Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vacxin Phòng Bệnh Zona Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Tiêm Vacxin Phòng Bệnh Zona Thần Kinh Như Thế Nào Đúng ?

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tìm hiểu các thông tin cơ bản về biện pháp này.

Những thông tin cần biết về tiêm vacxin phòng bệnh zona

Bệnh zona thần kinh là trạng thái tổn thương da cấp tính do hoạt động của virus varicella zoster. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng tái phát nhiều lần, virus có thể làm tổn thương dây thần kinh và khiến chức năng truyền tín hiệu của cơ quan này bị suy giảm.

Để hạn chế tình trạng tái phát, nhiều người đã lựa chọn cách tiêm vacxin phòng ngừa. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp với một số đối tượng nhất định.

1. Tác dụng của vacxin ngừa bệnh zona

Vacxin ngừa bệnh zona có tác dụng thúc đẩy hệ thống hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể nhằm chống lại virus varicella zoster. Bằng cơ chế này, vacxin có thể phòng ngừa được sự bùng phát và tái hoạt động của virus gây bệnh.

2. Các loại vacxin phòng ngừa zona

Trước đây, vacxin Zostavax sống được sử dụng để phòng ngừa bệnh zona. Tuy nhiên từ năm 2006 trở đi, vacxin Shingrix ra đời và được sử dụng phổ biến hơn.

Vacxin Zostavax: Vaxcin này có chứa 1 liều nhỏ virus gây bệnh nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển và miễn nhiễm với hoạt động của virus. Quá trình tiêm vaxcin Zostavax bao gồm 1 mũi tiêm duy nhất.

Vacxin Shingrix: Vacxin này cần thực hiện 2 mũi tiêm để đảm bảo khả năng phòng ngừa zona thần kinh (khoảng cách giữa 2 mũi kéo dài từ 2 – 6 tháng). Shingrix bổ sung thành phần bổ trợ nhằm giúp cơ thể tạo ra kháng nguyên để chống lại hoạt động của virus.

Hiện tại Vacxin Zostavax hiếm khi được sử dụng. Nếu đã từng tiêm vacxin này, bạn vẫn có thể tiêm thêm Vacxin Shingrix để kéo dài hiệu lực phòng bệnh. Tuy nhiên cần thông báo với bác sĩ tình trạng này để được xem xét.

3. Đối tượng sử dụng vacxin

Đối tượng tiêm vacxin ngừa bệnh zona là người trên 50 tuổi có tình trạng sức khỏe bình thường.

Vacxin này ít được áp dụng cho người dưới 50 tuổi vì hệ miễn dịch ở những đối tượng này hoạt động tốt và có khả năng đối kháng với virus gây bệnh.

Vacxin hoạt động đối với cả người chưa mắc bệnh hoặc đã phát bệnh zona thần kinh.

4. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin, bao gồm:

Hầu hết những tác dụng phụ này đều thuyên giảm sau 3 – 5 ngày. Nếu nhận thấy những phản ứng nghiêm trọng sau, bạn nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Nếu cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ. Trong trường hợp dị ứng với liều đầu tiên của vacxin, tuyệt đối không tiến hành tiêm thêm liều thứ 2. Tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Những người không nên tiêm vacxin ngừa zona

Vacxin ngừa bệnh zona có thể không hoạt động tốt và gây ra một số tác dụng không mong muốn ở những đối tượng sau:

Có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vacxin

Đang mắc bệnh zona hoặc thủy đậu

Đang cho con bú hoặc đang có mang thai

Bệnh nhân lao tiến triển

Ung thư hạch

Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/ AIDS

Bệnh bạch cầu

Đang áp dụng liệu pháp ức chế miễn dịch

Đang thực hiện xạ trị hoặc hóa trị

Đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid, Etanercept, Infliximab, Adalimumab,…

Quá mẫn với Neomycin hay Gelatin

6. Những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin phòng bệnh zona

Nếu đã tiêm vacxin phòng ngừa zona, bạn cần hạn chế tiêm vacxin sống (vacxin ngừa rubella, quai bị và sởi), vacxin ngừa bệnh thương hàn, cúm,…trong ít nhất 4 tuần sau đó.

