Top 3 # Xem Nhiều Nhất U Não Bệnh Học Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não

1. U não là gì?

U não là khi trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Có hai loại u não: khối u lành tính và khối u ác tính.

Những khối u bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát có nguồn gốc từ mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu,tuyến yên,… Còn lại u não thứ phát là do ung thư nơi khác di căn đến, trừ ung thư tế bào đáy của da tất cả các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư thận,…đều có khả năng di căn lên não.

2. Nguyên nhân gây ra u não

Nguyên nhân gây ra những biến đổi trong tế bào não vẫn chưa được xác định, đa phần u não thứ phát thường hay gặp hơn u não nguyên phát.

3. Triệu chứng, biểu hiện của u não

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm hay gặp ở u não:

– Đau nhức đầu là triệu chứng hay gặp, dần dần đau thường xuyên, nhức nặng hơn, đau nhiều vào sáng sớm.– Buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.– Say sẩm, chóng mặt, dễ mất thăng bằng.– Gặp khó khăn trong khả năng nói.– Thị lực suy giảm, nhìn mờ, nhìn đôi, giới hạn góc nhìn.– Thính lực dần kém 1 bên tai hoặc bị điếc đột ngột.– Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân.– Trí nhớ bị giảm sút, lơ đãng, mất khả năng tập trung.– Thay đổi tính khí, nhân cách, trầm cảm, lo âu.– Rối loại ăn uống.– Động kinh đặc biệt là những người không có tiền sử động kinh trước đó.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh u não:

– Khám thần kinh: chẩn đoán có mắc bệnh hay không.– Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): phát hiện ra mô ung thư.– Chụp cộng hưởng từ (MRI): rất hữu ích trong chẩn đoán u não.– Chụp X- quang não: thấy những thay đổi xương sọ do u não gây ra.– Chụp động mạch có tiêm thuốc cản quang: giúp nhìn rõ mạch máu não cũng như khối u trên phim X-quang.– Chụp tủy sống: chụp X- quang tủy sống khi có nghi ngờ khối u nằm trong tủy sống.

4. Điều trị bệnh u não

Những phương pháp thường được các bác sĩ dùng để điều trị u não như:

Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u nếu khối u ở ngoài trục như u màng não, u dây thần kinh số VIII. Trong trường hợp khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hoặc nơi quan trọng không tiếp cận bằng phẫu thuật được thì sẽ cố gắng loại bỏ phần khối u an toàn để giảm triệu chứng, kết hợp xạ trị và hóa trị để thu nhỏ u.Phẫu thuật còn giúp khẳng định chẩn đoán và làm giảm áp lực nội soj, giảm triệu chứng, phẫu thuật dẫn lưu não thất rất có hiệu quả đối với não úng thủy.

Phương pháp xạ trị:

Sử dụng chùm hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng cho trường hợp u tế bào thần kinh đệm ác tính, kết hợp với hóa chất trước mổ tăng khả năng thành công.Tia bức xạ ngoài có thể tập trung chỉ trên diện tích não nơi khối u có vị trí hoặc có thể được áp dụng cho toàn bộ não. Bức xạ toàn bộ não dùng sau phẫu thuật để diệt tế bào khối u còn lại.

Phương pháp hóa trị:

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư, dưới dạng thuốc viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Tác dụng phụ là gây buồn nôn, nôn, rụng tóc cho bệnh nhân.

Thuốc:

Thuốc corticoid có thể được dùng để làm giảm phù não trước khi phẫu thuật.Trường hợp thoát vị não được điều trị bằng truyền dịch dexamethason và truyền mannitol. Ngoài ra còn có thuốc chống động kinh để điều trị triệu chứng.

5. Phòng ngừa bệnh u não

Bệnh u não khó phòng ngừa do không xác định được nguyên nhân chính. Mọi người có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh nhờ xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, ăn uống điều độ, rèn luyện thể thao, tránh căng thẳng stress. Kiểm tra sức khỏe định kì nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u não.

Bệnh U Não Ở Trẻ Em

U não là loại u có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em cũng như ở thanh thiếu niên. Việc điều trị u não ở trẻ em cũng có nhiều sự khác biệt so với điều trị u não ở người lớn.

