Top 12 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Zona Ở Nách Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Zona Ở Nách

Nguyên nhân gây bệnh zona ở nách

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh nói chung là do một loại virus có tiền sử gây bệnh thủy đậu gây ra. Đối với những người đã mắc bệnh thủy đậu và được điều trị khỏi thì virus này vẫn còn tồn tại ở bên trong cơ thể người bị bệnh tại các vùng mô thần kinh gần tủy sống và não. Sau thời gian vài năm sau nếu như gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu thì virus này sẽ tái hoạt động và gây nên bệnh zona.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh như người có sức đề kháng yếu, bị suy nhược cơ thể, thường xuyên căng thẳng, stress…

Zona thần kinh ở nách do virus gây bệnh thủy đậu gây ra

Dấu hiệu để nhận biết bệnh zona thần kinh nách

Để nhận biết bệnh nhân bị zona ở nách bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: Trước tiên sẽ có cảm giác đau, ngứa, căng, phồng và nhức tại những vị trí bị virus tấn công, chẳng hạn như nách. Thông thường những cơn đau này xuất hiện dai dẳng trong vòng 1 – 3 ngày kèm theo đó là những nổi đỏ, tấy và phồng lên tại vị trí đau. Khoảng 10 – 12 ngày sau tại vị trí đau sẽ tụ mủ. Bệnh tự khỏi và biến mất sau khoảng 2 – 3 tuần. Đối với những người có cơ thể, sức đề kháng khỏe mạnh thì sẽ ít để lại sẹo. Còn đối với những người có sức đề kháng yếu thì thường để lại sẹo.

Lúc bệnh khởi phát bệnh nhân còn cảm thấy hơi đau, rát tại những vùng da ở nách cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, chóng mặt… Sau đó thì những mụn nước có kích thước to, nhỏ sẽ mọc không đều thành các chùm trên nền da bị tổn thương đó.

Bên trong những mụn nước này sẽ chứa dịch trong hoặc hơi hồng. Đôi khi sẽ có mủ sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Vài ngày sau mụn nước bị vỡ ra, lở nhẹ và đóng thành một lớp mài có màu trắng hoặc hồng nhẹ.

Bệnh xuất hiện ban đầu với vùng da ửng đỏ

Một số triệu chứng khác kèm theo đó là nổi hạch ngay nách gần với vùng da bị bệnh. Sờ vào người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh ở nách

Chữa zona thần kinh nách bằng phương pháp điều trị dân gian

+ Sử dụng mật ong: Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mật ong có thành phần giúp kháng virus. Do đó khi bạn bôi mật ong lên vùng da bị bệnh thì sẽ giảm làm giảm đau, kháng viêm và nhanh hồi phục làn da khỏe mạnh.

+ Sử dụng tinh dầu tỏi: Tinh dầu tỏi có khả năng kháng viêm và gây ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng bông tăm sạch và chấm một giọt tinh dầu tỏi sau đó dùng để thoa lên vị trí vùng da dưới nách bị tổn thương. Nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ và để lại qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch bạn sẽ cảm nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Sữa tươi hoặc sữa chua: Trong 2 loại sữa này có chứa những lợi khuẩn giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh. Để phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất thì bạn nên sử dụng khi còn đang lạnh.

Chữa zona ở nách bằng thuốc tây

Cách chữa zona thần kinh nách bằng thuốc tây

Một số loại thuốc tây được các bác sĩ khuyên dùng khi bị zona ở cổ, nách hay các bộ phận khác trên cơ thể là thuốc giảm đau, thuốc kháng virus, kem bôi capsaicin… Những thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh zona ở nách. Làm giảm đau, giảm ngứa, đồng thời ngăn chặn và ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Hạn chế những biến chứng nghiêm trọng xuất hiện trong cơ thể con người.

Triệu Chứng Zona Thần Kinh Và Thuốc Chữa Zona Hiệu Quả

Triệu chứng zona thần kinh và thuốc chữa zona quan tâm là điều bạn nên quan tâm bởi căn bệnh này khá phổ biến, cần có một kiến thức nền tảng để biết cách xử trí giúp tránh khỏi những tác động do bệnh gây ra.