Hoạt động của vacxin có thể suy giảm bởi một số loại thuốc điều trị. Vì vậy trước khi tiêm, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây để bác sĩ xem xét về phản ứng tương tác.

Khả năng phòng ngừa bệnh zona của vacxin có thể kéo dài từ 3 – 5 năm tùy vào hệ miễn dịch của từng người. Sau thời gian này, bạn có thể tiến hành thăm khám và tiêm lại nếu cần thiết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có Vacxin Phòng Bệnh Sốt Xuất Huyết Chưa?

Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Khu vực tôi sinh sống thời gian qua có người mắc sốt xuất huyết, tôi biết bệnh này lây lan rất nhanh. Cho tôi hỏi hiện nay ở nước ta đã có vacxin tiêm phòng sốt xuất huyết chưa? Tôi đang muốn tiêm phòng cho tất cả thành viên trong gia đình. Tôi xin cảm ơn. (Lan Anh – Tp. Hồ Chí Minh)

Trả lời

Chào chị Lan Anh!

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm và dễ bùng phát thành dịch lớn. Cho tới nay bệnh không xảy ra theo một chu kỳ nhất định mà xuất hiện quanh năm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của toàn cộng đồng. Hiện nay, bệnh chưa có vắc xin phòng tránh nên mọi người nên chủ động tìm hiểu các biện pháp để phòng ngừa sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus Dengue, bệnh lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua vết muỗi đốt. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Dengue thuộc chi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Chúng hoạt động mạnh nhất vào thời điểm ban ngày, muỗi cái đốt mới có thể truyền bệnh cho con người. Sau khi muỗi mang mầm bệnh đốt, người bệnh bị nhiễm virus Dengue và chúng đi vào tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày và gây bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Điều trị sốt xuất huyết không khó khăn nhưng nếu tình trạng của người bệnh diễn tiến thành hội chứng sốc Dengue thì rất nguy hiểm thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu có tác dụng làm giảm triệu chứng.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Khi ở thể nhẹ bệnh có các triệu chứng như sau:

Người bệnh sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C và kéo dài từ 2 – 7 ngày, rất khó hạ sốt cho người bệnh

Bị đau dầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu

Có thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn, phát ban

Tình trạng xuất huyết: Người bệnh xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện các vết bầm tím ở chỗ tiêm, xuất huyết nội tạng ( nôn ra máu, đi cầu ra máu).

Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, người vật vã, hốt hoảng (đây là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp). Trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Tình trạng chảy máu: Xuất hiện các chấm hay đốm màu đỏ trên da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt ra nhiều bất thường hoặc chảy máu âm đạo

Nôn liên tục

Đau bụng dữ dội

Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm

Khó thở

Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật

Lưu ý, nếu người bệnh có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cần đến bệnh viện để xử lý càng sớm càng tốt. Với những trường hợp tiểu cầu hạ thấp cũng cần vào viện để được theo dõi tránh nguy cơ chảy máu, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng.

Xử trí khi bị sốt xuất huyết

Với người bệnh sốt xuất huyết, chăm sóc và điều trị cốt lõi nhất là hạ sốt và bù dịch. Trong 3 ngày đầu người bệnh thường sốt cao và chưa có biến chứng nên có thể điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối ở môi trường thoáng mát, uống nước oresol theo chỉ dẫn, bổ sung thêm nước hoa quả, sinh tố để bổ sung vitamin C, B1. Thức ăn chế biến dạng lỏng giúp người bệnh dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp…

Khi sốt cao nhiệt độ cơ thể tăng nên phải tìm mọi cách để giúp cơ thể tỏa nhiệt bằng cách uống paracetamol giúp hạ sốt kết hợp với chườm mát tại các vị trí như nách, bẹn, trán…Còn lại lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Người bệnh nên mặc quần áo mỏng thoáng vì một số người bệnh có cảm giác ớn lạnh nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho người bệnh khiến cơ thể càng khó tỏa nhiệt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt, người bệnh tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt mà chỉ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C với liều paracetamol 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau từ kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như kể trên.

Bệnh tiến triển tới ngày thứ 4 – 7 có một số dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, buồn nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chảu máu chân răng, rong kinh…cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế để chữa trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xuất hiện.

Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, mọi người cần thực hiện các điều sau đây để phòng bệnh hiệu quả.

Loại bỏ những vật dụng gây đọng nước: Loại bỏ những vật dụng chứa nước không còn sử dụng, mảnh vỡ, chai lọ, vỏ dừa…là những vật dụng dễ gây đọng nước cần được thu gom để hạn chế nơi sinh sản của muỗi. Những vật dụng chứa nước chưa dùng tới hãy lật úp để đảm bảo không có nước dư thừa.

Không nên để nơi nào tồn đọng nước trong môi trường sống bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không nên trồng cây trong chậu hoặc bình chứa nước.

Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi, chống muỗi bằng cách phun thuốc hoặc sử dụng các thiết bị đuổi muỗi

Nên lắp dặt cửa chống muỗi ở các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào để ngăn muỗi không xâm nhập vào không gian sống của gia đình bạn

Người bệnh sốt xuất huyết cố gắng cách ly và tránh để muỗi đốt một cách triệt để để tránh lây lan bệnh cho người khác

Ngủ trong màn kể cả ban ngày và ban đêm là cách tốt nhất để ngăn ngừa muỗi đốt

Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng).

Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông).

Trồng cây đuổi muỗi là biện pháp tự nhiên giúp xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà bạn. Hãy trồng một khóm đuổi muỗi (cây holy tulsi) gần cửa sổ nhà bạn, loại cây kỳ diệu này có một số đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản.

Đốt dầu long não chống muỗi hiệu quả, đốt dầu long não và đóng kín các cửa ra vào và cửa sổ 15 – 20 phút giúp loại bỏ muỗi trong nhà một cách triệt để.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Bị bị mắc sốt xuất huyết tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị, không nên tự ý điều trị tại nhà

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tốt nhất mọi người thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Những thông tin trên giải đáp thắc mắc mà chị gửi về chuyên mục, chúc chị sức khỏe.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết, để hỗ trợ giảm sốt do sốt xuất huyết gây nên, giảm các biến chứng của bệnh có thể xảy ra đồng thời tăng sức đề kháng giúp mau hồi phục bệnh cha mẹ lựa chọn sử dụng cho bé CNattu kids . Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa vitamin C và Rutin 100% tự nhiên được chiết xuất từ Acerola cherry – loại quả giàu hàm lượng Vitamin C nhất thế giới. Sử dụng Cnattu Kids giúp mang lại hiệu quả vượt trội: hỗ trợ giảm sốt, ngăn biến chứng xuất huyết, chảy máu cam do sốt

Giảm và hỗ trợ điều trị trong mọi trường hợp sốt như sốt virus, sốt phát ban, sốt xuất huyết

Tăng sức bền thành mạch máu, ngăn xuất huyết, chảy máu cam

Đặc biệt với độ pH trung tính, CNattu kids không có vị chua, mùi dịu nhẹ dễ uống nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng.

Để mua sản phẩm Cnattu kids, vui lòng đặt hàng

Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Bệnh Zona Ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa

Bệnh zona, hay còn có tên dân gian là bệnh giời leo, là một trong những bệnh phổ biến tiêu biểu ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Ngoài ra, đây được xem là một bệnh thường gặp ở trẻ em và được tạo ra từ cùng loại nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện tốt để lan truyền bệnh nhanh chóng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về bệnh này để có hướng xử lý kịp thời khi con mình mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh Zona Có những triệu chứng cơ bản thường gặp ở trẻ bị mắc bệnh Zona như sau: – Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, đau họng, khó chịu. Đây là điều kiện tốt để virus bệnh tấn công và làm cho cơ thể bị suy nhược hơn. – Sốt: thường là bị sốt cao, tầm 38 đến 40 độ. Trẻ có thể bị sốt từ lúc mới bệnh.

