Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Zona Ở Lưng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Zona Thần Kinh Ở Lưng Làm Sao Chữa Trị?

Bệnh zona thần kinh là một dạng viêm da xảy ra do sự tác động của virus thần kinh Varicella zoster (VZV). Bệnh có có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó có bệnh zona thần kinh ở lưng. Theo các chuyên gia, bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh ở lưng và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh zona thần kinh còn được gọi ngắn gọn là bệnh zona. Đây là một bệnh nhiễm trùng da xảy ra do sự tác động của cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu – virus thần kinh Varicella zoster (VZV), thuộc họ virus herpes.

Ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu, sau khi bệnh thủy đậu đã khỏi, một số virus Varicella vẫn còn tồn tại trong cơ thể nhưng ở trạng thái tiềm tàng và không gây bệnh. Virus này nằm yên ở các hạch thần kinh từ nhiều tháng đến nhiều năm. Cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi như suy nhược cơ thể, trải qua các sang chấn tinh thần, hệ miễn dịch suy giảm… thì loại virus này sẽ tái hoạt động.

Khi tái hoạt động, virus Varicella sẽ nhân lên, phát triển một cách mạnh mẽ và lan truyền dọc theo các đầu dây thần kinh cảm giác. Từ đó khiến da, niêm mạc tổn thương và gây bệnh zona. Điều này lý giải cho việc bệnh zona thần kinh là một bệnh ngoài da nhưng những tổn thương gốc lại nằm ở dây thần kinh.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh zona thần kinh ở lưng được xác định là vị trí phổ biến nhất. Zona thần kinh xảy ra ở vùng lưng thường không gây nguy hiểm và có thể dễ dàng kiểm soát. Tuy nhiên nếu quá trình kiểm soát và điều trị bệnh không diễn ra suôn sẻ hoặc không kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở lưng

Bệnh zona thần kinh nói chung và bệnh zona thần kinh ở lưng nói riêng thường khởi phát một cách đột ngột. Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, đau mình mẩy, sốt từ 38 – 39 độ C, đau nhức đầu, nước tiểu vàng…

Tại vùng da lưng nổi ban đỏ kèm theo cảm giác đau rát. Sau vài tiếng, trên những nốt ban đỏ này hình thành một hoặc nhiều đám mụn nước có kích thước nhỏ, tập trung thành từng chùm. Những đám mụn nước này chạy dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.

Thời gian đầu mụn nước có biểu hiện căng, dịch trong bọng nước trong, sau chuyển dần thành màu đục, hóa mủ. Các mụn nước này vỡ đi sau vài ngày, tạo vảy rồi dần bong ra để lại rất nhiều vết sẹo gây mất thẩm mỹ. Sẹo do bệnh zona gây ra lấm tấm có màu trắng tương tự như bị hắc lào.

Trên vùng da bị tổn thương xuất hiện cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, đau rát bỏng, âm ỉ, giật giật từng cơn, đau như kim châm.

Khi lây lan sang nhiều vùng da khác trên cơ thể, zona thần kinh khiến người bệnh nghe kém, trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng dế kêu, tiếng ve kêu.

Ngoài các biểu hiện điển hình nêu trên, bệnh zona thần kinh ở lưng còn khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau nhức đầu, đi loạng choạng, khó chịu, rối loạn bài tiết mồ hôi, sợ ánh sáng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh ở lưng

Bệnh zona thần kinh ở lưng thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn và gây ra biến chứng nghiêm trọng khi không kịp thời kiểm soát và điều trị. Những biến chứng này không chỉ tác động lên vùng da bệnh m còn khiến các cơ quan lân cận trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh ở lưng có thể gây ra những biến chứng sau:

Viêm loét da: Mụn nước hình thành trên vùng da lưng khi vỡ ra sẽ để lại những hố sâu kèm theo biểu hiện sưng đỏ. Nếu không áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, tình trạng nhiễm trùng sẽ xuất hiện kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng và gây khó chịu cho người bệnh.

Đau thần kinh: Đau thần kinh là biến chứng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh zona thần kinh. Bởi virus zona trú ẩn tại dây thần kinh. Hậu quả là tạo ra cảm giác đau nhức tận sâu bên trong hệ thần kinh và tế bào thần kinh vùng lưng.

