Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vắc Xin Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Khi Chưa Có Vắc Xin, Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Sao Cho Hiệu Quả?

Sốt xuất huyết cho đến nay không còn xảy ra theo chu kỳ mà lưu hành quanh năm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Lưu ý với phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, béo phì

Dịch sốt xuất huyết vẫn luôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh bệnh bất kỳ lúc nào. Bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế City, lưu ý trẻ nhũ nhi một khi mắc sốt xuất huyết thường nặng hơn, nhất là trẻ béo phì. “Trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi nếu bị sốt xuất huyết diễn tiến thường nặng hơn những trẻ thường. Những trẻ bụ bẫm, béo phì phải theo dõi kỹ hơn. Phụ huynh thường không nghĩ trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi sẽ bị mắc bệnh, thường bỏ sót đến khi nặng thì khó khăn cho điều trị”, bác sĩ Huệ cho biết thêm.

Phó giáo sư – Bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – Bệnh viện Nhi Đồng, nơi điều trị nhiều trường hợp sốt xuất huyết nặng, lưu ý trong mùa này phải hết sức cảnh giác về bệnh sốt xuất huyết. “Đây là một dịch bệnh hiện lưu hành quanh năm, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, cho nên hằng năm thường có số ca mắc sốt xuất huyết cao. Có nhiều trường hợp tử vong nếu điều trị trễ, điều trị không thích hợp. Mọi người cần biết, không có lăng quăng sẽ không có muỗi, và từ đó sẽ không có sốt xuất huyết. Nếu chẳng may bị sốt 3 ngày trở lên phải nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để xác định bệnh và có phương án điều trị kịp thời”, bác sĩ Quang lưu ý.

Bác sĩ Dương Hồng Phúc, Bệnh viện Quận Thủ Đức – cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai, vì đây là đối tượng nguy cơ cao khi mắc sốt xuất huyết, ảnh hưởng rất lớn về mặt sức khỏe cả mẹ và bé. Do vậy, thai phụ khi thấy triệu chứng sốt trong thời điểm hiện nay phải lập tức đến bệnh viện khám, làm xét nghiệm. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc về uống.

Diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố khuyến cáo: “Chúng ta dành 15 hay 20 phút mỗi tuần để dọn dẹp tất cả vật dụng hay ổ chứa nước có lăng quăng. Nếu mỗi tuần chúng ta đều làm thì cả tuần sẽ không có muỗi và nếu không có muỗi thì không thể nào có bệnh sốt xuất huyết được”.

Nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết vẫn luôn xuất hiện trong môi trường xung quanh nơi người dân sinh sống, làm việc, học tập. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố tiếp tục thực hiện nội dung trong kế hoạch phối hợp liên tịch, cũng như các giải pháp truyền thông thay đổi hành vi, kiểm soát nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, ý thức tự phòng bệnh của người dân luôn là yếu tố quyết định việc kiểm soát thành công bệnh sốt xuất huyết. Sự cảnh giác cao độ với bệnh tật sẽ giúp chủ động phòng tránh những rủi ro về sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như cộng đồng. Vậy nên, tâm thế chủ động cảnh giác đề phòng bệnh luôn là hành động sáng suốt trong bối cảnh dịch bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

Có Vắc Xin Phòng Bệnh Tay

Hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bản thân mắc bệnh? Bệnh có thể gây biến chứng gì, phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thế nào? Có vắc xin phòng bệnh Tay – Chân – Miệng không? Mong bác sĩ giải đáp! (Thúy Hiền, 23 tuổi, Kiên Giang)

Trả lời:

Tay – chân – miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi.

Khi mắc bệnh tay – chân – miệng, bệnh nhân thường có những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân còn có thể có những triệu chứng như sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.

Tay – chân – miệng là một căn bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng cần được tiến hành tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ máy móc và có bác sĩ chuyên môn cao theo sát. Một số phương pháp điều trị bệnh tay – chân – miệng có thể kể đến như:

Hạ nhiệt bằng thuốc acetaminophen (paracetamol) khi bệnh nhân sốt cao từ 38.5 độ C trở lên.

Bổ sung nước cho người bệnh bằng dung dịch điện giải (oresol; hydrite).

Khi bệnh nhân sốt, loét miệng cần bổ sung vitamin C và kẽm.

Điều trị loét miệng họng bằng dung dịch glycerin borat, lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

Khi có triệu chứng não – màng não: cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital. Chuyển lên tuyến trên điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay – chân – miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Không chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tay – chân – miệng là một bệnh có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Mọi người cần chủ động phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình để kịp thời điều trị khi mắc bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tiêm Phòng Vắc Xin Sởi Đơn Và Sởi

Hiện nay, vắc xin phòng bệnh sởi được bào chế dưới 2 dạng: vắc xin đơn giá và vắc xin phối hợp (sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – rubella). Sự khác nhau giữa 2 dạng vắc xin, trẻ tiêm mũi sởi hay sởi – quai bị – rubella có bị sốt không… là những câu hỏi thường gặp nhất khi nhắc đến vắc xin này.

Sự khác nhau giữa vắc xin sởi đơn và sởi – quai bị – rubella

Cả hai loại vắc xin: sởi đơn và sởi – quai bị – rubella đều có tác dụng phòng chống sởi hiệu quả, có thể dùng được cho trẻ em lẫn người lớn. Khả năng bảo vệ của vắc xin có thể lên tới 99,7% nếu được tiêm đủ liều và đúng lịch theo khuyến cáo.

