Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Thực Quản Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Ung Thư Dạ Dày Thực Quản

Triệu chứng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày cao và tử vong do ung thư dạ dày cũng cao nhất trong khu vực.

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư dạ dày, tuy nhiên có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Chế độ ăn uống không khoa học: ăn ít trái cây, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn mặn…

Có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày

Nhiễm vi khuẩn HP

Mắc các bệnh ở dạ dày như viêm dạ dày mạn tính

Hút thuốc lá, nghiện rượu

Thông thường, ung thư dạ dày không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng:

Triệu chứng ung thư thực quản

Cũng giống với ung thư dạ dày, ung thư thực quản thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:

Khó nuốt và nuốt vướng với thức ăn đặc, sau tăng lên với thức ăn lỏng

Bệnh ung thư thực quản do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó có thói quen ăn uống không khoa học; người trên 40 tuổi, uống rượu thường xuyên; người mắc các bệnh lý tại thực quản như viêm dạ dày – thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản…; tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản; từng mắc một số bệnh ung thư khác ở vùng đầu – mặt – cổ.

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày – thực quản

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư dạ dày – thực quản, người bệnh cần đi khám ngay để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra vùng họng

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 72-4

Siêu âm ổ bụng tổng quát nhằm phát hiện những bất thường trong ổ bụng

Chụp X-quang ngực thẳng giúp phát hiện một số bệnh lý phổi

Nội soi dạ dày – thực quản nhằm phát hiện sớm khối u

Tầm soát ung thư dạ dày – thực quản là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm sự hiện diện của khối u ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể. Người bệnh cần đi khám ngay sau khi có triệu chứng bất thường ở dạ dày, thực quản. Hoặc những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cần chủ động tầm soát ung thư dạ dày – thực quản càng sớm, càng tốt.

Ung Thư Thực Quản Có Lây Không?

Thực quản là ống tiêu hóa nằm ngay sau khí quản, có nhiệm vụ dẫn thức ăn, các chất lỏng từ họng xuống tới dạ dày. Thực quản của một người trưởng thành thường có chiều dài khoảng 25 cm.

Ung thư thực quản bắt đầu trong các tế bào trong lòng thực quản. Theo thời gian, ung thư có thể xâm nhập sâu hơn vào các lớp của thành thực quản và do thực quản không có thanh mạc nên u nhanh chóng xâm lấn qua cơ quan lân cận.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thực quản vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư thực quản như:

Theo các chuyên gia, chưa có cơ sở nào để khẳng định ung thư thực quản là bệnh lây truyền. Tuy nhiên, nếu một thành viên trong gia đình mắc ung thư thực quản thì các thành viên còn lại trong gia đình cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người khác.

Do đó, cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc nếu có bất cứ dấu hiệu nào cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tránh để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn gây nhiều khó khăn cho việc điều trị cũng như gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Phòng khám đã trang bị hệ thống nội soi hiện đại như hệ thống nội soi dây Laser, dây Fujifilm 7000,… hiện đại bậc nhất trên thế giới ở cả 2 cơ sở với dây soi mềm gắn camera quan sát tối đa, cho hình ảnh phóng đại lên đến 300 lần, giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ giỏi như chúng tôi Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc bệnh viện Đại học Y, chuyên gia cao cấp tại PKĐK Hoàng Long đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện E,… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện nội soi dạ dày tại Phòng khám.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

– Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

– Nhắn tin Zalo: 0986954448

– Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Gây Ung Thư Thực Quản

BVK – Thực quản là một ống tiêu hoá chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến tuỳ thuộc vào loại tế bào ung thư. Ung thư biểu mô vẩy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và thường xuất phát ở phần trên và giữa thực quản. Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản. Phác đồ điều trị gần giống nhau ở cả hai loại ung thư thực quản.

Khi khối u phát triển ra ngoài thực quản, đầu tiên nó thường đi đến hệ bạch huyết và cũng có thể xâm lấn ra hầu hết các bộ phận khác của cơ thể bao gồm: gan, phổi, não, xương…

Nguy cơ gây ung thư thực quản

Yếu tố gây bệnh chính xác của ung thư thực quản hiện nay chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản:

Tuổi: Ung thư thực quản thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ở tuổi trên 60.

Giới: Thường gặp ở nam hơn ở nữ.

Di truyền: Tính di truyền của rất nhiều bệnh tương đối cao, ung thư thực quản cũng có tính di truyền nhất định.