1. Bệnh u não ở trẻ em là gì?

2. Triệu chứng của bệnh u não ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây ra bệnh u não ở trẻ em

4. Biến chứng của bệnh u não ở trẻ em

5. Điều trị bệnh u não ở trẻ em

6. Bác sĩ điều trị

U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, các mô lân cận. U não được phân chia thành nhiều loại; trong đó, một số lành tính, còn một số thì ác tính, thậm chí đe dọa tính mạng.

Việc điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào loại u não, vị trí u, di căn, tuổi của trẻ và tình trạng sức khỏe tổng quát. Vì các phương pháp điều trị cũng như các kĩ thuật hỗ trợ đang phát triển, nên có rất nhiều lựa chọn khác nhau tùy theo giai đoạn u. Do vị trí đặc biệt của u, việc điều trị một số loại u não ở trẻ em sẽ gây suy giảm trí tuệ và chức năng thần kinh trong thời gian dài.

Điều trị u não ở trẻ em khác hẳn điều trị u não ở người lớn. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến Chuyên Khoa cũng như các Bác sĩ Nhi khoa là vô cùng quan trọng.

Bộ não là một phần trong hệ thần kinh trung ương, bao gồm các bộ phận sau:

– Đại não: phần ngoài cùng và nằm phía trước bộ não, được chia làm hai phần: bán cầu đại não trái và bán cầu đại não phải. Nó điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, vận động, ngôn ngữ. Ngoài ra, đại não còn giúp chúng ta hiểu được các thông tin được tiếp nhận từ các giác quan như: thị giác (mắt), thính giác (tai), khứu giác (mũi), xúc giác (da) cũng như cảm giác đau.

– Tiểu não: nằm phía sau của bộ não. Nó điều khiền hoạt động các cơ, giúp thăng bằng cơ thể, duy trì tư thế.

– Cuống não: nằm trên trục cơ bản của bộ não. Nó bao gồm: trung não, cầu não và hành não. Cuống não đóng vai trò quan trọng trong điều khiển cơ và cảm giác. Ngoài ra, nó còn điều khiền nhịp thở và nhịp tim. Nhiều dây thần kinh sọ não bắt nguồn từ cuống não, chúng có chức năng vận chuyển thông tin từ các phần khác trên cơ thể về não.

U não bắt nguồn từ các tế bào trong bộ não. Chúng được phân thành hai thể:

– Lành tính: loại u này không chứa các tế bào ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, một khi khối u được cắt bỏ thì chúng sẽ không tái phát. Đa số các khối u lành tính không xâm lấn các mô lân cận. Triệu chứng của loại u này phụ thuộc vào kích thước, vị trí u.

– Ác tính: loại u này chứa các tế bào ung thư. Chúng thường phát triền rất nhanh, xâm lấn các mô lân cận. Các u não ác tính thường không di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, nó dễ tái phát sau điều trị.

U não có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. U não xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất khác biệt so với u não ở người lớn.

Trong các dạng u não, u thần kinh đệm là thường gặp nhất. Nó xuất phát từ các tế bào thần kinh đệm trong bộ não. Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ các tế bào thần kinh. Có nhiều loại khác nhau của loại u này bao gồm:

– U não tế bào hình sao: đây là dạng hình thành từ các tế bào hình sao (một dạng của tế bào thần kinh đệm); chúng thường xuất hiện ở trẻ em và đa số xảy ra ở tiểu não.

– U thần kinh đệm cuống não: dạng này được tìm thấy ở cuống não; đa số không thể loại bỏ bẳng phẫu thuật.

– U thần kinh đệm ít nhánh: dạng u này phát triển trong các tế bào có công dụng gắn kết các tế bào mỡ vào dây thần kinh. Dạng này thường phát triển chậm nhưng thường phát triển vào mô não. Vì vậy rất khó loại bỏ u bằng phương pháp phẫu thuật.

– U màng não thất: chúng thường phát triển trên bề mặt các khoang não thất hoặc tủy sống. Đối với trẻ em, đa số chúng ở gần tiểu não. U màng não thất thường gây tắc nghẽn dịch não tủy (dịch được chứa trong các khoang não thất, bao quanh não và tủy sống), dễ gây tăng áp lực nội sọ.

– U thần kinh đệm thị giác: dạng u này được tìm thấy quanh dây thần kinh thị (thần kinh thị có chức năng dẫn truyền thông tin từ mắt về não). Chúng thường gây ảnh hưởng thị lực; ngoài ra còn tác động lên hóc-môn một khi chúng nằm gần trục não bộ, nơi điều khiển hóc-môn.