Hình thành sẹo: Nếu không điều trị đúng cách, bệnh zona thần kinh ở lưng rất dễ để lại sẹo lõm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

Nhìn chung mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh ở lưng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương da, thể trạng của mỗi bệnh nhân, biện pháp chăm sóc và điều trị, biến chứng gặp phải. Đa phần bệnh zona sẽ khỏi sau vài tuần điều trị.

Phương pháp chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở lưng

Quá trình chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở lưng được thực hiện như sau:

Thông qua kết quả thăm khám, kiểm tra lâm sàng cho thấy có hạch nhỏ nổi sau tai bệnh nhân. Da ống tai ngoài dày, có biểu hiện đỏ. Mụn nước hình thành trên vùng da lưng và da ống tai ở các giai đoạn khác nhau, một vài nốt đã vỡ, một vài nốt để lại sẹo, một vài nốt khác đang chứa dịch màu vàng.

Nếu chà xát, gãi nhiều ở vùng da bệnh, mụn nước sẽ bị nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm.

Tiến hành xét nghiệm máu không có nhiều giá trị, kết quả chỉ cho thấy bạch cầu giảm ở mức độ ít. Kết quả nghiệm pháp miễn dịch huỳnh quang xác định sự có mặt của virus cũng chỉ mang tính gợi ý. Quá trình chẩn đoán zona thần kinh ở lưng chủ yếu dựa vào biểu hiện đau rát, ngứa ngáy, mụn nước nằm một bên, ở vùng của các dây thần kinh.

Bệnh zona thần kinh ở lưng được điều trị như thế nào?

Sau khi có kết quả chẩn đoán, người bị zona thần kinh ở lưng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định chữa bệnh với các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc Tây điều trị zona thần kinh ở lưng

Để điều trị zona thần kinh ở lưng và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau rát ngoài da, thuốc kháng histamine, thuốc làm dịu các dây thần kinh, thuốc chống ngứa…

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, tình trạng sức khỏe ở hiện tại và biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với các loại thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị zona thần kinh ở lưng gồm:

Clopheniramin

Pregabalin

Dimenhydrinat

Diphenhydramin

Naproxen

Ibuprofen

Gabapentin

Acetaminophen.

Trong trường hợp vùng da bị tổn thương có biểu hiện tiết dịch, rộp nước và mưng mủ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da dưới dạng gel hoặc kem. Việc điều trị tại chỗ sẽ giúp các tổn thương mau chóng lành, giảm đau, giảm ngứa. Đồng thời phòng ngừa bội nhiễm và ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo.

Đối với bệnh zona thần kinh ở lưng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một trong những loại thuốc bôi sau:

Điều trị zona thần kinh ở lưng bằng Laser HeNe

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân áp dụng phương pháp chiếu laser điều trị zona thần kinh ở lưng giai đoạn nặng, đau đớn nghiêm trọng, tổn thương lan rộng và có dấu hiệu viêm nhiễm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể xem xét và chỉ định phương pháp này khi hiệu quả kiểm soát triệu chứng của thuốc không đạt như mong đợi.

Tác dụng của phương pháp chiếu tia Laser HeNe trong điều trị bệnh zona thần kinh ở lưng:

Tăng quá trình phân chia tế bào

Tăng tổng hợp protein

Tăng tạo nguyên xơ bào

Kích thích quá trình làm lành vết thương

Kích thích tạo mô hạt

Diệt virus Zona

Làm giảm tiết dịch

Giúp ổn định tính thành mạch

Chống viêm, giảm phù nề, giảm tổn thương, giảm đau.

Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh zona thần kinh ở lưng tại nhà

Việc áp dụng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà đối với bệnh nhân bị zona thần kinh ở lưng là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên quá trình chăm sóc tại nhà cần được thực hiện một cách thận trọng để phản tác dụng dẫn đến nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia y tế, người bị zona thần kinh ở lưng không nên sử dụng các bài thuốc nam (đỗ xanh, gạo nếp…) để ma sát, bôi hoặc đắp vào vùng da đang bị tổn thương. Bởi nếu sử dụng bừa bãi, sử dụng không cẩn thận sẽ khiến những tổn thương ngoài da trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn thương da lan rộng, bội nhiễm nặng…

Để đảm bảo quá trình chăm sóc và điều trị bệnh zona thần kinh ở lưng đạt hiệu quả, người bệnh cần:

Thường xuyên vệ sinh cơ thể và giữ gìn da sạch sẽ. Đặc biệt là những vùng da có dấu hiệu tổn thương do zona thần kinh.