Trong phần lớn các kết quả điều tra cho thấy, nhiều bệnh nhân bị mắc ung thư thực quản là do di truyền, trong đó tỉ lệ mắc bệnh từ người bố là cao nhất.

Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc các chế phẩm có thuốc lá là nguy cơ chủ yếu gây ung thư thực quản.

Rượu: Những người nghiện rượu hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ cao bị ung thư thực quản, nguy cơ này đặc biệt cao ở những người sử dung cả rượu và thuốc lá. Các nhà khoa học tin rằng những chế phẩm này làm tăng các tác dụng có hại của nhau trong quá trình gây ung thư thực quản.

Bệnh viêm thực quản Barrett: Loét thực quản kéo dài làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.Tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử nếu dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản hay gặp trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào ở thực quản thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là một tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến của thực quản.

Các bệnh lý khác gây hoại tử niêm mạc thực quản như nuốt phải chất acide hoặc các chất phụ gia khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Tiền sử bệnh tật: Các bệnh nhân bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thứ hai ở vùng này trong đó có ung thư thực quản.

Tuy nhiên, ở một số người có một hoặc thậm chí vài yếu tố nguy cơ nhưng không bị ung thư thực quản, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám khi thấy những dấu hiệu đó.

Xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản là bước đầu tiên để tiến đến dự phòng căn bệnh này. Chúng ta đã biết cách tốt nhất dự phòng căn bệnh này là từ bỏ hoặc không bao giờ hút thuốc lá và sử dụng các chế phẩm có thuốc lá và hạn chế uống rượu, thay đổi chế độ ăn tăng lượng rau và hoa quả ăn vào hàng ngày.

Các dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản

Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên khi khối u phát triển, có thể xuất hiện các triệu chứng:

+ Nuốt đau, nuốt khó.

+ Gầy sút cân nhiều

+ Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.

+ Rát họng hoặc ho kéo dài.

+ Nôn

+ Ho ra máu

Các triệu chứng này có thể do ung thư thực quản gây ra hoặc do một căn bệnh khác. Với các triệu chứng này, bạn cần phải đến bác sỹ kiểm tra để được thăm khám và tư vấn.

Những biện pháp phòng tránh ung thư thực quản

– Cân bằng chế độ ăn uống

Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung thêm nhiều rau có thể giúp phòng tránh ung thư thực quản. Không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm hun khói, chiên dầu mỡ.

Không nên ăn những đồ ăn quá nóng, tốc độ ăn cũng không nên quá nhanh vì chúng cũng dễ gây tổn thương cho thực quản.

Nên cân bằng độ dinh dưỡng giữa các loại thực phẩm sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản.

– Không nên ăn những thực phẩm dễ gây ung thư

Những thực phẩm như lạc, đậu nành đã bị mốc thì không nên ăn. Nên cai rượu và thuốc lá vì chúng đều là những tác nhân gây tổn thương thực quản.

– Kiên trì tập thể dục có thể phòng ngừa ung thư thực quản.

Tập thể dục đều đặn không chỉ có thể tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng tránh mắc ung thư thực quản.

Hàng ngày nên kiên trì tập luyện 1 tiếng, chú ý không nên tập quá sức. Nên điều chỉnh lượng tập luyện trong 1 tiếng tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bị Bệnh Ung Thư Thực Quản Có Chữa Được Không?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản thì chắc chắn là có nhiều người luôn nghĩ rằng đây là bệnh nguy hiểm tới tính mạng và không biết là ung thư thực quản có chữa được không, bởi nhiều người còn rất trẻ nhưng đã mắc phải căn bệnh này, nếu như có vấn đề gì bất thường với sức khỏe sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh. Mặc dù chỉ có thể sống thêm được 10-15 năm thì tính mạng con người là vô cùng quan trọng và những bệnh nhân ung thư thực quản cũng luôn khao khát được sống và chiến đấu đến cùng với căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm:

Mắc bệnh ung thư thực quản có chữa được không?

Ung thư thực quản chính là hiện tượng mà các tế bào ung thư phát triển một cách không thể kiểm soát gây ra một số hiện tượng như đau họng, đau tức ngực, khàn họng, khó nuốt, ăn uống kém… điều này gây ra không ít ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là bệnh có thể gây ra nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, vấn đề khi mắc căn bệnh này thì có chữa được không luôn khiến cho nhiều người bệnh quan tâm.

