Top 7 # Xem Nhiều Nhất Trung Tâm Bệnh Xã Hội Kiên Giang Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Rối Loạn Lo Âu Xã Hội Tâm Lý Á Châu

Rối loạn lo âu sợ xã hội hay còn gọi là ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập hay những hoạt động khác. Bệnh nhân biết phản ứng lo âu của họ là bất thường.

Rối loạn lo âu xã hội

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội

Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội là gì?

Triệu chứng cơ thể:

Xấu hổ, bẽn lẽn

Giọng nói, chân tay run

Toát mồ hôi, tay lạnh

Hoảng sợ

Căng cơ

Đau bụng

Đầu óc hỗn độn

Ngại nhìn thẳng vào mắt người khác

Triệu chứng nhận thức:

Sợ bị người khác chỉ trích, đánh giá

Lo ngại hoặc sợ bị người khác để ý

Cho rằng mọi người nghĩ mình yếu đuối, sợ sệt, dốt nát hay ngớ ngẩn

Sợ gặp người lạ

Sợ những người có quyền uy

Khó kết giao và duy trì mối quan hệ bạn bè

Các yếu tố nguy cơ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các yếu tố di truyền và môi trường, thường xuyên có sự tương tác với nhau, là các yếu tố nguy cơ đối với chứng rối loạn lo âu. Các yếu tố cụ thể bao gồm:

Sự nhút nhát, hoặc ức chế hành vi trong thời thơ ấu

Là nữ

Có ít tài nguyên kinh tế

Đã ly hôn hoặc góa bụa

Tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống ở tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành

Rối loạn lo âu ở các thân nhân gần gũi

Cha mẹ có lịch sử về rối loạn tâm thần

Tăng cortisol trong nước bọt vào buổi chiều

Chẩn đoán bệnh

Rối loạn lo âu xã hội thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bác sĩ có thể chẩn đoán một người là mắc bệnh nếu người đó có triệu chứng ít nhất trong vòng ít nhất 6 tháng. Cụ thể, bệnh nhân có những triệu chứng sau:

Sợ hãi hoặc lo sợ rõ rệt một hay một số tình huống xã hội mà ở đó cá nhân phải đối mặt với sự soi xét của người khác (ở trẻ nhỏ các biểu hiện sợ hãi phải được biểu hiện ở cả trong môi trường bạn bè).

Cá nhân sợ rằng mình sẽ có những hành động, hoặc thể hiện sự sợ hãi của bản thân khiến mọi người đánh giá sai về mình.

Tình huống ám sợ luôn gây ra những lo sợ, hoảng sợ tức thì.

Cá nhân thường né tránh tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống với sự sợ hãi tột bậc.

Sự sợ hãi, lo sợ không phải do sự đáng sợ thực tế của tình huống gây ra.

Sự sợ hãi, lo sợ hoặc né tránh thường kéo dài ít nhất 6 tháng.

Sự né tránh, sợ hoặc lo sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường, công việc, học tập, quan hệ.

Sự né tránh, sợ hãi không phải do phản ứng của thuốc gây ra hoặc sử dụng các chất gây kích ứng cơ thể.

Sự sợ hãi, né tránh không phải là triệu chứng của những rối nhiễu khác (ví dụ OCD, PTSD,…)

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

Biểu Hiện Bệnh Xã Hội: Bệnh Giang Mai Và Biểu Hiện

Bệnh giang mai và Biểu hiện

bệnh xã hội nguy hiểm, nếu không được chữa đúng đắn, có thể tác động đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả bào thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, đầu tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu người mẹ bị bệnh giang mai thì truyền nhiễm cho con khi có thai và gây ra giang mai từ lúc lọt lòng mẹ. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua dây rốn. Trẻ bị bệnh giang mai từ khi lọt lòng bú nhờ có thể lây truyền cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3 – 4 tuần lễ.

TRIỆU CHỨNG CỦA GIANG MAI

Dấu hiệu của bệnh giang mai thường rất lâu mới có thể nhận biết được vì vậy rất nhiều người đã mang trong cơ thể mình xoắn khuẩn giang mai nhưng không phát hiện kịp thời gây nên lây cho những người khác và làm cho việc trị bệnh rất khó khăn.

Ban đầu là mặt trong của bao quy đầu hoặc rãnh quy đầu, dây chằng “cậu bé”, trên đầu “thằng bé” xuất hiện những nốt tròn nhỏ như hạt gạo, hoặc những nốt như nốt phát ban gọi là săng giang mai. Phần lớn là đơn phát, vùng xung quanh cứng, bề mặt nhanh chóng bị ăn mòn, lở loét nhưng không có mủ hoặc cảm giác khó chịu. Nếu không điều trị kịp lúc, sau 1 tháng bệnh có thể sẽ chuyển sang Syphilis giai đoạn 2, thể trọng giảm sút, toàn thân khó chịu, tiêu chảy mãn tính, nổi hạch bạch huyết toàn thân sưng to, miệng lở loét. Bệnh có thể gây nên viêm phổi hoặc biểu hiện đa phát như xuất huyết.