Sử dụng trang phục rộng rãi, thoáng mát, khô rát, chất liệu vải có khả năng thấm hút tốt mồ hôi.

Đối với những vùng da có dấu hiệu rỉ mủ, người bệnh cần dùng băng ép ngâm vào thau có chứa nước đá lạnh. Sau đó chườm băng ép vào vùng da bệnh để cải thiện triệu chứng.

Tắm gội mỗi ngày.

Giữ cho vùng da bị tổn thương, có mụn nước hoặc tiết dịch khô ráo, sạch sẽ. Bạn có thể vệ sinh da bằng nước rửa chuyên biệt do bác sĩ chỉ định hoặc dùng nước muối sinh lý, nước ấm pha muối loãng.

Không sử dụng tay hoặc đồ vật chạm vào vùng da bệnh. Đồng thời không cào, cấu hoặc gãi lên vùng da có mụn nước hoặc bị tổn thương, tiết mủ. Bởi hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng nhiễm khuẩn da, tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương lan rộng, để lại sẹo và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.

Tuyệt đối không để vùng da bệnh tiếp xúc với nguồn nước hay vật dụng không đảm bảo vệ sinh, chất tẩy rửa mạnh, chất hóa học, khói bụi, nấm mốc và nhiều tác nhân gây hại khác.

Việc áp dụng biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà đúng cách sẽ giúp người bệnh hỗ trợ tốt quá trình kiểm soát bệnh zona thần kinh ở lưng và phòng ngừa biến chứng. Đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh cùng với thuốc.

Biện pháp phòng ngừa zona thần kinh ở lưng

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở lưng nói riêng và bệnh zona thần kinh nói chung xuất hiện, lây lan trên diện rộng hoặc lâu truyền sang cho người khác, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Loại bỏ vi khuẩn bằng cách tắm rửa hàng ngày và giữ gìn vệ sinh cơ thể.

Tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị zona thần kinh để phòng ngừa bị nhiễm virus gây bệnh.

Đối với những người trên 50 tuổi, có tiền sử mắc bệnh thủy đậu trước đó, bạn có thể tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin phòng ngừa virus Zona không được khuyến cáo sử dụng cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, người điều trị ung thư, hóa trị.

Đối với những người không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu, bạn cần sớm tiến hành tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm virus. Bởi đây được đánh giá là biện pháp phòng ngừa thủy đậu tốt nhất và tránh được nguy cơ mắc bệnh zona.

Áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp. Thường xuyên bổ sung vitamin, chất xơ, axit béo omega-3 có trong rau củ quả, các loại cá… để nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm virus và bùng phát bệnh.

Thường xuyên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, bao gối, ga giường, quần áo… và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, nấm mốc, khói bụi… Bởi hoạt động này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho virus Zona tái hoạt động ở những người có tiền sử bị thủy đậu. Trong trường hợp tính chất công việc khiến bạn phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại này, bạn nên áp dụng các biện pháp bảo vệ như mang găng tay, đi ủng, mang khẩu trang,mặc áo khoác…

Cải thiện sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao. Từ đó giúp phòng ngừa zona thần kinh ở lưng hình thành.

Đối với những người đang mắc bệnh zona thần kinh ở lưng, bạn cần tránh tiếp xúc với người xung quanh để tránh lây nhiễm. Đặc biệt người bệnh cần tránh xa phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thiếu tháng, trẻ em, những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, zona hoặc chưa từng tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, người có hệ miễn dịch suy giảm… cho đến khi bệnh lành hẳn.

