Top 4 # Xem Nhiều Nhất Trợ Cấp Bệnh Nghề Nghiệp Hàng Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Có Được Tăng Mức Trợ Cấp Bệnh Nghề Nghiệp Hàng Tháng Không?

Tôi đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức là 1.207.000 đồng. Tôi nghe nói đầu tháng 7/2017 tôi sẽ được tăng mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng nhưng khi nhận tiền tôi vẫn nhận với mức 1.207.000 đồng mà không được tăng. Vậy tư vấn An Nam có thể cho tôi biết cụ thể quy định này được không?

Thứ nhất, đối tượng được tăng mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng :

Căn cứ khoản 8 Điều 1 Nghị định 76/2017/ NĐ-CP quy định như sau:

Nghị định này điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng sau đây:

8. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.”

Mặt khác, Điều 2 và 5 Nghị định 76/2017/NĐ-CP cũng quy định như sau:

“Điều 2: Thời điểm và mức điều chỉnh

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2017 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017. Các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017″

Do đó, theo các quy định trên thì kể từ ngày 1/7/2017, các quy định tại Nghị định 76 có hiệu lực thi hành thì người đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng được tăng 7,44% so với mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp của tháng 6/2017.

Với trường hợp của bạn, bạn đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng là 1.207.000 đồng. Do đó, theo quy định thì bạn thuộc đối tượng được tăng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Và từ ngày 1/7/2017 bạn sẽ được tăng tiền trợ cấp từ 1.207.000 đồng/ tháng lên 1.296.800 đồng/ tháng.

Tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2017?

Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

Nếu còn vướng mắc về vấn đề tăng mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng; bạn có thể liên hệ để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Quy Định Mới Về Mức Hỗ Trợ Khám, Chữa Bệnh Nghề Nghiệp

Cụ thể, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

1- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

2- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Về mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

2- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.

3- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.

Các công trình, phần việc tiêu biểu như: công trình nhà nhân ái cho 1 hộ nghèo xã Hưng Thịnh; 2 công trình “Thắp sáng đường quê” với chiều dài 4km tại 2 xã Tân Đồng và Việt Hồng; hỗ trợ kinh phí mở rộng hội trường thôn; tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”…

Anh chị ấy mua mảnh đất giữa xóm, xây cất ngôi nhà rồi dọn về ở từ trước tết Nguyên đán. Là thành viên mới của một cụm dân cư, chủ yếu là lao động tự do, cán bộ hưu và viên chức, anh chị ấy đã làm được những việc tuy nhỏ nhưng thay đổi nếp nghĩ của nhiều người.

Sáng 23/3, tại Phòng khám Đa khoa khu vực thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái), Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Chương trình công tác xã hội cộng đồng trao quà và khám sức khỏe từ thiện cho người dân các xã Vĩnh Kiên, Hán Đà, Yên Bình và thị trấn Thác Bà của huyện Yên Bình.

Đến nay, Công an xã Thịnh Hưng đã tham mưu cho UBND xã thành lập được 6 tổ hòa giải và 6 tổ an ninh với gần 80 thành viên; đồng thời, xây dựng 4 mô hình “Tổ nhân dân tự quản về ANTT” và 1 mô hình về phòng, chống tội phạm “Kết nối 4.0 đảm bảo bình yên cuộc sống”.

Dịch Vụ Khám Bệnh Nghề Nghiệp

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là Viện quốc gia đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, chuyên cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Tên tiếng anh: Occupational Diseases Clinic – National Institute of Occupational and Environmental Health (NIOEH) – Tên tiếng Việt: Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường – Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (trước đây là Viện Y học lao động và Môi trường) luôn khẳng định là Viện quốc gia đầu ngành của cả nước về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn cho cả nước Viện còn trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phòng khám bệnh nghề nghiệp phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu bệnh nghề nghiệp: các bệnh phổi – phế quản nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp, bệnh tai mũi họng nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật, bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý,…

Với đội ngũ chuyên gia, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, khám chuyên khoa, khám bệnh nghề nghiệp, tư vấn, điều trị và dự phòng bệnh tốt nhất cho người lao động.

Các giáo sư, bác sĩ hội chẩn phim X quang bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp Test áp da (Patch test) để chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp ở công nhân tiếp xúc với hóa chất Khám mắt bằng sinh hiển vi để chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của thợ hàn VỚI PHƯƠNG CHÂM “Luôn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động với chất lượng cao và tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng.” “Tiên phong trong sứ mệnh chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động”

Cùng nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ việc thăm khám chuyên sâu về bệnh nghề nghiệp: hệ thống máy sắc ký kí, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, nước tiểu; các máy đo đáp ứng thính giác thân não, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, đo sức nghe phục vụ thăm dò chuyên sâu về thính học; hệ thống nội soi tai mũi họng, sinh hiển vi; máy điện não vi tính, điện tim đặc biệt là máy Holter điện tim theo dõi liên tục 24 giờ về điện tim,…

Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng phục vụ người lao động ngày càng tốt hơn Viện luôn coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chẩn đoán, tư vấn, điều trị, dự phòng bệnh và thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm, kiểm chuẩn trang thiết bị.

