Top 5 # Xem Nhiều Nhất Uốn Ván Phát Bệnh Sau Bao Lâu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Tiêm Phòng Uốn Ván Sau Chấn Thương Bao Lâu, Bao Nhiêu Tiền?

Chích ngừa uốn ván cho người bị vết thương hở, đạp đinh ần tiêm trong vòng 24h kể từ thời điểm bị thương, vacxin có tác dụng trong 6 tháng, bảo vệ được 5 năm với lịch tiêm bên dưới.

Uốn ván là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Uốn ván là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật. Cơn co giật thường xuất hiện khi có kích thích nhưng cũng có thể xuất hiện tự nhiên. Tùy theo mức độ nhiễm độc, vị trí vết thương, độ rộng vết thương cũng như điều kiện yếm khí tại vết thương, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể là khu trú (uốn ván thể đầu, co giật một chi …) hay uốn ván toàn thể.

Thời kỳ ủ bệnh khoảng 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân dễ bị tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu ở một số nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nhưng ở các nước phát triển thì đây là một bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong của uốn ván tùy thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn, thông thường thì tỷ lệ chết rất cao, có thể từ 10 đến 80%. Xử trí điều trị bằng cách xẻ mở rộng vết thương, loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng thuốc kháng sinh có hiệu lực cao để diệt vi khuẩn kết hợp với liệu pháp huyết thanh, chống co giật và hồi sức tốt.

Triệu chứng bệnh uốn ván dễ nhận biết nhất

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khoảng một tuần sau khi bị nhiễm trùng với các biểu hiện điển hình như:

Đau đầu

Cứng bắp thịt, bắt đầu từ trong xương hàm, sau đó đến cổ và cánh tay, chân, hoặc bụng

Khó nuốt

Bồn chồn và khó chịu

Đau họng

Đổ mồ hôi và sốt

Đánh trống ngực, cao hoặc thấp huyết áp

Co thắt cơ ở mặt

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân uốn ván rất dễ tử vong do ngạt thở.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván khi bị vết thương hở?

Khi bị một vết thương làm trầy xước hoặc rách hở da thì ở tại chỗ bị thương tổn trực khuẩn uốn ván từ môi trường bị nhiễm bẩn chung quanh có thể xâm nhập vào và gây bệnh. Vì vậy khi bị vết thương, cần tiêm phòng uốn ván để chủ động bảo vệ an toàn, ngăn ngừa trước những hậu quả nặng nề có thể xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng. Trong trường hợp khẩn cấp này, tiêm phòng không sử dụng vaccin uốn ván mà sử dụng loại globulin miễn dịch uốn ván.

Ngoài ra còn có loại Globulin miễn dịch uốn ván được chế tạo từ huyết tương người để tiêm tĩnh mạch, sản phẩm này được dùng để điều trị bệnh uốn ván. Liều lượng sử dụng tùy thuộc mức độ bệnh nặng, bệnh nhẹ trên lâm sàng; có thể dùng 4.000 đến 20.000 IU tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. Ống Globulin miễn dịch uốn ván có nồng độ pha loãng 6% chứa 4.000 IU.

Tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ?

Người bị vết thương có nguy cơ bị uốn ván nên sát khuẩn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất (Trung tâm y tế quận, huyện/ trạm y tế phường, xã…) để được tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Tiêm ngừa uốn ván, tác dụng tốt nhất là trong vòng 24g.

Trường hợp trễ, sau 24 giờ thì vẫn nên chích ngừa. Tuy trễ nhưng thuốc vẫn có tác dụng phòng ngừa, vì rõ ràng”có còn hơn không”.

Tiêm phòng uốn ván mấy mũi?

– Phác đồ tiêm ngừa với người có vết thương nhưng chưa từng chích uốn ván như sau:

Lần 1: Chích 2 mũi 1 lúc: Mũi thứ nhất – huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV (75.000 đồng) chích trong vòng 24 tiếng kể từ khi bị trầy xước.

