Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bệnh Kiết Lỵ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Kiết Lỵ Là Gì? Phân Biệt Kiết Lỵ Và Tiêu Chảy

* Khác nhau của kiết lỵ và tiêu chảy

Triệu chứng gặp phải:

– Bị tiêu chảy: Chướng bụng

– Bị kiết lỵ: Kèm theo cảm giác đau là mót rặn, phân nhầy.

+ Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy: Rượu, cà phê, trà, kẹo cao su không đường và bạc hà…

+ Tinh thần không thoải mái hay buồn phiền, lo lắng… cũng có thể gây ra tiêu chảy.

– Kiết lỵ: Lỵ do amip; Lỵ trực khuẩn; Thói quen ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo, hay ăn các thức ăn sống, lạnh…

* Điểm giống nhau của kiết lỵ và tiêu chảy

Triệu chứng: Đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng có máu, sốt nhẹ.

Đường lây truyền:

– Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

– Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

– Ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.

– Do tay bẩn.

– Bào nang dính dưới móng tay…

Biện pháp phòng bệnh:

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

– Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng.

Biến chứng có thể gặp phải khi bị kiết lỵ và tiêu chảy

Tiêu chảy: Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Kiết lỵ:

– Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip.

– Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.

– Các biến chứng hiếm kiết lỵ: Trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.

Phân Biệt Bệnh Kiết Lỵ Trực Trùng Và Kiết Lỵ Amíp

Nói đến bệnh kiết lỵ là nói đến lỵ vi khuẩn mà thường gọi là lỵ trực trùng (còn gọi là lỵ trực khuẩn) và lỵ do ký sinh trùng gây ra là lỵ amíp (do ký sinh trùng amíp). Bệnh kiết lỵ trực trùng là bệnh do vi khuẩn lỵ (Shigella) gây ra khác với bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amíp.

Bệnh kiết lỵ trực khuẩn lây theo đường ăn uống và rất có khả năng gây thành dịch lớn bởi vì chúng có khả năng tồn tại trong thiên nhiên khá lâu.

Thời gian tồn tại của vi khuẩn lỵ

Vi khuẩn lỵ có thể sống và phát triển trong nước ngọt, rau sống, thức ăn tối thiểu từ 7 – 10 ngày và cũng có thể sống lâu hơn nữa. Ở các quần áo, đồ dùng trong ăn uống của người bệnh kiết lỵ trực khuẩn hoặc trong đất có khi chúng tồn tại tới từ 6 -7 tuần lễ.

Hình thức đào thải

Nguồn đào thải trực khuẩn lỵ là chất thải (phân), thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống của người đang mắc bệnh kiết lỵ trực khuẩn và người lành mang trực khuẩn lỵ. Đối với những đối tượng là người lành mang vi khuẩn lỵ, khi sức khỏe tốt thì chúng coi như sống cộng sinh nhưng khi sức đề kháng kém chúng trở nên gây bệnh.

Điều quan trọng nhất của người lành mang vi khuẩn lỵ là luôn luôn đào thải mầm bệnh ra môi trường theo phân làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là những vùng mà quản lý phân người chưa thật tốt hoặc không đảm bảo vệ sinh. Từ những đối tượng này lỵ trực khuẩn sẽ theo phân, theo thức ăn, nước uống bị nhiễm trực trùng lỵ đi ra ngoài làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhất là ô nhiễm nguồn nước, từ đây trực khuẩn lỵ được lan theo các loại thức phẩm có dùng nước bị ô nhiễm để rửa (rau, thịt, cá…) và lây sang cho người lành bằng con đường ăn, uống. Lỵ trực khuẩn có trong nước ô nhiễm nếu người nào uống nước chưa được đun sôi thì nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ là điều rất khó tránh khỏi.

Phân nhóm lỵ trực khuẩn

Người ta chia lỵ trực khuẩn thành 4 nhóm: S. dysentriae, S. Flexnerie, S. Boydii và S. sonnei. Trong 4 nhóm lỵ trực khuẩn này thì nhóm hay gặp nhất ở Việt Nam là lỵ trực khuẩn nhóm S. flexneri.

Qua nhiều nghiên cứu người ta thấy rằng, nhóm lỵ trực khuẩn gây bệnh kiết lỵ nặng nhất là lỵ nhóm 1, trong đó týp S. shiga gây bệnh nặng, nguy kịch hơn cả và rất dễ đưa đến tử vong nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. S. shiga gây bệnh nặng và nguy hiểm bởi vì chúng vừa gây bệnh bằng nội độc tố và ngoại độc tố. Đối với các loại vi khuẩn thì loại nào gây bệnh bằng ngoại độc tố cũng có bệnh cảnh lâm sàng rất nặng. Và nếu vi khuẩn vừa gây bệnh bằng nội độc tố và vừa gây bệnh ngoại độc tố, bệnh cảnh lâm sàng càng trầm trọng hơn.

