Top 8 # Xem Nhiều Nhất Triệu Chứng Zona Ở Trẻ Em Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Zona Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh zona, hay còn có tên dân gian là bệnh giời leo, là một trong những bệnh phổ biến tiêu biểu ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Ngoài ra, đây được xem là một bệnh thường gặp ở trẻ em và được tạo ra từ cùng loại nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện tốt để lan truyền bệnh nhanh chóng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về bệnh này để có hướng xử lý kịp thời khi con mình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh Zona Có những triệu chứng cơ bản thường gặp ở trẻ bị mắc bệnh Zona như sau: – Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, đau họng, khó chịu. Đây là điều kiện tốt để virus bệnh tấn công và làm cho cơ thể bị suy nhược hơn. – Sốt: thường là bị sốt cao, tầm 38 đến 40 độ. Trẻ có thể bị sốt từ lúc mới bệnh.

– Đau rát trên da: đây là triệu chứng bệnh zona rõ rệt và đặc trưng. Bé có thể thấy đau rát ở da, da bị ửng đỏ và mức độ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ thấy rất khó chịu và rất đau như bị phỏng ở da. – Mọc mụn nước: sau khi bị sốt 1 – 2 ngày, những mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng da bị ửng đỏ. Mụn tập trung thành vệt dài có đường kính 3 – 5 mm, chạy theo các dây thần kinh. Bị nổi thành gồ cao hơn da bình thường. Tuy nhiên, có một vài biến chứng của bệnh zona nếu như không được chăm sóc đúng cách. Đó là những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài, khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm là khi zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này.Cách chữa trị bệnh zona Cần phải chữa và chăm sóc người bị bệnh Zona đúng cách để tránh những biến chứng sau này: – Giữ sạch vết thương: dùng băng sạch ngâm nước lạnh vào đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 7 đến 8 lần để làm dịu cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước. Không dùng vật bẩn để đụng vào vết thương. – Sử dụng thuốc giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau, chỉ nên dùng 1 viên/ ngày nếu như trẻ quá đau. – Sử dụng thuốc kháng virus: thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. – Sử dụng thuốc hỗ trợ: bao gồm các loại như kem chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, tất cả loại thuốc phải theo sự kê toa của bác sĩ.Phòng ngừa bệnh zona Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chống bệnh Zona cho trẻ em, chỉ có vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên, trẻ em việc tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng phần nào phòng tránh bệnh Zona. Do đó, nên đưa bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu vào đúng thời điểm.

Bạn có thể phòng tránh bằng cách luôn giữ cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra môi trường bên ngoài thì cần những vật dụng che chắn như áo khoác, nón, khẩu trang, đặc biệt là vào mùa mưa. Trong môi trường cộng đồng (trường học, sân chơi…) tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh. Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.

Triệu Chứng Viêm Xoang Ở Trẻ Em

Viêm xoang ở trẻ em có đặc điểm khác biệt với người lớn do ở trẻ hệ thống xoang chưa phát triển hoàn thiện. Ngay từ khi mới ra đời, bé đã có nguy cơ mắc viêm xoang, vì lúc này xoang sàng đã xuất hiện. Sau đó theo thời gian bé lớn dần lên thì các xoang cũng lần lượt hình thành và phát triển: khi bé khoảng 3 – 4 tuổi xoang hàm bắt đầu hình thành; lúc bé 7 – 8 tuổi thì hình thành thêm hai xoang mới đó là xoang trán và xoang bướm. Khi trưởng thành, thường lầ ở độ tuổi 20 thì hệ thống xoang mới hoàn thiện. Việc chẩn đoán và điều trị viêm xoang cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn vì khó có thể phát hiện viêm xoang do khi mới xuất hiện, các xoang của trẻ chưa có cấu trúc rõ ràng như của người lớn, có khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị tắc.

Khi cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp trên như ho, sốt, sổ mũi, quấy khóc,…quá 7 ngày mà không khỏi dù mẹ đã cho trẻ uống thuốc thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang. Thông thường các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên sẽ mất dần từ 5 – 7 ngày, có thể tự khỏi được.

