Top 5 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Zona Mắt Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Zona Mắt Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Có khoảng 10-20% những người bị zona xuất hiện các mụn nước ở trong hoặc xung quanh mắt, hay còn được gọi tắt là zona mắt. Bệnh zona mắt có thể gây ra sẹo, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác.

Yếu tố nguy cơ

-Bệnh zona do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này cũng được biết đến là nguyên nhân của bệnh thủy đậu. Nếu bạn từng bị thủy đậu, virus varicella-zoster sẽ tồn tại trong cơ thể và tái hoạt động sau nhiều năm, dẫn đến bệnh zona nói chung, zona mắt nói riêng.

-Bệnh th­ường gặp vào mùa xuân – thu và mọi lứa tuổi (trừ trẻ sơ sinh), như­ng xảy ra ở ngư­ời lớn nhiều hơn (3/4 số bệnh nhân zona trên 45 tuổi), đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch (8 – 11% bệnh nhân nhiễm HIV bị zona). Ngoài ra, người có dùng các thuốc loại corticoid lâu ngày thường dễ bị zona.

Triệu chứng bệnh zona mắt

– Ở bệnh nhân mắc zona mắt, các mụn nước có thể xuất hiện trên mí mắt, trán, trên đỉnh mũi hoặc cánh mũi; chúng có thể mọc cùng lúc với các mụn nước trên da hoặc vài tuần sau khi các nốt trên da đã biến mất. Một số người chỉ có triệu chứng zona ở mắt.

-Kèm theo mụn nước, bệnh nhân có thể có: Cảm giác đau kiểu bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, đỏ mắt hoặc xung quanh mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.

-Bệnh nhân cũng có thể bị sưng ở các bộ phận của mắt như: Mi mắt, võng mạc, giác mạc.

Những mụn nước do zona thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần nhưng những triệu chứng ở trên mặt và mắt của có thể mất vài tháng để lành lại.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân vài ngày một lần. Sau khi đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám 3-12 tháng/ lần để kiểm tra các biến chứng như glaucoma, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng kéo dài đến thị lực.

Biến chứng của bệnh zona mắt

Bệnh zona có thể dẫn đến sưng, phù giác mạc, gây tăng nhãn áp. Bệnh nhân zona mắt có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí loét giác mạc, viêm mống mắt, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc… Một số trong các biến chứng này có khả năng gây mù lòa cho bệnh nhân.

Chẩn đoán Zona mắt

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh zona bằng cách quan sát những mụn nước trên mi mắt, da đầu và thân mình, hoặc cũng có thể lấy dịch ở nốt mụn nước để làm xét nghiệm tìm virus varicella-zoster. Bác sĩ mắt sẽ khám đầy đủ các bộ phận của mắt như giác mạc, thủy tinh thể,võng mạc… để tìm những tổn thương do virus gây ra.

Điều trị Zona mắt

Điều trị triệu chứng giảm bỏng rát và đau gồm: đắp gạc lạnh. Chống viêm, thuốc chống virus, thuốc nhỏ kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc dinh dưỡng bề mặt (nước mắt nhân tạo)… Liệu pháp kháng virus đường uống (Acyclovir 800mg) làm giảm các biến chứng mắt muộn từ khoảng 50% xuống còn từ 20 – 30%.

Phòng bệnh zona mắt

-Zona là một bệnh không lây, tuy nhiên người chưa từng bị thủy đậu hay chưa được chủng ngừa có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân zona, đặc biệt người dễ nhiễm như trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn nhiễm yếu.

-Tiêm Vaccin kháng Varicella – Zoster như Zostavax.

-Khi bệnh cần điều trị tích cực, kịp thời để giảm nguy cơ bị những biến chứng nặng có thể đe dọa đến thị lực. Những bệnh nhân bị zona mắt nên được một bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm về xử trí các bệnh lý giác mạc thăm khám và đánh giá.

-Khi nghi ngờ bị zona mắt cần đi khám, tốt nhất khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc bác sĩ chuyên hoa tại bệnh viện mắt để được điều trị càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là dùng các thuốc kháng virus để ngăn sự phát triển của chúng.

Tuy nhiên, dùng thuốc gì, liều dùng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh hoặc người nhà không tự chẩn đoán, tự động mua thuốc chữa trị nếu không có chuyên môn về y học.

Zona Ở Mắt Làm Sao Trị Khỏi?

Zona ở mắt được biết đến là một bệnh lý ngoài da nguy hiểm, gây tổn thương đến vùng da xung quanh mắt và dây thần kinh ở mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh nên cần hết sức chú ý. Câu hỏi “Zona ở mắt làm sao trị khỏi?” khiến nhiều người đau đầu sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI BỊ ZONA Ở MẮT

Chứng zona ở mắt do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Đây là loại virus gây bệnh thủy đậu, sau đó sống cư trú bên trong dây thần kinh mắt, tái hoạt động, gây tổn thương đến khu vực xung quanh mắt và thị lực của người bệnh.

