Top 6 # Xem Nhiều Nhất Trung Gian Truyền Bệnh Dịch Hạch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Trang Phục Chống Dịch Hạch Thời Trung Cổ

Khó có thể tin rằng đây lại chính là trang phục của các bác sĩ trong suốt thời kỳ “Cái chết Đen”. Về mức độ ghê rợn, có lẽ những bộ trang phục Halloween còn thua xa!

Châu Âu thời kỳ Phục Hưng tới tận thế kỷ XIIIX đã trải qua rất nhiều biến động về cả kinh tế, chính trị lẫn xã hội. Thế nhưng thảm họa khiến cho gần 60 % dân số châu Âu phải bỏ mạng chính là “Cái chết Đen” diễn ra khoảng 3 năm, từ 1348 đến năm 1350.

Được cho là bắt nguồn từ Trung Á với vật chủ là loài chuột, sau này sự bùng phát của nó khiến cho toàn châu Âu nhuốm một mùi chết chóc ảm đạm. Chính đại dịch là nguyên nhân thay đổi châu Âu sâu sắc về chính trị, tôn giáo, kinh tế.

Không những gây ra sức tàn phá không kém bất cứ thiên tai hay chiến tranh nào, đại dịch còn trở nên nguy hiểm hơn khi thời bấy giờ con người gần như bất lực trước nó. Nguyên nhân của “Cái chết Đen” được cho là do chuột Trung Á theo các tàu tới châu Âu.

Trên đường phố, cảnh tượng người chết la liệt hay kêu gào thảm thiết xảy ra như cơm bữa. Bóng tối ảm đạm của cái chết bao trùm toàn châu Âu.

Chính quyền địa phương hay các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị cho đại dịch này, nếu bị lây nhiễm điều đó đồng nghĩa với cái chết. Không có biện pháp khả thi nào có thể hạn chế cơn đại dịch hoành hành.

Khi không có lời giải thích khoa học, con người tìm sang cách giải thích tâm linh, tôn giáo như do các thế lực siêu nhiên gây ra. Tệ hơn, người Do Thái bị trở thành đối tượng đưa ra lý giải nó, họ cho rằng chính người Do Thái đã đầu độc nguồn nước!

Điều này khiến cho người Do Thái phải hứng chịu những đợt tấn công mà đỉnh cao là vào tháng 8 – 1349 cộng đồng người Do Thái ở Mainz và Köln đã bị tiêu diệt. Tháng 2-1394, có tới 2.000 người Do Thái Strasbourg cũng bị người Công giáo tiêu diệt.

Trong đại dịch này, trước sự bất lực trong việc tìm kiếm nguyên nhân cũng như cách chữa trị, các bác sĩ – những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân chỉ có thể tự phòng ngừa cho bản thân bằng cách mang các mặt nạ.

Được bác sỹ người pháp Charles de Lorme phát minh năm 1619, chiếc mặt nạ này giúp cho các bác sĩ an toàn trước nguy cơ lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân cũng như thi thể nạn nhân.

Đó là những mặt nạ hình mỏ chim, chính vì vậy trong lúc cái chết hoành hành khắp nơi trông bề ngoài của các bác sĩ rất đáng sợ. Thay vì là người giúp giành giật sự sống từ tay thần chết, họ lại trông như sứ giả tới từ địa ngục.

Dù không biết nguyên nhân, cách thức lây truyền của đại dịch, nhưng niềm tin phổ biến lúc bấy giờ là bệnh dịch lây lan qua không khí hít thở hay giải thuyết âm khí (miasma theory).

Vậy nên, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc người bệnh, các bác sĩ mặc trang phục áo choàng dài tới đất, chiếc mặt nạ mỏ chim, quanh người được bôi dầu và sáp cùng mũ trùm đầu, bao tay kín mít mang gậy (baton).

Chiếc gậy gỗ sẽ giúp các bác sĩ tránh tiếp xúc với bệnh nhân và trở thành cánh tay thứ ba của họ, đồng thời ngăn cản những người khác cố gắng tiếp cận gần họ.

Nếu nhìn thấy họ trong đêm tối trên một con đường, hẳn bạn sẽ phải thất kinh hoặc bỏ chạy đấy. Nếu cần ý tưởng cho trang phục của lễ Halloween, bạn có thể tham khảo trang phục của các bác sĩ này!