Mũi thứ hai – VAT (vác xin uốn ván – 60.000 – 70.000 đồng) chích cùng lúc với mũi thứ nhất. (Huyết thanh hơn 10 ngày hết tác dụng. Nếu không chích huyết thanh chỉ chích ngừa vác xin, nửa tháng sau mới tạo kháng thể mới ngừa được bệnh. Do đó, mũi đầu tiên luôn là chích huyết thanh để phòng bệnh tức thì, nhưng hiệu quả ngắn nên phải chích mũi vắc xin).

Lần 2: Mũi thứ 3, chích sau đó 1 thángLần 3: Mũi thứ 4 chích sau đó 6 tháng Mũi thứ 5, chích sau đó 12 tháng.

Như thế vừa có tác dụng ngăn ngừa không bị uốn ván từ vết thương vừa có tác dụng phòng ngừa được 5 năm.

* Nếu chích đủ 5 lần, lần sau có vết thương chỉ cần chích ngừa nhắc lại 1 lần.

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm.

Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

tu khoa

tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ

tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu

tiêm phòng uốn ván sau chấn thương

tiêm phòng uốn ván bao nhiêu tiền năm 2017

chích ngừa uốn ván rồi có cần chích lại không

tiêm phòng uốn ván trong vòng mấy giờ

tiêm uốn ván có hại không

Mũi Tiêm Uốn Ván Có Tác Dụng Trong Bao Lâu?

1 tháng trước em có tiêm uốn ván rồi. Giờ em bị dẫm phải đinh nhưng cạn chứ không sâu. Vậy mũi tiêm 1 tháng trước có tác dụng cho bây giờ không ạ, hay em phải đi tiêm ạ?

Chào em,

Nếu đã tiêm phòng uốn ván trước đây và nhắc lại trong vòng 10 năm 1 lần thì thường thì vắc xin uốn ván có tác dụng trong vòng 10 năm thì cần tiêm lại do cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus uốn ván. Nếu người bệnh đã tiêm phòng đầy đủ các mũi, sau mỗi 10 năm có tiêm nhắc lại thì cơ thể đã có miễn dịch uốn ván suốt đời.

Theo mô tả, nếu lần trước em tiêm đầy đủ liều thì em không cần tiêm ngừa uốn ván.

Thân mến.

Để phòng ngừa uốn ván, ngoài những mũi tiêm chủng cho trẻ em sau sinh, mọi người cần chích nhắc vắc xin ngừa uốn ván sau 5-10 năm để bảo vệ cơ thể, do vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch bền vững suốt đời.

Các vắc xin phòng uốn ván:

Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai: Vắc xin Adacel – là vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ; giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào. Adacel được chỉ định sử dụng làm mũi nhắc 1 liều duy nhất cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn để phòng các bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà.

Vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu: Tiêm VAT 2 mũi, nên tiêm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng.

Vắc xin phòng uốn ván cho trẻ em: PENTAXIM – Vắc xin 5 trong 1 (Phòng 5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh do HIB) hoặc INFANRIX – Vắc xin 6 trong 1 (Phòng 6 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do HIB).

Huyết thanh phòng uốn ván SAT: được dùng để phòng ngừa uốn ván ở người vừa mới bị vết thương có thể nhiễm bào tử uốn ván, bao gồm những người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, hoặc không nhớ rõ lịch tiêm uốn ván. Liều 1500 UI/ml nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị thương. Trẻ em và người lớn dùng liều như nhau.

Uốn Ván Và Chăm Sóc Người Bệnh Uốn Ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetani gây nên. Vi khuẩn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân. Bệnh diễn biến khó lường trước được, tử vong cao.

Clostridium Tetani là một trực khuẩn Gram (+) yếm khí, bào tử sống nhiều năm trong đất, nhất là những nơi có lẫn phân động vật, chịu được nước sôi 1-3 giờ, đề kháng tốt với dung dịch phenol 5%, tormalin 3%.