Zona thần kinh ở mắt thường xuất hiện vào mùa thu đông, hoặc đầu mùa xuân, khi thời tiết giao mùa, bệnh có thể tái lại nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi. Zona ở mắt gây nên những triệu chứng điển hình như sau:

Triệu chứng zona ở mắt cần chú ý

Xuất hiện các dát đỏ gây rát, ngứa, đau nhức xung quanh mắt.

Sau khoảng vài tiếng đến 1 ngày, bề mặt dát đỏ xuất hiện mụn nước mọc rải rác, sau liên kết dần thành dải.

Mụn nước chứa dịch trong, khi vỡ ra sẽ gây đau nhức, khó chịu ở mắt, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ để lại sẹo sau khi lành.

Bệnh nhân bị mỏi mắt, mờ mắt, đau nhức mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thị lực suy giảm dần, thậm chí mất thị lực.

Triệu chứng xuất hiện dọc theo dây thần kinh và chỉ gây tổn thương một bên mắt, không lây qua bên đối diện.

Do vùng da mắt rất nhạy cảm, dễ tổn thương, zona ở mắt có thể dẫn đến những biến chứng cực nguy hiểm như khô mắt, sụp mí mắt, hoại tử giác mạc gây mù, tăng nhãn áp khiến bệnh nhân giảm thị lực nặng nề.

Ngoài ra bệnh nhân có thể bị liệt thần kinh dẫn đến nghe kém, mất vị giác, lệch mặt,… hoặc virus tấn công vào não gây tai biến mạch máu não, viêm màng não, đột quỵ,…

CÁCH ĐIỀU TRỊ ZONA Ở MẮT HIỆU QUẢ

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị zona ở mắt, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong vòng 72 giờ đồng hồ sau khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm vàng để điều trị bệnh zona ở mắt.

Sau khi thăm khám xác định bệnh, các chuyên gia sẽ sử dụng những cách sau để điều trị zona ở mắt hiệu quả:

Các loại thuốc kháng virus, giảm đau, giảm ngứa, chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm loét, bảo vệ thần kinh, tăng cường miễn dịch,… Những thuốc này được sử dụng dưới dạng uống, bôi, tiêm phù hợp với thể tạng người bệnh.

Sau khi điều trị các triệu chứng zona ở mắt, một số loại thuốc được kê đơn thêm để điều trị các triệu chứng đau thần kinh, giúp bệnh nhân an thần, thoải mái, tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Cách điều trị zona ở mắt

► Liệu pháp miễn dịch chuyên sâu đông tây y kết hợp:

Đây là liệu pháp 3 trong 1 được đánh giá rất cao trong điều trị bệnh zona ở mắt. Phương pháp này được tiến hành như sau:

Ưu điểm của liệu pháp miễn dịch điều trị zona ở mắt là:

+ Không gây đau, không chảy máu trong suốt quá trình điều trị.

+ Không gây kích ứng da, phù hợp với những bệnh nhân có làn da nhạy cảm

+ Đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, ngăn ngừa tái bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân cần lưu ý liệu pháp ánh sáng có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu thao tác sai kỹ thuật, do vậy bệnh nhân cần tìm đến những cơ sở y tế có chuyên gia giỏi để tránh biến chứng.

ĐÂU LÀ CƠ SỞ Y TẾ ĐIỀU TRỊ ZONA Ở MẮT TỐT NHẤT TPHCM

Để điều trị zona ở mắt tốt nhất, bệnh nhân cần tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng cao như Phòng Khám Da Liễu thăng long (575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Tp.HCM).

Phòng khám được đánh giá rất cao trong lĩnh vực điều trị bệnh lý da liễu nói chung và zona ở mắt nói riêng bởi:

thăng long là địa chỉ khám chữa bệnh da liễu uy tín

● Chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân giải đáp thắc mắc, theo dõi sát sao tình trạng bệnh lý, giúp loại bỏ bệnh lý nhanh chóng.

● Quy trình khám chữa bệnh khoa học, không tốn thời gian, bảo mật thông tin tối đa, giúp người bệnh luôn yên tâm, thoải mái.

● Phòng khám có khu vực làm thủ thuật – tiểu phẫu hiện đại, kín đáo, vô trùng, thích hợp để thực hiện liệu pháp miễn dịch chuyên sâu đông tây y kết hợp.

● Các thuốc đặc trị đạt chất lượng cao, cung cấp bởi nhà thuốc nội khu đạt chuẩn GPP, giúp loại bỏ bệnh lý nhanh chóng.

Nếu đang băn khoăn vấn đề gì cần giải đáp hoặc muốn đăng ký khám bệnh, vui lòng nhấp chuột vào bảng chat phía dưới gặp chuyên gia tư vấn đang online miễn phí 24/24.

