Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Cổ Tử Cung Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Ung Thư Cổ Tử Cung Với Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung với nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Các giai đoạn K cổ tử cung. Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm trước điều trị ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng ăn gì? Ngăn ngừa và điều trị K cổ tử cung bằng nấm lim xanh.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ. Chúng có thể cướp đi sinh mạng của chị em bất cứ lúc nào. Các giai đoạn của bệnh K cổ tử cung phát triển ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Triệu chứng của căn bệnh này rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nguyên nhân hình thành bệnh ung thư cổ tử cung do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Việc quan hệ tình dục quá sớm, hút thuốc lá,…; những nguyên nhân đó đều tạo cơ hội cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm trước điều trị K cổ tử cung là điều quan trọng cho chị em. Ngoài ra, sử dụng nấm lim xanh sẽ giúp hỗ trợ điều trị K cổ tử cung hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ.

Cổ tử cung tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của:

Biểu mô lát (biểu mô vảy).

Biểu mô tuyến cổ tử cung.

Bệnh xảy ra khi:

Các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát.

Chúng xâm lấn khu vực xung quanh.

Lâu dần sẽ di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi); người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh. Những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện bệnh thường do tầm soát không tốt ở độ tuổi trước đó.

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ung thư tử cung có thể khởi phát ở bất cứ nơi nào trong tử cung; nhưng phổ biến nhất là ở nội mạc tử cung.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Triệu chứng ung thư cổ tử cung là gì? Ở giai đoạn đầu, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và tiền ung thư hầu như không có triệu chứng. Khi khối u phát triển lớn, ảnh hưởng đến chức năng cơ thể thì mới xuất hiện các triệu chứng. Các biểu hiện của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Chảy máu bất thường từ âm đạo, ví dụ:

Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường.

Chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ.

Chảy máu sau khi mãn kinh.

Chảy máu sau khi đi vệ sinh.

Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu.

Đau khi quan hệ tình dục.

Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi khó chịu.

Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung đã được nêu ở trên. Đó cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Dù là bệnh gì, thì bất cứ khi nào xuất hiện biểu hiện trên cũng cần đi khám kịp thời.

Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ: Ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Hầu như mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng phòng vệ thành công. Trong trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao, sẽ có khả năng bị ung thư trong tương lai.

Bên cạnh HPV, một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc K cổ tử cung, bao gồm:

Hút thuốc lá.

Quan hệ tình dục sớm.

Quan hệ tình dục với nhiều người.

Quan hệ tình dục không an toàn.

Sinh đẻ nhiều lần (trên 5 lần).

Sinh con khi còn quá trẻ (nhỏ hơn 17 tuổi).

Vệ sinh sinh dục không đúng cách.

Viêm cổ tử cung mãn tính.

Suy giảm miễn dịch:

Trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV tăng cao.

Dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Uống thuốc tránh thai kéo dài trên 5 năm.

Lý do mắc ung thư cổ tử cung phần lớn là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung có thể do béo phì; hoặc dùng Estrogen mà không có Progesterone.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung diễn biến như thế nào là điều được quan tâm hàng đầu. Bởi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm sẽ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Các giai đoạn ấy được phân chia như sau:

Giai đoạn 0:

Phát hiện tế bào dị thường.

Chúng ở trong lớp tế bào thứ nhất lót cổ tử cung.

Giai đoạn I:

Chỉ phát hiện khối u trong các mô của cổ tử cung.

Giai đoạn II:

Khối u đã lan ra ngoài cổ tử cung.

Chúng lan đến âm đạo và các mô gần cổ tử cung.

Giai đoạn III:

Khối u đã lan khắp vùng xương chậu.

Giai đoạn IV:

Khối u đã lan ra ngoài vùng xương chậu.

Lan đến các bộ phận gần đó như bàng quang hay trực tràng.

Khối u cũng có thể đã lan đến phổi, gan hay xương.

Những thời kỳ ung thư cổ tử cung được mô tả cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay là xét nghiệm Pap. Xét nghiệm Pap hay còn gọi là Pap smear hoặc phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm:

Tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung.

Thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung.

Mẫu này được đưa lên một tấm lam (phết Pap).

Hoặc trộn lẫn trong một dịch cố định (tế bào học trên dịch lỏng).