Nguyên nhân bị zona thần kinh

Zona được gây nên bởi một loại virut mang tên Varicella zoster. Loại virut này cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Nếu cơ thể tiếp xúc với virut này, nó sẽ gây ngứa ngáy và loét. Tiếp đó, nó đi vào trong các tế bào thần kinh và tồn tại một thời gian ở đây chờ điều kiện thuận lợi như cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch,…sẽ hoạt động trở lại và phát triển ra các dây thần kinh cảm giác, từ đó hình thành bệnh zona.

Thêm vào đó, loại virut này gây nên bệnh thủy đậu nên người có tiền sử mắc thủy đậu ngày bé có khả năng mắc bệnh zona cao hơn so với không bị thủy đậu.

Triệu chứng zona thần kinh

Có rất nhiều người vì không biết mà hay nhầm lẫn triệu chứng zona thần kinh với bệnh giời leo. Dấu hiệu bệnh zona thường thấy:

Ban đầu xuất hiện những mảng đỏ trên da sau đó chúng cương lên thành những mụn nước khiến người bệnh cảm thấy nóng rát râm ran và ngứa ở vùng da bị zona. Những trường hợp bệnh nặng thì tại vùng da bị bệnh người bệnh sẽ thấy rất đau rát và có thể bị sốt cao, đau đầu, ớn lạnh và khó chịu ở dạ dày.

Vị trí xuất hiện zona thần kinh thường ở vùng mặt, cổ, mí mắt hoặc cũng có khi toàn thân. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện tại một vị trí nào đó sau đó lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể.

Thông thường, triệu chứng zona thần kinh sẽ xuất hiện khoảng từ 1-3 ngày trước khi phát ban đỏ với dấu hiệu ngứa râm ran, đau ở vùng da sẽ phát bệnh.

Các mụn nước do zona hình thành sẽ vỡ và chảy nước trong khoảng 7 – 10 ngày rồi khô đi và sẹo hóa.

Thuốc chữa zona thần kinh

Khi thấy đau rát và có mụn nước trên da, bạn cần đến các bác sĩ thần kinh hoặc da liễu để được khám và có phương án điều trị càng sớm càng tốt. nếu có zona thần kinh ở mắt bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực.

Thuốc chữa zona thần kinh có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng với virut đồng thời tiêu diệt virut gây bệnh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tiến hành sớm và kịp thời khi bệnh mới bắt đầu thì mới ngăn chặn được tình trạng bệnh phát triển và đạt được hiệu quả tối ưu. Thêm vào đó, thuốc còn giúp giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau khi zona đã được điều trị khỏi. Để sử dụng thuốc bạn cần được chỉ định của bác sĩ điều trị chứ không được tự ý mua thuốc về điều trị.

Các loại thuốc chữa zona thần kinh gồm thuốc kháng virus và một số loại thuốc hỗ trợ khác.

Điều trị bệnh zona thần kinh bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn đau sau zona.

Thuốc trị zona giai đoạn cấp

Thuốc giảm đau thường có Efferalgan codein hoặc thuốc giảm đau chống viêm không corticoid với liều lượng dùng thường là: Efferalgan codein 500mg uống 3 – 4 lần/ngày, Thuốc này chống chỉ định với các trường hợp với thành phần của thuốc, người bị suy gan – thận. Thuốc giảm đau chống viêm không corticoid tiêu biểu là aspirin 1.000mg ngày uống 2 lần sau ăn. Thuốc chống chỉ định với người loét dạ dày – tá tràng và dị ứng với thành phần của thuốc.

Thuốc kháng virut dạng viên nén. Liều dùng thường là 800mg uống 5 lần mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Thực hiện điều trị bằng thuốc này trong thời gian 5 – 7 ngày và nên dùng ngay khi bệnh mới chớm hoặc khi xuất hiện mụn nước. Tác dụng của thuốc là giảm cường độ và thời gian đau sau zona nên càng điều trị sớm càng đạt được hiệu quả tốt. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với thuốc. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu.