Bào tử còn được tìm thấy trong đất bụi, trong ruột các động vật có vú, nhất là ngựa, cừu.

Clostridium Tetani xâm nhập qua đường da, niêm mạc do tai nạn giao thông, vết thương chiến tranh, thủ thuật không vô khuẩn (phá thai…).

Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn thường bị bệnh nặng. Tỷ lệ tử vong 30-50%, nam nhiều hơn nữ.

Các vết thương giập nát, sâu, có nhiều mô hoại tử, nhiều đất bụi, thiếu oxy chính là nơi vi khuẩn phát triển tốt.

Từ lúc bắt đầu bị thương đến lúc cứng hàm, trung bình 7-14 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Bệnh nhân hơi mệt, nhức đầu, mỏi quai hàm, nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Khi thăm khám thấy cơ nhai co cứng, không có điểm đau rõ rệt, không thể đè lưỡi để làm rộng miệng được.

Triệu chứng có thể tại chỗ (cứng hàm, cứng gáy) hay triệu chứng toàn thân.

Co cứng, đau cơ:

Co cứng bắt đầu là cơ nhai (cứng hàm) rồi đến cơ mặt (cười nhăn mặt), cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới (duỗi), cuối cùng là cơ chi trên (co quắp).

Sự co cứng liên tục các cơ toàn thân làm cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức.

Co giật cứng toàn thân:

Xảy ra sau một kích thích (đụng chạm, ánh sáng, tiếng ồn…), khi co thắt các cơ hầu họng bệnh nhân khó nuốt, co thắt thanh quản gây nghẹt thở, tím tái, ngừng thở.

Rối loạn cơ năng:

Khó nuốt, khó nói, co cơ hô hấp, tăng tiết đờm nhớt, bí tiểu, bí đại tiện.

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

Sốt 38-38.5°c

Mạch hơi nhanh 90-120 lần/phút.

Vã mồ hôi sau các cơn giật.

Khi bệnh diễn biến nặng sẽ có sốt cao trên 39°c, mạch nhanh trên 140 lần/ phút, tăng tiết đờm nhốt, lơ mơ hoặc hôn mê vì thiếu oxy não.

Từ ngày thứ 10, các cơn co giật thưa dần, mạch, nhiệt độ trở lại bình thường, miệng há được, rộng dần. Thời kỳ lại sức kéo dài.

Bệnh càng ngày càng nguy kịch, bệnh nhân đi vào hôn mê và tử vong trong vòng vài ngày.

Bệnh đang thuyên giảm thì đột nhiên nguy kịch dẫn đến tử vong. ‘

Dựa vào dịch tễ học và lâm sàng.

Điều trị đặc hiệu

Trung hoà độc tố: Huyết thanh chống uốn ván SAT (Serum Anti Tetanique), phải dùng sốm khi độc tố” còn lưu hành trong máu, chưa gắn vào tế bào thần kinh. 1/2 tiêm bắp, 1/2 tiêm dưới da liều duy nhất: 500 – 10.000 đv/kg (30.000-50.000) nặng 100.000 đv (làm test trước – giải mẫn cảm).

Huyết thanh chống uôh ván tuỳ từng người: 400- 1.000 đv tiêm bắp.

Tác dụng tốt, ít phản ứng.

+ Vaccin giảm độc tố VAT (Vaccin Anti Tetanique); 0,1 ml trong da X 3 lần cách 1 tuần.

+ Kháng sinh penicillin 50.000-100.000 đv/kg/ngày.

Săn sóc quan trọng

Bảo đảm thông đường hô hấp: Thở Oxy hút đờm nhốt, mở khí quản.

Kiểm soát cơn co giật: An thần nhanh kèm giãn cơ.

+ Điều trị nền: 2-4 mg/ kg/ngày chia 4 lần.

+ Dùng diazepam uống: hay nhỏ giọt tĩnh mạch.

+ Điều trị cắt cơn: 0,5mg/kg/lần. Tim mạch chậm có thể dùng thêm phenobarbital, giải quyết nguyên nhân.