– Đau rát trên da: đây là triệu chứng bệnh zona rõ rệt và đặc trưng. Bé có thể thấy đau rát ở da, da bị ửng đỏ và mức độ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ thấy rất khó chịu và rất đau như bị phỏng ở da. – Mọc mụn nước: sau khi bị sốt 1 – 2 ngày, những mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng da bị ửng đỏ. Mụn tập trung thành vệt dài có đường kính 3 – 5 mm, chạy theo các dây thần kinh. Bị nổi thành gồ cao hơn da bình thường. Tuy nhiên, có một vài biến chứng của bệnh zona nếu như không được chăm sóc đúng cách. Đó là những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài, khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm là khi zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này.Cách chữa trị bệnh zona Cần phải chữa và chăm sóc người bị bệnh Zona đúng cách để tránh những biến chứng sau này: – Giữ sạch vết thương: dùng băng sạch ngâm nước lạnh vào đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 7 đến 8 lần để làm dịu cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước. Không dùng vật bẩn để đụng vào vết thương. – Sử dụng thuốc giảm đau: có thể dùng thuốc giảm đau, chỉ nên dùng 1 viên/ ngày nếu như trẻ quá đau. – Sử dụng thuốc kháng virus: thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. – Sử dụng thuốc hỗ trợ: bao gồm các loại như kem chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, tất cả loại thuốc phải theo sự kê toa của bác sĩ.Phòng ngừa bệnh zona Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chống bệnh Zona cho trẻ em, chỉ có vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên, trẻ em việc tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng phần nào phòng tránh bệnh Zona. Do đó, nên đưa bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu vào đúng thời điểm.

Bạn có thể phòng tránh bằng cách luôn giữ cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra môi trường bên ngoài thì cần những vật dụng che chắn như áo khoác, nón, khẩu trang, đặc biệt là vào mùa mưa. Trong môi trường cộng đồng (trường học, sân chơi…) tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh. Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.

Bệnh Zona Hạch Gối: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Triệu Chứng,Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh zona hạch gối là một dạng bệnh do virus varicella zoster gây ra – một loại gây ra bệnh thủy đậu trước đó.

Đây là phần bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu khi cơ thể của bệnh nhân bị suy kiệt hay giảm sức đề kháng. Bệnh này được đặt tên là hội chứng Ramsay Hunt hay herpes zoster oticus.

Bệnh có thể gây nặng và dễ để lại di chứng đáng tiếc nếu không kịp thời điều trị các biến chứng. Người bệnh phải được điều trị càng sớm thì chức năng hồi phục các biến chứng càng cao. Bệnh dễ phát ở người già, trẻ nhỏ do miễn dịch kém, khi phát hiện bệnh cần được nghỉ ngơi để chăm sóc và có phác đồ điều trị đúng cách.

Nguyên nhân

Bệnh zona hạch gối không phải là một bệnh nhiễm trùng, đó là sự bùng phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Tuy bệnh thủy đậu đã rút lui nhưng virus varicella zoster còn tồn tại bất biến ở dạng ngủ đông ở hạch rễ lưng của thần kinh tủy sống, bị ức chế bởi hệ miễn dịch.

Khi hệ miễn dịch bị ức chế, virus có thể phát triển thành dạng hoạt động, từ sừng sau tủy sống, gây tổn thương viêm dọc lộ trình của dây thần kinh tủy sống ra da.

Ngoài ra, các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên sau khi bị tổn thương sẽ có ngưỡng hoạt động thấp hơn và đáp ứng mạnh hơn.

Các kích thích này khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác đau, các neurone vận động dễ bị ảnh hưởng và vùng dễ thương tổn thương nhất là vùng dây thần kinh mặt.

Triệu chứng- dấu hiệu

Bệnh zona hạch gối với các triệu chứng, tổn thương cơ bản là mụn nước, bọng nước được tập trung thành từng đám trên nền da đỏ thường khu trú vùng má mặt, vùng quanh tai.

Phía trên vành tai, bên trong ống tai, nó cũng có thể lan đến vùng dưới mắt, vùng thái dương. Trước khi có những triệu chứng như mụn nước, thường có nóng bỏng và đau nhức tai, dưới da.

Một số triệu chứng kèm theo như rối loạn cảm giác 2/3 trước của lưỡi, nặng tai, ù tai thậm chí có thể gây điếc.

Đối với những người bệnh nặng, người già, suy giảm hệ miễn dịch có thể gây tổn thương dây thần kinh số VII, ngoại biên gây liệt ½ mặt ngoại biên cùng bên với bên zona.