Ngoài u thần kinh đệm, các loại u não khác bao gồm:

– U ngoại bì thần kinh nguyên thủy (PNET): thường gặp hơn ở trẻ em. Loại u này có thể phát triển bất kì đâu trong bộ não từ các tế bào thần kinh nguyên thủy. Một dạng của u này là u nguyên bào tủy. Dạng này xuất phát từ tiểu não, có xu hướng phát triển và lan đi nhanh, nhưng việc điều trị loại u này thường mang lại hiệu quả.

– U sọ hầu: thường xuất phát gần tuyến yên, phát triển chậm. Một khi u đè lên tuyến yên hoặc các dây thần kinh gần đó, chúng sẽ gây triệu chứng. U sọ hầu thường lành tính.

– U thần kinh và thần kinh đệm phối hợp: chúng xuất phát từ các tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh đệm.

– U bao sợi thần kinh: loại u này xuất phát từ phần myelin bao quanh các dây thần kinh. Thường xảy ra ở phần tai trong, nơi giúp giữ thăng bằng cơ thể; khi đó, u này còn được gọi u thần kinh tiền đình ốc tai và loại u này thường lành tính.

Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, kích thước u và có thể khác nhau ở mỗi trẻ. U não đang phát triển có thể gây tăng áp lực trong não tại các khoang não thất hay còn gọi là tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này ít gặp ở những trẻ với khớp sọ chưa đóng. Các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ bao gồm:

Triệu chứng của u não tại đại não:

Co giật.

Thay đổi thị lực và khả năng nghe.

Khó khăn trong việc đi lại.

Yếu cơ hoặc liệt.

Thay đổi khí sắc, ví dụ như trầm cảm.

Triệu chứng của u não tại tiểu não:

Khó nuốt.

Khó vận động mắt.

Nói chuyện khó khăn.

Cử động tay, chân một cách vụng về.

Khó khăn trong đi đứng.

Triệu chứng của u não tại cuống não:

Yếu người.

Khó khăn trong đi lại.

Cứng cơ.

Khó khăn trong cử động mắt và các cơ mặt.

Nhìn đôi.

Giảm thính giác

Triệu chứng của u não có thể giống với triệu chứng của các bệnh khác. Vì vậy hãy đến khám Bác sĩ ngay để được chẩn đoán đúng và kịp thời.

Hãy gọi ngay cho Cơ sở Y Tế gần nhất hoặc đưa trẻ đi khám ngay nếu gặp các trường hợp sau:

Triệu chứng nặng hơn.

Xuất hiện thêm các triệu chứng mới.

Dấu hiệu tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến não là bất thường gen hoặc bất thường nhiễm sắc thể. Còn lý do khiến gen và nhiễm sắc thể bị bất thường hiện vẫn chưa rõ. Một số chất hoá học cũng đóng vai trò trong sự thay đổi gen. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn đang nghiên cứu.

Những trẻ với những bất thường di truyền nhất định có nguy cơ cao bị u thần kinh trung ương. Những trẻ đã trải qua xạ trị trong ung thư khác ở đầu cũng có nguy cơ cao bị u não. Các bất thường di truyền có thể kể đến như:

– U sợi thần kinh: đây là rối loạn di truyền gây u trên các mô thần kinh. Nó có thể phát triển bất cứ nơi nào trên hệ thần kinh, bao gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Thường u sợi thần kinh được chẩn đoán ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của thanh thiếu niên. Đa số u này lành tính, tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng trở thành ác tính. Triệu chứng thường nhẹ. Biến chứng bao gồm: giảm thính giác, suy giảm khả năng học hỏi, vấn đề tim mạch, giảm thị giác và gây những cơn đau khũng khiếp. Việc điều trị nhằm đảm bảo sự phát triển cơ thể, giảm biến chứng. Phẫu thuật giúp giảm triệu chứng đối với trường hợp u lớn. Một số trường hợp, xạ trị hay hóa trị giúp kiểm soát cơn đau.

– Bệnh Von-Hippel-Lindau: đây là một dạng rối loạn di truyền, hình thành các u, nang trong cơ thể. U có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng có thể xuất phát từ não, tủy sống, thận, tụy và hệ sinh dục (ở nam). Triệu chứng bệnh rất đa dạng phụ thuộc kích thước, vị trí u: nhức dấu, gặp vấn đề trong thăng bằng, đi lại, thị giác, yếu tay chân và cao huyết áp. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Điều trị bao gồm phẫu thuật hay xạ trị.

