Top 12 # Xem Nhiều Nhất Trung Tâm Phòng Chống Bệnh Xã Hội Rạch Giá Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Rối Loạn Lo Âu Xã Hội Tâm Lý Á Châu

Rối loạn lo âu sợ xã hội hay còn gọi là ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập hay những hoạt động khác. Bệnh nhân biết phản ứng lo âu của họ là bất thường.

Rối loạn lo âu xã hội

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội

Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội là gì?

Triệu chứng cơ thể:

Xấu hổ, bẽn lẽn

Giọng nói, chân tay run

Toát mồ hôi, tay lạnh

Hoảng sợ

Căng cơ

Đau bụng

Đầu óc hỗn độn

Ngại nhìn thẳng vào mắt người khác

Triệu chứng nhận thức:

Sợ bị người khác chỉ trích, đánh giá

Lo ngại hoặc sợ bị người khác để ý

Cho rằng mọi người nghĩ mình yếu đuối, sợ sệt, dốt nát hay ngớ ngẩn

Sợ gặp người lạ

Sợ những người có quyền uy

Khó kết giao và duy trì mối quan hệ bạn bè

Các yếu tố nguy cơ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các yếu tố di truyền và môi trường, thường xuyên có sự tương tác với nhau, là các yếu tố nguy cơ đối với chứng rối loạn lo âu. Các yếu tố cụ thể bao gồm:

Sự nhút nhát, hoặc ức chế hành vi trong thời thơ ấu

Là nữ

Có ít tài nguyên kinh tế

Đã ly hôn hoặc góa bụa

Tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống ở tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành

Rối loạn lo âu ở các thân nhân gần gũi

Cha mẹ có lịch sử về rối loạn tâm thần

Tăng cortisol trong nước bọt vào buổi chiều

Chẩn đoán bệnh

Rối loạn lo âu xã hội thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bác sĩ có thể chẩn đoán một người là mắc bệnh nếu người đó có triệu chứng ít nhất trong vòng ít nhất 6 tháng. Cụ thể, bệnh nhân có những triệu chứng sau:

Sợ hãi hoặc lo sợ rõ rệt một hay một số tình huống xã hội mà ở đó cá nhân phải đối mặt với sự soi xét của người khác (ở trẻ nhỏ các biểu hiện sợ hãi phải được biểu hiện ở cả trong môi trường bạn bè).

Cá nhân sợ rằng mình sẽ có những hành động, hoặc thể hiện sự sợ hãi của bản thân khiến mọi người đánh giá sai về mình.

Tình huống ám sợ luôn gây ra những lo sợ, hoảng sợ tức thì.

Cá nhân thường né tránh tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống với sự sợ hãi tột bậc.

Sự sợ hãi, lo sợ không phải do sự đáng sợ thực tế của tình huống gây ra.

Sự sợ hãi, lo sợ hoặc né tránh thường kéo dài ít nhất 6 tháng.

Sự né tránh, sợ hoặc lo sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường, công việc, học tập, quan hệ.

Sự né tránh, sợ hãi không phải do phản ứng của thuốc gây ra hoặc sử dụng các chất gây kích ứng cơ thể.

Sự sợ hãi, né tránh không phải là triệu chứng của những rối nhiễu khác (ví dụ OCD, PTSD,…)

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Viêm Da Rộp Nước Do Virus Herpes Tại Trung Tâm Y Tế Thị Xã An Nhơn

Bệnh biểu hiện lâm sàng bắt đầu từ ngày thứ 3 đến 9 sau khi nhiễm.

VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES

1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:

– Viêm giác mạc Herpes simplex là nguyên nhân thông thường nhất gây mù do giác mạc ở Tây bán cầu. Tỷ lệ từ 0,5 – 1 trường hợp trong 1000 người. Có 12,0% trường hợp bị cả hai mắt. Ở người lớn có 85% những trường hợp phân lập được virus Herpes nhóm 1.

– Bệnh biểu hiện lâm sàng bắt đầu từ ngày thứ 3 đến 9 sau khi nhiễm.