Đôi khi, bệnh lan rộng lên mắt còn có nguy cơ gây viêm màng tiếp hợp, viêm đồng tử, viêm giác mạc, teo gai thị và đặc biệt gây mù.

Một số biến chứng của bệnh zona hạch gối:

Virus gây tổn thương nghiêm trọng thần kinh mặt, thần kinh tái phát triển bị sai vị trí, các đáp ứng của dây thần kinh không phù hợp như chảy nước mắt khi bệnh nhân cười, nói chuyện hay nhai, chợp mắt.

Bệnh zona hạch gối làm liệt thần kinh mặt khiến mắt ở bên bị tổn thương nhắm không kín, giác mạc mắt có thể bị tổn thương.

Loại virus này có thể gây tổn thương đến các thần kinh khác hoặc xâm nhập vào não, tủy sống khiến người bệnh có thể bị viêm màng não, viêm não virus.

Đau nhức thần kinh sau zona xảy ra do tổn thương các sợi thần kinh dẫn truyền còn khiến người bệnh bị đau đớn kéo dài sau này mặc dù đã khỏi bệnh.

Phương pháp điều trị

Đông y:

Công dụng: Người bệnh zona hạch gối có những dấu hiệu như vùng tổn thương màu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước trong vỡ ra hoặc lở loét, đau nhức…

Nguyên liệu: Người bệnh có thể trị theo đơn thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết giải độc với bài thuốc Ý Nhân Xích Đậu Thang gia giảm với các vị thuốc Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu đều 15g, phục linh bì, ngân hoa, đại phu tử, sinh địa đều 12g, xa tiên tử, xa tiền thảo, xích thược, mã xỉ hiện đều 10g, cam thảo 6g, hoặc hương bội lan đều 9g.

Cách dùng: Người bệnh có thể sắc uống theo ngày.

Thể này người bệnh sẽ xuất hiện những vùng da bị tổn thương màu đỏ, có thể có nốt ban có nước mọc gom một chỗ hoặc giống như dải khăn họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng và táo bón, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác…

Nguyên liệu: Họ sẽ phải điều trị thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, chỉ thống với bài thuốc Đại Thanh Liên Kiều Thang gia giảm gồm các vị đại thanh diệp, huyền sâm, quán chúng, hoàng cầm đều 9g, liên kiều, ngân hoa, sinh địa đều 12g, mã xỉ hiện 12-15g, đơn bì (sao), xích thược đều 6g, lục đậu y 15-30g

Cách dùng: Sắc nước uống hằng ngày

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, sau khi vết thương tổn dần biến mất nhưng vẫn đâu, đêm về không ngủ được, tâm phiền, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối, ít rêu hoặc rêu trắng nhạt, mạch Tế Sáp…

Các vị thuốc gồm kinh linh tử, uất kim, tử thảo căn đều 9g, huyền hồ sách 6-9g, sài hồ (tẩm dấm), thành bì đều 6g, bạch thược (sao), đường quy đều 12g, ty qua lạc 10g nhằm trị thư can lý khí, thông lạc, chỉ thống.

Cách dùng: Các vị thuốc trộn chung rồi sắc với nước uống

Người bệnh zona hạch gối sẽ xuất hiện nốt ban đỏ, có nước, mặt bóng căng và đau như lửa đốt, miệng khát, dễ nóng nảy, ăn không ngon, táo bó, tiểu vàng đậm, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền, Hoạt, Sác…

Bài thuốc nhằm trị thành nhiệt lợi thấp, giải độc, chỉ thống với bài Long Đờm Tả Can Thang gia giảm gồm long đờm thảo (rượu sao) 12g, hoàng cầm 8g, trạch tả 8g, mộc thông 8g, đương quy (rượu sao) 8g, cam thảo 2g; chi tử (rượu sao) 12g, xa tiền tử 6g, sài hồ 8g, sinh địa hoàng 8g…

Bài thuốc này có thể gia giảm một số vị thuốc khác như phát ở đầu mặt thêm cúc hoa, tay vai thêm khương hoạt, khương hoàng, chân thêm ngưu tất, độc hoạt, có bội nhiễm, nhiễm độc thịnh thêm nhân hoa, bồ công anh, thạch cao….

