Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ung Thư Tuyến Giáp Có Triệu Chứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Triệu Chứng Của Ung Thư Tuyến Giáp

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp thường không rõ ràng ngay từ ban đầu khi mới xuất hiện. Vì vậy, người bệnh sẽ rất khó nhận biết. Trong một số ít trường hợp, ung thư tuyến giáp có thể có các triệu chứng đầu tiên như khối u thứ cấp trong xương hoặc phổi sau khi ung thư đã lan tràn ra ngoài tuyến giáp.

Đặc điểm chung triệu chứng ung thư tuyến giáp sớm: – Đại đa số ung thư tuyến giáp đều tiến triển âm thầm, chậm chạp và kéo dài nên bệnh nhân thường không nhận thấy được ngay những thay đổi của toàn thân, vẫn lao động và sinh hoạt bình thường. cho đến khi xuất hiện những rối loạn tại chỗ do u chèn ép, xâm ấn (dây khó thở và không ăn uống được), khối u hoại tử, bội nhiễm và loét thì tình trạng toàn thân mới sa sút nặng.

Các triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm: – Khối U: thường do bệnh nhân hay người nhà tình cờ phát hiện ra, u to ra dần, di động theo nhịp nuốt, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào của tuyến giáp. Thường chỉ có 1 nhân đơn độc nhưng cũng có khi có nhiều nhân và nằm ở cả hai thùy tuyến giáp. Mật độ thường chắc, bề mặt thường gồ ghề.

– Hạch cổ: có khi U chưa sờ thấy được nhưng đã có hạch ở cổ to. Tuy nhiên những triệu chứng sớm này khó phân biệt với một bướu lành tính, do đó khi có hạch cổ kèm theo khối U với những tính chất như trên thì luôn phải cảnh giác và tìm biện pháp chuẩn đoán xác định ung thư sớm.

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn: – Khối U: có khi khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất (khám lâm sang không sờ thấy được cực dưới của U).

– Bề mặt thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc có chỗ mềm. Đặc biệt, khối U đính chặt và xâm lấn vào các cơ quan vùng cổ nên ranh giới không rõ và khả năng di động kém, Có khi khối U xâm chiếm và loét sùi qua da vùng cổ, gây chảy máu và bội nhiễm tại chỗ.Một trong những dấu hiệu ung thư tuyến giáp cảnh bảo muộn.

– Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn…. ở các mức độ khác nhau do khối U phát triển xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh. Các triệu chứng này gặp với tỉ lệ cao và sớm, nhất là ở Ung thư thể không phân biệt hóa

– Cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ: là triệu chứng ung thư tuyến giáp thường gặp, có khi cảm giác đau tức tại U lan lên góc hàm, mang tai cùng bên do U chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.

– Hạch to ở vùng cổ (dọc hai bên khí quản, theo các bờ trong, ngoài và sau hai cơ ức đòn chũm, góc hàm, hố thượng đòn…).

Những biểu hiện lâm sàng thường gặp phân theo từng loại ung thư tuyến giáp:– Ung thư tuyến giáp thể nhú: Biểu hiện của ung thư tuyến giáp thể nhú là khối u dần dần phình to ra ở phần cổ, khối u này không đau, khản giọng cũng chia thành các mức độ khác nhau. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường được bệnh nhân hoặc bác sỹ vô tình phát hiện ra, vì vậy tiến hành điều trị khi đã muộn và rất dễ bị chẩn đoán nhầm là khối u lành tính. Tuyến giáp của người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú không bị thay đổi nhưng một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng cường giáp.

– Ung thư tuyến giáp thể nang: Phát hiện đầu tiên của người bệnh chính là khối u ở tuyến giáp, khối u phát triển rất nhanh, tính chất khối u trung bình, ranh giới không rõ, bề mặt không nhẵn bóng, mức độ hoạt động tốt. Khối u xâm lấn vào các mô cố định liền kề phía sau tuyến giáp, biểu hiện bởi tình trạng khàn giọng, một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng di căn.

– Ung thư tuyến giáp thể tủy: Khi chẩn đoán lần đầu cho các bệnh nhân, biểu hiện chủ yếu là khối u cứng không đau, sưng to hạch bạch huyết cục bộ. Nếu như khối u xâm lấn lên dây thần kinh ở cổ họng, có thể xuất hiện tình trạng khàn giọng. Kiểm tra siêu âm không những quan sát được kích cỡ, vị trí, số lượng của khối u trong tuyến giáp, còn có thể phát hiện tình trạng hạch bạch huyết ở xung quanh.

