Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Zona Ở Chân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Zona Ở Tay, Chân: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh zona ở tay chân thường có xu hướng dễ diễn tiến nặng hơn ở các vùng da khác. Nguyên nhân là do tay chân dễ bị ma sát nhiều trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cần chú ý phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh tổn thương da lan rộng cùng nguy cơ nhiễm trùng.

Tìm hiểu về bệnh zona ở tay chân – Nguyên nhân và triệu chứng

Zona thần kinh hiện đang là bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì mỗi năm có khoảng 1 triệu người Mỹ được báo cáo mắc bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở đối tượng người lớn trên 60 tuổi. Triệu chứng có thể bùng phát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó tay chân được cho là các vị trí “ưa thích” của bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường gây ra cảm giác đau đớn, tổn thương da dễ lan rộng nếu không can thiệp kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Cũng giống như các thể zona thần kinh ở vị trí khác, bệnh zona ở tay chân là do quá trình tái hoạt động của virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này cũng chính là tác nhân làm bùng phát bệnh thủy đậu. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao bệnh zona thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu.

Sức đề kháng suy yếu

Da bị trầy xước, nhiễm trùng

Suy giảm miễn dịch

Suy nhược cơ thể

Sang chấn tinh thần

Nhiễm HIV

Điều trị bệnh bằng phóng xạ hay hóa trị liệu

Sử dụng thuốc cấy ghép nội tạng

Đang mang thai

Mắc các bệnh ác tính

2. Các dấu hiệu đặc trưng

Bệnh zona ở tay chân rất dễ để nhận biết, bạn cần chú ý đến một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

Vùng da bùng phát bệnh sẽ xuất hiện mụn nước, các vùng da xung quanh có thể bị mẩn đỏ.

Các nốt mụn thường sẽ phát triển theo từng đám trong khoảng 7 – 10 ngày và sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng 4 tuần.

Khi bệnh vừa bùng phát, bạn sẽ thường cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.

Ở thời gian cuối, các nốt mụn nước sẽ khô lại và để lại sẹo trước khi được chữa khỏi hoàn toàn.

Trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, khó chịu dạ dày sẽ thường đi kèm.

Ở những người khỏe mạnh, nếu bị zona thần kinh ở chân tay thì mụn nước thường xuất hiện ít, không gây đau đớn và ít để lại sẹo. Ngược lại nếu có sức đề kháng yếu thì tổn thương da thường chậm lành và cản trở quá trình điều trị.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân nếu xảy ra ở những người lớn tuổi thì có thể kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm. Đồng thời dễ để lại các di chứng về thần kinh dù đã được điều trị hoàn toàn.

Bệnh zona ở tay chân có nguy hiểm không?

Các tổn thương do bệnh zona thần kinh ở tay chân gây ra thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì một số biến chứng sau sẽ có nguy cơ cao phát sinh:

Đôi khi cơn đau do zona vẫn sẽ tiếp tục sau khi các mụn nước đã lành lặn. Tình trạng đau nhức còn có thể kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Đặc biệt là ở đối tượng những người lớn tuổi.

Tình trạng này xảy ra khi các sợi thần kinh gặp tổn thương gửi và phóng đại các tín hiệu đau đớn từ da tới não. Tỷ lệ mắc bệnh zona và đau dây thần kinh sau herpes thường tăng theo độ tuổi, khoảng hơn 50% trường hợp xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

Các nốt mụn nước zona nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ phát sinh tình trạng nhiễm trùng da di vi khuẩn. Điều này không chỉ khiến tổn thương da lan rộng, sâu và nghiêm trọng hơn mà còn gây đau đớn. Đặc biệt là dễ để lại sẹo lớn sau khi việc điều trị được hoàn thành.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở tay chân

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng mà có cách điều trị tương thích khi mắc bệnh zona thần kinh ở tay chân. Các triệu chứng ở tay chân thường dễ phát triển nặng nề hơn nhưng cũng không khó để khắc phục. Bởi tay chân không phải là vùng da nhạy cảm như da mặt hay xung quanh mí mắt…

1. Thăm khám và sử dụng thuốc

Khi các triệu chứng của bệnh kích hoạt, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cùng thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.

Các loại thuốc sau thường sẽ được chỉ định:

Trong bất cứ trường hợp nào, dù nặng hay nhẹ thì các thuốc kháng virus acyclovir hay zovirax cũng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên liều dùng và tần suất sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với từng độ tuổi.

Nếu người bệnh đau nhiều, kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các loại thuốc an thần hay giảm đau mạnh cũng có thể được dùng.

