Top 3 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Yoyo Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Lậu Là Gì?

Bệnh lậu do song cầu khuẩn lậu gây nên, chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh (kể cả bằng miệng, hậu môn), tiếp xúc trực tiếp với dịch khuẩn lậu, lây nhiễm từ mẹ sang con. Lậu cầu có hình dạng giống với hạt cà phê và chúng thường xếp cặp với nhau thành từng đôi một, cứ 15 phút chúng phân chia một lần nên rất nhanh chóng gây ra các triệu chứng.

Thông thường chỉ sau từ 2 – 5 ngày sau khi xâm nhập vào cơ thể là chúng sẽ có những triệu chứng điển hình như:

– Tình trạng đi tiểu buốt, rắt, thường xuyên buồn tiểu, tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt, nước tiểu có màu đục, mùi khai nồng… đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do lậu cầu gây nên.

– Ở nam giới thì tình trạng đầu dương vật, lỗ niệu đạo, dòng niệu đạo sưng tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Đầu niệu đạo chảy dịch mủ hôi thối và thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Nam giới thấy đau tức khi tình trạng dương vật cương cứng, buốt khi xuất tinh, đôi khi rơi vào tình trạng rối loạn cương dương.

– Ở nữ giới thì sẽ thấy tình trạng khí hư ra nhiều có mùi hôi, màu trắng đục hoặc vàng nhạt hay xanh mủ, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Âm hộ sưng tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu, âm đạo và cổ tử cung viêm nhiễm, lở loét và chảy dịch. Chị em đôi khi thấy sốt nhẹ, ớn lạnh, đau bụng dưới và đau rát khi quan hệ.

– Nếu mắc bệnh lậu ở miệng thì người bệnh sẽ thấy khoang miệng lở loét, có các mảng bám màu trắng, cổ họng sưng đau, viêm amidan, ho kéo dài và hơi thở có mùi hôi, khó khăn khi nhai, nuốt hoặc giao tiếp.

– Nếu nhiễm lậu ở hậu môn thì sẽ xuất hiện triệu chứng chảy dịch ở hậu môn, mùi hôi thối, đau rát khi đi đại tiện, có thể đại tiện ra máu, người bệnh sẽ thấy vô cùng khổ sở khi đi đại tiện.

Trĩ Ngoại Triệu Chứng Là Gì?

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 866 lượt bình chọn

Trĩ ngoại triệu chứng là gì?

Theo các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng , khi người bệnh bị trĩ ngoại sẽ xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như sau:

– Chảy máu: Đây là triệu chứngđầu tiên của căn bệnh trĩ ngoại. Triệu chứng này thường diễn ra âm thầm, bệnh nhân chỉ phát hiện khi thấy máu thấm ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đi đại tiện. Càng về sau, máu chảy ra ngày càng nhiều, có thể thành tia hay thành giọt. Nếu bệnh trĩ ngoại để lâu không điều trị sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng.

– Hậu môn sưng to và xung huyết: Khi bị trĩ ngoại, người bệnh thường có cảm giác ngứa và ẩm ướt tại hậu môn. Sau khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra, có thể thấy phần da ở các nếp gấp tại viền hậu môn bị xung huyết, sưng to, có một lượng nhỏ chất bài tiết đọng lại.

Bệnh trĩ ngoại và những vấn đề bạn cần biết

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề: Trĩ ngoại triệu chứng là gì? Các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên người bệnh, khi có triệu chứng của bệnh trĩ ngoại, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Tránh để lâu, sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đưa vào sử dụng liệu pháp xâm lấn tối thiểu HCPT thành công cho hàng ngàn trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại. Đây là phương pháp chữa bệnh mới, được giới chuyên môn đánh giá cao và đông đảo bệnh nhân tin tưởng và chọn lựa. Phương pháp HCPT có nhiều ưu điểm lớn, điển hình là:

– Độ an toàn cao: Toàn bộ quá trình thực hiện thủ thuật đảm bảo an toàn cao và đáng tin cậy, không xảy ra bất cứ sai sót nào.