– Nhiễm virus herpes tái phát ở giác mạc có thể biểu hiện 4 hình thái: Viêm giác mạc biểu mô, viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa, viêm giác mạc nhu mô hoại tử và viêm giác mạc màng bồ đào.

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:

2.1. Bệnh sử: trước đây đã có những lúc bị bệnh.

2.2. Khám lâm sàng:

– Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cương tụ rìa, giảm thị lực. Giảm cảm giác giác mạc.

– Trong viêm giác mạc biểu mô có hình cành cây bắt màu Fluoresceine, bờ chỗ mất biểu mô gồ lên bắt màu hồng Bengal. Phù lớp nhu mô và thâm nhiễm dưới biểu mô có thể xuất hiện sau một tuần.

– Trong viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa: phù nhu mô, viêm khía, tủa sau giác mạc, Tyndall ở tiền phòng dương tính. Viêm giác mạc hình cành cây kèm theo đồng thời hoặc có trước.

– Viêm giác mạc nhu mô hoại tử: thâm nhiễm nặng ở nhu mô, trắng đục, hoại tử. Giác mạc bị mỏng, đôi khi thủng, tân mạch giác mạc.

– Viêm giác mạc – màng bồ đào: viêm mống mắt khu trú với phù giác mạc khu trú, tủa sau giác mạc, Tyndall dương tính, mống mắt sưng nề. Dính sau hoặc viêm mống mắt lan tỏa với mủ tiền phòng, fibrin ở tiền phòng, tăng nhãn áp.

3. CHẨN ĐOÁN VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:

3.1. Chẩn đoán xác định:

– Dựa vào bệnh sử đã có những lúc bị bệnh.

– Chủ yếu dựa vào lâm sàng.

3.2. Chẩn đoán nguyên nhân:

Do virus Herpes simplex nhóm 1

3.3. Chẩn đoán phân biệt

– Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.

– Viêm loét giác mạc do nấm.

– Viêm loét giác mạc do Acantheoba.

3.4. Chẩn đoán biến chứng:

– Tăng nhãn áp.

– Thủng giác mạc

4. ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:

4.1. Mục đích điều trị:

– Điều trị kháng virus hiệu quả, giảm tổn hại giác mạc.

– Chống biến chứng tăng nhãn áp, thủng giác mạc.

4.2. Nguyên tắc điều trị:

– Giảm tổn hại giác mạc thứ phát của hiện tượng nhiễm virus phân giải tế bào và đáp ứng miễn dịch đối với virus.

– Thuốc kháng virus có thể là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị viêm giác mạc biểu mô.

– Các thể lâm sàng khác có thể kết hợp điều trị corticoid. Chỉ dùng thuốc corticoid nhỏ tại chỗ khi biểu mô không khiếm khuyết.

– Ghép giác mạc chỉ định khi giác mạc bị thủng.

4.3. Điều trị cụ thể:

4.3.1. Viêm giác mạc biểu mô:

– Nạo nhẹ biểu mô để lấy bỏ tổ chức ngoại tử.

– Thuốc kháng virus tại chỗ: TriAuridine 1 giọt/lần x 5 lần/ngày. Hoặc mỡ IDU 5 lần/ngày. Hoặc dung dịch IDU mỗi giờ/lần vào ban ngày, còn tối thì dùng thuốc mỡ.

4.3.2. Viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa:

– Corticoid được chỉ định để ngăn ngừa sự viêm và phù: Dung dịch

Fluorometholone 1% , Prednisolone acetate 1%.

– Trifluridine 1% 1 giọt/lần x 3 – 4 lần/ngày.

– Acyclovir uống 200mg đến 400 mg/lần x 5 lần/ngày.

4.3.3. Viêm giác mạc nhu mô ngoại tử:

– Thuốc điều trị giống viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa.

– Ghép giác mạc khi giác mạc bị thủng.

4.3.4. Viêm giác mạc – màng bồ đào:

– Thuốc dãn đồng tử: dung dịch atropine 1%, Mydrin – P x 2 lần/ngày.

– Nếu tiến trình viêm không kiểm soát được thì dùng corticoid tại chỗ: dung dịch Fluorometholone, Prednisolone acetate 1%.

– Acyclovir uống 200mg đến 400 mg/lần x 5 lần/ngày trong 2 -3 tuần.