– U nguyên bào võng mạc: đây là dạng u bắt nguồn từ lớp võng mạc ở mắt. U thường xảy ra ở trẻ em. Đây là dạng u hiếm gặp ở mắt và có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Trong quá trình bệnh cũng như trong quá trình điều trị, một số biến chừng trẻ có thể trải qua như sau:

Tổn thương não hoặc hệ thần kinh trung ương: dẫn đến: rối loạn phối hợp hoạt động, yếu cơ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm khả năng nhìn.

Các vấn đề sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, chảy máu, tác dụng phụ thuốc gây mê.

Nhiễm trùng, chảy máu sau hóa trị.

Giảm phát triển ở trẻ em.

Ảnh hưởng khả năng học hỏi.

Vô sinh.

Ung thư tái phát.

Phát triển các ung thư khác.

Bé sẽ được đánh giá ban đầu bởi Bác sĩ Nhi hay Bác sĩ Nhi chuyên khoa Thần Kinh hoặc tại phòng cấp cứu để tìm nguyên nhân.

Trong quá trình này, một số Bác sĩ khác cũng sẽ tham gia như: Bác sĩ Nhi chuyên khoa Ung bướu, Bác sĩ Nhãn khoa, Bác sĩ Đa khoa, Kĩ thuật viên,…

Một số phương pháp giúp đánh giá u não gồm:

– Chụp CT: phương pháp này dùng tia X và máy tính để xử lý và cho ra hình anh cơ thể dưới dạng các lát cắt.

– MRI: phương pháp này dùng một nam châm lớn, sóng điện từ và máy tính để xử lý và cho ra những hình ảnh về chi tiết trong cơ thể. Thuốc cản từ có thể sẽ được tiêm vào tĩnh mạch bé, giúp hình ảnh khối u hiện rõ hơn.

– Chọc ống sống thắt lưng: bệnh nhân nằm nghiêng cong người, Bác sĩ sẽ dùng kim đâm vào vùng lưng ở đoạn thấp, đi vào ống sống (khoang xung quanh tủy sống). Sau đó hút dịch não tủy mang đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư.

– PET: trong phương pháp này, dung dịch đường có hoạt tính phóng xạ sẽ được tiêm vào máu. Các tế bào ung thư sử dụng đường nhiều hơn tế bào bình thường, nên đường sẽ tập trung nhiều trong tế bào ung thư. Một máy ghi đặc biệt sẽ giúp nhận biết các phân tử đường. Phương pháp này còn giúp phát hiện tế bào ung thư ở nhiều nơi khác trong cơ thể, ngay cả khi các phương pháp thông thường không thể phát hiện. Hiện nay, PET thường được kết hợp với CT, nên còn được gọi là PET/CT.

– Sinh thiết: các tế bào trong khối u sẽ được trích ra và mang đi xét nghiệm. Phương pháp này còn giúp xác định loại khối u và tốc độ phát triển của khối u.

– Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra các chất chỉ điểm ung thư, chúng được giải phóng từ khối u.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật: phẫu thuật luôn là bước đầu tiên trong quá trình điều trị, giúp loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt, và đảm bảo được chức năng của não bộ.

Hóa trị: đây là các thuốc giúp giết các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Các thuốc này được đưa vào cơ thể có thể qua đường tĩnh mạch, tiêm trực tiếp vào mô hay qua đường uống.

Điều trị trúng đích: giúp diệt các tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.

Xạ trị: phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác để giết tế bào ung thư hay ngăn chặn sự phát triển củng tế bào ung thư.

Hóa trị liều cao kèm cấy tế bào gốc: các tế bào gốc này sẽ được lấy ra từ đứa trẻ hay từ người khác. Nhưng trước đó, trẻ sẽ phải trải qua hóa trị liều cao, có thể gây tổn thương ống sống. Sau đó, các tế bào gốc sẽ được đặt vào.

– Rụng tóc: cả hóa trị và xạ trị đều có khả năng gây rụng tóc. Nếu như do hóa trị, tóc sẽ mọc lại sau kết thúc điều trị. Nhưng đối với xạ trị, tóc có thể sẽ không mọc trở lại.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau hóa trị và xạ trị:

– Mệt mỏi: rất thường gặp trong cả hai phương pháp điều trị này, và có thể kéo dài nhiều tuần sau khi kết thúc hóa trị hoặc xạ trị.