– Ít chảy máu, không đau hoặc ít đau: Liệu pháp HCPT không làm ảnh hưởng đến các tổ chức mô và tế bào lân cận trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Do đó, không gây cảm giác bỏng rát, ít đau đớn và tỷ lệ mất máu, thiếu máu sau phẫu thuật thường không có.

– Thời gian thực hiện và hồi phục nhanh: Thường mỗi ca phẫu thuật chỉ kéo dài trung bình khoảng 20 phút. Vì vậy, bệnh nhân không cần nằm viện mà có thể về nhà ngay sau đó.

– Giảm khả năng tái phát: Phương pháp HCPT ít xảy ra các biến chứng sau khi phẫu thuật trĩ ngoại như: Hẹp hậu môn, đại tiện không tự chủ,… Bên cạnh đó, liệu pháp này còn hạn chế khả năng phát bệnh đến mức thấp nhất.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được Sở y tế cấp giấy phép hoạt động, mọi chi phí hợp lý, công khai, minh bạch nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi tới đây thăm khám và điều trị.

Pms Là Gì: Hội Chứng Tiền Kinh Nguyệt Là Gì Và 15 Triệu Chứng

PMS là hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm các triệu chứng xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hậu quả gây ra nhiều khó chịu về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS là gì?

Các bạn gái thường cảm thấy có sự thay đổi rõ rệt về mặt thể chất hoặc tâm trạng trong khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt. Khi những triệu chứng như vậy xảy ra đều đặn hàng tháng và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của nữ giới thì được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS – Premenstrual Syndrome).

Khi gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt, tâm trạng của bạn gái có thể thay đổi một cách đột ngột, không thể nào giải thích được. Bạn có thể thức dậy với một tâm trạng tuyệt vời nhưng lại thấy tức giận và cáu kỉnh chỉ sau 1-2 giờ mà không với bất kỳ nguyên nhân gì.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt được chia ra từ nhẹ đến nặng. Một số bạn gái có kinh nguyệt mà không gặp phải bất kỳ triệu chứng PMS nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác, các triệu chứng PMS có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày và thậm chí có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt qua những thay đổi về mặt cơ thể

Ngực sưng và căng đau.

Tăng cân.

Táo bón hoặc tiêu chảy.

Sình bụng hoặc đầy hơi.

Chuột rút.

Nhức đầu hoặc đau lưng.

Da dầu.

Mụn trứng cá và các triệu chứng da khác.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt qua những thay đổi về mặt cảm xúc và hành vi:

Sự cáu gắt hoặc hành vi dễ gây hấn.

Cảm thấy mệt mỏi.

Vấn đề về giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít).

Thay đổi khẩu vị, chẳng hạn như thèm ăn.

Giảm tập trung hoặc trí nhớ.

Căng thẳng hoặc lo lắng.

Trầm cảm, buồn bã, hay khóc lóc.

Tâm trạng lên xuống thất thường.

Giảm ham muốn tình dục.

Khi gặp phải PMS, nhiều bạn gái có thể nhận thấy triệu chứng của một số bệnh khác như tiểu đường, trầm cảm hay viêm ruột trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của PMS. Trong thời kỳ tiền mãn kinh – giai đoạn chuyển tiếp dẫn đến mãn kinh, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn các lứa tuổi khác.

Bác Sĩ Tú Linh lưu ý rằng:

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt không đặc hiệu và khác nhau giữ người phụ nữ này và phụ nữ khác. Bác sĩ thường chẩn đoán PMS chỉ dựa trên các triệu chứng, vì vậy hãy ghi chú lại tất cả các dấu hiệu bất thường, thời điểm xuất hiện dấu hiệu là ngày nào trong tháng, ngày có kinh nguyệt ít nhất trong 2-3 chu kỳ kinh nguyệt

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt

Đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính gây ra PMS hay hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, họ cho rằng có 2 yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng này:

Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh (estrogen, progesterone) gây nên các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt. Ví dụ lượng hormone progesterone thường tiết ra nhiều hơn trước khi có kinh nguyệt và giảm đáng kể sau khi bắt đầu ra máu kinh.