Các triệu chứng của hai loại lỵ này

Mọi người có thể mắc bệnh kiết lỵ trực khuẩn đặc biệt là những người chưa có miễn dịch chống lại trực khuẩn lỵ. Sau khi có một lượng lớn trực khuẩn lỵ vào trong cơ thể khoảng vài ba ngày là bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần, phân có máu. Giai đoạn đầu phân còn có khuôn nhưng sau một thời gian ngắn phân sẽ lỏng kèm theo có chất nhầy như mũi và có máu. Máu xuất hiện là do độc tố vi khuẩn lỵ làm tổn thương niêm mạc ruột. Máu chảy ra trộn lẫn với phân. Lúc đầu là máu tươi, dần dần phân lỏng ra và máu hòa lẫn với phân, chất tiết dịch của ruột cho nên màu của phân lúc này lờ lờ như máu cá nhất là phân của bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn týp S. shiga.

Với thể bệnh do lỵ S.shiga, giai đoạn đầu còn biết số lần đi ngoài trong ngày nhưng vài ba ngày sau thì không thể đếm được số lần đi ngoài do phân cứ tự chảy ra ở hậu môn. Đồng thời thể rạng suy sụp do nhiễm độc độc tố nặng. Song song với nhiễm độc độc tố thì đối với bệnh kiết lỵ trực khuẩn thường là đi ngoài nhiều lần cho nên xảy ra hiện tượng mất nước và chất điện giải có khi rất trầm trọng. Nhiễm độc độc tố nặng và mất nước, chất điện giải dễ đưa đến tử vong đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi già yếu nếu không cấp cứu kịp thời.

Với bệnh kiết lỵ amíp thì tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng amíp (Entamoeba histolitica), chúng thuộc loại đơn bào, khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên tuy có ngắn ngày hơn so với trực khuẩn lỵ nhưng vai trò gây bệnh của chúng cũng không thể xem thường. Bệnh kiết lỵ amíp chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già.

Khi bị bệnh thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính:

Thể cấp tính: thường gặp là những hội chứng lỵ, bao gồm đau bụng, mót rặn và đi ngoài phân có máu lẫn với chất nhầy như chấttiết ở mũi (nhầy máu mũi). Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi ngoài không có nhiều phân. Đối với một số bệnh nhân thỉnh thoảng có tiêu chảy nhưng không rầm rộ, ồ ạt như bệnh kiết lỵ trực khuẩn. Người bệnh thường xuất hiện đau quặn bụng từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi ngoài. Song song với đau bụng là mót rặn. Người bệnh đau bụng rất muốn đi ngoài nhưng khi ngồi vào nhà vệ sinh rất lâu nhưng không đi ngoài được (đi nhanh về chậm). Nếu ở thể nhẹ thì sức khỏe ít bị ảnh hưởng nhưng khi bệnh nặng thì bệnh nhân có thể bị suy kiệt (đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày), rối loạn chất điện giải, bụng trướng.

Thể mãn tính: Khi bị lỵ amíp không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, không đúng phác đồ thì bệnh sẽ chuyển thành mạn tính và khi đó lỵ amíp sẽ chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amíp, từng đợt chúng lại xuất hiện gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi nhất là khi ăn các loại thức ăn lạ, nhiều mỡ… Hậu quả của lỵ amíp mạn tính là gây nên viêm đại tràng mạn tính làm cho người bệnh rất khó chịu và dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Mắc bệnh kiết lỵ amíp còn có một nguy cơ lan truyền ngược dòng gây nên hiện tượng ápxe gan.

Phòng bệnh kiết lỵ như thế nào?