Bệnh zona thần kinh ở lưng là bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra bệnh còn gây biến chứng nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời. Vì thế, bạn cần tiến hành điều trị ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường

Bệnh Zona Thần Kinh Ở Lưng Và Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Từ Thảo Dược

Zona thần kinh ở lưng hay các vị trí khác trên cơ thể thường có biểu hiện đặc trưng là những nốt mụn đỏ, nhỏ li ti, phồng rộp, bên trong chứa nước như vết bỏng hình thành trên da. Hiện nay, để cải thiện zona thần kinh ở lưng nhanh chóng, nhiều người đã lựa chọn bộ đôi thảo dược kết hợp “trong uống – ngoài bôi”.

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở lưng

Zona thần kinh là bệnh ngoài da do virus Varicella-zoster gây ra. Virus này cũng là tác nhân gây nên thủy đậu. Khi bệnh thủy đậu được điều trị khỏi, virus không hoàn toàn biến mất mà ẩn nấp trong hệ thần kinh nhiều năm. Một trong những vị trí “ưa thích” của zona thần kinh đó chính là lưng.

Lưng là vị trí dễ xuất hiện zona thần kinh

Khi bị zona thần kinh ở lưng, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau:

– Người mệt mỏi, khó chịu, nước tiểu có màu vàng.

– Vùng da lưng sẽ xuất hiện ban đỏ, đau rát dọc theo đường dây thần kinh ngoại biên. Các ban đỏ sẽ đổi thành một hoặc nhiều đám mụn nước nhỏ tập trung lại.

– Thời gian đầu, mụn nước có màu trong rồi chuyển dần sang vàng đục.

– Các đám mụn nước khiến vùng da tổn thương ở lưng còn có cảm giác ngứa nghiêm trọng, đau rát âm ỉ, giật theo từng cơn như bị kim châm.

Bệnh zona thần kinh ở lưng có nguy hiểm không?

Bệnh zona không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng một số người có thể phải chịu những cơn đau dây thần kinh sau đó. Tình trạng này có thể kéo dài cả tháng, có những trường hợp tái phát nhiều lần sau đó. Những cơn đau khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách:

– Viêm loét da: Mụn nước tích tụ lại và phá hủy bề mặt da ở lưng dẫn tới thành các vết loét sâu, sưng tấy, dễ bị nhiễm trùng, hoại tử.

– Để lại sẹo: Nếu không được điều trị sớm, các tổn thương do zona thần kinh gây ra trên lưng sẽ để lại sẹo lồi lõm và thâm đen rất mất thẩm mỹ.

Zona thần kinh có thể để lại sẹo thâm lõm

– Viêm màng não: Đây là một trong những biến chứng của bệnh zona gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mắc. Đặc biệt, nếu zona lan lên mặt, người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Sảy thai, sinh non: Những phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị sảy thai, đẻ non hoặc con sinh ra nhẹ cân, dị tật.

Sự nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương dưới da, thể trạng người bệnh, phương pháp chăm sóc, điều trị. Thông thường, nếu được chăm sóc và điều trị tốt, sau vài tuần người bệnh sẽ hồi phục.

Cải thiện bệnh zona thần kinh ở lưng hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược

Vì là bệnh do virus gây ra nên đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị zona thần kinh, các phương pháp đang được sử dụng hiện tại đa phần chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang có bộ đôi “trong uống – ngoài bôi” gồm cốm hòa tan giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và gel bôi sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo được bào chế từ nano bạc (thành phần chính), kết hợp với dịch chiết neem (xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan rất thích hợp để phòng ngừa, cải thiện bệnh zona thần kinh. Cụ thể bộ đôi sản phẩm này có thành phần và công dụng như sau:

*Sản phẩm cốm uống

Đây là cốm thảo dược chứa các phần như: L-Lysine, cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, vitamin C,…. L-Lysine là một axit amin thiết yếu có vai trò kích thích hoocmon tăng trưởng, đã được nghiên cứu chứng có tác dụng ức chế sự sinh sản của virus herpes (tên gọi chung các chủng virus gây ra zona, thuỷ đậu, herpes,…). Và khi L-Lysine kết hợp với các thảo dược khác sẽ tạo thành công thức toàn diện giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cũng như đẩy nhanh quá trình lành bệnh zona thần kinh, tay chân miệng, thủy đậu, sởi,…

*Sản phẩm gel bôi ngoài da

Gel bôi ngoài da được khuyên dùng để cải thiện bệnh zona thần kinh có thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan. Tác dụng của nano bạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Tại nước ta, nano bạc cũng được các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và cho thấy, chỉ cần một lượng rất nhỏ nano bạc đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh, ngay cả với những chủng vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh mà không gây hiện tượng kháng thuốc.