– Ung thư tuyến giáp không biệt hóa: + Đại đa số bệnh nhân đều có khối u ở phần cổ và trước khi phát bệnh không có tình trạng sưng to tuyến giáp, khối u cứng, tốc độ phát triển nhanh. + Tuyến giáp sưng to, có tình trạng di căn xa. + Người có tiền sử bị ung thư tuyến giáp lâu năm, khối u tuyến giáp đột nhiên phát triển to và trở nên cứng như đá.

Nhìn chung các triệu chứng của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn, nhưng nếu trong cuộc sống hàng ngày phát hiện mình có những triệu chứng kể trên cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo gói tầm soát ung thư tuyến giáp.

Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

Tuyến giáp là một tuyến nằm trước cổ tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều… Khi bộ phận này hoạt động quá mức nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể. Lúc này bạn có thể đổi mặt với một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.

1. Ung thư tuyến giáp là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp

3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến giáp

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp

5. Điều trị ung thư tuyến giáp

6. Phòng chống ung thư tuyến giáp

7. Bác sĩ điều trị

Tuyến giáp thực hiện chức năng sản xuất hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng. Ung thư tuyến giáp xảy ra trong các tế bào tuyến giáp – một tuyến hình bướm nằm ở dưới cổ.

Mặc dù ung thư tuyến giáp không phổ biến nhưng tỷ lệ mắc bệnh dường như đang gia tăng. Những công nghệ mới hiện nay cho phép tìm ra các loại ung thư tuyến giáp nhỏ mà trước đây chưa từng được tìm thấy.

Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau:

Xuất hiện khối u: Người bệnh tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.

Xuất hiện hạch cổ: một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch to ở cổ. Người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các u lành tính khác.

Xuất hiện khối u: Khối u ở giai đoạn muộn phát triển khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên khám lâm sàng không phát hiện được bệnh mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc nhưng có chỗ mềm. Khối u di động kém do đã phát triển, dính chặt và xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn muộn u gây chảy máu và bội nhiễm.

Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn: Các triệu chứng này ở các mức độ khác nhau, có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.

Cảm giác đau tức tại vùng cổ do bị u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.

Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn.

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp khiến cho bệnh nhân xuất hiện những khối u ở cổ, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà các khối u này còn khiến cho người bệnh này gặp khó khăn khi nuốt, thở,…

Ở giai đoạn muộn, ung thư tuyến giáp phát triển lớn hơn, chèn ép các dây thần kinh, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, trong những trường hợp nguy hiểm hơn là chảy máu, bội nhiễm và xấu nhất đó là tử vong.

Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cũng không phủ nhận một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp như.

Bệnh lành tính tuyến giáp (bướu cổ, viêm tuyến giáp…).

Tiếp xúc với bức xạ (do bất thường ở mức cao của bức xạ trong môi trường. Ung thư tuyến giáp có thể phát triển nhiều năm sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ ung thư tuyến giáp gây ra do tiếp xúc với bức xạ.).

Đột biến gen.

Thiếu I-ốt (không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống).

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm:

Giới tính: ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới.

Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.

Một số hội chứng gen di truyền: có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tuỷ trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:

Khám sức khoẻ: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các thay đổi về thể chất trong tuyến giáp của bạn và hỏi về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với phóng xạ và tiền sử gia đình về các khối u tuyến giáp.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tuyến tuyến giáp hoạt động bình thường hay không.

Lấy mẫu mô tuyến giáp: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy các mẫu mô tuyến giáp đáng ngờ. Mẫu này được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm các tế bào ung thư.

Xét nghiệm bằng hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát hiện positron (PET) hoặc siêu âm.

Xét nghiệm di truyền: Lịch sử gia đình bạn có thể khiến các bác sĩ đề nghị thử nghiệm di truyền để tìm các gen làm tăng nguy cơ ung thư của bạn.

Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với người bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm khả năng chữa khỏi bệnh càng cao

Phẫu thuật: Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.

Điều trị I-131: Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt tốt. Vì thế, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả nhằm phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp.

Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 vì thế sẽ ít chịu tác động của chất phóng xạ này. Một số người bệnh có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.

Điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển: Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa tuy nhiên khi đã có di căn xa thì vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là phương pháp chính tuy nhiên những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả.

Trong trường hợp này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể giúp giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Bên cạnh đó, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.

Khám và chữa trị ung thư Tuyến giáp tại Hello Doctor

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp

Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn

Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân

Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác

Phác đồ điều trị ung thư hiện đại

Áp dụng bảo hiểm y tế

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

Càng sớm phát hiện ung thư tuyến giáp, bạn càng có cơ hội chữa lành. Chính vì vậy mà ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chuẩn đoán, xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Việc tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.

Duy trì cân nặng phù hợp.

Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.

Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.

Mổ Ung Thư Tuyến Giáp Có Phải Kiêng Nói Không?

[Hỏi]

Chào bác sĩ, tôi là Hòa, năm nay 46 tuổi. Tháng vừa rồi, tôi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K. Các bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật để loại bỏ khối u ra khỏi tuyến giáp ở cổ. Trong thời gian nằm viện đợi phẫu thuật, tôi có nghe rất nhiều bệnh nhân khác nói sau mổ phải kiêng nói. Tôi muốn hỏi bác sĩ xem liệu mình có phải kiêng nói không và phải kiêng trong bao lâu, bởi tôi vốn là giáo viên nên nếu kiêng nói lâu thì sẽ khá bất tiện. Rất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Thời gian kiêng nói dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào phương pháp mổ ung thư tuyến giáp. Thông thường, bệnh nhân mổ ung thư tuyến giáp bằng nội soi sẽ phải kiêng nói ít hơn mổ hở vì tốc độ hồi phục của vết mổ nhanh hơn.

Việc mổ ung thư tuyến giáp sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của tuyến giáp, và các bộ phận lân cận. Một số trường hợp trong quá trình mổ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngoài việc kiêng nói, bệnh nhân cần trang bị thêm những kiến thức cần thiết về phẫu thuật ung thư tuyến giáp để giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Để hiểu rõ hơn về những thay đổi mà việc phẫu thuật ung thư tuyến giáp tạo ra cho cơ thể, bạn hãy theo dõi những điều sau đây.

1. Những ảnh hưởng khi mổ tuyến giáp

Sau khi ca phẫu thuật tuyến giáp đã hoàn thành, người bệnh có thể sẽ gặp phải những điều sau.

1.1 Suy giảm chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình con bướm, nằm ở vị trí sát gần ngay bên dưới thanh quản của cổ. Tuyến giáp giúp sản xuất 3 loại hormone là T3, T4 và hormone giúp ổn định lượng canxi trong máu nên có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.

Mổ cắt bỏ tuyến giáp sẽ làm giảm nồng độ hormon T3 và T4 dẫn đến chứng suy giáp. Khi mắc chứng suy giáp bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, suy giảm trí nhớ, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, suy giảm chức năng sinh dục… Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thêm levothyroxin để bổ sung lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt.

1.2 Thay đổi giọng nói

Có hai dây thần kinh thanh quản nằm cạnh tuyến giáp, có chức năng điều khiển giọng nói. Mổ ung thư tuyến giáp có thể làm tổn thương đến các vùng lân cận trong đó có hai dây thanh quản này dẫn đến hiện tượng bị mất giọng hoặc biến đổi giọng nói.

Mổ ung thư tuyến giáp có thể làm thay đổi giọng nói.

Với những người bình thường, việc thay đổi giọng nói không ảnh hưởng gì nhiều đến công việc và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân là ca sĩ, MC hay giáo viên việc mất giọng hoặc biến đổi giọng nói có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Do đó, người bệnh cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật và để xác định chính xác các nguy cơ có thể gặp phải.

1.3 Gây mất thẩm mỹ cho người bệnh

Ngày nay, ngoài phương pháp mổ hở truyền thống, kỹ thuật mổ nội soi cũng được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, chi phí cho một ca phẫu thuật nội soi hoặc mổ tuyến giáp từ vòm miệng tương đối lớn, nên không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Vì lý do này, phương pháp mổ hở truyền thống vẫn được khá nhiều người lựa chọn thực hiện. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường có độ dài khoảng 5 – 6 cm ở phía trước cổ họng. Sau mổ, vết rạch sẽ để lại sẹo ở khu vực này. Tùy cơ địa của từng người mà sẹo có thể nổi rõ hoặc không, nhưng ít nhiều cũng sẽ gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Vết sẹo sau mổ ung thư tuyến giáp gây mất thẩm mỹ cho diện mạo của bệnh nhân

2. Biến chứng sau mổ tuyến giáp

Mặc dù mổ ung thư tuyến giáp được đánh giá là khá an toàn nhưng trong quá trình phẫu thuật vẫn tiềm ẩn một số biến chứng không mong muốn như:

Chảy máu nhiều sau mổ, không cầm được máu.

