Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vắc Xin Bệnh Dịch Hạch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Có Vắc Xin Phòng Bệnh Tay

Hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bản thân mắc bệnh? Bệnh có thể gây biến chứng gì, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Có vắc xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không? Mong bác sĩ giải đáp! (Thúy Hiền, 23 tuổi, Kiên Giang)

Trả lời:

Tay – chân – miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Khi mắc bệnh tay – chân – miệng, bệnh nhân thường có những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng như sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Tay – chân – miệng là một căn bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc và có bác sĩ chuyên môn cao theo sát. Một số phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng có thể kể đến như:

Hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) khi bệnh nhân sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

Bổ sung nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite).

Khi bệnh nhân sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C và kẽm.

Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat, lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay – chân – miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tay – chân – miệng là một bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Mọi người cần chủ động phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Sởi

Ba bệnh sởi, quai bị và rubella đều là những căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em khá cao do trẻ nhỏ sức đề kháng chưa tốt, hệ miễn dịch còn kém nên dễ bị virus tấn công. Nếu bị mắc những bệnh này trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tiêm phòng là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh và biến chứng cho trẻ.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh sởi – quai bị – rubella

Khi bị sởi, trẻ sẽ ho, chảy nước mũi, phát ban, ngứa mắt và sốt. Bệnh có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản và những biến chứng trên hệ thần kinh như viêm màng não, viêm tủy cấp.

Bệnh quai bị

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra, lây lan qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị đau mặt hoặc hai bên má, đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, đau đầu, viêm họng, sưng hàm, sưng tuyến mang tai, đau tinh hoàn, sưng bìu. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, mùa xuân và để lại những biến chứng nguy hiểm đặc biệt với nam giới, có thể dẫn tới vô sinh.

Rubella

Còn gọi là bệnh sởi Đức do virus rubella gây ra. Bệnh có biểu hiện khá giống bệnh sởi nhưng thường nhẹ hơn. Bệnh rubella lây qua đường hô hấp, lây từ mẹ sang con và có thể để lại biến chứng nếu như người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Lưu ý cho cha mẹ đưa con đi tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella

– Cho trẻ ăn no trước khi tiêm chủng.

– Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm…

– Hỏi cán bộ y tế về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.

– Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được theo dõi và kịp thời xử lý nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng nổi mề đay, phát ban… Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát sao, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

– Không được đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

– Cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao (trên 39 độ C), co giật, khó thở, tím tái, phát ban… hoặc khi các phản ứng thông thường kéo dài trên một ngày.

– Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến trạm y tế xã/phường để được tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được xây dựng theo mô hình Bệnh viện – Khách sạn, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, toàn diện với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước.

Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng Vắc xin hiện có đầy đủ vắc xin sởi – quai bị – rubella đáp ứng nhu cầu của người dân. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian phòng chờ trước tiêm và sau tiêm sạch đẹp, rộng rãi cùng đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản về tiêm chủng, Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ y tế hoàn hảo với chi phí tiết kiệm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội Hotline: 1900 1806 Cấp cứu: 0833 015 115

Vắc Xin Tetraxim (Pháp) Phòng Bệnh Bạch Hầu

Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây liệt cơ, viêm cơ tim, có thể tử vong trong vòng 6 ngày.

Ho gà (Pertussis) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm hoặc chưa hoàn thành việc tiêm phòng vắc xin ho gà.

Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao từ 20 – 90% và lên đến 95% ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván nhất.

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng đau cơ, liệt tủy sống, suy hô hấp…

Vắc xin Tetraxim là vắc xin tổng hợp của Pháp giúp phòng ngừa 4 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn Ván, Bại liệt dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Thông tin vắc xin Tetraxim (Pháp) phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt

Vắc xin Tetraxim 0.5 ml là vắc xin 4 trong 1 được chỉ định để phòng ngừa các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 hoặc ở trẻ em từ độ tuổi 5 – 11 tuổi và 11 – 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.

Nguồn gốc: Chỉ định:

Chỉ định bảo vệ phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt ở trẻ em từ 2 tháng đến 13 tuổi (tùy theo khuyến cáo chính thức của quốc gia).

Đường tiêm:

Tiêm bắp ở trẻ nhũ nhi và tiêm vùng cơ delta ở trẻ 5 – 13 tuổi.

Chống chỉ định:

Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin.

Nếu trẻ bị bệnh não tiến triển (thương tổn ở não).