4.4. Điều trị hỗ trợ:

– Thuốc liệt điều tiết: Scopolamine, Atropine 1%.

– Các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc, thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô : Như vitamin A, nước mắt nhân tạo.

5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:

5.1. Tiêu chuẩn nhập viện:

– Bệnh đe dọa nghiêm trọng đến thị lực.

– Có biến chứng tăng nhãn áp, dọa thủng giác mạc.

5.2. Theo dõi:

Đánh giá kích thước tổn thương biểu mô và ổ loét, chiều dầy giác mạc, phản ứng tiền phòng và nhãn áp.

5 .3. Tiêu chuẩn xuất viện:

Mắt giảm kích thích, tổn thương biểu mô và ổ loét thu nhỏ, phản ứng viêm thuyên giảm rõ rệt.

5.3. Tái khám:

Tái khám 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh tái phát.

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013, Nhà xuất bản Y học, tr. 611-686.

2. American academy of Ophthalmology, (2010 – 2011), External disease and cornea, American academy of Ophthalmology, pp 165 -170.

3. Jack J. Kanski, (2003), Clinical Ophthalmology, Butterworth Heinemann, New York, Fifth edition, PP 207 – 214.

Bệnh Xã Hội Là Gì? Các Bệnh Xã Hội Và Triệu Chứng Hay Gặp

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội luôn được coi là những bệnh lý nguy hiểm. Chúng có thể lây lan nhanh chóng qua con đường tình dục không an toàn, hay tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Những căn bệnh này khi không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Các bệnh xã hội thường gặp nhất?

Bệnh xã hội có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào nhưng thường gặp nhiều nhất ở những người trưởng thành và có quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh xã hội ở nam giới và bệnh xã hội ở nữ giới có thể có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau ở từng loại bệnh. Các loại bệnh xã hội phổ biến và những dấu hiệu nhận biết kèm theo như sau:

Bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà hay còn được gọi là bệnh mụn cóc sinh dục. Đây là căn bệnh do virus Human papilloma (HPV) gây ra. Sùi mào gà thường mọc ở hậu môn và bộ phận sinh dục. Sùi mào gà được cho là bệnh xã hội rất dễ gặp, khó điều trị và rất hay tái nhiễm.

Biểu hiện của bệnh sùi mào gà trong giai đoạn đầu là những u nhú, nốt mụn nhọt có đường kính từ 1 – 2 mm , có màu hồng mọc đơn lẻ, không gây đau đớn cho người bệnh. Các nốt mụn nhọt này sẽ xuất hiện tập trung ở cơ quan sinh dục, miệng hoặc hậu môn.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường là từ 2 – 8 tháng, sau 3 tháng đầu thì bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những nốt sùi nhỏ mềm, nhú gai đường kính từ 1 – 2mm.

Sau một thời gian, các nốt u nhú liên kết tạo thành từng mảng rộng sần sùi, có nhiều nhánh gai, hình dạng giống hoa súp lơ hay mào gà. Bệnh không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và gây vô sinh ở nam giới và cả ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà thì có nhiều nguyên nhân chủ yếu là con đường tình dục bao gồm quan hệ bằng miệng, quan hệ cửa sau (hậu môn) hoặc tiếp xúc với những bộ phận sinh dục, … Ngoài ra sùi mào gà cũng lây đối với những người có hệ miễn dịch kém do virus lây lan khi người bệnh tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh trên khăn tắm, quần áo, chăn màn, hay là cả nhà vệ sinh, thậm chí là trên bồn cầu qua những vết thương hở.

Bệnh lậu

Là bệnh lý gặp cả ở nam và nữ giới do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra và có thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày. Bệnh lậu thường có những biểu hiện sau:

Các bạn nên tham khảo chữa bệnh lậu ở đâu tốt tại Hà Nội?

Người bệnh thường thấy đau buốt, nóng rát khi đi tiểu kèm theo đó là mủ và có thể có lẫn máu trong nước tiểu.

Trong khi quan hệ luôn cảm thấy đau rát do bộ phận sinh dục bị sưng tấy.