– Cảm thấy khó chịu: hóa trị và xạ trị có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không khỏe trong người. Hãy nói với Bác sĩ nếu gặp dấu hiệu này để có cách điều trị phù hợp.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng: hóa trị có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy đến khám ngay nếu bé bị sốt, cảm thấy không khỏe hay bất kì dấu hiệu nhiểm trùng khác.

– Biến đổi da tại nơi xạ trị: phương pháp này có thể khiến phần da chiếu xạ bị tổn thương, giống như cháy nắng. Vùng da đó trở nên đỏ, dễ bong, hoặc đau nếu như da sáng. Còn trong trường hợp da sạm, vùng đó trở nên sạm hơn và dễ bong da. Trong quá trình điều trị, cha mẹ và trẻ sẽ được dặn dò theo dõi tình trạng da và cách chăm sóc vùng da đó.

– Corticosteroids: thuốc này giúp phòng ngừa phù não.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

– Thuốc chống co giật: giúp ngăn ngừa co giật.

– Đặt ống thông não thất – ổ bụng (VP Shunt): một ống dài sẽ được đặt vào cơ thể, giúp đưa lượng dịch não tủy dư vào ổ bụng. Phương pháp này giúp kiểm soát áp lực não.

– Biện pháp chăm sóc nâng đỡ: trong quá trình điều trị, có thể sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ gây khó chịu cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị nâng đỡ kèm theo là: thuốc giảm đau, hạ sôt, điều trị nhiễm trùng, chống nôn ói,…

– Kháng sinh: điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng.

– Hóc-môn: bệnh nhân có thể sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp bổ sung hóc-môn nếu khối u gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hóc-môn.

– Tuân thủ đúng điều trị là điều quan trọng giúp cải thiện tiên lượng bệnh.

Đối với bất kì loại ung thư nào, việc tiên lượng bệnh cực kì khó khăn. Hãy nhớ rằng:

– Theo dõi sát, tái khám đúng lịch hẹn trong và sau khi điều trị.

– Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những phương pháp điều trị mới để cải thiện sức khỏe sau bệnh, cũng như giảm tác dụng phụ không mong muốn

Trẻ khi được chẩn đoán u não nên được theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Bé sẽ được đưa đến gặp Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu cũng như một số khoa khác để được điều trị biến chứng do u, các tác dụng phụ sau điều trị và phát hiện sớm các dấu hiệu khi u quay trở lại. Trẻ sẽ được kiểm tra bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và một số xét nghiệm khác. Ví dụ như bé có thể cần gặp Bác sĩ Nhãn khoa nếu u ảnh hưởng đến thị lực.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ cần đến các Chuyên gia điều trị cũng như Bác sĩ Vật lý trị liệu để giúp linh hoạt trong cử động và tăng sức cơ. Nếu u não ảnh hưởng đến việc nói, các Bác sĩ chuyên chữa tật về nói sẽ giúp trẻ phục hồi. Ngoài ra, trẻ sẽ cần đến các Bác sĩ chuyên khoa khác nếu hoạt động tương ứng bị tác động.

Bậc cha mẹ có thể giúp bé trong quá trình điều trị như sau:

Nếu trẻ gặp vấn đề trong ăn uống, hãy tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích.

Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, cần hài hòa giữa việc nghỉ ngơi và hoạc động. Hãy động viên bé tập thể dục nhẹ nhàng. Việc này giúp tăng sức khỏe và có thể làm giảm đau.

Nếu con bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy khuyên chúng cai thuốc và cho chúng biết về những tác hại của thuốc lá.

Hãy trở thành chỗ dựa tinh thần cho bé. Bậc cha mẹ có thể tìm đến các nhà tư vấn để có lời khuyên hữu ích.

Hãy chắc chắn rằng trẻ tái khám Bác sĩ theo đúng lịch hẹn.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh u não, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để sớm có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu cần được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.

U não có nguồn gốc từ các tế bào trong não.

Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể bị u não. U não ở trẻ em rất khác so với u não ở người trưởng thảnh.

Phân loại u não dựa vào loại u và vị trí u trong não.

Dấu hiệu thường gặp trong u não bao gồm: nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, khó khăn trong vận động.