Nếu trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm liều vắc xin ho gà (ho gà vô bào hay toàn tế bào)

Nếu trẻ bị sốt hay bị bệnh cấp tính (phải hoãn việc tiêm ngừa lại).

Lịch tiêm chủng: Lịch tiêm chủng ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi:

Mũi 1: khi trẻ 02 tháng tuổi

Mũi 2: khi trẻ 03 tháng tuổi

Mũi 3: khi trẻ 04 tháng tuổi

Mũi 4: 01 năm sau mũi 3

Mũi 5: 03 năm sau mũi 4 (trẻ 4-6 tuổi)

Lịch tiêm chủng ở trẻ từ 2 tuổi trở lên mà chưa được tiêm đủ 4 mũi cơ bản bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt: lịch tiêm 3 liều

Mũi 1: lần đầu tiên

Mũi 2: một tháng sau mũi 1

Mũi 3: sáu tháng sau mũi 2

Thận trọng khi sử dụng:

– Bảo đảm rằng không tiêm vắc xin vào lòng mạch máu cũng như không tiêm trong da.

– Trẻ có tiền sử dị ứng, đặc biệt là phản ứng dị ứng sau khi tiêm Tetraxim hoặc đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch.

Sốt trên 40 độ C trong vòng 48 giờ mà không có nguyên nhân xác định nào khác

Trụy mạch hay tình trạng giống sốc với giai đoạn giảm trương lực, giảm đáp ứng trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa.

Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa

Co giật có sốt hay không có sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm ngừa.

Tương tác thuốc:

Khi tiêm chủng các liều cơ bản hay tiêm nhắc liều thứ nhất, TETRAXIM có thể được dùng bằng cách hoàn nguyên với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB), hoặc tiêm cùng lúc với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB) tại hai vị trí tiêm khác nhau.

Tác dụng không mong muốn:

– Các phản ứng thường gặp:

Phản ứng tại vị trí tiêm như nổi quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm;

Phản ứng toàn thân: sốt, đôi khi ≥ 40°C. Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, buồn ngủ, bồn chồn, dễ bị kích thích; mất ngủ hay xáo trộn giấc ngủ; khóc nhè bất thường, khóc khó dỗ kéo dài.

– Các triệu chứng giống dị ứng như: phát ban, hồng ban và mày đay, phù mặt, sưng mặt và cổ đột ngột.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh). Không được để đông băng.

Lưu Ý Khi Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Rubella

Tôi thấy rất nhiều trường hợp phụ nữ phải phá thai vì mắc bệnhrubella. Tôi vừa cưới, dự định sinh con trong năm sau, nên rất lo. Xin hỏi, đểbảo vệ em bé, các bà mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh rubella vào thời điểm nàolà thích hợp và an toàn? (chị Nguyễn Mai – Thanh Xuân)

Bệnh rubella do virút gây nên, thường xuất hiện vào kỳ đông xuân. Virút lây lantrực tiếp qua dịch từ mũi và cổ họng người bệnh khi họ ho, hắt hơi, hoặc lâytruyền gián tiếp qua các vật dụng như khi dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng,đồ chơi, bát, đũa… Rubella có thể truyền từ mẹ sang thai nhi theo đường máu.Tuy chỉ là một bệnh nhẹ đối với trẻ em nhưng nó lại là hiểm họa đối với phụ nữmang thai, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể gây ra những biến chứngnghiêm trọng như sảy thai, quái thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và hộichứng rubella bẩm sinh. Trẻ bị nhiễm virút rubella bẩm sinh dễ bị chậm phát triểncả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ởgan, lá lách, tủy xương. Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ trong 1-2ngày, nổi các hạch bạch huyết ở gáy và sau tai, hiện tượng phát ban xuất hiệntrên mặt và dọc thân vào ngày thứ 3. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứngkhác như sưng khớp, đau đầu, viêm màng kết nhẹ, hạch bạch huyết sưng ở nhiều phầnkhác nhau trên cơ thể…

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ là tiêm vắc xin, đặc biệt là phụ nữ trướckhi quyết định mang thai. Vắc xin rubella không dành cho phụ nữ đang mang thaihoặc người có thể thụ thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm. Vì thế, cần thử máuđể biết chắc là cơ thể đã miễn dịch đối với virút rubella, nếu chưa có miễn dịchthì nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Phụ nữ trong độ tuổisinh sản chỉ tiêm 1 liều duy nhất.

BS Lan Hương

Nguồn hanoimoi.com.vn