Nam giới mắc bệnh lậu sẽ thấy đau lỗ niệu đạo, có chất nhầy tiết ra sau buổi sáng thức dậy.

Đối với nữ giới mắc bệnh lậu, ở âm đạo sẽ có hiện tượng sưng tấy kèm theo khí hư ra bất thường và có mùi khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu chủ yếu qua 3 con đường chính đó là :

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường chính lây lan bệnh lậu, những người quan hệ tình dục không an toàn thì rất dễ lây lan bệnh lậu nhất.

Lây truyền từ mẹ sang con: Đây cũng là con đường dễ lây bệnh lậu, với những người mẹ đang mang thai mà mắc lậu thì nguy cơ lây sang con cũng rất cao, vi khuẩn lậu dễ gây bệnh ở mắt cho trẻ sơ sinh, bệnh gây ảnh hưởng tới thị giác, nguy hiểm hơn là gây mù lòa nếu không chữa trị kịp thời.

Lây nhiễm qua vết thương hở: Với những người có hệ miễn dịch kém khi tiếp xúc với dịch mủ hay những đồ vật chứa dịch khuẩn lậu như khăn tắm, bàn chải, … thì khả năng cũng lây lan rất cao, …

Bệnh lậu cũng giống như bệnh sùi mào gà, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng và dẫn đến vô sinh cho nam và nữ.

Bệnh mụn rộp sinh dục

Bệnh mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex gây ra và có thời gian ủ bệnh từ 2 – 7 ngày. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những nốt mụn nhỏ, màu đỏ và xuất hiện tập trung ở bộ phận sinh dục. Bệnh gây ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Về sau, các nốt mụn sẽ lở loét, chảy mủ và để lại sẹo khi các nốt lành lại. Biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục:

Sốt cao, cơ thể mỏi mệt: Trong thời gian bệnh phát tác thì người bệnh có biểu hiện sốt cao, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, chân tay đau, ăn uống kém, …

Tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi quan hệ: Người bệnh mắc mụn rộp sinh dục còn gặp nhiều tình trạng khác như đi tiểu cảm giác đau buốt, tiểu rát, … Khi quan hệ có cảm giác đau đớn, tiết dịch mủ, …

Bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất so với 3 loại bệnh kể trên. Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên và có thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 tuần. Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn với những biểu hiện kèm theo như sau:

Giai đoạn đầu: Khi mới ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục có màu đỏ nhưng không gây ngứa ngáy hay đau rát.

Giai đoạn 2: Giai đoạn này sẽ xuất hiện những nốt ban màu hồng hoặc màu tím và hơi rắn. Những nốt ban này xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ngực. Ngoài ra, có thể xuất hiện những vết sần, vết lở loét nhưng không đau, chỉ khi chạm vào mới thấy đau. Những vết ban sẽ tự biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị nhưng các vết loét sẽ có nguy cơ lây lan nhanh chóng.

Giai đoạn 3: Là giai đoạn tiềm ẩn của bệnh, thường phát bệnh sau 3 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh. Giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác như các bệnh về thần kinh, não thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

Bệnh xã hội là những căn bệnh rất nguy hiểm và khó chữa trị. Việc điều trị bệnh xã hội tốn nhiều thời gian và công sức. Vì thế ngay từ đầu, người bệnh hãy biết cách phòng tránh các căn bệnh xã hội để bảo vệ bản thân và những người thân xung quanh. Một số cách phòng tránh bệnh xã hội đơn giản như sau:

Không quan hệ tình dục bữa bãi. Nên thủy chung với bạn tình là cách phòng tránh các bệnh xã hội tốt nhất.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ nhằm phòng ngừa lây nhiễm bệnh xã hội.

Tuyệt đối không động chạm, tiếp xúc vào các vết thương hở và nhận máu của người mắc bệnh.

Không nên sử dụng chung bơm kim tiêm, bồn cầu, nhà tắm và các vật dụng cá nhân với người khác, nhất là những nơi công cộng.

Khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện mầm bệnh và có cách điều trị bệnh kịp thời

Các bệnh xã hội là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh và những người xung quanh. Vì thế, khi nhận thấy mình có những biểu hiện của các bệnh xã hội, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh xã hội vẫn có thể chữa khỏi được nếu người bệnh được điều trị sớm. Bạn không nên vì ngại ngùng, xấu hổ mà để bệnh ngày càng nặng gây ra biến chứng không thể chữa trị.

Bạn còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì thì vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến và đặt lịch hẹn miễn phí của chúng tôi theo HOTLINE : 0977.355.050

Rối Loạn Lo Âu Xã Hội

Ám ảnh sợ xã hội là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, nhưng có thể điều trị bằng những phương pháp như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp bản thân có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác.

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

– Các đặc điểm di truyền:

Rối loạn lo âu có xu hướng xuất hiện trong gia đình. Tuy nhiên, không hoàn toàn rõ ràng bao nhiêu phần là do di truyền và bao nhiêu phần là do hành vi học được.

– Cấu trúc não:

Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Những người có cơ quan này hoạt động quá mức có thể có một phản ứng sợ hãi thái quá, do đó tăng sự lo lắng trong các tình huống xã hội.

Rối loạn lo âu xã hội có thể là một hành vi học được. Nghĩa là, người bệnh có thể phát triển tình trạng này sau khi chứng kiến những hành vi lo lắng của người khác. Bên cạnh đó, có thể có một mối liên hệ giữa rối loạn lo âu xã hội với những cha mẹ kiểm soát hoặc bảo vệ con cái quá mức.

Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì các yếu tố sau đây có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng trên bao gồm:

– Lịch sử gia đình:

Người bệnh có nhiều khả năng phát triển chứng sợ xã hội nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột có tình trạng này.

– Các kinh nghiệm tiêu cực:

Những trẻ nhút nhát, rụt rè, lãnh đạm hoặc hạn chế khi phải đối mặt với những tình huống mới hoặc gặp người mới có nguy cơ cao hơn.

– Những đòi hỏi mới của xã hội hoặc công việc:

Gặp gỡ những người mới, đưa ra một bài phát biểu trước công chúng hoặc thực hiện một bài thuyết trình quan trọng cũng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội lần đầu tiên. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có nguồn gốc từ thời niên thiếu.

– Có một tình trạng sức khỏe thu hút sự chú ý:

Biến dạng, nói lắp, bệnh Parkinson và các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng cảm giác tự ý thức và kích hoạt chứng rối loạn lo âu xã hội ở một số người.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Thực tế, cảm giác nhút nhát hoặc khó chịu trong những tình huống nhất định là dấu hiệu đầu tiên của Rối loạn lo âu xã hội, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng cá nhân và kinh nghiệm sống. Một số trường hợp có bản chất tự nhiên dè dặt, tuy nhiên một số trường hợp khác thì dễ dàng hòa nhập.

Ngược lại với sự lo lắng hàng ngày, hội chứng Rối loạn lo âu xã hội có thể bao gồm sợ hãi, lo lắng và tránh can thiệp vào thói quen hàng ngày, làm việc, trường học hoặc các hoạt động khác.

Triệu chứng cảm xúc và hành vi

– Sợ các tình huống mà bản thân có thể bị đánh giá.

– Lo lắng về sự xấu hổ hoặc làm nhục bản thân.

– Lo lắng bản thân sẽ xúc phạm một ai đó.

– Sợ hãi cực độ khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ.

– Sợ những người khác nhận thấy bản thân đang lo lắng.

– Sợ các triệu chứng về thể chất làm bạn bối rối như đỏ mặt, vã mồ hôi, run rẩy hoặc giọng nói run rẩy.

– Tránh làm việc hay nói chuyện với mọi người vì sợ xấu hổ.

– Tránh tình huống mà bản thân có thể là trung tâm của sự chú ý.

– Lo lắng với dự đoán một hoạt động hoặc sự kiện đáng sợ.

– Dành thời gian sau một tình huống xã hội để phân tích cách ứng xử và tìm ra các lỗi trong các tương tác của bản thân.

– Chờ đợi những hậu quả tồi tệ nhất có thể từ một kinh nghiệm tiêu cực trong một tình huống xã hội.