Sau đó, gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các tế bào được kiểm tra nhằm:

Tìm biến dạng có thể chỉ ra thay đổi bất thường của tế bào.

Ví dụ như: loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap thường không thoải mái, nhưng thường không gây đau.

Một số xét nghiệm khác cần thiết để chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung, bao gồm:

Soi cổ tử cung:

Đưa một kính nhỏ có ánh sáng ở đầu để quan sát tử cung.

Sinh thiết khoét chóp:

Gây tê bệnh nhân.

Lấy một mẫu mô hình nón ở cổ tử.

Quan sát nó dưới kính hiển vi.

Có thể bị chảy máu âm đạo sau khi làm thủ thuật này.

Cách chẩn đoán ung thư cổ tử cung có thể làm lần đầu vào năm 21 tuổi. Phết Pap vẫn thường được thực hiện trên phụ nữ sau khi cắt tử cung hoàn toàn; mục đích để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung. Nếu người phụ nữ phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để điều trị bệnh lý lành tính; không ung thư và không nhiễm HPV thì không cần làm Pap.

Xét nghiệm trước điều trị ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm trước điều trị ung thư cổ tử cung là gì? Khi chắc chắn bị ung thư cổ tử cung; bác sĩ sẽ kiểm tra xem ung thư đang ở giai đoạn nào. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.

Cần được làm giảm đau trước khi làm các thủ thuật này.

Xét nghiệm máu:

Việc này để kiểm tra xương, máu và thận.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

Cộng hưởng từ (MRI), X-quang.

Chụp cắt lớp phóng xạ (PET scan).

Các xét nghiệm bằng hình ảnh giúp bác sĩ:

Xác định khối ung thư.

Xác định xem các tế bào ung thư đã lan rộng chưa.

Xét nghiệm trước chữa trị bệnh ung thư cổ tử cung là việc vô cùng quan trọng. Từ đây, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất; đem lại kết quả khả quan nhất.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Điều trị ung thư cổ tử cung rất phức tạp. Vì thế, các bệnh viện thường sẽ có đội ngũ chuyên điều trị K cổ tử cung giai đoạn sớm; cũng như một đội ngũ chuyên điều trị K cổ tử cung giai đoạn trễ. Điều trị K cổ tử cung ở giai đoạn đầu là lý tưởng nhất, cơ hội chữa khỏi rất cao. Nhưng đa số các bệnh nhân không phát hiện được bệnh ở giai đoạn này. Nhìn chung, có ba phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung. Bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Cụ thể từng phương pháp này như sau:

Phương pháp phẫu thuật: bác sĩ sẽ cắt bỏ khối ung thư:

Cắt bỏ cổ tử cung, bao gồm:

Phần cổ tử cung.

Mô xung quanh.

Phần trên của âm đạo.

Nhưng giữ lại phần tử cung.

Cắt bỏ tử cung, bao gồm cổ tử cung và tử cung.

Cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng.

Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư.

Sẽ không thể có con nếu cắt bỏ tử cung.

Cắt bỏ đoạn chậu:

Đây là một phẫu thuật lớn.

Cắt bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang.

Cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

Phương pháp xạ trị:

Trong điều trị này, bác sĩ sẽ chiếu tia xạ vào cơ thể.

Máy chiếu tia xạ đặt ở bên ngoài hoặc để trong cơ thể.

Một đợt xạ trị thường kéo dài khoảng 5-8 tuần.

Giai đoạn đầu: xạ trị hoặc kết hợp xạ trị với phẫu thuật.

Giai đoạn trễ: xạ trị kết hợp hóa trị; giảm chảy máu, đau đớn.

Phương pháp hóa trị:

Hóa trị hoặc kết hợp hóa trị với xạ trị.

Tiêm thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

Chữa trị ung thư cổ tử cung bằng các phương pháp trên đều gây ra tác dụng phụ. Nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn kỹ càng. Người bệnh có thể bị mãn kinh sớm, hẹp âm đạo, tắc nghẽn hạch bạch huyết sau khi điều trị.

Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì? Việc điều trị ung thư cổ tử cung cần nhiều thời gian để tiêu diệt các tế bào ung thư. Để cơ thể có đủ sức chống chọi với bệnh, cần chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực phẩm được khuyến khích bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn là:

Sữa, các sản phẩm được làm từ sữa (phô mai, sữa chua,…).