Muốn phòng bệnh kiết lỵ (lỵ trực khuẩn và lỵ amíp) có hiệu quả thì cần đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất thải và phân của người bệnh đúng quy định như cho vào hố xí, có các chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Không được xả phân và giặt quần áo của người bệnh kiết lỵ ra sông, suối, ao, hồ. Không nên ăn rau sống không hợp vệ sinh, không uống nước chưa được đun sôi, không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua… Cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Đối với người lành mang mầm bệnh cần được điều trị dứt điểm và cần xét nghiệm phân theo định kỳ. Những vùng có nguy cơ mắc lỵ trực khuẩn cần được sử dụng vắc-xin phòng bệnh kiết lỵ trực khuẩn theo chỉ dẫn của cán bộ y tế địa phương.

chúng tôi

Các Bài Thuốc Trị Bệnh Kiết Lỵ

I. BỆNH KIẾT LỴ

Kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng tiêuhoá gồm những rối loạn gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Nguyên nhân phần lớn là do những tổn thương thực thể ở đại tràng và trực tràng gây nên.

Triệu chứng

Rối loạn về đại tiện: Người bệnh đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân,có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện. Vì vậy, ta có thể coi kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón.

Tính chất của phân: Phân thường rất ít, lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

Đau và mót rặn: Một lần đại tiện thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng, sichma và trực tràng, kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.

II. BÀI THUỐC CHỮA BỆNH KIẾT LỴ

1. THANG CỎ PHƯỢNG VĨ VỪNG ĐEN

Cỏ phượng vĩ (cỏ seo gà) tươi40g

Vừng đen (không có vừng đen thay vùng trắng) sao qua30g

Chủ trị:

Kiết lỵ mới phát mấy ngày, bụng đau quặn đại tiện ngày đi hàng chục lấn, rất mót răn, không có phán chỉ ra chất nhầy, máu và mủ lẫn lộn, hậu môn lức khó chịu.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, để nguội uống 1 lẩn lúc đói.

Ngày uống 1 thang. Trẻ em giảm liều lượng.

Chú ý:

-Nếu bụng đau nhiều, mót răn nhiều, phân

chỉ có chất nhầy gia:

Chỉ thực (sao qua)12g

Binh lang12g

La bạc tử (sao qua)I2g

-Nếu đại tiện có máu nhiếu gia:

Sơn tra (sao đen)12g

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các chất cay nóng, khó tiêu, dầu md ôi, cá tanh.

2. MƠ LÔNG CỎ SỮA RAU SAM THANG

Lá và dây mơ lông tươi30g

Cỏ sữa nhỏ lá tươi (bỏ rễ)20g

Rau sam tươi20g

Vừng đen20g

Cỏ phượng vĩ (cồ seo gà)10g

Chủ trị:

Kiết ly do thấp nhiệt: Bệnh phát sinh đột nhiên đau bụng muốn đi đại tiện và đi luôn hàng chục lần, lúc đầu có ít phân về sau chỉ ra chất nhầy mũi lẫn máu, khi đi rất mót rặn hậu môn tức khó chịu có cảm giác nóng rát, tiểu tiện vàng người mệt lả.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, để nguội uống 1 lán lúc đói.

Ngày uống 1 thang. Trẻ em giảm bớt liều lượng. Chủ ỷ:

– Đại tiện có máu nhiều gía thêm:

Cỏ nhọ nổi tươi12g

Lá trắc bách sao den12g

– Đại tiện có chất nhẩy, mủ nhiều gia thêm:

Hạt cau khô thái nhỏ12g

Búp tre tươi (70 – 80 búp) 12g

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các chất cay, nóng, khó tiêu, dầu mỡ ôi, cá tanh.

3. DỀN GAI HUYẾT DỤ THANG

Rễ cây dền gai khô (sao khô) 20g

Lá huyết dụ khô (sao qua) 12g

Trắc bách diệp khô (sao đen) 12g

Hoè hoa (sao vàng)8g

Chủ trị:

Kiết lỵ: Đau quặn vùng bụng dưới mót đi ngoài, ngày đi hàng chục lần, đại tiện lúc đầu có lẫn ít phân, các lần sau chỉ ra chất nhầy, rất mót rặn, hậu môn tức khó chịu, răn mãi chỉ ra chất máu nhiều, chất nhầy, mủ ít miệng khát nước, tiểu tiện vàng, người rất mệt nhọc.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc để nguội chia uổng 2 lần lúc đói.

Ngày uống 1 thang. Trẻ em giảm bớt tiéu lượng. Kiêng ky,:

Kiêng ăn các chất cay, nóng, khó tiêu, các chất tanh.

Lả phèn đen (chế)500g

Rễ cáy phèn đen khô1200g

Chủ trị:

Lỵ mới phát hoặc đã nhiều ngày. Có khi bệnh đã lại tái phát, bụng đau quặn mót đi ngoài, ngày đi 5 – 7 – 10 lần, mỗi lần đi rất mót rặn bài tiết ra chất nhầy, máu, mủ lẫn lộn, có mùi khó chịu, thể lực binh thường.