Chiếc mặt nạ cũng như trang phục ấn tượng tới nỗi nó trở thành biểu tượng gắn liền với đại dịch “Cái chết Đen”.

Và điều bí ẩn của lịch sử là rất nhiều bệnh nhân thoát chết nhờ được các bác sĩ – đến dùng chiếc gậy chạm vào người! Đây không phải là truyền thuyết, mà là sự thật, các nhà nghiên cứu khoa học đang nghiêng về giả thiết của “liều thuốc tinh thần”.

Hoàng Nguyễn

Trung Quốc Phong Toả Làng Có Người Chết Vì Bệnh Dịch Hạch

Báo chí thế giới

URL rút ngắn

https://cdn1.img.vn.sputniknews.com/img/921/52/9215265_0:270:2092:1446_1200x675_80_0_0_0c58c106c431e01e8d1414f34343445b.jpg

The Independent . Sputnik Việt Nam

https://vn.sputniknews.com/press/202008109337289-trung-quoc-phong-toa-lang-co-nguoi-chet-vi-benh-dich-hach/

Chính quyền Trung Quốc đã phong toả một làng ở vùng Nội Mông sau khi ở đây có người chết vì bệnh dịch hạch. Ngoài ra, trong điểm dân cư nhỏ Suji Xintsun (huyện Damao Banner) nơi bệnh nhân dịch hạch từng sinh sống, chính quyền ra lệnh cho cư dân phải khử trùng nhà cửa mỗi ngày, theo tin đưa của The Independent.

Hiện chưa rõ người dân này lây bệnh dịch hạch từ nguồn nào. Tuy nhiên theo thông báo trên trang web của thành phố Baotou lân cận, bệnh nhân qua đời vì “suy hệ tuần hoàn”. Phát ngôn viên y tế ở Baotou cũng tuyên bố rằng qua kiểm tra những người từng tiếp xúc với bệnh nhân tử vong thì không phát hiện thêm ai mắc bệnh này, tờ báo lưu ý.

© Sputnik / Konstantin Chalabov

Trong khu vực có ngôi làng nói trên đã công bố tình trạng cảnh báo mức 3 về nguy cơ lây lan dịch hạch từ nay đến cuối năm. Đây là hệ thống báo động bốn cấp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, như The Independent giải thích.

Bệnh dịch hạch. Có đáng lo về đại dịch mới?

Đây là trường hợp tử vong đầu tiên mà Trung Quốc xác nhận do bệnh dịch hạch trong năm nay. Trường hợp bệnh trước đó phát hiện hồi tháng 7 ở Bayannur, một thành phố khác của vùng Nội Mông. Ca bệnh này cũng dẫn đến việc ban hành mức báo động thứ ba và đóng cửa một số điểm tham quan du lịch.

Bệnh dịch hạch do vi khuẩn gây ra và lây truyền qua vết cắn của bọ chét hoặc động vật nhiễm bệnh, từng giết chết khoảng 50 triệu người ở châu Âu trong đại dịch “Tử thần Đen” thời Trung cổ. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm căn bệnh này gây tác hại cho từ 1.000 đến 2.000 người trên thế giới. Nhưng từ lâu các loại thuốc kháng sinh đã giảm thiểu nỗi sợ hãi khủng khiếp từng gắn với bệnh dịch hạch, như The Independent lưu ý.

Dịch Tễ Học Bệnh Dịch Hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi khuẩn yersinia pertis gây ra. Bệnh biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc kết hợp với viêm hạch bạch huyết, trường hợp nặng gây viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh gây dịch chủ yếu ở động vật hoang dã đặc biệt là loài gặm nhấm, chủ yếu ở chuột, bọ chét đốt chuột sau đó truyền sang người.

Tình hình bệnh:

Bệnh dịch hạch đã được biết đến từ lâu trong lịch sử loài người và đã từng gây ra ít nhất 3 vụ đại dịch lớn trên toàn cầu với nhiều trường hợp mắc và tử vong.

Đại dịch lần thứ nhất xảy ra và thế kỉ VI làm gần 100 triệu trường hợp tử vong, nặng nhất ở châu Á, châu Âu và Địa Trung Hải.

Đại dịch lần thứ hai xảy ra vào thế kỉ XIV đã làm chết 25 triệu người châu Âu và 40 triệu người chấu Á và châu Phi. Mất gần 100 năm sau mới hồi phục được dân số. Vụ dịch này kéo dài 3 thế kỉ và hoành hoành ở nhiều nước như Ý, Pháp, Anh, Nga.