Cẩn Trọng Khi Bị Bệnh Zona Thần Kinh Ở Mắt

Bệnh zona thần kinh ở mắt cũng như zona nói chung thường gặp phải vào mùa thu hoặc mùa xuân, do virut gây ra. Bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính và tái phát lại nhiều lần. Các dấu hiệu của bệnh zona thần kinh ở mắt thường gặp bao gồm:

– Các dát đỏ ban đầu hình thành sau đó biến thành mụn nước như bỏng mọc rải rác hoặc thành dải xung quanh mắt, mi mắt.

– Người bệnh có cảm giác bị mỏi mắt, mờ mắt, mắt bị đau nhức, thậm chí có cảm giác bị tê liệt khi bệnh phát triển nặng.

Các triệu chứng bệnh zona ở mắt thường xuất hiện rất nhanh khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh cần được chữa trị sớm để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng bệnh zona thần kinh ở mắt có thể gặp phải

– Mắt bị khô, để lại sẹo ở mí mắt hoặc dưới giác mạc, sụp mí mắt, bội nhiễm, tắc tuyến sụn giác mạc, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử giác mạc, liệt dây thần kinh mắt và dẫn đến mù mắt vĩnh viễn rất nguy hiểm.

– Có trường hợp bị biến chứng đau tai, tê liệt và mất cảm giác trên mặt, mất vị giác.

– Biến chứng bệnh zona thần kinh ở mắt ở người già có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến, viêm màng não.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt

Người bệnh cần lưu ý, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt cần nhanh chóng đi khám và điều trị trong vòng 72 giờ đầu tiên sẽ cho hiệu quả tốt nhất và ngăn chặn biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị bao gồm:

– Dùng hành tây: cũng như củ tỏi, bạn lấy hành tây thái từng lát mỏng rồi đắp lên chỗ bị zona thần kinh hàng ngày.

– Dùng tinh dầu tràm trà: pha loãng tinh dầu tràm trà để bôi lên vết thương, lưu ý thao tác nhẹ nhàng để không bị dính vào mắt.

– Dùng mật ong bôi lên vùng da bị bệnh, sau đó rửa lại sạch sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu tổn thương.

Bên cạnh các phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần chú ý kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt, chăm sóc phù hợp để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả chữa trị bệnh. Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ; tăng cường ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể; dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý,…

Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh

Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo và do virút Varicella Zonster gây ra (VZV).

Triệu chứng của bệnh

Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh Zona lên tới 1,5 – 3,0%. VZV xâm nhập vào dây thần kinh và hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Đồng thời gây nên sung huyết và thậm chí gây hoại tử. Virút lan đi dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi và làm cho đau đớn, rát bỏng khủng khiếp. Cơn đau và rát bỏng dọc theo đường đi của giây thần kinh cảm giác đó chi phối.

Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đến là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, đôi khi đau dữ dội và rát bỏng, ngứa rất khó chị.

Đồng thời, vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau, rát tăng lên rõ rệt. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau khủng khiếp làm cho người bệnh phát khóc.

Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ rồi xuất hiện các mụn nước. Mụn nước mọc lên từng chùm, sát vào nhau, tạo thành mảng hoặc có liên kết với nhau. Có trường hợp trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng thường là nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da. Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát bỏng, ngứa ở vùng da bị Zona thì nổi hạch ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là Zona ở vùng đầu, mặt, cổ và liên sườn. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể gặp ở mắt (Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh (một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt).

Khi bị Zona thì sau khoảng từ 2 – 4 tuần lễ, các mụn nước khô, bong vảy và tự khỏi (nếu không có bội nhiễm hoặc không có biến chứng). Nếu bị bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Bệnh Zona không nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy nếu bị Zona ở mắt thì phải hết sức thận trọng, đặc biệt là gây đau dữ dội và rát bỏng. Zona mắt có thể gây viêm, loét giác mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức, rát bỏng vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài và làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỉ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số người bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh.

Sau khi khỏi bệnh Zona thì VZV sẽ khu trú vào thần kinh, nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại VZV tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.

Xử trí việc đau, rát như thế nào?

NCT khi nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay không nên chần chừ. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có lợi cho người bệnh vì sẽ làm giảm thời gian bị bệnh. Trọng tâm của việc điều trị bệnh Zona là giảm đau và ức chế sự phát triển của virút. Một số nhà chuyên môn khuyến cáo nên dùng phối hợp thuốc ức chế virút (acyclovir) với thuốc giảm đau (paracetamol, neurontin), kết hợp với amitriptilin (giảm lo âu, tác dụng an thần) và một số sinh tố như vitamin B1, B6, B12. Phối hợp thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh, đồng thời làm cho người bệnh ngủ tốt hơn. Ngủ tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc làm giảm cơn đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC Người bệnh bị Zona không được tự động hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác mà tự mua thuốc để điều trị. Người bệnh cũng tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho mình vì bất kỳ loại kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm). Cần vệ sinh da vùng bị bệnh và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệnh chóng khỏi. Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng chống lại virút gây bệnh.