Thuốc điều trị tại chỗ như các loại thuốc mỡ kháng viêm chống virus cũng sẽ được áp dụng cho vùng da có mụn nước. Bôi thuốc đúng cách sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, chống tạo sẹo và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn thì bác sĩ thường chỉ định kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc kháng viêm hay chống phù nề.

Để thúc đẩy nhanh hơn quá trình điều trị thì một số thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể được chỉ định phối hợp.

Tất cả các loại thuốc điều trị zona ở tay chân dù là thuốc bôi hay thuốc uống cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng triệu chứng của bệnh hay có những vấn đề bất thường phát sinh, bạn hãy chủ động báo cho bác sĩ để nhận được sự điều chỉnh kịp thời.

2. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Liệu pháp chườm lạnh giúp giảm sưng đau:

Lấy một cái khăn mềm nhúng vào nước mát vô trùng. Sau đó đắp trực tiếp lên khu vực da tay chân bị ảnh hưởng. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào vùng da bị bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu.

Hoặc thay vì đắp khăn lạnh, người bệnh có thể dùng đá lạnh bọc vào trong một miếng vải mỏng. Sau đó chườm lên vùng da tay chân bị bệnh khoảng 15 phút. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp lên da bởi có thể gây bỏng lạnh khiến tổn thương da càng thêm nghiêm trọng.

Dùng mật ong chữa bệnh zona ở tay chân:

Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ để thoa một lớp mỏng bao phủ lên toàn bộ diện tích da bị bệnh. Để khoảng 20 phút đủ cho các chất trong mật ong thẩm thấu vào da. Sau đó dùng nước sạch rửa lại và dùng khăn mềm thấm khô. Với cách này nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

Chữa zona ở tay chân bằng tinh dầu tràm trà:

Sở hữu đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh nên tinh dầu tràm trà được tin tưởng sử dụng để điều trị rất nhiều các bệnh lý da liễu như viêm da, á sừng và cả bệnh zona. Ngoài khả năng kháng khuẩn và làm sạch da thì tinh dầu tràm trà còn có khả năng làm dịu kích ứng, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Chỉ cần dùng vài ba giọt tinh dầu tràm trà đem pha loãng với nước lọc. Sau đó thoa trực tiếp lên vùng da tay chân đang bị tổn thương do bệnh zona. Cần áp dụng cách này với tần suất 3 lần/ngày để hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị.

3. Chăm sóc khi bị bệnh zona ở tay chân

Nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau khi không may bị zona thần kinh ở tay chân:

Tuyệt đối không gãi, chà xát hay để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da tay chân đang bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ làm các mụn nước dễ vỡ ra và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiễm trùng.

Nên thường xuyên vệ sinh cơ thể, tay chân, đồng thời giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Bổ sung cho cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ ức chế virus varicella zoster.

Giảm khối lượng công việc, dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời nên ngủ sớm, đúng giờ, đủ giấc. Kiểm soát căng thẳng bằng một số hoạt động như tập yoga, ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc…

Nên mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và có chất liệu mát, thấm hút để hạn chế ma sát lên da và giảm nguy cơ bội nhiễm.

Tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh thiếu tháng hay nhẹ cân, trẻ em, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người chưa từng mắc thủy đậu, zona hay chưa chích ngừa thủy đậu cho tới khi lành bệnh.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân dù không quá nguy hiểm nhưng dễ để lại hệ lụy nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và điều trị. Bên cạnh việc điều trị theo toa thuốc từ bác sĩ thì bạn cần chăm sóc tốt tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh nguy cơ nhiễm trùng hay lây bệnh cho người khác.

Bệnh Zona Ở Chân Và Tay Có Dấu Hiệu Mời Bạn Đọc Xem Qua

Bệnh zona ở chân

Một trong những vùng da mà zona thần kinh hay xuất hiện đó là bệnh zona thần kinh ở chân. Đây được xem là vùng da thường bị bệnh zona và đặc biệt phổ biến ở những người từ 60 tuổi trở lên. Zona ở chân là những ban đỏ mọng nước mọc theo dải ở vùng da chân. Nó lây lan nhanh chóng nếu mụn nước vỡ. Tổn thương gây ra khiến vùng da chân bị sưng đau, đỏ rát và thậm chí là nhiễm trùng nếu không được điều trị và vệ sinh đúng cách. Một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

Vùng da chân mắc bệnh sẽ bị nổi ban, mụn nước đỏ mọng thành dải, theo đám.