Trứng luộc.

Thịt gà.

Cá nước ngọt và nước mặn.

Các loại sò, hến.

Trái cây (dưa đỏ, xoài, mơ, đào, chuối, cam,…).

Rau xanh.

Một số loại củ (khoai tây, khoai lang, bí ngô, cà rốt, củ cải,…).

Các loại hạt, lúa mì, mầm lúa mì, gạo lứt, bột yến mạch,…

Các loại đậu: đậu nành, đậu tây, đậu Hà Lan,…

Các thực phẩm kể trên khi dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung cần phải được rửa sạch. Bệnh nhân có thể dùng thêm các loại nước sinh tố, các loại trà, đồ uống điện giải pha loãng,… Người bệnh nên chia thực phẩm ăn thành nhiều bữa; mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn những thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn hơn; đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bị ung thư cổ tử cung nên kiêng gì?

Bị ung thư cổ tử cung nên kiêng gì? Chế độ ăn không hợp lý có thể gây đau đớn cho người bệnh; làm tình trạng bệnh nguy kịch hơn. Người bệnh ung thư cổ tử cung không nên ăn các thực phẩm sau:

Thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh.

Đồ ăn nhiều đường, nước có ga,…

Đồ ăn có vị cay, đắng, mặn, nóng,…

Thức ăn hun khói, tẩm ướp, nướng, chiên, rán, ngâm,…

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần hạn chế tuyệt đối rượu, bia, cà phê,… Chế độ dinh dưỡng bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần thực hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn. Chính vì vậy, cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Cũng theo các chuyên gia, để quá trình điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn; người bệnh nên tuyệt đối tránh xa các thực phẩm này; chứ không đơn giản là hạn chế trong khẩu phần ăn uống.

Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) định kỳ. Việc này có thể:

Phát hiện các vấn đề tử cung.

Phát hiện các thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung.

Tất cả phụ nữ 21-29 tuổi nên làm Pap smear ba năm một lần.

Phụ nữ trên 30 tuổi nên làm Pap smear, kèm xét nghiệm virus HPV.

Tiêm vắc xin phòng HPV:

Vắc xin HPV có thể bảo vệ bạn trước 9 chủng virus.

Các bạn nữ từ 9 đến 26 tuổi có thể tiêm HPV.

Vắc xin này có thể phòng 90% ung thư cổ tử cung, âm đạo,…

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể:

Ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh qua đường tình dục.

Từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Không hút thuốc:

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Chế độ ăn lành mạnh:

Thực phẩm giàu Axit Folic (măng tây, bông cải xanh,…).

Thực phẩm giàu Vitamin C (cam, bưởi,…).

Thực phẩm giàu Beta Carotene (cà rốt, bí, dưa vàng,…).

Thực phẩm giàu Vitamin E (bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc,…).

Phòng tránh ung thư cổ tử cung cần được thực hiện sớm và kiên trì. Tử cung là một cơ quan của hệ thống sinh sản nữ; đây là nhà đồng thời là nơi nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì vậy, hãy bảo vệ tử cung thật khỏe mạnh để nuôi dưỡng những đứa con thật tốt.

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? Nấm lim rừng là thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên; rất an toàn với cơ thể người bệnh. Trong cây nấm lim chứa rất nhiều dược chất quý hiếm, được các nhà khoa học đánh giá cao. Công dụng cụ thể của những dược chất đó đối với ung thư cổ tử cung như sau:

Germanium giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu.

Beta và Hero-beta-glucans kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động.

Adenosine hạn chế các cơn đau do điều trị bằng xạ trị, hóa trị.

Ling Zhi-8 protein chống dị ứng, giảm thiểu tác dụng phụ do hóa chất.

Vitamin, khoáng chất bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, nấm gỗ lim còn có tác dụng:

Bổ sung toàn diện các dưỡng chất.

Nâng cao sức khỏe người bệnh.

Giúp giảm đau, cầm máu.

Ổn định các chức năng bình thường.

Làm giảm tác dụng phụ gây ra bởi phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Cây nấm lim rừng hỗ trợ chữa trị ung thư cổ tử cung rất hiệu quả. Nên sử dụng thảo dược này kiên trì từ 2-5 tháng; đồng thời kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh. Điều đó sẽ giúp quá trình điều trị có kết quả tối ưu nhất.

Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những Triệu Chứng

Triệu chứng của tiền ung thư cổ tử cung?

Câu hỏi bởi: Hoanglong Thao

Thưa bác sĩ! Năm nay em 21 tuổi, giới tính nữ. Cách đây 3 năm khi vợ chồng em quan hệ thì thường xuyên ra máu âm đạo. 3 năm nay vợ chồng em xa nhau nhưng cứ thỉnh thoảng đi vệ sinh em lại ra 1 chút máu. Và xuất hiện những cơn đau ở vùng kín ngày càng nhiều. Khí hư mùi tanh. Bây giờ xuất hiện những cơn đau là em phải uống thuốc giảm đau mới đỡ. Đi khám thì bác sĩ nói em bị viêm nhẹ. Có phải em có biểu hiện tiền ung thư cổ tử cung không? Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Xin cảm ơn!

Cơ quan sinh dục của nữ giới tiếp xúc rất gần với môi trường bên ngoài vì vậy, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua âm hộ vào trong âm đạo, cổ tử cung và lên tử cung, vòi trứng gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, viêm phần phụ,… Đặc biệt, là ở những người đã lấy chồng, đã quan hệ tình dục thì nguy cơ bị viêm nhiễm sinh dục ở nữ giới tăng lên gấp nhiều lần.

Ở tình huống của bạn, 2 năm về trước khi hai vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên ra máu âm đạo và 2 năm nay 2 vợ chồng xa nhau nhưng thỉnh thoảng đi vệ sinh lại ra ít máu, đồng thời đau ở vùng kín, có khí hư mùi tanh. Đó là các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm sinh dục mà bạn đang mắc phải. Các viêm nhiễm sinh dục có thể gặp là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,…Nguyên nhân gây viêm có nhiều: có thể do vi khuẩn (cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn,…), do nấm, do kí sinh trùng, do chlamydia (đây là lí do khá thường gặp, thường hay gây viêm tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh nữ). Khi bị viêm, niêm mạc âm đạo tấy đỏ, phù nề, sung huyết nên rất dễ bị tổn thương nên khi quan hệ tình dục bị chà xát rất dễ gây tổn thương niêm mạc và chảy máu như tình huống của bạn. Và cổ tử cung cũng vậy, khi bị viêm cổ tử cung tấy đỏ, dễ chảy máu khi quan hệ tình dục và viêm lộ tuyến là tình trạng viêm nặng hơn, cổ tử cung xuất hiện những tuyến sần đỏ, rất dễ chảy máu, có thể chảy máu tự nhiên ít một. Ngoài biểu hiện chảy máu và đau khi quan hệ tình dục, biểu hiện rất phổ biến nữa là ra khí hư có mùi hôi, tanh, có thể kèm theo ngứa rất nhiều (nếu viêm do nấm) làm cho người bệnh khó chịu. Tình trạng viêm còn gây đau âm ỉ, đau tức vùng bụng dưới, đôi khi có kèm theo tiểu buốt tiểu rắt. Việc chữa trị thuốc nào phụ thuộc vào kết quả soi khí hư để tìm lí do gây viêm là do vi khuẩn, nấm hay kí sinh trùng.

Thuốc chữa trị gồm: thuốc uống, thuốc đặt trong âm đạo và thuốc vệ sinh rửa ngoài. Nếu viêm do vi khuẩn thì chữa trị bằng thuốc kháng sinh, viêm do nấm thì uống thuốc chống nấm hoặc do nhiều lí do thì dùng các sản phẩm thuốc phối hợp. Như đã nói ở trên, các biểu hiện của bạn là do tình trạng viêm, chưa thể nói được là do tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung hay ung thư gì khác được. Trước tiên bạn, cần phải đi khám phụ khoa để chữa trị khỏi hoàn toàn tình trạng viêm, đồng thời sẽ làm thêm xét nghiệm tế bào để xem có bị ung thư hay không và xét nghiệm tế bào này nên được làm định kì 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm ung thư.