Thuốc bôi tại chỗ thường áp dụng trong thời gian mụn nước xuất hiện. Khi bôi thuốc, bạn cần giữa vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương, mặc quần áo thoáng mát sạch sẽ để tránh hiện tượng nhiễm trùng. NếuKhi mụn nước vỡ ra bạn có thể dùng thuốc xanh metylen chấm vào.

Tùy vào từng trường hợp cũng có thể dùng thêm thuốc kháng histamin để làm giảm ngứa tại vùng da tổn thương và giúp an thần nhẹ.

Thuốc trị zona giai đoạn đau sau zona

Amitriptylin dạng viên nén 25mg với liều dùng 25 – 75mg/ngày và chia thành 2 lần. ban đầu nên sử dụng với liều lượng thấp sau đó mới tăng dần lên. Tác dụng của thuốc là giảm đau rát nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: hạ huyết áp tư thế, lú lẫn, ngủ gà, miệng khô, run, bí đái, táo bón, tăng cân. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân glôcôm góc đóng, loạn nhịp tim, u tuyến tiền liệt, động kinh, rối loạn dẫn truyền, phụ nữ có thai.

Carbamazepin dạng viên nén 200mg với liều dùng 400 – 1.200mg mỗi ngày. Thuốc chống chỉ định với những người có nhịp tim chậm.

Clorazepam dạng viên nén 2mg dùng liều từ 1 – 4mg/ngày, thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Gabapentin dạng viên nén 300mg và áp dụng liều 900mg – 2.000mg một ngày. Người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc.

Thuốc bôi tại chỗ: aspirin gel, voltarel gel,… sử dụng trong khoảng 4 tuần.

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bạn cần giữ sạch sẽ khu vực da bị mẩn đỏ. Bạn vẫn có thể tắm nhưng tại khu vực ban đỏ bạn cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại kem mát để giúp làm khô mụn nước.

Chuyên da da liễu của phòng khám Đông Phương khuyên bạn điều trị zona thần kinh bằng thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định và bệnh nhân cần tuân thủ đúng các nguyên tắc chữa trị, chỉ dẫn về thuốc do bác sĩ đưa ra.

Cách Chữa Bệnh Hắc Lào Ở Nách Dứt Điểm, Không Tái Phát 2022

Cách chữa bệnh hắc lào ở Nách dứt điểm, hiệu quả và không tái phát. So sánh ưu điểm và khuyết điểm của các cách chữa khác nhau. Lý do tại sao nhiều người chữa xong cứ bị tái phát nhiều lần? Cách nào tạo kháng thể ngăn ngừa bệnh tái phát? Mời bạn xem bên dưới!!!

BỆNH HẮC LÀO Ở “NÁCH” DỄ ĐIỀU TRỊ hay KHÓ ĐIỀU TRỊ?

Chung quy bệnh hắc lào thường chia ra làm 2 vùng: Đối với vùng dễ điều trị thì:

Bao gồm: Nách, tay, chân, mặt, cổ, lưng, ngực.

Luôn luông thoáng khí, không hầm hơi, không bị tích tụ mồ hôi ẩm ướt.

Vi nấm không có môi trường phát triển nhanh để lây lan và gây nhiễm trùng.

Hiệu quả chữa trị rất nhanh.

Ít khi bị tái phát, nhưng vẫn có, vì vùng nách ẩm ướt nhất trong vùng dễ điều trị.

Bao gồm: Vùng kín cơ thể, bộ phận sinh dục, bịu, háng, bẹn và mông.

Không được thoáng khí, hầm hơi, thường ra mồ hôi nhiều, ẩm ướt thường xuyên.

Vi nấm phát triển cực kỳ nhanh do môi trường thuận lợi để lây lan và nhiễm trùng cao.

Hiệu quả chữa trị chậm hơn hẳn vùng dễ điều trị.

Nếu không chữa được mầm bệnh ẩn dưới da, bệnh chắc chắn tái phát.

Tóm lại, bị hắc lào ở nách là vùng chữa chậm nhất trong vùng dễ điều trị. Đây là vùng thường ra mồ hôi, ẩm ướt và tích tụ nhiều vi khuẩn.