Đại dịch lần thứ ba bắt đầu từ Hồng Kông năm 1894 và kéo dài đến thế kỉ XX.

Tình hình bệnh dịch ở Việt Nam:

Quá trình xâm nhập bệnh dịch hạch vào Việt Nam

Bệnh dịch hạch được ghi nhận đầu tiên ở Nha Trang từ Hồng Kông nhập vào bằng hệ thống đường thuye, khoảng tháng 6 – 11 năm 1898.

1906 bệnh xuất hiện ở Sài Gòn do tàu từ Quảng Đông và Hồng Kông mang vào.

Năm 1907 bệnh dịch hạch bắt đầu lan đến các tỉnh thành theo đường giao thông.

1962 – 1966 dịch hạch lan rộng ra 30 tỉnh miền Nam. Theo thống kê của viện Pasteur từ năm 1964 đến năm 1974 các tỉnh miền Nam có 31.313 người mắc bệnh và 1432 người chết vì dịch hạch.

Từ 1975 đến 1980 bệnh vẫn lưu hành ở các tỉnh phía Nam nhưng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm hơn so với trước.

ở miền Bắc: bệnh xuất hiện lẻ tẻ vào đầu thế kỉ XX.

1908 xảy ra dịch ở Hà Nội làm chết 80 người.

1909 dịch xảy ra ở Kỳ Lừa Đồng Đăng làm 109 người chết. Từ 1911 đến 1922 dịch lan ra ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Từ 1923 đến 1977 không có trường hợp nào.

Sau giải phóng dịch lại xuất hiện ở miền Bắc.

Tháng 12/1977 dịch xảy ra ở nhà máy xay xát Hà Nội.

Tháng 4/1978 có 31 người mắc dịch.

Nguồn bệnh là loài gặm nhấm hoang dã, trong tự nhiên có khoảng 200 loài khác nhau như sóc, cầy, cáo… quan trong j nhất là các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt…). dịch hạch xảy ra gây tử vong hàng loạt cho loài chuột và thường gây dịch hạch ở người sau 7-18 ngày.

Là người đang mắc bệnh hoặc vừa khỏi bệnh dịch hạch.

Loài gặm nhấm hoang dại là vật chủ chính gây nên ở dịch thiên nhiên, chúng truyền bệnh cho nhau làm duy trì ỏ dịch thiên nhiên rồi từ đó truyền cho chuột đồng sang chuột nhà và gây bệnh cho người.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dịch tễ học bệnh dịch hạch

Bệnh Dịch Hạch Ở Mèo

Vi khuẩn ký sinh chi Yersinia pestis là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch ở mèo. Tình trạng này có thể xảy ra trên toàn thế giới. Ở Mỹ, căn bệnh này hay xuất hiện ở vùng Tây nam giữa tháng năm và tháng mười. Vật chủ mang mầm bệnh là chuột cống, sóc và chuột nhắt; bệnh này chủ yếu truyền sang mèo khi nó cắn con vật gặm nhấm hoặc bị con vật gặm nhấm cắn.

Vi khuẩn di chuyển nhanh chóng đến các hạch bạch huyết, nơi tế bào bạch cầu được sản sinh. Kết quả là tế bào bạch cầu nhân lên nhanh chóng, xuất hiện dịch bất thường gây sưng và có thể làm nứt rạn da. Những con mèo bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh bạch huyết sẽ bị sốt, viêm và rất đau do các hạch bạch huyết bị sưng trong thời gian dài.

Những con mèo sống ngoài trời dễ bị nhiễm bệnh nhất và mèo đực hay mắc hơn mèo cái do chúng hay đi lang thang. Tuy nhiên, bất kỳ loài hoặc giống mèo nào cũng đều có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch.

Mặc dù tình huống dịch hạch truyền sang con người khá hiếm, nhưng vẫn cần phải có biện pháp nhằm ngăn ngừa bọ chét và tránh tiếp xúc với dịch cơ thể từ những con vật bị nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Yersinia gây bệnh dịch hạch.