Thường thời gian phát triển của bệnh zona ở chân sẽ từ 7 tới 10 ngày. Nếu không biến chứng nặng thì chỉ 4 tuần là bệnh sẽ lành.

Cảm giác đầu tiên khi người bệnh mắc phải đó là cảm giác nóng rát và ngứa. Mụn nước khi sắp lành sẽ khô lại và gây sẹo trước khi nó được điều trị khỏi hết.

Nếu bệnh zona ở chân bạn bị nặng thì nó sẽ khiến cơ thể sốt, dạ dày cảm giác khó chịu, người thường xuyên ớn lạnh rất nguy hiểm.

Bệnh zona ở chân và tay có dấu hiệu

Nguyên nhân gây ra tình trạng zona thần kinh ở chân

Quá trình tái hoạt động và bị kích hoạt của virus Varicella Zoster hay còn gọi là virus Herpes Zoster sẽ khiến bạn bị thủy đậu. Đây là virus gây bệnh thủy đậu. Những người đã bị thủy đậu, nếu virus bị kích hoạt lại thì chắc chắn sẽ bị zona thần kinh. Bệnh zona ở chân và tay rất dễ gây ra, đây là vùng dễ bị nhiễm bệnh.

Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

Vùng da của bạn bị xước và trầy gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

Cơ thể suy nhược, những người bị HIV.

Những người có sự thay đổi trong cơ địa trong quá trình mang thai.

Người cấy ghép nội tạng và phải sử dụng thuốc điều trị.

Người bị bệnh ác tính có thể bị bệnh zona ở chân và ray hay những vị trí khác trên cơ thể.

Điều trị đúng phương pháp

Bệnh zona ở chân được xem là một trong những vùng mà zona thường hay xuất hiện. Không nên chủ quan khi có những dấu hiệu bị zona thần kinh ở chân. Nếu bị nặng có kèm theo hiện tượng sốt, nhiễm trùng vùng da zona thì cần tới những đơn vị y tế chuyên khoa uy tín để tìm cách điều trị thích hợp.

Bệnh zona ở tay

Ngoài vị trí thường gặp là bệnh zona ở chân thì khu vực tay cũng rất dễ bị zona. Với vùng da tay tổn thương có thể lan rộng nếu điều trị sai cách. Nhiễm trùng da ở tay do zona thần kinh là rất dễ gây ra.

Bạn có thể để ý điều trị bằng cách xem hiện tượng bệnh trên da. Nếu những vùng da có mụn nước, mẩn đỏ và ngứa rát thì đây sẽ là triệu chứng đầu tiên của zona thần kinh trên tay. Tay cũng đặc biệt là vị trí ưa thích của zona thần kinh. Đầu tiên thì người bệnh sẽ bị mẩn ngứa nhẹ trên vùng da. Và sau khoảng vài ngày sẽ bị mọc mụn nước. Ngoài ra, trong vòng 10 ngày thì những mụn nước này sẽ tái phát. Rồi cuối cùng khô và bong, nhưng sẽ để lại sẹo xấu.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ gặp những triệu chứng điển hình của zona thần kinh ở tay. Đó là có thể bị sốt, cảm giác thân người ớn lạnh. Một điều cần lưu ý là với căn bệnh này thì sức đề kháng là rất quan trọng. Nếu sức đề kháng tốt thì những nốt mụn nước zona sẽ ít và thưa hơn rất nhiều những người kháng thể kém. Với những người lớn tuổi thì zona sẽ rất lâu khỏi và nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh nhanh chóng.

Điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Hãy đến bệnh viện khi gặp triệu chứng nguy hiểm này. Đây sẽ là cách điều trị hợp lý nhất với người bệnh zona thần kinh ở tay. Thực hiện uống thuốc theo đơn để giảm thiểu những biến chứng của zona thần kinh trên tay gây ra cho bạn.

Bệnh zona ở chân và tay có dấu hiệu

Tìm hiểu về cách điều trị bệnh zona ở chân tay

Điều trị bệnh zona ở chân hay những vùng khác trên cơ thể không phải điều khó khăn. Hai phương pháp điều trị chính đó là sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị hoặc dùng những phương pháp tự nhiên có nghiên cứu và an toàn.

Những thuốc kháng virus thường được chỉ định trị bệnh zona ở chân và tay đó là acyclovir và zovirax. Tuy nhiên, liều lượng và chỉ định sẽ khác nhau phụ thuộc vào tuổi tác.