Nhiễm trùng vết mổ.

Khàn tiếng, mất giọng tạm thời sau mổ.

Làm tổn thương tuyến cận giáp dẫn đến suy giảm canxi trong máu, gây ra các cơn co cứng cơ, tê chân tay và dị cảm.

Tuy nhiên, nếu thực hiện mổ tại các cơ sở y tế uy tín và có cách chăm sóc sau mổ phù hợp, người bệnh sẽ có thể giảm thiểu được tối đa những biến chứng này.

3. Mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không?

Ngoài việc phải kiêng nói, trong thời gian sau mổ, bệnh nhân cũng cần phải kiêng vận động mạnh vùng cổ và hạn chế ăn các món ăn không tốt cho việc phục hồi vết mổ.

Bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp hạn chế ăn các loại:

Thức ăn cứng, khó tiêu dễ mắc ở vùng họng, gây áp lực và tổn thương lên vùng cổ và họng.

Thức ăn cay, chua hoặc quá nóng để tránh gây kích thích xấu lên vết mổ.

Thực phẩm từ đậu nành, nội tạng động vật, các loại rau họ cải… vì chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp và làm chậm quá trình hồi phục.

Người bị ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật

4. Chăm sóc người bệnh mổ tuyến giáp

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ mất một khoảng thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Trong quá trình nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nếu được săn sóc tốt, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bình phục và sớm trở lại với công việc như bình thường.

Người bệnh và người nhà của bệnh nhân nên chú ý chăm sóc vết mổ như sau:

Bệnh nhân không tắm dưới vòi hoa sen, ngâm mình trong bồn hoặc bơi lội cho đến khi vết thương lành hẳn, tránh để nước xâm nhập vào vết mổ.

Thường xuyên theo dõi vết mổ. Nếu phát hiện vết mổ bị thâm tím hoặc sưng và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng thì liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để có biện pháp xử lý kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết mổ.

Vết mổ khi lành sẽ đóng vảy và lên da non gây ngứa ngáy. Để dịu bớt cơn ngứa, bệnh nhân có thể thoa một chút kem dưỡng ẩm để làm mềm da.

Tuyệt đối không mang vác vật nặng bằng cổ khoảng 2 tuần sau phẫu thuật.

Dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp đều đặn hàng ngày theo đúng liều lượng đã được bác sĩ khuyến nghị.

Tái khám định kỳ để các bác sĩ kiểm soát tốt tình trạng hồi phục và khả năng tái phát lại của bệnh.

Điều Trị Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp là loại ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Bệnh diễn tiến âm thầm, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì đa số bệnh nhân đều có cơ hội chữa khỏi bệnh và sống lâu hơn.

Ở phụ nữ, ngoài nguy cơ mắc phải các căn bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… thì ít người biết rằng phụ nữ cũng là đối tượng mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao. Theo thống kê thì tỉ lệ mắc bệnh này ở nữ cao hơn nam giới từ 2-5 lần, đa số đều gặp ở những người trên 40 tuổi.. Ban đầu bệnh phát triển rất âm thầm, chỉ là một u nhỏ chỉ vài mm và rờ vào thì thấy nó chạy lên chạy xuống trong tuyến giáp trong tuyến giáp. Sau đó khối u này bắt đầu phát triển dần và có dấu hiện chèn ép các cơ quan lân cận, người bệnh sẽ thấy hạch nổi trên cổ. Lúc này thì người bệnh có thể hình dung ra được căn bệnh của mình.

Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến giáp hiện chưa được khẳng định nhưng có một vài yếu tố nguy cơ cần lưu ý:

– Các bệnh tuyến giáp lành tính như bướu cổ, viêm tuyến giáp… – Do bị nhiễm bức xạ từ môi trường. Tuy nhiên nguy cơ này chỉ xảy ra ở rất ít bệnh nhân. – Đột biến gen – Do không bổ sung đủ iốt trong lượng thức ăn hàng ngày, thừa cân, nghiện rượu, thuốc lá… ung thư tuyến nước bọt cũng là một căn bệnh ung thư nguy hiểm.

