho nên cần phân biệt. Chứng Phế Thận âm hư phần nhiều do Thận âm khuy tổn, âm tinh không dâng lên được hoặc là hư hoả hun đốt Phế, ho lâu ngày hại Phế gây nên. Lâm sàng thấy kiêm cả biểu hiện chứng trạng Phế âm hư như khái thấu không có đờm, ít đờm hoặc trong đờm có lẫn huyết, miệng ráo họng khô, khàn tiếng v.v… Còn chứng Can Thận âm hư phần nhiều do Thận âm bất túc không tư dưỡng được Can âm hoặc là Can âm bất túc đến nỗi Thận âm khuy tổn gây nên, người bệnh còn bị những chứng mắt nhìn lờ mờ hoặc quáng gà, gân mạch co rút, tê dại, co giật, móng tay chân khô ròn và đau sườn. Một chứng bộ vị mắc bệnh ở Phế Thận. Một chứng bộ vị mắc bệnh ở Can Thận, chẩn đoán phân biệt không khó.

– Chứng Thận tinh bất túc với chứng Can Thận âm hư: Thận chứa tinh, chủ về phát dục và sinh thực. Thận tinh bất túc chủ yếu là chỉ tinh của tiên thiên khuy tổn, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục, đối với nam giới thì tinh ít không sinh dục được, đối với nữ giới thì kinh bế không thụ thai; đối với trẻ em thì phát dục chậm chạp, thân thể yếu ớt, trí khôn và động tác chậm chạp, xương mềm, thóp không kín, người lớn thì mau già, tóc rụng răng lung lay, hay quên, tinh thần hoảng hốt chân yếu vô lực, tinh thần chậm chạp, hành động thiếu nhanh nhẹn. Lâm sàng biểu hiện chỉ thấy âm tinh bất túc, không có triệu chứng hư nhiệt rõ rệt. Còn chứng Can Thận âm hư, không chỉ thấy xuất hiện tinh huyết khuy tổn như các chứng trạng răng lung lay, tóc rụng, lưng đùi mềm yếu và chóng quên, kém ngủ mà còn có cả các chứng trạng hư nhiệt như ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt mồ hôi trộm, miệng ráo họng khô hai gò má đỏ và chứng Can âm hư tổn như mắt nhìn lờ mờ, hoa mắt, gân mạch co rút và đau sườn v.v… rõ ràng là khác với biểu hiện lâm sàng của chứng Thận tinh bất túc đơn thuần.

Trích dẫn y văn

– Tuổi trẻ mà bị mất nhiều huyết, hoặc say sưa nhập phòng, làm khí kiệt hại Can, cho nên kinh nguyệt suy í hoặc không thấy (Phúc trung luận – Tố Vấn).

– Năm loại lao, sáu loại cực, bẩy loại thương; tích hư thành tổn, tích tổn thành thương hàng năm không khỏi gọi là Cửu hư, Can lao là do cố gắng mưu lự làm cho gân xương co cứng, quá lắm thì đầu mắt choáng váng. Thận lao thì lưng và xương đau, di tinh bạch trọc, quá lắm thì mặt nhờn, bẩn, đau cột sống (Chư hư – Y học nhập môn).

– Có 10 chứng Can hư; Đau ngực sườn là Can huyết hư; Chuyển cân thuộc huyết hư; Mắt không nhìn được xa là Can huyết hư và Thận thủy chân âm bất túc; Mắt lờ mờ thuộc Can huyết hư có nhiệt kiêm Thận thủy chân âm bất túc; Mắt có màng là Can nhiệt kiêm Thận thủy bất túc; Mất huyết quá nhiều, uốn ván thuộc Huyết hư có nhiệt; Bụng dưới đau lan toả tới bộ phận sinh dục, ấn vào thì đỡ đau, thuộc Quyết âm kinh huyết hư; Thiên đầu thống thuộc Huyết hư; tạng Can có nhiệt không chữa ngay, lâu ngày ắt hại mắt; Mắt choáng váng tối sầm, thuộc Huyết hư kiêm Thận thủy chân âm bất túc (Bản thảo kinh sơ, quyển 2).

– Lưng và cột sống mỏi đau liên miên lại thêm đùi gối mềm yếu là Thận hư… Thận hư đau lưng phần nhiều tại phòng dục. Nhưng xét thấy đã không có biểu tà lại không có thấp nhiệt, hoặc là tuổi cao suy yếu, hoặc tình chí phẫn uất, hoặc đi đứng gắng gượng, nằm ngồi khó khăn, hoặc mệt mỏi yếu sức, động đến mệt nhọc thì bệnh tăng, hoặc sắc mặt tối xạm mạch Hư Vi… đều là do Thận kinh bất túc (Yêu – tích – Thối – Túc thống – Trương thị y thông ).