Hầu hết u não ở trẻ em được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Theo dõi sát sức khỏe trong quá trình điều trị là điều vô cùng quan trọng, nhằm phát hiện biến chứng u não, tác dụng phụ của quá trình điều trị và dấu hiệu nếu u não phát triển trở lại.

Bệnh Học U Nang Buồng Trứng

U nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi sinh sản của nữ giới, bệnh thường ở dạng u lành không gây nguy hiểm tới sức khỏe tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh phát triển tạo ra các biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe sinh sản người phụ nữ.

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một trong số các bệnh thường gặp ở phụ nữ nó chiếm tới 3,6% các bệnh phụ khoa. Như tên gọi, u nang buồng trứng là sự xuất hiện bất thường của các khối u trong buồng trứng. Khối u này thường làm chậm quá trình mang thai của chị em do khối u cản trở nang trứng tiếp theo phát triển và rụng. Bệnh có ở hầu hết nữ giới trong độ tuổi sinh sản đặc biệt thường xảy ra trước hoặc trong thời kỳ mang thai.

Hầu hết các u nang buồng trứng thường ở dạng lành tính đối với dạng u này thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em, chủ yếu nó chỉ làm chậm quá trình sinh sản bởi các u vướng vào nang trứng làm chậm quá trình rụng trứng. Các u nang lành thường chỉ xuất hiện trên buồng trứng trái hoặc phải và tự teo vỡ sau vài tháng.

Đối với các trường hợp u tiến triển thành ác tính ngoài các biến chứng, u nang buồng trứng còn có thể phát triển thành ung thư buồng trứng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng của phụ nữ. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng khác nhau, trong đó xoắn u nang buồng trứng là dạng biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ lứa tuổi 30 trở lên.

Nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng

– Do các nang trứng bị khuyết tật, phát triển không đầy đủ, gặp vấn đề trong biệc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng trong buồng trứng.

– Do mạch máu của các nang trứng bị vỡ dẫn tới u nang xuất huyết.

– Do lượng hocmone Chorionic gonadotropin dư thừa dẫn tới hình thành u nang lutein.

– Do sự phát triển quá mức của hocmone luteinzing gây ảnh hưởng xấu tới buồng trứng

– Do thể vàng phát triển dẫn tới kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.

Triệu chứng của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng phát triển từ dạng lành tính trước sau nó sẽ teo nhỏ và biến mất nếu như dạng lành, đối với dạng ác tính sẽ xảy ra các biến chứng. Triệu chứng của u nang khi mới hình thành thường không rõ ràng chỉ xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sau:

Xuất hiện các cơn đau không rõ ràng, đau tức bụng, đôi khi là vùng thắt lưng và đùi

Thường xuyên thấy đầy bụng

Gặp phải các vấn đề về đường tiểu như tiểu khó, tiểu dắt

Cơn đau nặng hơn khi quan hệ

Thay đổi một vài chỉ số cơ thể, tăng cân không rõ lí do

Đau ngực, đôi khi buồn nôn và nôn

Rối loạn kinh nguyệt

Đối với các trường hợp u nang buồng trứng phát triển nhanh có các biến chứng thì cấp độ của các triệu chứng trên sẽ nặng hơn bên cạnh đó có thể gặp phải tình trạng sốc tạm thời, ví dụ như đột ngột sốt và nôn mửa, kiệt sức và ngã khuỵu không rõ nguyên nhân

Biến chứng của u nang buồng trứng

Hầu hết u nang buồng trứng đều ở dạng lành tính tự sinh ra và mất đi sau vài tháng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp u phát triển biến đổi sang dạng có biến chứng sẽ gây ra các vấn đề phiền toái khác nhau như:

– U xuất hiện chiếm một phần diện tích nên ngăn cản quá trình sinh trưởng và giải phóng của nang trứng, do đó khi có u, quá trình thụ thai sẽ chậm lại.

– Vì trứng khó rụng nên kinh nghiệt cũng bị rối loạn, tuy nhiên chỉ sau vài tháng, hiện tượng này sẽ kết thúc.

– Thỉnh thoảng người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau bụng bất chợt.

– Nếu khối u có lớn sẽ gây nguy cơ xoắn buồng trứng. Trường hợp này khá nguy hiểm nếu không phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì dịch sẽ tích tụ nhiều quá làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp… gây ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí nguy hại đến tính mạng

– Khi u vỡ dễ làm tràn dịch ra buồng trứng gây viêm nhiễm.