Cách dùng, liều lượng:

Lá phèn đen dùng loại lá bánh tẻ, rửa sạch, đổ qua (vừa chín đến, đổ láu sẽ bị nát) phơi sấy khô tán bột mịn.

Rễ phèn đen, thái mỏng nấu cao lỏng,

Dùng nước cao lỏng phèn đen thay hồ, cho bột tá phèn đen vào luyện kỹ iàm hoàn bằng hạt ngô,

Người lớn ngày uống 30g

Trẻ em tuỳ tuổi giảm liều ngày uống 5 – 15g.

Chia uổng làm 3 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để nguội, uống lúc đói.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn chất tanh, thịt chó, chất béo, dẩu mỡ ôi, các chất cay nóng.

Cỏ phượng vĩ tươi60g

Lá trâu cổ (vẩy ốc) tươi40g

Lá tía tô tươi20g

Là phèn đen tươi20g

Chủ trị:

Kiết lỵ mới phát, bụng đau quặn, đại tiện ngày hàng chục tân, hậu môn tức rặn khó chịu, bài tiết chi ra chất nhầy nhớt mũi và máu lẫn lộn, người mệt mỏi.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 1000ml nước, sẳc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lẩn trong ngày, uống khi thuốc còn ấm vào lúc đói.

Ngày uống 1 thang. Trẻ em tuỳ tuổi giảm bớt liều lượng.

Chú ý gia giảm:

-Đại tiện máu nhiếu nhầy mủ ít thì gia tăng lượng:

Phượng vĩ, phèn đen mỗi thứ thêm 15g nữa,

-Đại tiện nhẩy, mủ nhiều máu ít thì tăng lượng: Lá trâu cổ lên gấp đôi.

-Mót răn tức nhiều, thậm chí răn mãi không ra chất gì thì gia thêm;

Hạt cau khô12g

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các chất cay, nóng, tanh, khó tiêu, dấu m3.

Trứng gà mới đẻ2 quả

Lá mơ tam thể tươi non 40 – 50g

Chủ trị:

Lỵ bụng quặn đau mót ỉa, ngày đèm đi 5 – 7 lần hay hơn. ỉa ra không có phân, chỉ ra chất nhẩy, mủ, máu lán lộn, sức khoẻ giảm sút, người mệt mỏi.

Cách dùng, liều lượng:

Lá md rửa sạch thái nhỏ, đập trứng vào đánh đều thêm vái hạt muối. Dùng lá chuối sạch lót lên chảo, đun nóng đổ trứng lá mơ vào, trứng chin bọc lá chuối lật đi lật lại cho chín đều. Lấy ra ăn lúc cỏn đang nóng, ăn vào lúc đóí.

Bệnh nhẹ ngày ãn 1 liều trên. Bệnh nặng ngày ăn 2 lần.

Kiêng kỵ:

-Trẻ nhò không dùng thuốc này.

-Kiết lỵ chán ăn, bụng đầy khó chiu không dùng thuốc này.

Rễ ké đổng tiền hoa vàng (khò) 30g

Rễ xích đóng nam (khô)20g

Chủ trị:

Kiết lỵ mới phát, bụng quặn đau là mót đi ngoài. Ngày đi hàng chục lần, có khi phát sốt, đại tiện đi ra chất nhày mủ máu lẫn lộn, rất mót rặn, hậu mỏn nóng tức.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần, uống lúc đói. Trẻ em giảm bớt liều lượng.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng ky.:

-Không có thấp nhiệt tích trệ không dùng thuốc này.

-Kiêng ăn các chát cay nóng, khó tiêu.

Lá bổ cu vẽ (sao vàng hạ thổ) 40g

Hoè hoa (sao vàng hạ thổ) 30g

Lá niệt gió (sao vàng hạ thồ) 20g

Chủ trị:

Bỗng nhiên bụng đau quặn và đì ỉa ngày trên chục lần hoặc hơn; đại tiện ra chất nhầy đặc dính trắng như mũi có máu lẫn lộn, hoặc có lúc đí ra nhiều máu tươi, bụng đấy tức khó chịu, sốt khát nước, tiểu tiện vàng.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nưỏc, sắc lấy 200ml nưâc thuốc để ấm chia uống 3 lần trong ngày. Uống lúc đói bụng.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng ky:

-Thuốc có vị niệt gió độc dùng phải cẩn thận.