Nano bạc có tác dụng diệt virus, vi khuẩn hiệu quả

Và khi nano bạc kết hợp với dịch chiết neem, chitosan sẽ mang tới công dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích tái tạo tế bào da mới, đồng thời ngăn ngừa sẹo hình thành.

Zona thần kinh ở lưng hay bất kỳ vị trí nào cũng khiến người bệnh đau rát, khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng bộ đôi thảo dược được nhắc tới ở trên!

Phạm Oanh *Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bộ đôi trong uống – ngoài bôi nhân đôi tác dụng cốm Subạc và gel Subạc

Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với các thảo dược quý như: Chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn,…

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus. Người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Bộ đôi thảo dược cốm Subạc và gel Subạc

Hiện nay, bộ đôi trong uống – ngoài bôi Subạc đang có chương trình ưu đãi đặc biệt: Mua 6 tặng 1 thông qua chương trình tích điểm. Cụ thể, khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm, quý khách được tặng 1 hộp sản phẩm, tương đương tiết kiệm 15% chi phí.

Hơn nữa, bộ đôi trong – uống ngoài bôi Subạc tự tin cam kết hoàn tiền 100% nếu quý khách sử dụng không hiệu quả. Đăng ký ngay để được tham gia chương trình!

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Nguyên Cớ Và Triệu Chứng Đau Nhức Ở Lưng Cấp Tính

Bệnh đau lưng hiện nay thường gặp là đau lưng cấp tính. Đối tượng mắc bệnh này ngày càng nhiều mà không tìm hiểu các cách thức để chữa trị. Người bệnh nghĩ rằng bệnh đơn giản không cần chữa cũng khỏi nên từ đó để lâu thành đau lưng mãn tính. Muốn điều trị được bệnh này ta cần phải đi tìm hiểu lý do và triệu chứng đau nhức ở lưng cấp tính từ đó mới có nguyên do và biểu hiện đau nhức ở lưng cấp tính thể chữa trị hiệu quả căn bệnh thoát vị đĩa đệm đoạn cột sống lưng.

Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được cho là kinh niên. Đau ê ẩm vùng lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột sau một cử động nhiều vô kể, trái tư thế gây nên như cúi hay nghiêng người bê một vật nặng, ngồi với nghiêng người để lấy một vật ở trên cao hoặc cố đẩy xe máy lên chỗ cao khiến cơ thể phải vặn người đi rồi nghe thấy cục một cái và xuất hiện đau lưng.

Mang vác vật nặng không đúng tư thế cũng khiến bạn bị đau lưng cấp tính

Căn nguyên cớ và biểu hiện đau nhức ở lưng cấp tính nguyên và biểu hiện đau lưng cấp tính.

– Thời tiết biến hóa đột ngột là nguyên cớ khiến các cơ, dây chằng, mạch huyết và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức. Người bệnh có cảm giác mệt trong người, đau mỏi lan toả hai bên cột sống thắt lưng.

– Làm việc trong một tư thế cố định cột sống thì việc dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ xảy ra rất cao, khối cơ lưng và dây chằng sẽ ít cử động gây dồn tắc chất trung gian hoá học trong cơ, đồng thời mạch huyết kém lưu thông nên tình trạng nuôi dưỡng đĩa phương cột sống không được bảo đảm, cũng gây đau âm ỉ vùng lưng cấp. Bệnh nhân có cảm giác đau nhói giai giẳng dọc cột sống, các động tác cúi, ngửa, xoay hơi ngặt nghèo.

– Hoạt động hoặc làm việc trong một tư thế nguyên cớ và biểu hiện đau lưng cấp tính cột sống không chính xác, gây trượt nhẹ các khớp cột sống và đĩa đệm, cũng gây nên đau lưng cấp. Người bệnh cảm thấy đau thắt khu trú tại một vị trí, sờ nắn có cảm giác đau.