Tất cả những quan tâm, những nỗ lực đó của Phòng khám Bệnh nghề nghiệp – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng khám chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh xứng đáng là đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, đáp ứng sự tin tưởng và mong đợi của mọi người.

Giới Thiệu Khoa Bệnh Nghề Nghiệp

Giới thiệu khoa bệnh nghề nghiệp

– Giai đoạn 1984 – 1987: Giáo sư – tiến sỹ Nguyễn Duy Thiết

II. Lịch sử hình thành và phát triển Đơn nguyên cơ xương khớp được thành lập theo quyết định số: / QĐ- TCCB ngày/ 3 / 2013 của giám đốc bệnh viện ThanhNhàn.

Tuy còn non trẻ nhưng tập thể cán bộ nhân viên Đơn nguyên cơ xương khớp luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Ngay trong năm 2013, khoa đã triển khai hàng loạt kỹ thuật mới trong điều trị bệnh xương khớp như: tiêm nội khớp, tiêm ngoài màng cứng, chọc hút dịch khớp ….

Các phác đồ điều trị tiên tiến cũng được khoa cập nhật và áp dụng điều trị góp phần điều trị tốt cho bệnh nhân, rút ngắn ngày điều trị và hạn chế gửi bệnh nhân lên tuyến trên

Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được đề ra, không để xảy ra sai sót về chuyên môn và vấn đề về y đức. Nhân viên trong khoa tích cực nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị .

1.Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh – Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội trú và ngoại trú theo sự phân công của Bệnh viện. – Khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. – Phân công phụ trách khám và điều trị các bệnh nhân tại Phòng khám 108 – Tham gia công tác giám định y khoa. 2. Công tác đào tạo cán bộ y tế – Tham gia đào tạo học sinh, sinh viên tại khoa. – Tham gia đào tạo cập nhập kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, đào tạo chuyên khoa. 3. Công tác nghiên cứu khoa học – Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật y học. – Tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học cấp 4. Công tác chỉ đạo tuyến – Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo tuyến của Bệnh viện đối với các cơ sở tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật, giám sát theo sự phân công của bệnh viện. – Đầu ngành Nội tiết của TP Hà Nội 5. Tư vấn, hướng dẫn GDSK – Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh. 6. Hợp tác quốc tế – Hợp tác với các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Bệnh viện. 7. Quản lý kinh tế – Quản lý tốt công tác kê khai thuốc, vật tư tiêu hao, viện phí… – Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

Quy mô và mô hình bệnh tật

Khoa cơ xương khớp có quy mô 21 giường bệnh, thường xuyên thu dung và điều trị 40 – 50 bệnh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh năm 201 8 là 189% – luôn ở mức cao của Bv. Mô hình bệnh tật tại khoa thường gặp nhất là các bệnh như:

– Thoái hóa khớp

– Viêm khớp dạng thấp

– Loãng xương

– Viêm cột sống dính khớp

– Viêm da cơ, viêm đa cơ

– Viêm khớp phản ứng

– Các bệnh lý phần mềm cạnh khớp

Các kỹ thuật chuyên cơ xương khớp:

– XQuang cơ xương khớp : Kỹ thuật số, CT Scanner , MRI

– Siêu âm : siêu âm cơ xương khớp ( 2 chiều,3 chiều )

– Tiêm nội khớp dưới hướng dẫn siêu âm

– Tiêm nội khớp, cạnh khớp, tiêm ngoài màng cứng

– Chọc hút dịch khớp

– Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp

– Kéo giãn cột sống

– Phục hồi chức năng cơ xương khớp2. Đặc điểm nổi bật, thành tích đơn vị đạt được – Tập thể lao động giỏi cấp cơ sở: 1999, 2000, 2001, 2002, 2003…., 2017, 2018 – Tập thể người tốt việc tốt cấp cơ sở: 2000, 2001, 2002, 2004….., 2017,2018 – Tập thể người tốt việc tốt cấp ngành: 2002, 2003, 2004. – Hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

4.3. Nghiên cứu khoa học và đào tạo

Trong năm 2013 thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở : “Đánh giá tác dụng của tiêm nội khớp Depo Medrol ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối”.

Năm 2014 làm báo cáo khoa học : “Cơ cấu bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Thanh Nhàn năm 2014”.

Hàng năm các bác sĩ của khoa đều tham gia, cộng tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp trong bệnh viện.

V. Hợp tác quốc tế – Tham gia các cuộc hội thảo khoa học chuyên ngành cơ xương khớp trong và ngoài nước..

VI. Hướng phát triển– Tiếp tục củng cố và tăng cường phát triển chuyên môn nhằm thu hút được số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng tăng. – Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các kỹ thuật đang triển khai. – Xây dựng và phát triển đơn vị chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường. – Duy trì công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ nhân viên – Phát triển công tác nghiên cứu khoa học, có ứng dụng tốt trong điều trị bệnh. – Tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành cơ xương khớp trong và ngoài nước.