– Giang mai ở nữ giới thường phát sinh ở cơ quan sinh dục, một lượng nhỏ phát sinh ở miệng, lưỡi, ngực, môi lớn và môi bé âm hộ, âm vật và cổ tử cung.

– Vùng tổn thương đầu tiên thường là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval, đường viền rất rõ ràng, đường kính khoảng 1 – 2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét, các vết loét vốn là các mô hạt có màu đỏ rất rõ ràng, bề mặt có một lượng nhỏ chất dịch huyết thanh, bên trong có một lượng lớn Treponema pallidum vì vậy tính truyền nhiễm bệnh rất cao.

– Thường là không đau nhưng chạm vào lại thấy đau: Nếu không trị liệu thì sau 3 – 6 tuần vết trợt giang mai sẽ tự biến mất. Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to. Có dạng như hạt đậu, cứng vừa phải, có thể dịch chuyển, không nổi thành vùng rộng, không có độ bám dính với các mô xung quanh, bề mặt da không đỏ, sưng, rát, không đau và khó chịu, cũng không dễ vỡ ra, chích hạch bạch huyết có thể kiểm tra xoắn khuẩn nhạt.

Giang mai là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm và khó điều trị nếu không được trị kịp lúc. Bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để khám nếu phát hiện ra những biểu hiện của bệnh Syphilis. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với các bác sĩ qua số 01666 06 5588 để được tư vấn miễn phí.

Hội Chứng Vai Gáy ( Chứng Kiên Tý )

HỘI CHỨNG VAI GÁY ( Chứng kiên tý )

HỘI CHỨNG VAI GÁY ( Chứng kiên tý )

I. ĐẠI CƯƠNG:

Đau vai gáy là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới… Bệnh tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.

II. ĐIỀU TRỊ:

A. YHHĐ:

– Thuốc giảm đau: chọn một trong các thuốc theo bậc thang của tổ chức y tế thế giới: Acetaminophen ( paracetamol, efferalgan ), efferalgan codein, morpphin… tùy theo tình trạng đau mà điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

– Thuốc chống viêm không steroid:

Chọn một trong các thuốc sau:

+ Diclophenac ( voltaren ) viên 50mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sau ăn no. có thể sử dụng dạng ống tiêm bắp 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Meloxicam ( Mobic ) viên 7,5mg: 1- 2 viên/ngày sau ăn no hoặc dạng ống tiêm bắp 15mg/ngày x 2 – 3 ngày nếu bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Piroxicam ( Felden ) viên hay ống 20mg, uống 1 viên/ngày sau ăn no hoặc tiêm bắp ngày một ống trong 2 – 3 ngày đầu khi bệnh nhân đau nhiều sau đó chuyển sang đường uống.

+ Celecoxib ( Celebrex ) viên 200mg, liều 1 đến 2 viên/ngày sau ăn no.

– Thuốc giãn cơ: chọn một trong các thuốc

+ Mydocalm: 150mg x 3 viên/ngày ( nếu co cơ nhiều ) hoặc Mydocalm 50mg x 4 viên/ngày.

+ Myonal 50mg x 3 viên/ ngày.

B. YHCT:

1. Thề phong hàn (đau vai gáy do lạnh)

Thường xẩy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh , khi gánh vác nặng, gối cao YHCT cho răng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra

– Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau quay cổ khó ,ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù

– Pháp điều trị: khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết.

– Bài thuốc:

Sắc uống ngày một thang.

Hoặc dùng 1 số bài sau:

Hoặc bài giải biểu hoạt lạc đan trị đau vai lan tới đỉnh đầu có biểu chứng

Châm cứu: ôn châm các huyệt: phong trì, kiên tỉnh, thiên trụ, thiên tông, dương trì cùng bên, dương lăng tuyền, kiên ngung.

Xoa bóp bấm huyệt: dùng các thủ thuật: xát, lăn, day, bấm, bóp, vận động bên vai gáy bị đau.

2. Thể khí trệ huyết ứ (đau vai gáy do mang vác nặng, do sai tư thế)

* Tc: đau tại chỗ giống như thể do lạnh, thường xảy ra do mang vác nặng hoặc sau khi nằm nghiêng, gối quá cao, mạch phù khẩn.

* Pháp điều trị: hoạt huyết tiêu ứ, thư cân hoạt lạc

* Bài thuốc:

Sắc uống ngày một thang .

Châm tả các huyệt như bị lạnh.