Cảm lạnh kéo dài từ 10 – 14 ngày có thể kèm theo sốt hoặc không. Cảm lạnh cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang ở mọi lứa tuổi nói chung.

Bé bị sốt liên tiếp trong 4 ngày, kèm theo đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.

Ta có thể nhận biết viêm xoang ở trẻ qua màu sắc và mùi của dịch chảy ra bên ngoài: dịch có màu đục, vàng hoặc xanh, có thể có mùi hội.

Viêm xoang gây cho trẻ những cảm giác khó chịu, đau đớn như: ngứa họng, ho, khó thở bằng mũi, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía sau họng, nhất là về đêm, trẻ không ngủ được, ngủ không yên giấc, khóc suốt đêm trông rất đáng thương.

Trẻ không thể bú sữa hơi dài như lúc bình thường do ngạt mũi, trẻ có thể không thở được bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng.

Các đợt viêm họng, viêm mũi,… ở trẻ tái phát nhiều lần trong năm thì rất có thể trẻ đã bị viêm xoang mạn tính, giai đoạn nặng của viêm xoang. Vì vậy, những bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát trẻ để sớm phát hiện ra những triệu chứng, tránh để nặng thêm gây biến chứng ảnh hưởng không tôt tới sức khỏe của con yêu.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm xoang ở trẻ

Viêm xoang do vi khuẩn gây nên, vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đồ chơi. Và nhớ rửa tay bằng xà phòng, vì rửa bằng nước không thể loại sach vi khuẩn.

Trong những ngày đông, thời tiết lạnh thì cha mẹ cần mặc ấm cho trẻ. Cho trẻ tiêm chủng đẩy đủ theo lịch tiêm phòng của quốc gia.

Cha mẹ có thể bổ sung các chất đề kháng cho cơ thể của trẻ bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng (kẽm, DHA, omega 3,…), các loại thực phẩm giàu vitamin, nhất là vita min A, C.

Lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm xoang

Tăng cường vitamin A, C cho trẻ thông qua đường ăn uống. Vitamin A.C có tác dụng tằng cường miễn dịch, cũng như sức đề kháng trong cở thể của trẻ. Viatmin A,C có ở trong các loại thực phẩm như: cam, quýt, cà chua, chứng, sữa, tôm cá, gan động vật,…

Cho trẻ uống nhiều nước, phải là nước ấm. Nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp đẩy các chất ra bên ngoài cơ thể dễ dàng. Vậy tại sao lại phải là nước ấm mà không phải nước lạnh. Như đã nói ở trên, cảm lạnh gây ra viêm xoang, nước lạnh sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước mũi sinh lý, hoặc thuốc sịt mũi. Nước muối sinh lý và thuốc sịt mũi đều có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Xì mũi đúng cách: trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể giúp trẻ xì mũi cho trẻ bằng những dụng cụ phù hợp, phải hết sức nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì mũi được, thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xì mũi sao cho đúng cách: xì từng bên mũi bằng cách bịt lỗ mũi còn lại.

Mẹ khuyên bé tuyệt đối không được dùng tay để ngoáy mũi, vì khi đó vi khuẩn có thể theo tay đi vào đường hô hấp làm cho bệnh nặng hơn.

Bậc cha me nên chú ý không nên vì quá lo lắng mà cho trẻ dùng thuốc bừa bãi dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, mà nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi đi ngủ cha mẹ nhớ kê đầu trẻ nằm cao hơn thần, làm như vậy giúp cho chất nhầy không bị ứ đọng ở xoang.

