Bệnh chàm vi khuẩn là dạng chàm đặc biệt, tương đối nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh tổn thương ngoài da, bệnh còn gây nhiều triệu chứng toàn thân gây khó chịu cho người bệnh. Phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất giải quyết triệt để tình trạng này, ngăn ngừa rủi ro biến chứng.
Chàm vi khuẩn là bệnh gì? Bệnh có lây không?
Bệnh chàm vi khuẩn (hay còn gọi là bệnh chàm nhiễm trùng) là một dạng của bệnh chàm eczema nhưng có diễn tiến nặng hơn do sự xuất hiện của vi khuẩn, vi nấm.
Tác nhân gây bệnh của tình trạng này thường là nhóm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hoặc một số vi nấm như Trichophyton hoặc Epidermophyton.
Tình trạng này cần phân biệt với chàm bội nhiễm (người bệnh bị chàm eczema trước, sau đó vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây nhiễm trùng). Chàm nhiễm khuẩn khởi phát từ các vết thương hở trên da, vết do côn trùng cắn, vết bỏng.
Đây là “môi trường” để vi khuẩn, vi nấm tấn công gây phản ứng miễn dịch, gây bùng phát các phản ứng chàm ngoài da
Bệnh lý này không chỉ gặp nhiều ở người lớn mà cũng xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là những đối tượng thường sống trong môi trường ô nhiễm hóa chất hoặc do một số nguyên nhân khác.
Vậy bệnh chàm vi khuẩn có lây nhiễm không? Do tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn, vi nấm tại các vết thương hở nên bệnh lý này hoàn toàn CÓ THỂ LÂY NHIỄM khi tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh. Bản thân người mắc bệnh và mọi người xung quanh cần có ý thức giữ gìn và phòng tránh.
Bệnh có thể lây lan theo hai con đường chính:
Tiếp xúc trực tiếp: Lây lan do sự tiếp xúc trực tiếp ngoài da với vết chàm nhiễm trùng của người bệnh
Tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo,….của người bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm vi khuẩn
Chàm nhiễm trùng gây ra bởi sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm lên vết thương hở ngoài da gây biểu hiện của bệnh chàm. Theo các chuyên gia da liễu, những tác nhân chủ yếu gây bệnh phải kể đến:
Tụ cầu khuẩn (còn gọi là Staphylococcus aureus): Đây là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Nhóm vi khuẩn này thường tồn tại trên da mà không gây bệnh. Tuy nhiên, nếu da xuất hiện các vết thương hở, vết bỏng hoặc vết côn trùng cắn, tụ cầu khuẩn sẽ tấn công. Do đó, kích thích cơ thể sinh ra các phản ứng miễn dịch gây bệnh chàm ngoài da
Vi nấm (Epidermophyton và Trichophyton): Hai loại nấm này thường gây các bệnh lý ngoài da, trong đó có chàm nhiễm trùng. Dạng tổn thương này thường gây ra ở lớp thượng bì, tác động và gây các biểu hiện ngoài da
Nhóm virus Herpes: Nguồn bệnh lây lan từ dịch tiết của người đã mắc bệnh (từ vết thương hở, mụn lở, mụn nước). Do đó, đây được coi là nguyên nhân có khả năng lây nhiễm cao nhất
Các tác nhân gây bệnh có thể gây bệnh chàm khi gặp các yếu tố thuận lợi như: Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng ngoài da; người sống trong môi trường ô nhiễm hóa chất, khói bụi; yếu tố di truyền trong gia đình; tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa…
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm vi khuẩn
Bệnh chàm vi khuẩn là một dạng nhiễm trùng vết thương hở, gây viêm loét ngoài da, tương đối nguy hiểm nếu dai dẳng kéo dài. Người bệnh cần chủ động quan sát da và nhận biết các biểu hiện đặc trưng.
Thông thường, tình trạng bệnh chàm nhiễm trùng có thể diễn tiến theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sưng và tấy đỏ ngoài da Giai đoạn 2: Mụn nước xuất hiện tại vùng da bị chàm Giai đoạn 3: Vùng da tổn thương chảy nước, bắt đầu hình thành da non Giai đoạn 4: Bắt đầu bong vảy và xuất hiện tình trạng hằn cổ trâu
Lớp da non có tình trạng nứt vỡ, bong vảy nhiều (dạng vảy vụn nhỏ)
Vùng da sau khi bong tróc có hiện tượng sẫm màu, khác hẳn với vùng da lành lặn
Sờ bề mặt da khô ráp, sần sùi và hình thành các vết hằn trên da
Người bệnh ngứa dai dẳng, lâu ngày không khỏi
Theo từng giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng tăng lên. Bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa trị dứt điểm càng lớn. Do đó, người bệnh cần chủ động đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da.
Bị chàm vi khuẩn có nguy hiểm không?