Với những trường hợp bị nặng và vết ban mọng nước gây đau rát nhiều thì cần dùng thuốc giảm đau và các loại thuốc có tác dụng an thần. Những loại thuốc kháng viêm đặc trị cũng sẽ được sử dụng để giảm sự đau rát và tránh bội nhiễm tổn thương da.

Nếu như không may mà da bị bội nhiễm vùng zona thần kinh ở chân và tay thì cần thiết phải sử dụng các loại kháng sinh giảm viêm, điều trị bộ nhiễm và phù nề do zona thần kinh gây ra.

Một lưu ý quan trọng đó là liều dùng tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Quá liều sẽ gây phản tác dụng, tổn thương da và gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, nếu trong quá trình điều trị theo đơn thuốc bạn gặp tình trạng dị ứng hay có sự bất thường của cơ thể thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị. Tránh gây ra những biến chứng xấu nguy hại. Bệnh zona ở chân và tay có dấu hiệu

Nghiên cứu và điều trị bằng phương pháp tự nhiên an toàn

Có rất nhiều liệu pháp điều trị bệnh zona ở chân và tay bằng cách thức tự nhiên được truyền miệng. Tuy nhiên cần phải tìm hiểu ký phương thức an toàn để hỗ trợ điều trị bệnh. Sử dụng một cách linh tinh sẽ khiến vùng da zona bội nhiễm, tổn thương nghiêm trọng. Một số mẹo để trị zona bằng cách tự nhiên đó là:

Làm giảm đau rát và sưng bằng cách chườm lạnh. Đắp khăn đã thực hiện nhúng với nước mát lên vùng da bị bệnh trong khoảng thời gian 15 phút. Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm lên vùng da zona. Bởi nó có thể khiến làn da bị tổn thương trầm trọng.

Thoa mật ong nguyên chất lên da 20 phút với lớp thật mỏng. Sau đó làm sạch vùng bị zona thần kinh.

Pha loãng tinh dầu tràm trà với nước lọc sạch. Sau đó bạn thoa lên khu vực bệnh zona ở chân và tay để kháng khuẩn, chống viêm và mau lành vùng da tổn thương do zona thần kinh,…

Ngoài ra, bạn cần vệ sinh vùng da bị bệnh và cơ thể sạch sẽ để tránh nhiễm trùng da do bị zona. Cố gắng không gãi làm trầy vết thương. Ngoài ra, hãy tiêm phòng vacxin phòng ngừa zona nếu bạn chưa bị zona hay thủy đậu.

Bệnh zona ở chân và tay có dấu hiệu

Bệnh zona ở chân và tay là rất dễ gặp. Bởi đây là những vùng mà căn bệnh zona thần kinh thường hay “trú ngụ”. Biết cách chăm sóc và phòng ngừa thì zona thần kinh sẽ không thể gây hại cho làn da và cơ thể của bạn.

Bệnh Zona Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh zona, hay còn có tên dân gian là bệnh giời leo, là một trong những bệnh phổ biến tiêu biểu ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Ngoài ra, đây được xem là một bệnh thường gặp ở trẻ em và được tạo ra từ cùng loại nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện tốt để lan truyền bệnh nhanh chóng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về bệnh này để có hướng xử lý kịp thời khi con mình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh Zona Có những triệu chứng cơ bản thường gặp ở trẻ bị mắc bệnh Zona như sau: – Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, đau họng, khó chịu. Đây là điều kiện tốt để virus bệnh tấn công và làm cho cơ thể bị suy nhược hơn. – Sốt: thường là bị sốt cao, tầm 38 đến 40 độ. Trẻ có thể bị sốt từ lúc mới bệnh.

– Đau rát trên da: đây là triệu chứng bệnh zona rõ rệt và đặc trưng. Bé có thể thấy đau rát ở da, da bị ửng đỏ và mức độ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ thấy rất khó chịu và rất đau như bị phỏng ở da. – Mọc mụn nước: sau khi bị sốt 1 – 2 ngày, những mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng da bị ửng đỏ. Mụn tập trung thành vệt dài có đường kính 3 – 5 mm, chạy theo các dây thần kinh. Bị nổi thành gồ cao hơn da bình thường. Tuy nhiên, có một vài biến chứng của bệnh zona nếu như không được chăm sóc đúng cách. Đó là những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài, khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm là khi zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này.Cách chữa trị bệnh zona Cần phải chữa và chăm sóc người bị bệnh Zona đúng cách để tránh những biến chứng sau này: – Giữ sạch vết thương: dùng băng sạch ngâm nước lạnh vào đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 7 đến 8 lần để làm dịu cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước. Không dùng vật bẩn để đụng vào vết thương. – Sử dụng thuốc giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau, chỉ nên dùng 1 viên/ ngày nếu như trẻ quá đau. – Sử dụng thuốc kháng virus: thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. – Sử dụng thuốc hỗ trợ: bao gồm các loại như kem chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, tất cả loại thuốc phải theo sự kê toa của bác sĩ.Phòng ngừa bệnh zona Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chống bệnh Zona cho trẻ em, chỉ có vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên, trẻ em việc tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng phần nào phòng tránh bệnh Zona. Do đó, nên đưa bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu vào đúng thời điểm.