Xử lý vết thương: cắt lọc, làm sạch, rửa nước oxy già, dùng kháng sinh diệt khuẩn.

Điều chỉnh rối loạn nước – điện giải, cung cấp năng lượng bằng glucose.

Chống tái phát.

Xử lý vết thương có nguy cơ bị uốn ván.

Rửa sạch bằng nước o xy già.

cất lọc, lấy dị vật.

Không băng quá kín, quá chặt.

Dùng ampicillin 2g/ ngày.

Chích VAT hay SAT:

VAT 0,1 ml trong da X 3 lần cách 1-2 tuần.

Vô khuẩn dụng cụ.

Vệ sinh môi trường.

Chích VAT cho trẻ em – sản phụ.

CHĂM SÓC BÊNH NHÂN BỊ BỆNH UỐN VÁN

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay chân, đếm nhịp thở,. kiểu thồ, tình trạng tăng tiết.

Bệnh nhân co thắt thanh quản khó thở nặng phải mỏ khí quản, cho thở Oxy.

Hoặc co giật liên tục có cơn ngừng thở hoặc ứ đọng đồm nhớt đưa đến suy hô hấp.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch nhanh yếu, thở yếu, huyết áp dao động là tình trạng nặng.

Có dụng cụ để hồi sức cấp cứu.

Mạch

Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút /lần, 1 giờ/ lần, 3 giờ/ lần. Bệnh nhân có biến chứng tim mạch làm rối loạn nhịp tim và ngừng tim.

Tình trạng thần kinh:

Co cứng cơ và đau liên tục.

Co cứng toàn thân.

Rối loạn cơ năng.

Bệnh nhân tỉnh và đau nhiều .

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ: không cao lắm. Nếu sốt cao xem lại có nhiễm khuẩn phổi, đường tiểu hay nhiễm khuẩn ở vết thương hay không .

Vã mồ hôi nhiều sau cơn co giật.

Hôn mê hay lơ mơ do thiếu Oxy não.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm.

Nếu bệnh nhân hôn mê phải cho ăn qua ống thông dạ dày.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng; có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng không ?

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan.

Nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên.

Đặt canuyn Mayor.

Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thỏ.

Cho thở oxy.

Chuẩn bị dụng cụ, thuốc để trợ thủ bác sĩ mở khí quản.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

Hút đờm dãi đúng kỹ thuật.

Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Đề phòng tụt lưỡi.

Cho bệnh nhân có cơn co thắt hầu thanh quản,khó thở nặng.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo ngay bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, 30 phút/1 lần, 1 giờ/lần, 3 giò/ lần.

Theo dõi các biến chứng :

Hô hấp.

Tim mạch.

Bội nhiễm.

Xuất huyết tiêu hoá.

Thực hiện các y lệnh: Chính xác kịp thời, đúng giờ.

Thuốc

+ SAT.

+ An thần.

Theo dõi cơn co giật (nhịp độ, cường độ, đáp ứng thuốc an thần), độ mỏ miệng, nuốt sặc/ngày.

Giữ an toàn cho bệnh nhân.

Lấy nhiệt độ.

Hạn chế các yếu tố gây co giật.

Săn sóc vết thương (nếu có).

Giai đoạn hồi phục còn cứng cơ, cứng khớp nền tập luyện và làm vật lý trị liệu.

Xét nghiệm.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn tuỳ tình trạng bệnh nhân.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Nhiệt độ cao: Lau mát.

Vệ sinh răng miệng.

Vệ sinh mắt, tai, mũi.

Vệ sinh da: chăm sóc ngừa loét, giữ cho khăn trải giường khô và thẳng.

– Từ lúc cứng hàm đến co giật dưới 48 giờ là bệnh nặng.

Có cơn co giật tím tái hoặc ngừng thở phải hồi sức cấp cứu ngay.

Bảo đảm yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.

Thay băng hàng ngày.

Săn sóc mở khí quản hàng ngày và chuẩn bị rút mở khí quản khi bệnh nhân hết khó thở. Làm loãng đờm để dễ hút.