Do những thay đổi về hóa chất trong não (serotonin). Không đủ lượng serotonin có thể góp phần gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, thèm ăn.

Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn trọng trong các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. Việc ăn uống thất thường, thiếu hụt vitamin và khoáng chất; sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, chứa cafein cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt

Sau khi biết về hội chứng tiền kinh nguyệt, chắc hẳn bạn cũng đang quan tâm đến việc làm thế nào để chẩn đoán được PMS? Thông thường, các bác sĩ sẽ thông qua một số dấu hiệu để xác định bệnh như:

Triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 ngày trước khi kỳ kinh mới bắt đầu và lặp lại liên tục trong ít nhất ba chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

Triệu chứng thường kết thúc trong vòng 4 ngày sau khi kỳ kinh mới bắt đầu.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Lưu ý, bạn nên ghi chú lại tất cả các triệu chứng đã xảy ra trong vòng 2 – 3 tháng trước khi đến thăm khám. Các dấu hiệu này xuất hiện vào những ngày nào trong tháng và thời điểm lúc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Đây sẽ là các dữ liệu hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cho mình đấy!

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Cáu gắt thường là triệu chứng mà hầu hết các bạn gái chúng mình thường hay mắc phải. Nó cũng gây ra không ít các cuộc “nổi lửa” cho chúng mình khi tương tác với bất kỳ ai trong giai đoạn này. Vậy làm thế nào để điều trị và cải thiện tình trạng này bây giờ?

Sử dụng các bài tập thư giãn

Kiểm soát căng thẳng và sử dụng các bài tập thư giãn, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc thiền định có thể giúp điều chỉnh sự mất cân bằng cảm xúc do PMS.

Các gợi ý về bài tập thư giãn bao gồm:

Một số cách cải thiện hội chứng PMS khác

Tắm

Đi dạo

Viết nhật ký

Nói chuyện với bạn bè hoặc người thân.

Tư vấn với bác sĩ tâm lý

Một số loại thuốc có thể giúp điều trị triệu chứng PMS.

Thuốc giảm đau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như chuột rút, đau đầu, đau lưng và đau ngực. Thuốc giảm đau bao gồm Ibuprofen, Naproxen, Aspirin. Một số phụ nữ thấy rằng dùng thuốc giảm đau ngay trước chu kỳ giúp giảm bớt cơn đau và lượng máu trong chu kỳ.

Một số thuốc điều khiển nội tiết tố có thể giúp cải thiện các triệu chứng cơ thể nhưng chúng có thể làm cho các triệu chứng khác xấu đi ví dụ như tâm trạng có thể tệ hơn.

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm các triệu chứng cảm xúc của PMS đối với một số phụ nữ khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hay SSRI là loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất được sử dụng để điều trị PMS.

Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi và đau vú.

Thuốc chống lo âu có thể giúp giảm cảm giác lo lắng.

Đối với các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyến nghị nên sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm các triệu chứng PMS. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể.

Ngoài ra, bác sĩ Tú Linh còn giải thích:

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể khó điều trị, không có phương pháp điều trị đơn độc nào có hiệu quả cho tất cả phụ nữ. Vì vậy việc điều trị cần kết hợp các biện pháp và cần có sự kiên nhẫn. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa sử dụng để giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt như thuốc kháng viêm, giảm đau, SSRIs, hay thuốc chống lo âu hạn chế sử dụng vì có tác dụng phụ. Một số phụ nữ điều trị có đáp ứng với thuốc nội tiết tố như thuốc tránh thai.

Nhức Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Nhức đầu là một triệu chứng phổ biến, nhưng cũng là triệu chứng khiến người ta phiền muộn nhất. Nhức đầu rất nhiều loại, có những thứ nhức đầu do lo âu, đói bụng, căng thẳng, mệt mỏi..

90% nhức đầu do căng thẳng hoặc đau một bên đầu, loại thường gặp nhất là nhức đầu do căng thẳng thần kinh (Tension Headache), có triệu chứng như sau :

Thông thường cảm thấy đau cả đầu và cổ, ít khi đau một bên.