Ngoài ra, ở tình huống của bạn, dấu hiệu đi vệ sinh ra ít máu, có thể do tình trạng viêm nhiễm sinh dục như đã nói ở trên hoặc có thể do bệnh lý tại hậu môn trực tràng: như nứt kẽ hậu môn, trĩ nội, trĩ ngoại hoặc thậm chí có thể là ung thư hậu môn – trực tràng,…

Vì vậy, bạn cần đi khám sớm để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chữa trị bệnh cho bạn.

Hỏi về bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 2

Câu hỏi bởi: Khonghau

Xin chào bác sĩ!

Bác sĩ cho tôi hỏi bị ung thư cổ tử cung cấp độ 2 nghĩa là như thế nào?

Cám ơn bác sĩ.

Ung thư cổ tử cung đang là lí do gây tử vong thứ hai ở phái nữ. Nếu được phát hiện sớm, 92% người mắc ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm lại không cao. Xác định được các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung sẽ giúp mọi người phát hiện nó được sớm hơn.

Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus) Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi khi mới có quan hệ tình dục, có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virút HPV. Hầu hết các loại HPV đều tự biến mất và không gây tổn hại đến sức khỏe, nhưng một vài loại này lại có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung thư cổ tử cung.

Giai đoạn 2: Tiền ung thư Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là người trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh “ung thư”. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.

Giai đoạn 3: ung thư không/chưa di căn.

Giai đoạn 4: ung thư di căn.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi đã quá tuổi có được không?

Câu hỏi bởi: thảo

Thưa bác sĩ.

Em là nữ, 28 tuổi, chưa quan hệ tình dục. Em nghe nói vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung được tiêm cho người từ 9-26 tuổi. Vậy em quá tuổi rồi thì còn tiêm được không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh) và tổ chức FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm) của Hoa Kỳ khuyến cáo không tiêm ngừa HPV cho nữ giới trên 26 tuổi vì không có tác dụng. Tại Việt Nam không tiêm ngừa HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi.

Chúc em mạnh khỏe!

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ. Mẹ tôi 62 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2b. Hiện tại, ở bệnh viện chỉ cho uống thuốc bổ và thuốc giảm đau hạ sốt.bsi nói xa trị 25 tia, 3 kim. Nhờ bsi giải thích giúp tôi như thế là xa trong hay xa trị ngoài?tgian bao lâu? Sau đó có phải phẫu thuật K? Thời gian xa tri có kiêng cứ gì không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe người thân (bà bầu và trẻ con) không? Co phai cách li không? bsi giúp giùm tôi. Cảm ơn bsi nhiều. Mong email lắm… giúp giùm toi

Chào bạn.

Tư vấn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Câu hỏi bởi: Thắng Nguyễn

Chào bác sĩ.

Vợ chồng em bằng tuổi nhau và năm nay 2015 đã 22 tuổi. Tụi em cưới nhau được hơn 8 tháng nhưng vợ em chưa tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Theo thông tin em được biết thì trường hợp của vợ em vẫn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được nhưng sau khi tiêm mũi thứ nhất không được quan hệ nữa đến khi tiêm xong mũi thứ ba, như vậy có phải không bác sĩ. Nếu đúng thì sau khi tiêm mũi thứ 3 bao lâu thì tụi em mới quan hệ như bình thường. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp em.

Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Chúc em mạnh khỏe.

Các Triệu Chứng Ung Thư Cổ Tử Cung Giai Đoạn Cuối

Ung thư cổ tử là một trong những căn bệnh phụ khoa rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tỷ lệ người mắc phải cao chỉ đứng sau bệnh ung thư vú. Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có hơn 5000 trường hợp mắc bệnh và có đến ½ con số này đối diện với trường hợp xấu nhất là tử cung. Trong số đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối hay ung thư cổ tử cung di căn.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung. Đồng thời, chúng còn di căn sang một số cơ quan và đến các tạng khác khiến bệnh tình trở nặng hơn. Ở giai đoạn cuối, bệnh ung thư cổ tử cung nếu không có những phác đồ điều trị kịp thời cũng như kìm hãm sự di căn thì người bệnh rất dễ đối diện với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người bệnh có thể đối diện với trường hợp xấu nhất là tử vong.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn. Cụ thể:

Giai đoạn 4A: Là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến lớp niêm mạc bên trong trực tràng và bàng quang. Song, các tế bào này đang có xu hướng lan tới hạch bạch huyết. Tuy nhiên, chúng chưa di căn đến các bộ phận nội tạng hay cơ quan khác trong cơ thể;

Giai đoạn 4B: Khi các tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết và có xâm lấn đến các cơ quan nội tạng vùng bụng trên thì có khả năng cao chúng phát triển và di căn đến một số một số cơ quan khác như phổi, xương. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể.

Triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Khác biệt với giai đoạn đầu, bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối thường có các triệu chứng rõ ràng hơn. Vì thế, người bệnh có thể nhận biết bản thân bị mắc bệnh khi có những triệu chứng sau:

Khó thở là một trong những triệu chứng rất hay gặp phải khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính là do tình trạng tắc nghẽn phế quản hoặc do suy giảm hô hấp. Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ở trong không gian chật hẹp hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Nếu nhắc đến các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì không thể loại bỏ triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường. Các trường hợp xuất huyết khi đến chu kỳ hay vận động mạnh chỉ là hiện tượng bình thường. Bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu xuất hiện triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường có kèm với chứng đau bụng hay đau lưng.

Bên cạnh triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường, đau vùng chậu nhiều cũng chính là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan đến vùng chậu.

Đặc biệt, nếu có bạn có triệu chứng đau tức vùng chậu vào khoảng thời gian không trong chu kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn nguy hiểm. Bạn nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày hoặc một số trường hợp khác có chu kỳ ngắn hơn là 25 – 27 ngày. Đây đều là những biểu hiện bình thường của nữ giới. Vì thế, bạn không quá lo lắng tình trạng lượng máu ra nhiều hay ít.

Tuy nhiên, nếu tình chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hoặc bỗng xuất hiện sớm mà không tìm ra được nguyên nhân thì bạn cần hết sức lưu ý. Loại trừ yếu tố cơ thể thay đổi nội tiết tố, cơ thể quá căng thẳng hoặc chế độ sinh hoạt không phù hợp thì yếu tố không thể bỏ qua là do ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Căn bệnh này không chỉ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn thay đổi cả nội tiết tố. Điều này làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình phát triển và rụng trứng.

Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu sắc trong như lòng trắng trứng và không mùi, sờ phải có cảm giác nhầy và dai. Dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian rụng trứng. Trái lại, nếu dịch âm đạo thay đổi tính chất và số lượng thì có thể là dấu hiệu báo động cho tình trạng cơ thể thay đổi nhiều nội tiết tố. Vấn đề này cũng không thể loại trừ là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng khác mà bạn cũng có thể nghi ngờ bệnh tình ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối như: cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, sụt cân không phanh, tóc rụng nhiều,… Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo thống kê mới đây, tiên lượng khả năng sống sốt sau 5 năm của phụ nữ bị ung thư cổ tử cung qua từng giai đoạn cụ thể như sau:

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, chỉ có khoảng 15 – 20% khả năng người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối mới có thể sống đến 5 năm. Chính vì vậy, để kéo dài thời gian sống, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn di căn

Như vừa mới đề cập, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối vẫn còn có 15 – 20% cơ hội sống ít nhất 5 năm nếu điều trị tích cực và sức khỏe của người bệnh cho phép thực hiện để điều trị bệnh. Một số liệu pháp điều trị điển hình cho bệnh tình ở giai đoạn này bao gồm:

Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng với mục đích chữa lành bệnh đối với các trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 4A, khi các tế bào ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn còn khu trú ở vùng chậu. Cuộc phẫu thuật này không phải mọi bệnh nhân đều được chỉ định điều trị. Bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng về tình hình sức khỏe mới được đưa ra chỉ định;

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ có thể đưa ra thêm liệu pháp hóa trị hoặc Hóa trị hoặc xạ trị: xạ trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ phù hợp cho các đối tượng có sức khỏe chịu được đụng các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị. Hai liệu pháp này có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm nhẹ triệu chứng và giúp kiểm soát diễn biến của bệnh, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Dựa trên hiệu quả đạt được, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thêm một số phương án điều trị tiếp theo;

Thuốc điều trị nhắm mục đích: Thuốc điều trị đích thường phối hợp với hóa trị. Mục đích của liệu pháp này sẽ giúp kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư. Từ đó giúp kiểm soát được sự phát triển của ung thư.