Phân loại u nang buồng trứng

Có nhiều các phân chia các dạng u nang :

– Theo nguyên nhân: có dạng 2 là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng ra do cơ chế điều tiết có nhiều biến đổi trong cơ thể, thường không nguy hiểm và tự mất đi. U nang thực thể là loại u được cảnh báo nên xử lí bởi lẽ nó thường sinh ra bởi một bệnh lí khác đang nảy sinh trong cơ thể.

– Theo tính chất khối u: chia ra thành các dạng u nang nước, u nang nhầy, u nang bì

– Theo kích thước hay hình dạng khối u

– Theo bản chất lành hay ác tính: về cơ bản việc u ác hay lành không thể chắc chắn chỉ với việc siêu âm, chỉ có thể xác định ảnh hưởng của u dựa vào biểu hiện ra ngoài và thử nghiệm giải phẫu sau khi cắt đem ra ngoài.

Khám và chuẩn đoán u nang buồng trứng

Việc khám và chuẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng thường thực hiện các phương pháp sau:

– Siêu âm: được dùng để xác định vị trí, kích thước, cấu trúc, mật độ, hình dáng, ranh giới với các cơ quan xung quanh của khối u nang. Cũng là căn cứ xác định xem u nang có vách ngăn hay không, có dịch hay không. Đông thời cũng xác định tình trạng tử cung và các phần phụ của tử cung bị khối u ảnh hưởng như thế nào.

– Chụp XQ bụng không chuẩn bị dùng để xác định khối u nang có phải là u bì hay không. Nếu có các hình ảnh phản quang răng, tóc và xương trong khối u thì đó là các khôi u nang bì.

– Chụp TC, buồng trứng: về cơ bản kỹ thuật này chỉ để xác định độ an toàn của khối u, các phần phụ và buồng trứng.

– Nội soi ổ bụng: Nếu u quá lớn, siêu âm sẽ không thể rõ ràng phạm vi của nó, lúc đó cần nội soi ổ bụng. Về cơ bản phương pháp này tương tự với nội soi dạ dày, chụp lại ổ bụng bằng CT Scanner.

Cách điều trị u nang buồng trứng

Đối với dạng u nang buồng trứng lành tính thì không cần thiết phải điều trị bởi khối u sẽ teo nhỏ dần và tự biến mất. Tuy nhiên đối với các trường hợp có thể xảy ra biến chứng thì cần có phương pháp điều trị xử lý thích hợp.

Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa:

Về nội khoa, người bệnh sẽ được cấp thuốc thúc đẩy u nang tự nhanh già để teo hoặc vỡ đi.

Về ngoại khoa, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật cắt u. Tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành, mặc dù bóc tách khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát u nang buồng trứng.Việc bóc tách sẽ giúp người phụ nữ giữ được khả năng sinh con nhưng lại dễ có nguy cơ tái phát bệnh.

Phòng ngừa và ngăn chặn u nang buồng trứng tái phát

Cẩn trọng khi dùng thuốc: Một số loại thuốc chứa hormone làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng. Đó là lý do lý giải tại sao những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt chứa hormone dễ bị u nang buồng trứng hơn người bình thường.

Khám phụ khoa định kỳ: Đây là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. 4-6 tháng/lần bạn nên tới các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và phát hiện những bất thường. Đồng thời có cách xử lý kịp thời khi bệnh mới phát.

Chế độ ăn uống khoa học: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, protein, chất béo bão hòa, chất kích thích; thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thực phẩm chứa nhiều hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose… nếu không muốn u nang buồng trứng “hỏi thăm”.

Chế độ sinh hoạt: Bạn cần tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng sức chống đỡ với bệnh tật nói chung và u nang buồng trứng nói riêng.

Bệnh Học U Nang Buồng Trứng Phải

U nang buồng trứng phải là trường hợp khối u nang buồng trứng nằm ở buồng trứng bên phải của người bệnh, là một trường hợp của u nang. Phát hiện sớm và điều trị bệnh có thể giúp việc điều trị trở nên đơn giản và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Vị trí khối u nang buồng trứng bên phải

Khối u nang buồng trứng phải được hình thành từ các mô nang của buồng trứng bên phải thông thường là do tác động của nội tiết tố.

U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở buồng trứng trái hay cả hai buồng trứng tuy nhiên bệnh u nang buồng trứng phải là thường gặp hơn cả.