HẮC LÀO Ở NÁCH CỦA BẠN NẶNG ĐẾN MỨC NÀO?

Bạn có thể xem bệnh hắc lào chỉ có 4 mức độ nặng nhẹ khác nhau cho dễ hình dung:

Bị hắc lào ở nách nhẹ.

Bị hắc lào ở nách nặng.

Bị hắc lào ở nách lâu năm.

Bị hắc lào mãn tính.

Đối với bị hắc lào nhẹ:

Mới nổi 1-5 đốm cỡ 1 đốt ngón tay, tương tự hình đồng tiền.

Cảm giác ngứa rát, càng gãi và đổ mồ hôi nhiều lại càng ngứa.

Có nổi mẫn đỏ và đôi khi xuất hiện nhiều mụn nước li ti xung quanh.

Chưa bị lây lan ra các vùng khác.

Chưa có dấu hiệu bị nhiễm trùng dẫn đến bị chàm hóa.

Sẽ không bị tái phát do giai đoạn này chưa có mầm bệnh ẩn dưới da.

Những đốm đồng tiền bắt đầu xếp chồng lên nhau hỗn loạn.

Bắt đầu bị lây lan ra gần đó, những vết lan dưới 50 cm2.

Bắt đầu bị nhiễm trùng lốm đốm và bị bội nhiễm.

Có nguy cơ tái phát sau khi chữa trị, do đã có mầm bệnh ẩn dưới da.

Vùng da bị hắc lào đã hoàn toàn biến dạng, không còn nổi vài vết lốm đốm.

Tình trạng lây lan rộng khắp vùng nách, những vết lan dưới 200 cm2.

Tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm nghiêm trọng. Những vết lốm đốm xuất hiện khắp nách.

Tái phát là chắc chắn vì mầm bệnh ẩn dưới da đã lan rộng cực kỳ.

Đối với bị hắc lào mãn tính:

Đây là trường hợp bệnh hắc lào đã ăn nhiễm vào tận máu.

Chữa hết chỗ tay, sẽ tự lây sang chân, chữa hết chân lại lây sang nách…

Nếu bạn để ý thấy mình đã chữa hết nhưng bị lại ở ít nhất 5 vùng khác nhau. Chứng tỏ bạn đã bị hắc lào mãn tính.

Tóm lại, nếu bạn xác định được mức độ nặng nhẹ căn bệnh của mình. Bạn hoàn toàn có thể tự chữa ở nhà theo cách phù hợp nhất và tiện lợi nhất cho bạn.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG CÁCH CHỮA HẮC LÀO Ở NÁCH?

#1. Bằng thuốc tây:

Ưu điểm của chữa hắc lào ở nách bằng thuốc tây:

Hiệu quả rất cao và chữa khỏi cũng nhanh.

Chi phí lại không mắc, rất vừa túi tiền với đại đa số người dân.

Bị hắc lào nhẹ ở nách chỉ mất 1-4 tuần sẽ khỏi.

Bị hắc lào nặng ở nách cũng chỉ 4-12 tuần khỏi.

Bị hắc lào lâu năm mất 6-18 tuần là khỏi.

Hoàn toàn có thể kiềm chế được hắc lào toàn thân để không bị lan rộng và nhiễm trùng.

Hoàn toàn có thể chữa được mầm bệnh ẩn còn sót dưới da.

Hoàn toàn có thể giảm đáng kể giảm tối đa nguy cơ bị sẹo.

Nhược điểm của chữa hắc lào ở nách bằng thuốc tây:

Việc dùng thuốc tây lâu dài mà sơ suất sẽ sinh ra tác dụng phụ và nguy hiểm cực cao.

Rất tốn thời gian đợi chờ khám và tái khám bác sĩ mỗi 2 tuần 1 lần.

Hoàn toàn không phù hợp để chữa hắc lào mãn tính.

Không có tạo được kháng thể nên vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm trở lại.

Tuyệt đối phải chịu khó đi khám và uống theo đúng toa của bác sĩ.