-Người suy nhược, phụ nữ có thai, trẻ em không dùng.

Chủ trị:

Bụng đau quặn vùng hố chậu, ngày đi ìa hàng chục lần, rất mót rặn, đi ra nhiều máu tươi, có lẫn ít nhầy mũi, sốt, khát nước, buồn bực khó chịu, ruột nóng như đốt, mệt mỏi, hậu môn nóng tức, cô khi đi đại tiện không ra chất gì.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 800ml nước sẩc lấy 200ml nưốc thuốc chia uống 3 lần trong ngày.

Trẻ em tuỳ tuổi giảm bớt liều lượng xuống 1/3 hay 1/2.

Chú Ý gia giảm:

-Sốt cao vật vã gia thêm:

Sừng trâu20g

Tán bột mịn hoà vào nước thuốc uống.

-Biến chứng xuất hiện co giật gia:

Câu đằng20g

Thạch quyết minh (nung tán) 20g Cho sắc cùng thang trên.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các chất cay nóng, khó tiêu hoá.

Hoắc hương100g

Giả khôi (củ nâu) chế40g

Binh lang30g

Chủ trị:

Bụng đau lâm râm, đại tiện ngày 3 – 4 lần có khi hơn, thậm chí són cà ra quần. Đi ra chất nhầy trắng loãng, ãn yếu, bụng có cảm giác như đầy, tay chân mát, ngưỡi mệt mỏi ủ rũ.

Cách dùng, liều lượng:

Củ nâu chế: củ nâu loại đỏ, gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng ngàm nưởc vo gạo trong 24 giờ (thay nước vo gạo nhiều lần) lấy ra phơi khô, sao đen.

Các vị phơi sao sấy khó tán bột mịn.

Người lớn ngày dùng 30-40g, chia uống 4 lần.

Trẻ em tuỳ tuổi ngày dùng 10-20g, chia uống 1lần.

Hoà vào nước đun sõi để ấm uống.

Kiêng kỵ:

Kièng ãn các chất lạnh, mỡ ôi, cá tanh, bún, đậu phụ.

Nụ sim (phơi khô sao vàng) 100g

Riềng ấm (phơi khỏ)50g

Chủ trị:

Bụng đau lâm râm Lại mót đi ngoài. Đại tiện 5 * 6 lần ngày. Đi ra chất nhầy trắng loãng ăn kém.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị tán bột mịn, luyện hồ làm hoàn bằng hạt đậu tương. Người lớn ngày dùng 40 – 60 viên, chia uống 3-4 lần. Trẻ em tuỳ tuổi ngày dùng 20 – 40 vién, chia uống 3 – 4 lần.

Uống với nước nóng.

12. HƯƠNG LIÊN BỔ VỊ THANG

Mộc hương12g

Hoàng liên6g

Hổng sàm8g

Ngô thù2g

Chủ trị:

Kiết lỵ ra máu mũi, đau quặn bụng đi ngoài nhiều lấn.

Cách dùng, liều lượng:

Ngô thù sắc gạn bỏ bã, tẩm hoàng liên sao khô, cho vào 300ml nước, sắc cùng các vị khác lấy 100ml nước thuốc chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chú ý:

Không cỏ hổng sâm dùng đảng sâm hoặc sa sâm thay thè’ nhưng liều lượng nhiều hơn.

Kiêng ky.:

Kiêng các chất tanh, mỡ

Chủ trị:

Bị kiết ly ra máư mũi, đau quặn bụng, đi ngoài nhiểu tần, mót rặn ra máu chất nhẩy mũi lẫn lộn.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng 2g ngô thù sắc lấy nước (bỏ bã) tẩm hoàng liên sao.

Các vị cho vào 600ml nước sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 3 lẩn trong ngày.

Kiêng ky.:

Kiêng ăn các thử sống, lạnh, mỡ, tanh. Ăn cháo loãng.

Phèn đen (sao vàng hạ thổ)30g

Dây mơ lông30g

Binh lang (5 hạt)15g

Rau má12g

Rễ cỏ xước12g

Sinh khương6g

Chủ trị:

Kiết lỵ (không phân biệt thể hàn, thể nhiệt).

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng kỵ:

Kiêng ân các chất tanh, mỡ, cay, nóng.

Chủ trị:

Kiết lỵ

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc để nguội người lớn uống 1 lần, trẻ em chia uống 3 lần trong ngáy.

Ngày uống 1 thang.