Chó cũng có thể bị bệnh dịch hạch. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ảnh hưởng của căn bệnh này tới loài chó, hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Giai đoạn ủ bệnh thông thường của dịch hạch thể hạch giữa hai đến bảy ngày sau khi con mèo bị cắn. Trong trường hợp bị dịch hạch thể phổi, thì con mèo bị nhiễm trùng phổi; và với trường hợp mắc thể nhiễm khuẩn huyết – trường hợp này ít thấy ở mèo, các triệu chứng cũng giống như với thể hạch, tuy nhiên con mèo sẽ bị thêm cả nhiễm trùng máu toàn thân.

Nguyên nhân

Vi khuẩn Yersinia truyền sang cho mèo khi bọ chét mang mầm bệnh cắn chúng hoặc chúng ăn phải loài gặm nhấm bị bệnh. Trường hợp phổ biến hay gặp ở mèo là nó bị nhiễm bệnh sau khi nó ăn loài gặm nhấm hơn là tình huống nó bị lây bệnh khi bị bọ chét cắn.

Nguyên nhân lây bệnh khác có thể đến từ chính môi trường sống của con vật. Nếu nhà có nhiều bọ chét, hoặc chủ nuôi sống gần vùng có nhiều động vật hoang dã, nơi con vật tiếp xúc với loài gặm nhấm, thì nó dễ bị mắc bệnh dịch hạch. Rác thải, củi và nguồn thức ăn cũng có thể là nguồn gây bệnh.

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành chẩn đoán đánh giá tổng thể cho chú mèo của bạn, bao gồm các mẫu máu, mẫu nuôi cấy dịch, xét nghiệm thận và gan, nhằm đưa ra chẩn đoán xác định. Hệ thống hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy con vật đang mang bệnh và xét nghiệm máu sẽ cho thấy mức độ các tế bào bạch cầu xuất hiện giữa những chất khác, đây được xem là công cụ hỗ trợ để nhận diện vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.

Kiểm tra sức khỏe toàn diện cho con vật sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra khu vực bị sưng quanh cổ và đầu, gan và thận, và kiểm tra các dấu hiệu của việc mất nước, sốt, nhiễm trùng phổi hoặc bất kỳ điều gì khác có thể đưa đến kết luận chắc chắn rằng dịch hạch là nguyên nhân làm cho mèo của bạn bị ốm.

Thuốc sẽ được kê để điều trị các triệu chứng của bệnh, và nếu chú mèo của bạn đã được xác định là mắc bệnh dịch hạch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh thì nó sẽ bị cách ly cho đến khi tình trạng này được giải quyết.

Bạn cần phải cung cấp cho bác sỹ thú y lịch sử bệnh chi tiết về tình trạng sức khỏe của chú mèo, bao gồm các triệu chứng nền, các yếu tố có thể gây ra tình trạng này .

Điều trị

Chú mèo của bạn cần phải được nhập viện để được điều trị các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh dịch hạch, và sẽ được điều trị hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Con mèo sẽ bị yếu và mất nước, nó cần phải được truyền dịch tĩnh mạch nhằm hỗ trợ bù nước. Kiểm soát bọ chét cũng cần phải được tiến hành. Với những trường hợp không được điều trị sớm và hiệu quả thì tỉ lệ tử vong cao.

Chăm sóc

Điều cần thiết phải làm là kiểm soát bọ chét và động vật gặm nhấm. Hiện tại không có kế hoạch kiểm soát tại nhà cho căn bệnh này, tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần phải được báo ngay cho bác sỹ thú y. Tuy nhiên, giữ nhà khỏi bọ chét và giữ rác thải, thức ăn và củi ở mức tối thiểu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn dịch hạch. Ngoài ra, mèo cần phải được triệt sản, bởi biện pháp này hỗ trợ trong việc làm giảm bản tính đi săn của nó.

Những con mèo được nuôi trong nhà thường ít tiếp xúc với vi khuẩn Yersinia. Nhưng nếu bạn không có biện pháp nào có thể giữ được con vật ở trong nhà, thì bạn cần phải có biện pháp chăm sóc nhằm ngăn ngừa bọ chét với chú mèo của bạn.

Khi đi đến khu vực có vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, cách tốt nhất là bạn cần phải kiểm soát con vật của mình bằng dây xích hoặc luôn giữ nó trong môi trường được kiểm soát để hạn chế việc con vật tiếp xúc với động vật gặm nhấm hoang dã hoặc bọ chét mang nguồn bệnh.