– Khi cột sống phải chịu sự đè nén của cân nặng cơ thể hay vật nặng, các đĩa xương sống bị gây áp lực nhiều không kể xiết cũng gây đau nhức ở lưng cấp.

– Đi giầy hoặc dép cao gót khiến cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, cột sống thắt lưng L4 và lý do và triệu chứng đau lưng cấp tính L5 dễ bị trượt ra trước, gây gây áp lực mạch huyết và thần kinh, cũng có thể gây đau ê ẩm vùng lưng cấp.

– Một vài thương tổn thực thể gây đau ê ẩm vùng lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao… cũng gây đau lưng cấp.

Hầu hết chứng đau ê ẩm vùng lưng từng bước được nâng cao với việc chữa trị tại nhà và tự săn sóc. Đau ê ẩm vùng lưng cấp tính có thể điều trị bằng nhiều cách thức nội, ngoại khoa. Phần lớn bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng trong trường hợp phức tạp, đau mãi mà không hết, hay đau trở đi trở lại, cần phải đi sâu hơn trong vấn đề định bệnh và cần phải gặp bác sĩ chuyên môn.

Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh

Bệnh Zona còn được gọi là bệnh giời leo và do virút Varicella Zonster gây ra (VZV).

Triệu chứng của bệnh

Hàng năm tỉ lệ người mắc bệnh Zona lên tới 1,5 – 3,0%. VZV xâm nhập vào dây thần kinh và hạch giao cảm, chúng nhân lên ở hạch rễ sau và gây viêm cấp tính. Đồng thời gây nên sung huyết và thậm chí gây hoại tử. Virút lan đi dọc theo rễ dây thần kinh cảm giác ngoại vi làm tổn thương bao Myelin gây tăng nhạy cảm ngoại vi và làm cho đau đớn, rát bỏng khủng khiếp. Cơn đau và rát bỏng dọc theo đường đi của giây thần kinh cảm giác đó chi phối.

Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đến là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, đôi khi đau dữ dội và rát bỏng, ngứa rất khó chị.

Đồng thời, vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau, rát tăng lên rõ rệt. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau khủng khiếp làm cho người bệnh phát khóc.

Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ rồi xuất hiện các mụn nước. Mụn nước mọc lên từng chùm, sát vào nhau, tạo thành mảng hoặc có liên kết với nhau. Có trường hợp trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng thường là nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da. Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát bỏng, ngứa ở vùng da bị Zona thì nổi hạch ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là Zona ở vùng đầu, mặt, cổ và liên sườn. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể gặp ở mắt (Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh (một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt).

Khi bị Zona thì sau khoảng từ 2 – 4 tuần lễ, các mụn nước khô, bong vảy và tự khỏi (nếu không có bội nhiễm hoặc không có biến chứng). Nếu bị bội nhiễm, người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Bệnh Zona không nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy nếu bị Zona ở mắt thì phải hết sức thận trọng, đặc biệt là gây đau dữ dội và rát bỏng. Zona mắt có thể gây viêm, loét giác mạc, hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức, rát bỏng vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài và làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỉ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số người bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh.

Sau khi khỏi bệnh Zona thì VZV sẽ khu trú vào thần kinh, nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại VZV tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.

Xử trí việc đau, rát như thế nào?

NCT khi nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay không nên chần chừ. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có lợi cho người bệnh vì sẽ làm giảm thời gian bị bệnh. Trọng tâm của việc điều trị bệnh Zona là giảm đau và ức chế sự phát triển của virút. Một số nhà chuyên môn khuyến cáo nên dùng phối hợp thuốc ức chế virút (acyclovir) với thuốc giảm đau (paracetamol, neurontin), kết hợp với amitriptilin (giảm lo âu, tác dụng an thần) và một số sinh tố như vitamin B1, B6, B12. Phối hợp thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh, đồng thời làm cho người bệnh ngủ tốt hơn. Ngủ tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc làm giảm cơn đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

LỜI KHUYÊN CỦA THẦY THUỐC Người bệnh bị Zona không được tự động hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác mà tự mua thuốc để điều trị. Người bệnh cũng tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho mình vì bất kỳ loại kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm). Cần vệ sinh da vùng bị bệnh và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệnh chóng khỏi. Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng chống lại virút gây bệnh.