CÁC LOẠI UNG THƯ TUYẾN GIÁP THƯỜNG GẶP

Thông thường căn bệnh này ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhiều trường hợp bệnh được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe. Chính vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình.

ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Khi tới bệnh viện thăm khám , đầu tiên bệnh nhân sẽ được các bác sỹ hỏi thăm và xem xét các biểu hiện bên ngoài của tuyến giáp. Nếu thấy các dấu hiệu như có khối u tuyến giáp cứng không di động hoặc ít di động, có nổi hạch ở cổ… thì bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm sinh thiết các xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra là u ác hay u lành.Đa phần người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp,các tế bào bị ảnh hưởng và các hạch bạch huyết…

Sau phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được điều trị bằng thuốc phóng xạ hoặc xạ trị. Bác sỹ sẽ cho dùng thuốc viên levothyroxin để bù lại lượng hoocmôn giáp, bên cạnh đó cũng cần uống thêm Iốt phóng xạ I131 sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót sau mổ.

Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mãn tính rất quan trọng, nhất là bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng nên ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên những thực phẩm được xem là có hại cho cơ thể, những thực phẩm mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ung thư thì các bạn vẫn cần phải tránh xa hoặc với một lượng rất hạn chế. Thực phẩm cần tránh như thịt đã qua chế biến (các loại xúc xích, thịt nguội,…..), rượu bia, café, không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có người hút thuốc lá, ….Ngoài ra những gia vị, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là những yếu tố không tốt cho sức khỏe của người bệnh. – Trong một số trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sỹ đang theo dõi về tình trạng này. – Sau phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.

Sau khi điều trị bệnh được một thời gian và cơ thể phục hồi dần, bệnh nhân nên bắt đầu vận động nhẹ, rồi tăng dần mức độ. Không nên vận động quá mạnh ngay lập tức, cũng như tăng mức độ vận động lên quá nhanh, cơ thể sẽ khó thích nghi được, dẫn đến tác động ngược trở lại.

Khi phát hiện bệnh, trước và sau điều trị, bệnh nhân có thể tìm hiểu và sử dụng một số loại dược phẩm đặc chế dành riêng cho bệnh ung thư.

Hầu như ai cũng nghĩ rằng một khi đã mắc bệnh ung thư chỉ có con đường chết, vì thế rất ít người biết rằng bệnh ung thư tuyến giáp có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm, ngay cả khi các tế bào ung thư đã di căn thì cơ hội sống của bệnh nhân cũng rất cao.

Tuy có thể điều trị dứt điểm và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì người bệnh phải sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ giáp suốt đời, do vậy việc phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả vẫn nên là lựa chọn hàng đầu.

Hiện nay, việc kết hợp phẫu thuật, hóa xạ trị và sử dụng viên uống US – Procells đang được coi là tối ưu nhất. US Procells là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung được các chuyên gia và bác sĩ ung bướu khuyên dùng bởi trong sản phẩm US-Procells có kết hợp nhiều chất chống oxy hóa nguồn gốc thảo dược từ thảo dược. Hiệu quả điều trị đã được thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện K và được chứng nhận bởi Bộ Y tế.

US – Procells là sản phẩm đáng tin cậy, kết hợp đa dạng những thành phần thảo dược quý, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân ung thư như Tỏi đen, Sói rừng, Xạ đen, Linh chi… cùng các chiết xuất đã được khoa học chứng minh đẩy lùi được ung thư như Phylamine,… được chọn lọc trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến của US Pharma USA, US Procells không chỉ giúp khống chế, ngăn chặn sựa phát triển của các tế bào ung thư mà còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các tế bào khác khỏi ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị.

Đối với những bệnh nhân ung thư, US Procells hỗ trợ điều trị và kéo dài sự sống, giúp người bệnh nâng cao thể trạng, có sức khỏe để đối mặt với những lần điều trị phẫu thuật, hóa, xạ trị,… ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt từ thuốc phóng xạ lên cơ thể. US-Procells giúp người bệnh phục hồi nhanh, tránh nguy cơ tái phát bệnh.