Tuy nhiên mức độ đau không cố định, nhưng kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Trong giai đoạn này, nhức đầu có thể tạm biến mất, sau đó lại tái phát.

Đau như bị bóp chặt, bị đè nén, không bao giờ kèm theo hiện tượng sốt.

Người bị đau dạng căng thẳng này nếu chịu khai đúng sự thật, sẽ thừa nhận mình đang có vấn đề nan giải, đang chịu sức ép của cuộc sống.

Xem: Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe

Còn triệu chứng của đau một bên đầu thì hoàn toàn khác :

Trước khi nhức đầu vài phút hoặc vài giờ, có xuất hiện một số triệu chứng khác như : người cảm thấy mệt mỏi, ủ rủ, có thể kèm theo cả kém thị lực, hoặc xuất hiện triệu chứng dị thường về thần kinh khác : thấy chớp sáng, tầm nhìn tạm biến mất, không thể đọc hoặc nói trong giây lát.

Đau nhức chỉ xuất hiện ở một bên đầu, lần nào cũng xuất hiện ở bên đó, tính chất đau mang dạng mạch đập, thông thường phát bệnh trong buổi sáng, 30 phút, hoặc một giờ sau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau có thể cách vài ngày, vài tuần xuất hiện một lần, đôi khi vài tháng cũng không bị lần nào cả, thời gian nhức chỉ kéo dài vài giờ, chớ không khi nào kéo dài hơn 1-2 ngày.

Men rượu, sôcôla có thể khiến triệu chứng đau một bên đầu xuất hiện, hoặc xuất hiện vào những giây phút ngừng lại nghỉ ngơi sau đợt làm việc hết sức căng thẳng.

Thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và ói mửa, nhưng khi ngủ sẽ được giảm bớt.

Còn nhức đầu (Cluste Headache), là một thứ dạng đặc biệt của đau một bên, phái nam rất dễ mắc phải. Còn đau một bên thì thường gặp ở phái nữ, nhất là ở những chị em mang chứng bệnh Sa van 2 lá (Mitral Valve Prolapse), thông thường sau thời mãn kinh sẽ tự động khỏi bệnh. Loại nhức đầu này thường nhức ở vị trí sau hố mắt, xảy ra rất đột ngột, không có dự báo, trong vòng 5-10 phút đau rất dữ dội, một giờ sau sẽ tự động biến mất, uống rượu sẽ đau, ngủ cũng không thể giảm bớt. Thậm chí khiến bạn thức giấc do đau đớn, có thể phát bệnh vài lần trong ngày, kéo dài vài tuần sẽ tự biến mất.

Nhức đầu do khối u trong đầu, có triệu chứng đặc biệt như sau :

Mức độ đau không lên xuống, nhưng ngày càng nghiêm trọng.

Buổi sáng đau hơn.

Khi cử động, vặn mình, ho, hắt hơi, nâng vật nặng, đều khiến đau hơn, nằm xuống sẽ giảm, thường có cảm giác buồn nôn.

Còn một thứ đau đầu nghiêm trọng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi bị chứng viêm động mạch thái dương (bệnh Horton), (Temporal Arteritis); khi nhai, khu thái dương (nơi hai bên tóc gần má) sẽ cảm thấy đau hơn, thị lực kém dần, toàn thân mệt mỏi, có sốt và sụt cân.

Nhìn chung, triệu chứng của viêm động mạch thái dương rõ nhất là nhức đầu, nhức một bên trong vài ngày và vài tuần; cố định đau ở một nơi, có thể sờ phát hiện bằng tay, nhưng phải lấy mẫu kiểm nghiệm lòng động mạch bị viêm nhiễm mới có thể chẩn đoán chính xác, và cần đến liều lớn về steroid để điều trị, nếu không sẽ dẫn đến mất thị lực.

Viêm xoang (Inflamed Sinuses) cũng là nguyên nhân dẫn tới nhức đầu. Bạn làm sao biết khi nào bị viêm xoang ?