Bệnh chàm vi khuẩn có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia chứng bệnh chàm nói chung được coi là dạng bệnh mãn tính và NGUY HIỂM. Chàm vi khuẩn có phần nguy hiểm hơn do có sự tấn công của tác nhân vi khuẩn, vi nấm – gây nhiễm trùng.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng ngoài da như sau:
Gây sẹo thâm ngoài da: Tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm) có thể ăn sâu vào da, hình thành các ổ viêm loét sâu rộng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh không giữ gìn, gây trợt loét, gián tiếp kích thích tác nhân gây bệnh tiếp tục di chuyển ăn sâu vào lớp hạ bì, gây tổn thương nặng, hình thành sẹo thâm nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn máu: Một số trường hợp nghiêm trọng, tác nhân gây bệnh có thể đi sâu vào máu và gây nhiễm khuẩn. Nguyên nhân có thể do phương hướng điều trị không phù hợp, không kiêng khem trong quá trình điều trị,… Tình trạng này rất nguy hiểm nếu không xử lý tốt có thể đe dọa đến tính mạng.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan khi có các dấu hiệu bệnh chàm vi khuẩn, cần khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị bệnh chàm vi khuẩn như thế nào?
Việc điều trị chàm vi khuẩn cần được chỉ định bởi các chuyên gia da liễu – những người có kiến thức chuyên môn về bệnh. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám từ sớm, làm các xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài các test da thông thường, với bệnh chàm này, người bệnh cần làm các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân (xác định chính xác chủng loại vi khuẩn, vi nấm để điều trị đúng thuốc)
Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh
Với tình trạng bệnh lý chàm nhiễm trùng, phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn là dùng thuốc Tây y. Với khả năng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm nhanh, các loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng ngoài da hiệu quả.
Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y cũng cần kiểm soát chặt chẽ do tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc
Kháng sinh: Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tùy vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ kê đơn, chỉ định dùng thuốc phù hợp. Một đợt điều trị thường kéo dài từ 7-10 ngày hoặc có thể hơn
Thuốc kháng nấm, kháng virus: Với các chủng vi nấm, virus lạ, người bệnh sẽ được chỉ định một số nhóm thuốc đặc biệt. Tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc nếu chưa có đơn kê của bác sĩ
Dung dịch sát khuẩn ngoài da: Các dung dịch dùng ngoài da với mục đích sát trùng nhanh (ví dụ hồ nước, dung dịch Jarish,…). Thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng trợt loét, chảy mủ, làm khô ráo vết thương, bảo vệ khỏi các tác nhân từ môi trường ngoài
Thuốc giảm đau: Dùng khi người bệnh có biểu hiện đau nhức dữ dội các vết chàm, nhất là về đêm khi mất ngủ. Nhóm thuốc này cũng cần dùng đúng liều lượng và khoảng cách giữa các liều. Không sử dụng liên tục sẽ gây hại gan thận và có thể ngộ độc thuốc
Thuốc bôi kháng viêm: Hỗ trợ làm lành các ổ viêm loét, tái tạo lớp da mới khỏe mạnh và mịn màng hơn. Với tình trạng nhẹ, người bệnh có thể dùng dạng bôi ngoài da. Với mức độ nhiễm trùng nặng hơn, có thể chỉ định người bệnh dùng dạng viên uống với liều lượng phù hợp với độ tuổi, cân nặng.
Thuốc kháng H1: Kê khi các biểu hiện ngứa ngáy ngoài da gây khó chịu dữ dội cho người bệnh. Nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,…do đó người bệnh cần lưu ý khi sử dụng
Điều quan trọng nhất khi dùng thuốc Tây y là, tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài nhiều ngày nên người bệnh cần chủ động dùng thuốc, báo với bác sĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường trên da.
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà cũng rất quan trọng, hỗ trợ người bệnh tương đối nhiều trong việc điều trị. Bên cạnh phương pháp dùng thuốc chính, người bệnh cần lưu ý:
Giữ vệ sinh vùng da có tổn thương do bệnh chàm vi khuẩn: Không để tình trạng chảy mủ lan sang vùng da lành, dùng khăn mềm hoặc bông thấm sạch dịch, ngăn cản sự lây lan
Nghỉ ngơi hợp lý: Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời kỳ bệnh bùng phát. Tránh làm việc căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều gây stress về tinh thần cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng bệnh
Tắm nước lá: Người bệnh có thể dùng các loại lá thảo dược hoặc một số loại tinh dầu (tinh dầu tràm, tinh dầu đinh hương,…) thêm vào nước tắm. Ngâm mình và tắm nhanh từ 10-15 phút giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da
Bổ sung thêm nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Có thể uống nước hoa quả, nước canh, nước ép rau củ tùy sở thích mỗi người
Tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh: Hạn chế dùng các loại sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt trong thời gian mắc bệnh. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với nước rửa tay, nước rửa bát hoặc một số loại chất tẩy rửa có tính chất tương đương
Dùng kem dưỡng ẩm lành tính: Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày, ưu tiên những loại lành tính, nên dùng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng bệnh chàm vi khuẩn
Bệnh chàm vi khuẩn là tình trạng chàm nhiễm trùng gây ra tại các vết thương hở, hình thành ổ viêm loét. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng tương đối nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, cụ thể như sau:
Luôn giữ vệ sinh cơ thể bằng cách tắm rửa hàng ngày hoặc sau khi vận động nhiều gây chảy mồ hôi
Cân đối giữa nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng, stress quá độ ảnh hưởng đến các chứng bệnh ngoài da
Thăm khám da liễu ngay khi có các biểu hiện bất thường trên da
Không tự ý mua thuốc dị ứng uống nếu có biểu hiện mẩn ngứa ngoài da
Bệnh chàm vi khuẩn là một dạng của chàm eczema nhưng nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Người bệnh cần chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh từ những giai đoạn đầu để có thể điều trị nhanh chóng, dứt điểm hoàn toàn.
Tin khác