Tuyết đối không mua lại toa thuốc cũ mà bác sĩ đã kê lần đầu.

Tóm lại, muốn chữa hắc lào ở nách bằng thuốc tây, bạn tuyệt đối phải đi khám bác sĩ. Ngoài ra còn không được tự ý mua và dùng lại thuốc theo toa cũ của bác sĩ.

#2. Bằng cách dân gian:

Ưu điểm của chữa hắc lào ở nách bằng cách dân gian:

Lành tính với cả mẹ bầu, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Chi phí tiết kiệm nhất, rẻ nhất trong 3 cách chữa hắc lào.

Bị hắc lào nhẹ ở nách chỉ 2-6 tuần là khỏi.

Bị hắc lào nặng ở nách chữa chỉ 8-16 tuần là sẽ khỏi.

Còn hắc lào lâu năm thì chỉ kiềm chế sự lây lan rộng hơn và bị nhiễm trùng.

Nhược điểm của chữa hắc lào ở nách bằng cách dân gian:

Hiệu quả chậm nhất và lâu nhất trong 3 cách chữa trị.

Tốn công sức mua nguyên liệu, sơ chế, băng bó và thay thuốc.

Hoàn toàn không phù hợp để chữa hắc lào toàn thân, mãn tính.

Chắc chắn bạn sẽ bị tái phát nếu dùng cách dân gian.

Vì cách này không trị mầm bệnh ẩn sâu bên dưới lớp da.

VÌ cách này không tạo kháng thể nên sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm trở lại.

Nguy cơ bị sẹo rất là cao.

Có một ngoài lệ, dùng tỏi có thể làm bệnh hôi chân, hôi nách biến nặng hơn.

Top 3 là chữa hắc lào bằng Rượu sinh lý hoặc Cồn.

Top 2 là chữa hắc lào bằng Chuối xanh.

Top 1 là chữa hắc lào bằng Tỏi (khuyên dùng).

Tóm lại, chữa hắc lào ở nách bằng cách dân gian là tiết kiệm chi phí nhất trong 3 cách. Tuy nhiên nó lại là cách tốn công sức chuẩn bị và thay băng nhiều nhất.

#3. Bằng thuốc đông y:

Ưu điểm của chữa hắc lào ở nách bằng thuốc đông y:

Có hiệu quả cực kỳ nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với cách dân gian.

Làm bằng thiên nhiên không trộn tân dược. Nên lành tính với cả mẹ bầu, trẻ sơ sinh và trẻ em.

Không tốn thời gian, mất công đợi chờ bác sĩ rồi lại tái phát sau 2 tuần.

Không tốn thời gian mua nguyên liệu, sơ chế, băng bó và thay thuốc.

Bị hắc lào nhẹ chỉ mất 1-4 tuần là khỏi.

Bị hắc lào nặng chỉ 4-12 tuần là khỏi.

Bị hắc lào lâu năm mất 6-18 tuần là khỏi.

Bị hắc lào toàn thân thì 10-24 tuần là khỏi.

Ngoài ra còn làm chậm chu kỳ tái phát của bệnh hắc lào mãn tính.

Chắc chắn bạn sẽ không bị tái phát nữa.

Do mầm bệnh ẩn dưới da được chữa trị.

Không bị lây nhiễm trở lại do đã tạo được kháng thể.

Giảm nguy cơ bị sẹo mà cách dân gian không làm được.

Nhược điểm của chữa hắc lào ở nách bằng thuốc đông y:

Chi phí chữa trị là mắc nhất trong 3 cách.

Đây là cách duy nhất trong 3 cách tạo được kháng thể tránh bị nhiễm trở lại.

Và chữa được hắc lào mãn tính.

Tóm lại, ngoài mắc nhất trong 3 cách thì thuốc đông y hoàn toàn vượt trội hơn nhiều. Cả thuốc tây và cách dân gian đều không thể bì kịp tác dụng tuyệt vời của thuốc đông y.

TẠI SAO CHỮA KHỎI RỒI NHƯNG CỨ BỊ TÁI PHÁT NHIỀU LẦN?