Thường phát bệnh vào lúc bị cảm hoặc sau đó.

Có hiện tượng chảy nuớc mũi.

Chỗ đau cố định, ở những nơi đặc biệt trên mặt hoặc đầu, phát bệnh hết sức nhanh chóng.

Chưa làm sạch chất dịch tiết vào buổi sáng, đau sẽ dữ dội hơn.

Đau hơn khi ho, hắt hơi hoặc đột nhiên quay đầu.

Rượu, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, từ phòng âm bước ra nơi lạnh trong mùa đông cũng khiến đau gia tăng.

Xem Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang cấp tính

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến nhức đầu :

Đau dây thần kinh tam thoa (thần kinh số V) (Trigeminal neuralgia) thường xảy ra trên những người già, khi phát bệnh tuy hết sức đau, nhưng chỉ đau trong vài giây, khi đánh răng, súc miệng, thậm chí vô tình đụng phải cũng có thể xuất hiện sự đau đớn.

Sốt do bất kỳ bệnh nào cũng có thể gây nhức đầu.

Bị thương trên dầu.

Người lớn tuổi bị đụng phải đầu dù vết thương hết sức nhỏ cũng có thể bị chảy máu sọ, máu đông sẽ gây sức ép cho não, gây đau và hành động dị thường, phải chụp phim cắt lớp kiểm tra mới chẩn đoán chính xác.

Bệnh mắt như mang kính sai độ hoặc tăng nhãn áp.

Một vài loại thuốc cũng có thể gây nhức đầu, nhất là thứ thuốc trị đau thắt tim như Nitroglyc- erin…., hoặc những loại thuốc mới dùng như kháng sinh hoặc hormon, sau đó dẫn tới nhức đầu.

Huyết áp cao cũng có thể dẫn tới nhức đầu, thường ở sau gáy, nhất là khi thức dạy vào buổi sáng.

Còn một trường hợp nhức đầu hai mắt làm như đều mờ, kéo dài liên tục, cổ cứng đờ, cho thấy bạn có khả năng đang bị xuất huyết não.

Nếu xuất hiện ở thanh niên, đa số do thành mạch máu quá mỏng nên bị vỡ động mạch ; nếu là người lớn tuổi, nhất là đang bị huyết áp cao, sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết não.

Nếu như bạn gặp phải những đợt nhức đầu không rõ nguyên nhân, đau với thời gian kéo dài, đồng thời có đi kèm sốt, buồn nôn, ói mửa, cổ cứng, rất có thể đang mắc phải viêm màng não (Meningitis), phải lập tức tìm tới bác sĩ.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

Triệu chứng : NHỨC ĐẦU

Khả năng mắc bệnh

Biện pháp xử lý

1. (Stress), mệt mỏi, say rượu, kích thích, chân thương tâm lý. 2. Bị virus hoặc nhiễm khuẩn (bệnh cảm thông thường). 3. Căng thẳng. 4. Đau một bên đầu. 5. Khôi u trong não. 6. Viêm động mạch thái dương. 7. Viêm xoang. 8. Đau dầy thần kinh tam thoa. 9. Sốt. 10. Bị thương ở đầu. 11. Tụ máu trong sọ. 12. Bệnh cao nhãn áp. 13. Tác dụng phụ do thuốc. 14. Cao huyết áp. 15. Xuât huyêt não.

* Nghỉ ngơi và làm việc vừa sức. * Thường có thể tự khỏi. * Thư giãn cơ bắp. * Tìm ra cách chữa trị hữu hiệu. * Điều trị, mổ, hóa trị. * Chẩn đoán, kê thuốc, tránh trúng gió. * Uống kháng sinh hoặc cho chọc xoang khi cần. * Đặc trị bằng thuốc (tegretol) * Hạ sốt, cho uống aceta­minophen (Tylenol). * Nhập viện. * Điều trị hoặc mô. * Điều trị. * Đề xuât với bác sĩ chẩn trị của bạn. * Giảm cân, nhịn ăn và uông thuốc. * Nhập viện cấp cứu.