Xoa bóp bấm huyệt như trên nhưng nên khuyên bệnh nhân vận động từ từ.

3. Thể thấp nhiệt (đau vai gáy do viêm nhiễm)

* Tc: Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động vùng vai gáy, có thể có sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

* Pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.

Sắc uống ngày một thang.

* Châm tả các huyệt: phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc và các huyệt lân cận. Không xoa bóp bấm huyệt.

4. Đau vai gáy do Can thận hư:

– Nguyên nhân: Can thận hư yếu gân xương không được cấp dưỡng đầy đủ, nội phong tự sinh

– Triệu chứng: Đau cứng gáy, quay trở khó khăn, cúi xuống khó khăn, vận động nhiều thì đau nhiều có khi giật hoặc đau từng cơn, nằm nghỉ thỡ đỡ đau, lưỡi đỏ nhạt không tươi

Bổ thận tráng cân thang

Bạch thược Mộc qua thang (Thành nghiệp điền yscn tyhv Bắc kinh)

Bạch thược có thể dùng tới 60g nếu ỉa chẩy thì phải giảm liều đồng thời thêm Bạch truật 15,Hoài sơn 15.

5. Đau vai gáy Âm hư dương cang

Triệu chứng: Cổ gáy cứng đơ khó chịu, bệnh trình kéo dài, chóng mặt ù tai, lưng đùi mềm yếu, mặt mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ, đi đứng lảo đảo, mạch huyền tế là thuộc âm khuy dương cang

Bình can tiềm dương, nhu cân tức phong

Bài thuốc trị:

7. Đau vai gáy Phong đờm

Gáy cứng lâu ngày, xoay chuyển khó khăn, đau nhức, chân tay tê dại, gân xương đau mỏi hoặc miệng mắt méo xếch

Hoạt huyết hoá ứ, hành khí thông lạc, trừ thấp quét đàm

Uống 6 thang nghỉ 1 ngày

Khí hư, chân tay tê gia: Hoàng kỳ 30.

Gáy lưng căng cứng gia cát căn 24.

Nhiệt uất gia Ngân hoa 30.

Thấp nhiệt nung nấu ở trong tâm phiền miệng đắng gia Hoàng cầm 9, Long đởm thảo 4.5

8. Đau vai gáy Thận hư phong thấp

Triệu chứng: Gáy cứng, chân tay tê dại, lưng và cột sống cử động khó khăn, đau lâu ngày

Bổ thận trừ thấp

Uy linh thung dung thang

Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn mật mỗi ngày uống 20g

Chi trên tê dại gia khương hoàng 10,

Chi dưới gia Ngưu tất 10.

Chú ý giữ gìn các khớp tránh tải trọng quá độ

9. Đau vai gáy Phong nhiệt

III. PHÒNG BỆNH:

Để phòng ngừa đau vai gáy, những người có nguy cơ cao như: tuổi trung niên, người lao động ở tư thế cúi gập, khuân vác,.. bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Cần chú ý không làm việc ở tư thế quá lâu, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu. Không nằm gối đầu cao dễ làm sai tư thế của cột sống cổ, khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

(Lượt đọc: 25955)

Bệnh Xã Hội Là Gì? Các Loại Bệnh Xã Hội Phổ Biến Hiện Nay

Bệnh xã hội là để chỉ chung nhóm các bệnh lý gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến xã hội. Ngày nay định nghĩa bệnh xã hội là để chỉ các bệnh lây qua đường tình dục. Hầu hết những bệnh có xác suất truyền từ người này sang người khác. Chính vì vậy, ảnh hưởng của bệnh xã hội không chỉ tới sức khỏe người bệnh mà còn mở rộng hơn gây tổn hại một phần lợi ích xã hội.

Bệnh xã hội, hay bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh hoa liễu… là chỉ chung nhóm bệnh dễ lây khi có quan hệ. Do khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng nên các bệnh này gây ảnh hưởng lớn tới xã hội. Hầu hết các loại bệnh xã hội đều do các tác nhân cụ thể như khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng…

Trên thế giới ước tính rằng phải có tới khoảng 1 triệu người mắc bệnh xã hội mỗi ngày. Đây là một con số rất lớn, ở Việt Nam tỉ lệ này cũng không thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ người mắc bệnh xã hội ở Việt Nam có rất nhiều sự khác biệt so với thế giới. Cụ thể, sùi mào gà là bệnh chiếm đa số trong các bệnh xã hội ở nước ta. Trong khi đó tỉ lệ sùi mào gà trên thế giới không quá cao.

Ngoài ra, có rất nhiều bệnh xã hội khác được thống kê là khoảng trên 20 bệnh khác nhau. Trong đó có những bệnh chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh. Thường phân chia các loại bệnh xã hội theo tác nhân gây bệnh. Cụ thể gồm có nhóm các loại bệnh xã hội do vi khuẩn, do virus, do nấm, do ký sinh trùng.