Lý do chính yếu nhất dẫn đến hắc lào đã chữa khỏi mà cứ tái phát nhiều lần là do:

Mầm bệnh ẩn sâu dưới da hoàn toàn chưa được chữa trị, hoặc chưa triệt để. Dẫn đến sẽ tái phát lại.

Chữa khỏi hắc lào nhưng không hình thành kháng thể tại vùng da đó. Dẫn đến bị lây nhiễm lại từ nguồn bệnh khác.

Mầm bệnh đã ăn nhiễm vào máu hay còn gọi là bị hắc lào mãn tính.

CÁCH CHỮA HẮC LÀO Ở NÁCH TẬN GỐC và KHÔNG TÁI PHÁT?

Chỉ cần tuân thủ 3 bước này, bạn hoàn toàn không lo hắc lào bị tái phát nữa:

Thực ra cũng chỉ 3 bước đơn giản. Không cần chờ đợi bác sĩ, cũng không cần tốn công chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:

Bước 1 cần chữa khỏi hắc lào ở nách trước.

Bước 2 cần kích mầm bệnh ẩn dưới da trồi lên bề mặt để tiêu diệt thì sẽ không tái phát nữa.

Bước 3 cần bôi thuốc trong thời gian dài để tạo kháng thể nhằm tránh bị lây nhiễm trở lại.

Bước 1 cần chữa khỏi hắc lào ở nách trước.

Mỗi ngày cần bôi thuốc đông y từ 5-6 lần.

Để khô tầm khoảng 1-2h là bạn có thể bôi thêm thuốc 1 lần nữa.

Bị hắc lào nhẹ chỉ tầm 1-4 tuần là khỏi.

Bị hắc lào nặng chỉ tầm 4-12 tuần là khỏi.

Bị hắc lào lâu năm chỉ mất 6-18 tuần là khỏi.

Quá trình bôi thuốc ở bước 1, bạn bôi thuốc lan rộng ra khoảng 2 đốt ngón tay.

Mục đích là kích mầm bệnh ẩn xung quanh vùng bị hắc lào trồi lên.

Như vậy bạn mới có thể tập trung bôi thuốc để tiêu diệt nó.

Bước 3 cần bôi thuốc thời gian dài tạo kháng thể để tránh bị lây nhiễm trở lại.

Sau bước 1 và 2, vết hắc lào ở nách biến mất.

Bạn tiếp tục bôi thuốc 1-2 lần 1 ngày.

Bị hắc lào nhẹ thì bôi tiếp 3 tháng.

Bị hắc lào nặng thì bôi tiếp 6 tháng.

Bị hắc lào lâu năm thì bôi liên tiếp 9 tháng.

Quá trình tạo kháng thể rất tốn thời gian, cần rất nhiều sự kiên trì của bạn.

Tóm lại, quá trình bôi thuốc hắc lào ở nách sau khi chữa khỏi là cực kỳ cần thiết. Chính việc bôi lâu dài và trường kỳ này giúp thuốc thẩm thấu từng tế bào của bạn, tạo được kháng thể. Như vậy bạn mới có thể chắc chắn không bao giờ tái phát lại bệnh hắc lào này nữa.

Địa chỉ phụ trách phân phối thuốc: 258/22 Võ Văn Tần, P5, Q3, chúng tôi Việt Nam.

Website: Thuocnamhoang.com

Bị Zona Thần Kinh Ở Môi (Miệng)

Zona thần kinh ở môi thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy giảm, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… Bệnh không chỉ gây tổn thương ngoài da mà còn làm phát sinh một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi và đau đầu. Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng và tăng tốc độ hồi phục.

Bị zona thần kinh ở môi (miệng) và dấu hiệu nhận biết

Zona thần kinh là một dạng tái hoạt động của varicella zoster (herpes zoster) virus – virus gây bệnh thủy đậu. Thông thường sau khi điều trị thủy đậu, virus sẽ ẩn vào các dây thần kinh trong cơ thể. Khi có các yếu tố kích thích như căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược,… virus có thể bị kích hoạt và gây ra bệnh zona thần kinh.