Ung thư thực quản cũng như nhiều căn bệnh khác, nếu như được chúng ta phát hiện sớm và điều trị bệnh phù hợp thì có thể chữa khỏi bệnh, và tỉ lệ bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu có thể chữa khỏi lên đến 72%; nhưng bệnh sẽ khó chữa thậm chí không thể chữa được nếu như bệnh chuyển sang giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4.

Chính vì thế, giai đoạn bệnh ung thư thực quản quyết định khá nhiều đến việc có thể chữa khỏi bệnh hay không. Bên cạnh đó một trong nhiều yếu tố quan trọng giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ung thư thực quản đó chính là tâm lý cũng như thái độ của người bệnh đối với việc điều trị bệnh là như thế nào, khi được chẩn đoán mắc bệnh thì cần phải điều trị bệnh, cần kiên trì, nỗ lực điều trị bệnh thì mới mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất được.

Điều trị ung thư thực quản như thế nào qua các giai đoạn bệnh?

Giai đoạn bệnh ảnh hưởng đến khá nhiều đến việc bệnh ung thư thực quản có chữa được không, vì thế bắt buộc các bạn cần phải tiến hành thăm khám để nhận biết cụ thể tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào nhằm có biện pháp điều trị đúng đắn. Như đã nói ở trên, ung thư thực quản có thể chữa được nhưng ung thư thực quản có chữa khỏi được hay không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh:

Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 1-2

Ở giai đoạn đầu như giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 thì các tế bào ung thư cũng chưa xâm lấn sâu vào các lớp cơ của thành dạ dày nên có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật ( đối với những bệnh nhân đáp ứng được phẫu thuật và đủ sức khỏe) để loại bỏ đoạn thực quản có khối u. Bên cạnh đó là việc kết hợp điều trị xạ trị, hóa trị để có thể tiêu diệt khối u còn xót lại khi phẫu thuật không thể can thiệp được.

Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3

Ở giai đoạn này thì có thể các khối u đã lan ra rộng hơn nên việc phẫu thuật thông thường không thể loại bỏ được khối u cũng như tế bào ung thư một cách triệt để, vì thế phương pháp chủ yếu được áp dụng là xạ trị hoặc hóa trị trước và sau phẫu thuật để có thể loại bỏ được khối u một cách tốt hơn.

Điều trị ung thư thực quản giai đoạn 4

Vì giai đoạn này các khối u có thể đã di căn sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bệnh có diễn biến khá nặng, khả năng điều trị thấp nên việc điều trị cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh cũng như kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này chủ yếu là:

Đặt ống stent thực quản để giảm đau, cải thiện được tình trạng khó nuốt cho người bệnh, điều này cũng khiến cho người bệnh không bị mất cân bằng dinh dưỡng.

Hóa trị hoặc xạ trị kết hợp với phẫu thuật để mở rộng ống dạ dày giúp người bệnh giảm triệu chứng bệnh tốt hơn.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị trên thì việc điều trị nâng đỡ bằng dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và hiệu quả chữa trị căn bệnh này. Vì bệnh nhân ung thư thực quản dễ bị nghẹn, khó nuốt nên cần ăn những thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt; thức ăn hàng ngày cũng nên cân đối đủ chất cho người bệnh nhưng tránh dùng thịt động vật, nên thay thế bằng cá, trứng nấu mềm để bệnh nhân dễ sử dụng hơn.

Ung thư thực quản sống được bao lâu sau điều trị?

Nhiều bệnh nhân cũng thường lo lắng về thời gian sống của họ sau điều trị là bao lâu, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào loại ung thư thực quản mà người bệnh đang mắc phải là gì và thông thường là:

Nếu như người bệnh bị caxinom tế bào vảy thì bệnh nhân có thể sống được khoảng 5 năm là khoảng 12%, bệnh nhân chưa có di căn hạch thì có khoảng 42% bệnh nhân sống được sau 5 năm và nếu như có di căn thì chỉ còn khoảng 3%.

Nếu như người bệnh bị ung thư thực quản thể nang dạng tuyến thì thời gian sống trung bình chỉ khoảng 9 tháng; nếu như bệnh nhân bị ung thư thực quản caxino sacom thì chỉ có khoảng 6% bệnh nhân sống được khoang5 năm…

Ung thư thực quản có chữa được không thì câu trả lời là có và có thể chữa khỏi đối với trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở ngay giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh càng nặng thì khả năng chữa được bệnh càng kém và càng mất nhiều chi phí. Chính vì thế khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe nhất là vùng thực quản thì các bạn nên thăm khám sớm để phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.