Tổng hợp các bệnh xã hội phổ biến hiện nay

Bệnh lậu do tác nhân lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây nên. Đây là một bệnh gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng đường tiết niệu. Nam giới có khoảng 20% khả năng nhiễm lậu sau 1 lần quan hệ, nữ giới thì có tới 60 – 80%. Tỉ lệ này còn cao hơn đối với những người quan hệ đồng giới. Bệnh lậu gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sức khỏe sinh lý, sinh sản của người bệnh.

Chlamydia là để chỉ bệnh nhiễm trùng đường sinh dục – tiết niệu do khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Người mắc bệnh chlamydia cũng có triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu. Chlamydia nguy hại vì khả năng tấn công gây ra vô sinh là cực kỳ cao. Chlamydia là bệnh rất hay xuất hiện đi kèm với bệnh lậu. Chính vì thế nên khi điều trị bệnh có biểu hiện viêm nhiễm đường tiểu các bác sĩ xét nghiệm rất kỹ càng.

Nguy cơ Chlamydia Trachomatis lây lan gây viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh khá cao. Ở nữ giới thì loại khuẩn này gây viêm vùng chậu. Đây là những bệnh lý gây nguy cơ vô sinh – hiếm muộn phổ biến. Nhất là nữ giới còn tăng khả năng hư thai, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm

Bệnh giang mai có từ lâu đời với ảnh hưởng cực kỳ nặng nề. Giang mai được đánh giá là rất nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh AIDS. Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Loại xoắn khuẩn này ở những giai đoạn biểu hiện giang mai đầu tiên thì không ảnh hưởng nhiều. Chủ yếu là gây lây lan cho người khác. Sau đó giang mai sẽ ủ bệnh nhiều năm và tới khi phát bệnh thì gây nên những tổn thương cực kỳ nặng nề.

Giang mai phát triển qua giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn rồi tới giai đoạn cuối. Bệnh nguy hiểm vì lây cực kỳ mạnh mẽ, nhất là ở giai đoạn 2. Thậm chí bệnh còn lây sang thai nhi ngay trong thai kỳ từ người mẹ. Biến chứng của giang mai nặng nhất là tử vong. Ngoài ra còn có nguy cơ đột quỵ, bại liệt, mù lòa, tổn thương nội tạng, trầm cảm, suy giảm khả năng đi lại, rối loạn ý thức, tổn thương nội tạng…

Sùi mào gà là bệnh lý mà ở vùng cơ quan sinh dục mọc u nhú hình mào gà, hoa lơ. Những u nhú này chỉ gây mùi hôi và khó chịu chứ không đau ngứa. Tuy nhiên, sùi mào gà khiến cho vùng kín trở nên rất mất thẩm mỹ. Quan trọng nhất là bệnh lây lan mạnh sang người khác. Sùi mào gà cũng có thể mọc tại chân tay và nhiều vị trí khác.

Khác với sùi mào gà, mụn rộp sinh dục thì do Herpes Simplex Virus (HSV) gây ra. Do đó còn có tên gọi khác là bệnh Herpes sinh dục. Căn bệnh này khiến cho vùng kín bị mọc mụn rộp, mụn nước chảy dịch. Mụn này cực kỳ dễ lây lan sang người khác nếu có quan hệ tình dục.

Bệnh mụn rộp sinh dục mắc mới chủ yếu là do HSV chủng 2 gây ra. HSV – 1 thường gây mụn rộp ở các chi trên. Tuy nhiên do số người mắc ngày một cao nên HSV – 1 đã trở thành một nguyên nhân gây tái phát bệnh mụn rộp sinh dục. Mụn rộp sinh dục có thể tiềm ẩn trong cơ thể, tới khi đề kháng yếu mới bộc phát. Bệnh thậm chí có thể gặp cả ở trẻ sơ sinh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các loại bệnh xã hội do nấm

Phổ biến là nhiễm nấm candida, bệnh không đáng ngại vì dễ chữa. Bệnh lây lan nhưng ít khi lan sang các vị trí trên cơ thể và chủ yếu tổn thương ở nơi đã nhiễm nấm.

Các loại bệnh xã hội do ký sinh trùng

Chủ yếu là bệnh ghẻ, bệnh rận mu… Những bệnh này chữa dễ dàng và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh xã hội hoặc có thắc mắc bạn đọc có thể liên lạc tới hotline 0865.776.663 của chúng tôi. Hoặc bạn có thể tới các phòng khám bệnh xã hội uy tín để được giải đáp. Tư vấn sức khỏe có mục hỏi đáp, bạn đọc có thể để lại số điện thoại và câu hỏi sẽ được các chuyên gia tư vấn miễn phí