Dù là lựa chọn điều trị bằng phương án nào, bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan và tâm huyết để bệnh tình nhanh chóng được hồi phục sớm.

Khi nào ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn không còn khả năng chữa trị?

Không phải như các giai đoạn nhẹ khác, việc điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau nên kết quả điều trị cũng rất xuýt xoát. Thời điểm mà bác sĩ thông báo tình trạng của bệnh nhân không còn khả năng chữa trị được nữa là lúc:

Khối u đã phát triển quá lớn và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên không có liệu pháp nào có thể kiểm soát được những khối u;

Sức khỏe, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân quá yếu không thể tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Bởi những liệu pháp này đều có những tác dụng phụ nghiêm trọng mà nhóm đối tượng này có thể không có khả năng chịu đựng được;

Bệnh nhân đã trải qua các cuộc phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị nhưng bệnh tình không đáp ứng được với việc điều trị và vẫn tiếp tục lan rộng và xâm lấn lan rộng ngoài việc kiểm soát;

Đối với nhóm đối tượng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phải ngưng chữa bệnh ung thư và xem xét một số phương án khác. Tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức chăm sóc giảm nhẹ bệnh tại bệnh viện hay tại nhà.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Song song với việc điều trị bằng những phương pháp y học tiên tiến, người nhà và người bệnh có thể lựa chọn nhập viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe được chặt chẽ hoặc về nhà để có không gian nghỉ ngơi thoáng mát. Mỗi nơi, người thân cần biết những cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sao cho phù hợp. Cụ thể hơn:

Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại bệnh viện

Hầu như các liệu pháp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều được thực hiện tại bệnh viện để được kiểm soát bởi đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Người bệnh và người thân cần biết cách chăm sóc sau phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị. Trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những triệu chứng bất thường không rõ nguyên do. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh kiểm soát tốt các tác dụng phụ.

Chăm sóc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà

Nhiều người thân lựa chọn phương án chăm sóc cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại nhà để có không gian nghỉ ngơi thoải mái. Khi đó, cơ hội tiếp cận với hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế sẽ bị hạn chế. Do đó, trước khi đưa ra quyết định đưa người bệnh về nhà, bạn cần trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh cũng như cách liên lạc với bác sĩ khi gặp phải những trường hợp khẩn cấp. Khi có sự đồng ý đưa bệnh nhân về nhà nghỉ dưỡng, bác sĩ có thể kê thêm một số đơn thuốc để bổ trợ cho việc chăm sóc bệnh.

1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Bệnh nhân bị u xơ cổ tử cung giai đoạn cuối thường bị táo bón nặng, chướng bụng và nôn do khối u chèn ép nhiều lên trực tràng hoặc di căn đến ruột. Chính vì sự mệt mỏi đã khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Thành phần dinh dưỡng: Người bệnh cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin thiết cho cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thịt tốt cho sức khỏe. Song song, người bệnh cũng cần uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, có thể uống thêm sữa và hoa quả tươi. Bởi loại đồ uống này không chỉ giúp bổ sung nước mà còn dung nạp vào cơ thể các dưỡng chất thiết yếu khác;

Cách chế biến: Vì cơ thể của người bệnh còn rất yếu nên cách chế biến thức ăn cho người bệnh dùng cũng rất quan trọng. Hãy chế biến món ăn ở dạng mềm như cháo, súp, món nghiền nhỏ,… Đây đều là những món ăn dễ tiêu hóa lại giàu giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi đa dạng món ăn và trang trí đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của người bệnh;

Khẩu phần ăn: Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần ăn trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh tạo áp lực cho đường ruột và tạo cảm giác dễ chịu.

2. Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn di căn

Vì là giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ trải qua rất nhiều sự đau đớn. Do đó, người chăm sóc bệnh cần có những biện pháp chăm sóc hiệu quả để hỗ trợ họ giảm thiểu cơn đau. Tương ứng với mỗi triệu chứng gặp phải sẽ có những cách cải thiện phù hợp. Cụ thể hơn:

Có đến 70% bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung gặp tình trạng khó thở, đau ngực. Triệu chứng này xảy ra do suy hô hấp, tắc nghẽn phế quản khi ung thư di căn đến phổi. Người chăm sóc bệnh có thể giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi. Có thể kê thêm gối để người bệnh có thể nâng cao đầu và nghỉ ngơi thoải mái hơn. Trong một số trường hợp cần thiết có thể dùng bình thở oxy hay các thiết bị trợ thở. Nếu bệnh nhân gặp vấn đề khó thở nghiêm trọng thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Đau đớn xuất hiện đột ngột, đau vùng dưới chậu và dưới thắt lưng

Cơn đau thắt là điều không thể tránh khỏi khi bị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn cuối, đặc biệt là cơn đau bất thường ở vùng chậu và dưới thắt lưng. Bạn nên giúp người bệnh xoa bóp hay massage nhẹ nhàng. Nếu cần thiết, có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bệnh ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu. Không những vậy, chất dịch nhầy hay máu âm đạo có thể xuất hiện khi đi tiểu. Trong trường hợp máu xuất hiện nhiều, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng đến việc giữ vệ sinh đường niệu để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, táo bón và có cảm giác buồn nôn

Ở giai đoạn cuối, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, sụt cân do khối u lan rộng đến trực tràng hay các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Người chăm bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý của người bệnh.

3. Động viên, chia sẻ với bệnh nhân về mọi vấn đề và tôn trọng mong muốn của bệnh nhân

Phụ nữ thường yếu đuối và luôn muốn cần được sự chia sẻ từ mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Lúc này, họ luôn có những mong muốn cá nhân bởi họ biết được không biết phải nhắm mắt vào lúc nào. Đôi lúc, vì những cơn đau đớn và sự mệt mỏi khiến người bệnh trở nên khó tính và cáu gắt. Vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng, từ tốn và thông cảm để người bệnh cảm thấy an tâm hơn.

Thi thoảng, người chăm sóc cũng cần đưa người bệnh đi dạo, tắm nắng để thư giãn cơ thể và đầu óc. Hãy giúp đỡ họ bằng cách dìu hoặc đẩy xe lăn. Đồng thời, giúp họ massage nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau và tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Triệu Chứng Ung Thư Cổ Tử Cung

Share bài viết nếu bạn thấy bổ ích:

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.

Ung thư cổ tử cung đang đứng thứ 3 trong nhóm bệnh ung thư gây tử vong cao nhất ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

– Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung. – Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.

– Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi): khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên): thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1 – 2 con.

– Một số nguyên nhân khác: béo phì, thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài ….

Các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng, vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.

Khi chị em mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu nào về bệnh. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Khi hiện tượng này xảy ra, các triệu chứng ung thư CTC bao gồm:

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Với trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung bướu thăm khám, việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ thực hiện với các bước:

– Soi cổ tử cung: có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung

– Thực hiện xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào nất thường ở cổ tử cung.

– Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.

– Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear có tế bào bất thường.

– Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…

Hỗ trợ bằng thuốc Vidatox Plus của Cuba. Vidatox Plus là loại thuốc ngăn cản sự phát triển của ung thư đang được sử dụng trên thị trường hiện nay. Là một loại thuốc được điều chế từ nọc bọ cạp xanh của Cu Ba đã được thử nghiệm trên hơn 10,000 bệnh nhân ung thư và đã mang lại những kết quả khả quan trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như ngăn chặn sự phát triển của khối u cho bệnh nhân ung thư. Vidatox sử dụng hữu hiệu nhất với các ca ung thư: Ung thư cổ tử cung, Ung thư vòm họng ; Ung thư phổi, ung thư gan; Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng và trực tràng,…

Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện thường qui mỗi năm 1 lần hoặc kết hợp xét nghiệm PAP và HPV mỗi 3 năm.

– Chung thủy 1 vợ 1 chồng: không quan hệ với nhiều bạn tình và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.

– Không lạm dụng thuốc tránh thai: sử dụng chúng quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

– Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.

Thực tế, có rất nhiều yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm cần được quan tâm để có thể phát hiện những bất thường ở cổ tử cung ngay ở giai đoạn loạn sản, tiền ung thư.

Chị em cần tới các bệnh viện uy tín để làm các xét nghiệm, kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có).

Để biết thêm thông tin về thuốc và mua thuốc Vidatox Plus Liên hệ DS Trung: 0983.744.684