Trẻ em

Là vắc xin đơn giá, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

T iêm phòng mũi sởi đơn cho bé được 9 tháng tuổi . (Vắc xin sử dụng tiêm nhắc khi bé được 18 tháng tuổi là vắc xin sởi – rubella).

Là vắc xin tam giá, giúp phòng cùng lúc 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella. Đây là vắc xin tiêm dịch vụ.

Vắc xin sởi – quai bị- rubella tiêm cho trẻ thường theo lịch: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 vào lúc 4-6 tuổi.

Người lớn

Thường được dùng để tiêm trong chiến dịch phòng chống sởi cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Trừ phụ nữ mang thai, còn lại tất cả mọi người đều có thể tiêm ngừa vắc xin này. Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin sởi – quai bị và rubella trước khi có thai 3 tháng.

Tiêm vắc xin sởi và sởi – quai bị – rubella có sốt không?

Hiện nay, có nhiều phụ huynh lo ngại về vấn đề trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng sởi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã nhấn mạnh: việc bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin sởi nói chung và các loại vắc xin khác nói riêng là phản ứng hết sức bình thường. Sốt sau khi chích ngừa là một biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc xin.

Vắc xin sởi đã được kiểm chứng và đánh giá là an toàn. Theo nghiên cứu báo cáo về các phản ứng phụ sau tiêm, người được tiêm phòng vắc xin sởi có thể bị sốt nhẹ (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những phản ứng này đều rất nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị. Các phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin sởi rất hiếm gặp.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm… Theo đó, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.

Khách hàng được kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng sởi tại VNVC

Tiêm phòng sởi – quai bị – rubella tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được miễn phí khám và tư vấn trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng từng người, nhắc lịch tiêm tự động… Tất cả nguồn vắc xin tại VNVC, trong đó có vắc xin sởi được nhập từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới, bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vắc Xin Vat (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván

Những người bị suy giảm miễn dịch, chưa được tiêm phòng vắc xin khi bị các vết thương hở, sâu, trầy xước… rất dễ bị vi trùng uốn ván có sẵn trong đất xâm nhập vào cơ thể tạo nhiễm trùng và gây ra bệnh uốn ván.

Mọi đối tượng đều có thể là nạn nhân của bệnh uốn ván, đặc biệt ở thai phụ khả năng bị uốn ván trong lúc sinh nở dẫn đến uốn ván tử cung rất cao, trẻ sơ sinh nếu không may mắc uốn ván có thể bị suy hô hấp, thập chí tim ngừng đập, tử vong. Chính vì thế, tiêm vắc xin uốn ván phòng bệnh là biện pháp tối ưu nhất hiện nay.

Thông tin Vắc xin uốn ván VAT (Việt Nam)

Vắc xin VAT (Việt Nam) phòng bệnh uốn ván VAT là hoạt chất có xuất xứ từ Việt Nam, chứa giải độc tố uốn ván hấp phụ, có khả năng tạo miễn dịch chủ động với kháng nguyên uốn ván khi tạo kích thích cho hệ miễn dịch cơ thể sản xuất kháng độc tố riêng biệt. Đây là vắc xin phòng ngừa, không được chỉ định sử dụng trong điều trị uốn ván.

Nguồn gốc:

Nghiên cứu và sản xuất:Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam

Chỉ định:

Vắc xin VAT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:

Phụ nữ có thai.

Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải.

Người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường.

Công nhân xây dựng các công trình.

Bộ đội và thanh niên xung phong.

Lịch tiêm phòng:

Vắc xin VAT phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em có lịch tiêm cơ bản 3 mũi như sau:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1

Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2

Tiêm nhắc mỗi 5 – 10 năm

Tham khảo lịch tiêm phòng uốn ván dành riêng cho phụ nữ mang thai: https://vnvc.vn/lich-chich-ngua-uon-van-cho-ba-bau/

Cách dùng:

VAT được chỉ định tiêm bắp sâu, liều tiêm 0,5ml

Không tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.

Lắc tan đều trước khi tiêm.

Chống chỉ định:

Không tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Không tiêm cho đối tượng có các biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước.

Không dùng cho người có các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.

Hoãn tiêm với các trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Thận trọng:

Đáp ứng miễn dịch của vắc xin VAT có thể bị giảm nếu đang dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch.

Nếu tiêm nhầm VAT dưới da thì các phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin có chứa muối nhôm.

Không tiêm quá liều.

Vắc xin không chống chỉ định cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú.

Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng phản ứng phản vệ sau khi tiêm.

Tác dụng không mong muốn:

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp được ghi nhận sau khi sử dụng vắc xin VAT như:

Sốt; Đau, sưng, đỏ chỗ tiêm. Tuy nhiên các triệu chứng này thường nhẹ và tự mất đi

Sưng hạch bạch huyết gần nơi tiêm.

Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng; đau đầu; đổ mồ hôi; ớn lạnh; đau cơ, đau khớp.

Hiếm gặp: Rối loạn chức năng thần kinh cánh tay, bả vai.

Phải thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.

Bảo quản:

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.

Không được để đông đá vắc xin.

Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.