Zona thần kinh đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước nhỏ, mọc khu trú và chạy dọc theo dây thần kinh. Ngoài tổn thương da, bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng toàn thân đi kèm.

Zona thường khởi phát ở những vị trí tập trung nhiều dây thần kinh như sau lưng, sau tai, cổ, mắt hoặc miệng. Trong trường hợp bị zona ở miệng, bệnh không chỉ gây ra các triệu chứng thông thường mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở miệng:

Trước khi xuất hiện khoảng 2 – 3 ngày, bạn sẽ có cảm giác đau và nóng rát nhẹ ở vùng da môi.

Một số trường hợp có thể bị đau đầu, mệt mỏi hoặc sưng nhẹ các hạch lân cận.

Da xuất hiện các mảng đỏ, sưng nề nhẹ, gờ rõ ràng và cao hơn những vùng da xung quanh.

Phát ban có hình bầu dục, hình tròn, kích thước nhỏ, mọc khu trú hoặc rải rác thành dải, chạy dọc theo viền môi trên hoặc dưới.

Sau khoảng 1 – 2 giờ, vùng da tổn thương sẽ xuất hiện các mụn nước mọc thành cụm. Bên trong mụn chứa dịch trong suốt, căng và khó vỡ.

Sau một thời gian mụn nước chuyển thành màu đục, vỡ và đóng lại thành vảy tiết.

Tổn thương da do zona thường gây ngứa và đau rát môi nhẹ.

Một số trường hợp có thể bị zona khu trú ở môi, tuy nhiên cũng có trường hợp tổn thương da lan rộng khắp vùng mắt, mặt và cổ.

Nguyên nhân bị zona ở môi

Nguyên nhân trực tiếp gây ra zona thần kinh ở miệng là do varicella zoster virus tái hoạt động khi có yếu tố kích thích. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác khiến loại virus này bùng phát và gây ra bệnh zona thần kinh.

Tuy nhiên theo thống kê, bệnh có thể khởi phát khi có những yếu tố thuận lợi sau đây:

Người có hệ miễn dịch suy giảm: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường hoặc nhiễm HIV

Stress, căng thẳng hoặc bị sang chấn về tinh thần

Suy nhược cơ thể

Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Nhiễm trùng

Điều trị bằng xạ trị

Thông thường sau khi điều trị thủy đậu, virus sẽ tiềm ẩn trong các tế bào thần kinh và bị kìm hãm với hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy khi hệ miễn dịch và sức khỏe suy giảm, varicella zoster virus có khả năng bùng phát mạnh và gây ra tổn thương ngoài da.

Zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Sau khi khởi phát khoảng 10 – 15 ngày, tổn thương da ở môi do varecilla zoster virus thường có dấu hiệu thuyên giảm, đóng mài và lành hẳn nếu có các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên với những trường hợp không điều trị đúng cách, virus có thể lây lan nhanh sang các tế bào thần kinh khác và gây ra các biến chứng như:

Zona lan từ môi sang mắt, gây ảnh hưởng đến thị lực và ngoại hình

Một số trường hợp virus có thể chạy dọc theo dây thần kinh đến não bộ và gây viêm não

Nếu thường xuyên gãi vào các mụn nước, vùng da này có thể bị tổn thương thứ phát và bội nhiễm

Bên cạnh tổn thương da, zona ở môi còn có thể làm phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tạo cảm giác khó chịu, kém tập trung trong hoạt động học tập và làm việc.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở miệng

Thông thường, zona thần kinh thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên nếu xảy ra ở môi, bệnh dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục (do herpes simplex virus gây ra). Chính vì vậy ngoài khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:

Xem xét tiền sử bệnh lý (đã từng bị bệnh thủy đậu)

Chọc dịch tiết hoặc mẫu da để tìm sự hiện diện của virus gây bệnh

Cách chữa zona thần kinh ở môi

Zona thần kinh ở môi (miệng) không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình. Vì vậy sau khi chẩn đoán, bạn nên tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất nhằm làm giảm tổn thương da, thúc đẩy thời gian hồi phục, ngừa thâm sẹo và các biến chứng nguy hiểm.