Triệu Chứng Bệnh Sởi Ở Trẻ Em

Bệnh sởi còn được gọi là bệnh đau ban đỏ. Tác nhân gây bệnh sởi thuộc nhóm RNA giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ. Không có trung gian truyền bệnh, không có vi rút tiềm ẩn lây truyền, chỉ có 1 type huyết thanh, và thuốc chủng ngừa có hiệu quả. Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới 94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Triệu chứng của bệnh sởi

Có thể chia làm các giai đoạn :

– Thời kỳ ủ bệnh: (từ lúc bị nhiễm siêu vi trùng đến lúc có triệu chứng bệnh) Trung bình là 10 ngày (có thề thay đổi từ 7đến 18ngày): trẻ có thể sốt nhẹ.

– Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ viêm long): Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sau:

Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5 oC đến 40 o C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.

“Viêm long”(có triệu chứng giống như cảm cúm): thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổ nghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.

Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ,có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.

– Thời kỳ toàn phát (hay còn gọi là thời kỳ phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh.Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.

– Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da loang lỗ như da cọp nên được gọi là “vết vằn da hổ”

Chẩn đoán sởi chủ yếu dựa vào lâm sàng là triệu chứng viêm họng với phát ban theo trình tự xuất hiện và khám họng thấy có dấu “Koplik” với tiền sử thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chưa mắc sởi lần nào, có tiếp xúc với nguồn lây trong 10 ngày trước đó. Cũng có thể gặp các cháu sống trong tập thể nhà trẻ, trường học và gia đình có người thân mắc bệnh tương tự.

Biến chứng của bệnh sởi:

Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi.

1. Viêm phổi:Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.

2. Lao: Sời làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.

3. Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.

4. Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.

5. Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.

6. Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5

7. Một số chứng bệnh khác:

Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.

Viêm cơ tim

Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)

Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng

Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)

Viêm vỉ cầu thận cấp

Hội chứng Guillain Barré.

Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em

Tổng số trẻ em (dưới 18 tuổi) mắc tiểu đường có đến 95% mắc tiểu đường type 1, đây là loại bệnh do c ơ thể trẻ không thể sản xuất đủ insulin, gây cản trở cho việc chuyển đổi carbonhydrat hấp thu được thành năng lượng, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc phải tiểu đường type 2 – do cơ thể đề kháng với insulin. Loại tiểu đường này khá nguy hiểm, bởi nếu không được xử lí kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan, thận , thậm chí là mù lòa,….

Do vậy, quý phụ huynh cần chú ý các triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em sau để có hướng điều trị kịp thời:

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ cũng tương tự người lớn, sẽ xuất hiện những điểm chung sau:

Tìm hiểu về Cách điều trị, phòng ngừa và ăn uống khi Bệnh Tiểu Đường

Bởi khi mắc bệnh, thận sẽ không hấp thụ được lượng đường dư thừa mà thay vào đó sẽ tích tụ lượng đường trong nước tiểu và lấy đi cùng với chất lỏng từ các mô trong cơ thể. Điều này làm cho trẻ đi tiểu nhiều lần và cảm thấy khát nước thường xuyên hơn.

Ăn nhiều hơn nhưng sụt cân đột ngột:

Khi mắc bệnh chức năng của insulin sẽ không sử dụng được, dẫn đến cơ thể thiếu đường để sản sinh năng lượng nên kích thích cảm giác đói. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh bệnh tiểu đường, các tế bào sẽ đốt cháy mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể do không cung cấp đủ lượng đường cần thiết từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng giảm cân mặc dù trẻ ăn nhiều hơn.

Dấu hiệu này được giải thích như sau, trong giai đoạn tiểu đường, mức đề kháng insulin yếu, các tế bào sẽ không có đủ lượng glucose để sử dụng năng lượng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

Ngoài 3 triệu chứng quen thuộc trên, khi lượng đường huyết tăng cao trẻ còn gặp các chứng đau bụng, đau đầu, cư xử khác thường, học lực giảm sút,….

Tham khảo bài viết: Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em

– Căng thẳng, áp lực

– Môi trường sống

– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lí

Mong rằng những thông tin về dấu hiệu và triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ do chúng tôi chúng tôi vừa cung cấp trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức nhằm chăm sóc con em cũng như gia đình mình tốt hơn, sống vui khỏe hơn.