Với vị trí khối u nang buồng trứng bên phải thì khối u nang giáp với các tạng lân cận nhất là ruột thừa. Chính vì thế vị trí đau và triệu chứng ban đầu của u nang buồng trứng gần giống như viêm ruột thừa: Đau bụng dưới bên phải, đau nhói, chán ăn buồn nôn…

Thông thường khối u nang buồng trứng phải là khối u lành tính không gây nguy hiểm tuy nhiên nếu không được điều trị theo dõi có thể chuyển sang dạng ác tính hoặc các biến chứng như vỡ nang, xoắn nang đe dọa tính mạng cơn người.

Triệu chứng của u nang buồng trứng phải

Khối u nang buồng trứng phải ở gần vị trí ruột thừa

Người mắc u nang buồng trứng phải có thể gặp các triệu chứng biểu hiện sau:

Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu đầu tiên

Kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cả về màu sắc và thời gian

Đau tức vùng bụng hay đau mơ hồ vùng thắt lưng và đùi.

Đau khi quan hệ tình dục hoặc khi trải qua các hoạt động cực nhọc vất vả, đau nhức vú.

Đau bụng lâm râm, có cảm giác buồn nôn và nôn giống biểu hiện của người mang thai

Xuất huyết âm đạo bất thường

Diễn biến phát triển của khối u nang

Giai đoạn 1: khối u nằm im không phát triển tăng kích thước

Giai đoạn 2: khối u tự biến mất sau vài ba vòng kinh (kết thúc tại giai đoạn này nếu khối u biến mất)

Giai đoạn 3: khối u ngày càng to ra gây chèn ép các cơ quan khác và thường gây đau bụng dưới, bí tiểu…

Giai đoạn 4: khối u bị xoắn khiến máu đến buồng trứng bị ngưng trệ có thể dẫn đến hoại tử hoặc vỡ u nang. Đặc biệt nếu xoắn u không được tháo xoắn kịp thời có thể nứt vỡ buồng trứng, gây thiếu máu hoặc đau bụng dữ dội dẫn đến tử vong

Điều trị u nang buồng trứng phải

Người mắc u nang buồng trứng phải tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

– Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa là sử dụng phương pháp bảo tồn nghĩa là uống thuốc để điều trị, không tác động dao kéo lên phần bụng. Điều trị nội khoa được chỉ định dùng trong trường hợp u nang buồng trứng dạng lành tính để kích thích khối u nhanh teo nhỏ hoặc vỡ, ngoài ra còn có thể áp dụng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc đối với bệnh nhân trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật để ngăn ngừa khối u tăng trưởng kích thước và hạn chế biến chứng.

– Điều trị ngoại khoa: Tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân mà chọn phương pháp phẫu thuật triệt để cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành, mặc dù bóc tách khối u có thể làm tăng nguy cơ tái phát u nang buồng trứng. Nếu khối u có kích thước lớn, hoặc đã chẩn đoán là nang thực thể thì cần phẫu thuật cắt bỏ khối u để phòng các biến chứng hoặc ung thư hóa. Việc phẫu thuật chọn lựa phương pháp mổ nội soi hay mổ mở cũng tùy thuộc vào mức độ và loại u nang để bác sĩ đưa ra phương pháp thích hợp.

U nang buồng trứng phải có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của u nang lại phụ thuộc vào loại u nang và kích thước và tính chất khối u nang chứ không phải vị trí trái phải của khối u. Như đã nói phần trên, u nang cơ năng thì không nguy hiểm nhưng các loại u khác sẽ không tự mất đi mà phát triển lớn dần gây biến chứng. Với vị trí u nang buồng trứng bên phải, khối u to dần chèn ép các tạng xung quanh như ruột thừa sẽ gây bí tiểu.. và nguy cơ viêm ruột thừa kèm theo sẽ cao hơn.

Cần thăm khám sớm để phát hiện điều trị kịp thời.

Phòng ngừa u nang buồng trứng phải

U nang buồng trứng phải hay trái thì đều không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên kiểm tra phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng. U nang buồng trứng lành tính không trở thành ung thư. Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gần giống các triệu chứng của u nang buồng trứng. Vì vậy, điều quan trọng là đến gặp bác sĩ của bạn và nhận được chẩn đoán chính xác. Thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng có thể chỉ ra vấn đề, chẳng hạn như:

thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn

đau vùng chậu liên tục

ăn mất ngon

giảm cân không giải thích được

đầy bụng