Bơm thuốc qua ống thông dạ dày.

Cần tập trung công tác chăm sóc.

Nuôi dưỡng:

+ Cho ăn lỏng và sệt để tránh sặc.

+ Nặng thì cho ăn qua thông dạ dày và truyền dung dịch ưu trương.

+ Dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp

Để hạn chế cơn co giật.

Giáo dục sức khoẻ:

Bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân yên tâm điều trị.

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Vì tỷ lệ chết rất cao

Tiêm chủng DTC khi chưa có vết , thương cho trẻ em

+ Có vết thương : Chú ý các vết thương bẩn, giập nát nhiều .

+ SAT 1.500 – 3.000 đv/ tiêm bắp và tiêm vaccin.

Dự phòng uốn ván rốn:

+ Quản lý thai.

+ Đõ đẻ vô khuẩn.

+ Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai.

+ Sát khuẩn đầu cuông rôh bằng cồn iod.

Đánh giá

– Được đánh giá là chăm sóc tốt, nếu:

+ Từ ngày thứ 10 trở đi các cơn giật giảm dần.

+ Mạch, nhiệt độ trở lại bình thường.

+ Miệng há to dần.

+ Ngủ được.

+ Thời kỳ lại sức kéo dài hàng tháng.

Bị Chó Dại Cắn Sau Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm có nhiều ca tử vong nhất trong số những căn bệnh truyền nhiễm tại nước ta. Tuy nhiên còn rất nhiều người chưa hiểu biết và chủ quan về căn bệnh này. Bệnh dại là gì và bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Dưới bài viết sau đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin thiết thực về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh dại là gì? Bệnh dai nguy hiểm như thế nào?

Bệnh dại là một căn bệnh do một loại virut ARN thuộc họ rhabdovirut gây ra, virut này thường có trên các loài động vật như chó, mèo, chuột, khỉ, ngựa… Thông thường virut dại lây sang cho người từ các loại động vật trên mà chủ yếu là chó, khi bị chó cắn dịch tiết từ nước bọt sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương, nếu không điều trị sớm sẽ gây tử vong.

Virut xâm nhập vào hệ thống thần kinh ngoại biên và nhanh chóng di chuyển đến não làm tổn thương não.

Virut ẩn náu và sao chép bên trong mô cơ – nơi an toàn khỏi hệ miễn dịch của người- sau đó đi vào hệ thống thần kinh gây viêm não

Cũng giống như các loại bệnh do virut khác gây ra, bệnh do virut dại cũng không có thuốc chữa khỏi, khi có các dấu hiệu phát bệnh thì thời gian tử vong rất nhanh từ 1-7 ngày. Chính vì vậy đây là một căn bệnh nguy hiểm và tiêm phòng vacxin là cách duy nhất ngăn ngừa và tránh bệnh dại gây ra.

Bị chó dại cắn sau bao lâu thì phát bệnh?

Các dấu hiệu nhận biết bị bệnh dại người bệnh cần biết là từ 2-4 ngày trước khi phát bệnh nạn nhân có các biểu hiện như sốt cao 40 độ C, đau đầu, buồn nôn, lo lắng, mệt mỏi, đau họng, ho, khan tiếng.

Tuy nhiên không phải sau khi chó dại cắn sẽ diễn tiến đến những dấu hiệu như trên mà thường nạn nhân có thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 3-6 tháng mới phát bệnh và hiếm phát bệnh sớm hơn, đặc biệt có một vài trường hợp nạn nhân có thời gian ủ bệnh lên đến hơn 1 năm.

Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vết cắn và cách xử lý vết thương ban đầu của nạn nhân. Khi chó dại cắn hãy rửa ngay vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để hạn chế hạt virut sau đó đến ngay các trung tâm y tế để can thiệp kịp thời.

Qua bài viết hy vọng bạn đã hiểu thêm về bệnh dại là gì, bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cần làm gì khi bị chó dại cắn.