1. Sử dụng thuốc

Hiện nay, không có loại thuốc đặc hiệu đối với varicella zoster virus. Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ cơ thể ức chế virus gây bệnh.

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị zona thần kinh ở môi, bao gồm:

Thuốc kháng virus: Các loại thuốc kháng virus như Valacyclovir, Acyclovir và Famcilovir thường được sử dụng trong vòng 72 giờ ngay khi phát sinh triệu chứng. Thuốc có tác dụng kìm hãm virus gây bệnh và làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thuốc giảm đau: Tổn thương da do zona có thể gây viêm, đau và sốt nhẹ. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau và hạ thân nhiệt như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen.

Thuốc kháng histamine H1: Trong trường hợp tổn thương gây ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine H1 như Clorpheniramin, Diphenhydramin, Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin,… Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ và khô miệng trong thời gian sử dụng.

Kem bôi Capsaicin: Capsaicin là hoạt chất được tổng hợp từ quả ớt, có tác dụng giảm ngứa và đau tại chỗ. Thuốc được sử dụng sau khi các mụn nước ở môi đã vỡ và khô hoàn toàn. Sử dụng thuốc khi mụn nước mới vỡ có thể gây bội nhiễm, xót da và đau rát.

Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc bôi gây tê (Lidocain) thường được sử dụng sau khi tổn thương da lành hẳn, nhằm cải thiện tình trạng đau và ngứa nhẹ.

Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Các loại thuốc khác: Nếu zona ở môi gây đau nhiều, bác sĩ có thể kê toa thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm 3 vòng,…

So với zona thần kinh ở các vùng da khác, zona xảy ra ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ và đa phần đều đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị.

2. Chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng ở môi và tăng tốc độ hồi phục với các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

Nên uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ ức chế virus gây bệnh.

Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, đồng thời cần hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức.

Nên giữ sạch vùng da cần điều trị, có thể sử dụng bông gạc thấm nước mát và chườm đắp để giảm viêm, ngứa và sưng.

Những lưu ý khi điều trị zona thần kinh ở miệng

Zona thần kinh ở môi có khả năng lây nhiễm cao và dễ gây tổn thương da vĩnh viễn. Vì vậy trong thời gian điều trị bạn nên chú ý những thông tin sau:

Tránh hôn môi hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, thìa, chén,… với người khác. Bởi virus varicella zoster có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc vật lý.

Nên giữ vùng da tổn thương sạch sẽ, tránh sử dụng son môi và các sản phẩm trang điểm trong thời gian điều trị.

Hạn chế cào gãi và chà xát lên da. Nếu bị ngứa ngáy và đau rát, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Zona khác bệnh giời leo (một dạng viêm da tiếp xúc do côn trùng). Vì vậy tuyệt đối không đắp đậu xanh hay áp dụng các mẹo chữa từ dân gian.

Trong thời gian điều trị, cần tránh ăn thực phẩm giàu chất béo và sử dụng đồ uống chứa cồn.

Phòng ngừa zona ở môi bằng cách nào?

Zona thần kinh ở miệng có khả năng tái phát nếu có các yếu tố thuận lợi. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên kiểm soát và thay đổi các thói quen khiến virus có khả năng tái hoạt động trở lại.

Các biện pháp phòng ngừa zona ở môi:

Người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm vaccine phòng ngừa zona (vaccine Zostavax hoặc vaccine Shingrix). Hiện nay vaccine Shingrix được sử dụng phổ biến hơn vì có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh.

Nên tăng cường sức đề kháng bằng cách luyện tập thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.

Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan và hạn chế căng thẳng thần kinh. Nếu gặp phải các vấn đề tâm lý, bạn cần tránh để tình trạng kéo dài. Thay vào đó nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đề xuất hướng điều trị.

Tránh tiếp xúc và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh thủy đậu và zona thần kinh.

Bị zona thần kinh ở môi (miệng) có thể gây thâm sẹo, ảnh hưởng đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng ở môi, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.