Cách dùng: sắc chung các vị thuốc với nước để uống

Các vị thuốc gồm bạch truật 8g, cam thảo 4g, hậu phác 8g, hoạt thạch 8g, mộc thông 8g, nhục quế 4g, phòng phong, sơn chi, thương truật, trạch tả, trần vì, trư linh, xích linh đều 8g, có thể thêm kim ngân hoa, bồ công anh để giải độc, huyết hồ hoạt huyết, hành khí chỉ thống.

Bài thuốc này cho người bệnh bị sắc ban chẩn nhạt, không tươi, mụn nước dày, có thủy bào lớn, loét chát nước thì đau nhẹ, miệng không khát hoặc khát mà không thích uống nước, mạch Trầm Hoạt…

Cách dùng: sắc chung các vị thuốc với nước để uống

Bài thuốc cho người bệnh zona hạch gối với các vị thuốc gồm đương qui 12g, sinh địa 8g, ngưu tất 12g, hồng hoa 8g, cát cánh 8g, cam thảo 6g, địa long 8g, tang bạch bì đều 15g, sài hồ 12g, chỉ sác 6g, xuyên khung 8g, xích thược 12g, xuyên bối 8g, ma hoàng đều 12g, đào nhân 20g. bạn có thể thêm huyền hồ, nhũ hướng, mộc dược, đan sâm nếu đâu nhiều; táo bón thêm đại hoàng, người cao tuổi cơ thể hư yếu thêm hoàng kỳ, đảng sâm…

Cách dùng: sắc chung các vị thuốc với nước để uống

Nam y:

Bệnh zona hạch gối có thể được chữa bằng một số cây đắp ngoài như mủ cây cỏ sữa chấm vào nốt zona hay giã nhỏ đắp vào vùng da bị tổn thương, tác dụng hết đau nhức và chỉ vài ngày là lành.

Hoặc người bệnh có thể dùng một ít cam thảo đất, rửa sạch, giã nhỏ cây cỏ sữa đắp lên vùng da trong vài ngày; lá cây xạ can 5-10 lá, rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vùng da bị tổn thương vài ngày là khỏi.

Cây cam thảo đất: Chữa bệnh zona hạch gối bằng cây cam thảo đất vì cây có vị ngọt đắng, tính mát với tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, giải khát.

Bạn dùng 10-12g khô (20-40 tươi) để sắc uống. Ngày nay, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, nó chứa hoạt chất Amellin dùng điều trị: đái tháo đường, thiếu máu, albumin niệu, centon niệu, viêm võng mạc….

Cây cỏ sữa: Cây có tính kháng lỵ amip và kháng khuẩn, hạ đường huyết, nó có vị chua, the, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa lỵ, phòng ngừa, thông sữa…Người bệnh có thể dùng 10-20 g (khô) để sắc uống.

Cách phòng ngừa bệnh

Vacxin phòng ngừa zona chỉ dành cho người lớn nhưng đối với trẻ em vacxin phòng ngừa bệnh thủy đậu là một phương pháp vừa chống được thủy đậu vừa chống bệnh zona hạch gối.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn

Các loại thực phẩm giàu vitamin hay các chất dinh dưỡng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng có thể chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và hạn chế tình trạng các loại virus, vi khuẩn có trong cơ thể thức dậy.

Tránh xa nguồn bệnh

Trong môi trường công cộng, nếu phát hiện những trường hợp nghi mắc bệnh cần tránh tiếp xúc.

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc có nguy cơ tiếp xúc vào nguồn bệnh.

Tập thể dục

Nếu bạn tập thể dục thường xuyên vừa tạo sự khỏe khoắn, dẻo dai cho cơ thể mà còn nâng cao sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn.

Bệnh zona hạch gối cần điều trị sớm trong vòng 72 giờ đầu sẽ có khả năng khỏi hẳn mà không để lại biến chứng nhưng nếu phát hiện bệnh quá muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt thần kinh mặt, gây tổn thương đến các dây thần kinh hoặc xâm nhập vào não…

Như vậy, bạn cần có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh này hoặc có những điều trị chính xác, kịp thời nhất để bệnh có thể được chữa trị dứt điểm.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.