Bạn có thể phòng tránh bằng cách luôn giữ cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra môi trường bên ngoài thì cần những vật dụng che chắn như áo khoác, nón, khẩu trang, đặc biệt là vào mùa mưa. Trong môi trường cộng đồng (trường học, sân chơi…) tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh. Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.

Triệu Chứng Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em

Thời gian gần đây bệnh tay chân miệng tiếp tục bùng phát dữ dội ở trẻ em khiến cho phụ huynh vô cùng lo lắng cho sức khỏe con của mình.

Vậy làm sao để điều trị bệnh này cho bé?

Bệnh tay chân miệng (Hand-Foot-Mouth) là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh do virus gây ra các triệu chứng đặc trưng như sốt và phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Không nên nhầm lẫn bệnh này với long mồm lở móng ở gia súc. Những sự thật về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra.

Tay chân miệng gây ra phát ban trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng

Bệnh này thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu

Tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo (mầm non)

Tay chân miệng thường suy giảm trong vòng một tuần. Phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng sốt và đau họng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

HFM là một căn bệnh phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa thu. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là sốt nhẹ khoảng từ 38°C-39°C và xuất hiện phát ban trong một đến hai ngày tiếp theo. Những đốm ban nhỏ màu đỏ (2 mm-3 mm) nhanh chóng phát triển thành các mụn nước nhỏ xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và khoang miệng. Các mụn nước có thể vỡ ra hình thành nên các vết loét. Các vết loét và mụn nước này thường biến mất sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Những tổn thương bên trong miệng có thể dẫn đến đau họng, ăn uống khó khăn cho bé. Từ lúc hình thành bệnh, bé cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu chán ăn.

Xuất hiện sốt nhẹ

Cơ thể mệt mỏi

Biếng ăn và không thèm ăn

Đau họng

Phát ban

Mụn đỏ và mụn nước

Lở loét trong khoang miệng

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Các chủng virus coxsakie, thường là coxsakievirus A16, là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Virus này rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua việc bắt tay, ho, hắt xì hơi hoặc chạm vào vật có dấu vết của virus,… nên rất có thể bùng phát dịch bệnh.

Một loại virus khác ít phổ biến hơn là enterovirus 71. Bệnh nhân bị nhiễm loại virus này có thể gặp các biến chứng hiếm gặp như viêm màng não, co thắt cơ tim,…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan như thế nào?

HFM lây ran từ người ngày sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các loại virus gây ra bệnh này. Các virus này thường nằm ở mũi, cổ họng, nước bọt hoặc phân của người bị nhiễm. Những người bị nhiễm dễ lây lan cho người khác trong tuần đầu tiên của bệnh.

Các virus gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể vẫn còn trong đường hô hấp của đường ruột của bé từ vài tuần đến vài tháng sau khi bé hoàn toàn bình phục. Cho nên bệnh này có thể lây lan khi bé đã khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Không có một chủng thuốc ngừa nào cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Thế nhưng bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh này cho bé bằng cách:

Nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh.

Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi.

Tránh cho trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, ăn chung, uống chung,…với người bị tay chân miệng.

Cho bé uống đủ nước

Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Không có loại thuốc đặc trị nào để điều trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể đẩy lùi bệnh này bằng cách giảm các triệu chứng xuất hiện khi bé nhiễm bệnh:

Cho bé uống thuốc giảm đau và hạ sốt (CHÚ Ý: Không dùng Aspirin để hạ sốt cho bé)

Sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn.

Bác sĩ khuyên rằng không nên sử dụng kháng sinh đối với bệnh này.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có gây ra lở loét khoang miệng làm trẻ bị đau họng và chán ăn. Vì thế, phụ huynh nên cho bé ăn thức ăn mà bé thích và ăn các loại thức ăn giàu protein được xay nhuyễn để vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé, vừa làm giảm đau miệng khi ăn.

Nguồn: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Hạnh Phúc Của Mẹ