Đối với trẻ em, những nỗi lo lắng khi tương tác với người lớn hoặc bạn cùng lứa có thể hiển thị bởi khóc, giận dỗi, bám vào cha mẹ hoặc từ chối nói chuyện trong các tình huống xã hội.

Loại biểu hiện của hội chứng Rối loạn lo âu xã hội là khi bản thân cảm thấy sợ hãi và lo lắng cực độ xảy ra trong thời gian nói chuyện hoặc trình bày trước nhiều người, nhưng không phải trong các loại tình huống xã hội khác.

Triệu chứng thực thể

– Nhịp tim nhanh.

– Dạ dày khó chịu hoặc buồn nôn.

– Hơi thở hổn hển.

– Chóng mặt hoặc choáng váng.

– Lẫn lộn hoặc cảm giác “rời khỏi cơ thể”.

– Căng thẳng cơ bắp.

Tránh các tình huống xã hội bình thường

Ngoài ra, các hoạt động xảy ra thông thường hàng ngày có thể trở nên rất khó chịu khi bạn bị chứng lo âu xã hội, ví dụ:

– Sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

– Tương tác với người lạ.

– Ăn ở trước mặt người khác.

– Giao tiếp bằng mắt.

– Tham dự tiệc hoặc tụ họp xã hội.

– Đi làm hoặc đi học.

– Bước vào một căn phòng mà mọi người đều đã ngồi.

– Trả lại hàng cho cửa hàng.

Điều trị hội chứng rối loạn lo âu xã hội

Hiện nay, để điều trị hội chứng trên thì cac bác sĩ thường sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất là thuốc và liệu pháp tâm lý. Và hai phương pháp điều trị trên có thể được sử dụng kết hợp.

Liệu pháp tâm lý

Tư vấn tâm lý cải thiện các triệu chứng ở hầu hết những người bị chứng lo lắng xã hội. Trong điều trị, người bệnh sẽ học cách nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và phát triển các kỹ năng giúp họ có được sự tự tin trong các tình huống xã hội.

Liệu pháp nhận thức hành vi là loại phổ biến nhất trong tư vấn sự lo lắng. Trong liệu pháp này là nhận thức dựa trên sự tiếp xúc, người bệnh dần học cách đối mặt với những tình huống mà họ sợ nhất. Liệu pháp này có thể cải thiện các kỹ năng đối phó và giúp người bệnh phát triển sự tự tin để đối phó với các tình huống gây lo lắng. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia vào việc đào tạo các kỹ năng hoặc nhập vai thực hành các kỹ năng xã hội để đạt được sự thoải mái và tự tin khi tiếp xúc với những người khác.

Các loại thuốc được lựa chọn đầu tiên

Một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) thường là loại đầu tiên được sử dụng điều trị các triệu chứng lo lắng xã hội dai dẳng. Bác sĩ có thể kê toa paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft).

Các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng có thể là một lựa chọn để điều trị chứng rối loạn lo sợ xã hội.

Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ có thể giúp người bệnh bắt đầu với liều thuốc thấp và tăng dần theo toa. Có thể mất vài tuần đến vài tháng điều trị, các triệu chứng mới được cải thiện đáng kể.

Các loại thuốc khác

Bác sĩ hoặc chuyên gia tâm thần cũng có thể kê toa thuốc khác cho các triệu chứng lo âu xã hội như:

Các thuốc chống trầm cảm khác: Người bệnh có thể phải thử các thuốc chống trầm cảm khác nhau để tìm ra loại thuốc hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất gây ra cho họ.

Thuốc chống lo âu: Benzodiazepines có thể làm giảm mức độ lo lắng. Mặc dù thuốc này có tác dụng rất nhanh, chúng có thể gây nghiện và an thần, vì vậy chúng thường chỉ được kê toa sử dụng ngắn hạn.

Chẹn beta: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác động kích thích của epinephrine (adrenaline). Chúng có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp, tim đập thình thịch, giọng nói và chân tay run. Do đó, chúng có tác dụng tốt nhất khi sử dụng không thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng cho một tình huống đặc biệt như trình bày bài phát biểu. Thuốc này không được khuyến khích để điều trị chung cho chứng rối loạn lo lắng xã hội.