Chủ ý gia giảm:

-Bệnh nhân suy yếu, mệt gia thêm;

Rễ đinh lăng (sao)20g

Mè đen (sao)20g

Đậu đen (sao)20g

-Đại tiện ra máu hoặc đòm nhiều gia thêm: Chỉ thiên10g

Cỏ mực10g

Hải phiêu tiêu (nướng vàng tán mịn)6g

Xích thạch chi (tán thuỷ phi) 6g

Chủ trị:

Tả lỵ (tiêu chảy và kiết lỵ).

Cách dùng, liều lượng:

Bột Hải phiêu tiêu và Xích thạch chi để riêng.

Các vị khác cho vào 500ml rượu trắng 45° ngâm trong 48 giờ, sau đó dem đun nhẹ cho bay hết rượu, cô cách thuỷ thành cao đặc, cho bột Hải phièu tiêu và xích thạch chi vào luyện đểu làm hoàn bằng hạt đậu xanh.

Người lớn uống mỗi lần 5 viên

Trẻ em: 7-15 tuổi mỗi lẩn uống 3-5 viên.

1 – 6 tuổi mỗi lẩn uống 2-3 viên.

Cách 2 giờ uống 1 lấn cho đến khi cầm ỉa.

Khổ sâm14g

Mộc hương6g

Chủ trị:

Đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hoá, kiết ly bụng đau quặn, đi ngoài nhiểu lấn, mót rân phân lấy nhầy máu mũi lẫn lộn.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị sấy khô tán bột mịn.

Trẻ nhỏ 2-3 tuổi ngày uống 5 – 10g chia uống 2 – 3 lẩn. Hoà với nước cháo, hoặc hãm với nước

sôi gạn lấy nước cho uống (thuốc rất đắng khó uống).

Trẻ 5 – 15 tuổi. Ngày dùng 10 – 20g, chìa uống 2 – 3 lấn.

Người lớn ngày dùng 20 – 30g hay 40 g, chia uống 2 – 3 lần.

Chú ý:

-Cho người bệnh ăn cháo nấu thật nhừ.

-Khổ sắm có độc, uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa, Kém ăn, người mệt. Ngừng thuốc các triệu chứng ngộ độc sẽ hết ngay.

Khổ luyện tử (sao)50g

Hoàng liên (sấy giòn)20g

Bổ kết (bỏ hạt đốt cháy) 20g

Binh lang (sao giòn)20g

Hạt dưa hấu lâu nâm (sao vàng cháy)20g

Đại hoàng (sấy giòn)20g

Chủ trị:

Các chứng lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Càc vị tán bột mịn, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh.

Trẻ em: 1 – 5 tuổi mỗi lần uống 5-10 viên.

6 – 10 tuổi mỗi lẩn uống 10-15 viên. Trên 10 tuổi mỗi lần uống 15-20 viên. Người lớn mỗi lần uống 20 – 30 viên.

Uống với nước nóng hoàc nước chè.

Ngày uống 2 lần sáng, chiếu.

Kiêng ky:

-Các chất cay nóng, dầu mỡ và các chất khó tiêu.

– Trường hợp lỵ làu ngày tỳ vị hư hàn, ăn uống kém liêu không dùng.

Chủ trị:

Kiết lỵ đau bụng, ỉa ra máu, mót rặn nhiều.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị sao, sấy giòn, tán bột mịn luyện hổ fàm viên bằng hạt đậu xanh.

Trẻ em: 1 – 5 tuổi mỗi lần uống 5-10 viên.

4-10 tuổi mỗi lần uống 10 – 15 viên. Trên 10 tuổi mỗi lần uống 15-20 viên. Người lớn mỗi lần uòng 20 – 30 viên.

Uống với nước nóng hoặc nước (rà.

Ngày uống 2 lấn sáng, chiều.

Kiêng kỵ:

-Kiêng ân các chất cay nóng, dấu mỡ, khó tiêu. .

-Trường hợp kiết lỵ làu ngày ỉa nhiều nhẩy mũi không nẻn dùng,

Cỏ sữa (lá to, lá nhỏ) 20Q0g

Mơ lỏng (lá)1000g

Hoàng đằng600g

Chủ trị:

Kiết lỵ

Cách dùng, liều lượng:

Mơ lông, cỏ sữa, sấy khõ lán bột mịn.

Hoàng đằng nấu cao đặc luyện với bột mơ lông, cỏ sữa làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Người lớn ngày uống 18g chia làm 3 lấn.

Trẻ em:

1 – 3 tuổi ngày uống 2 – 6g chia làm 3 tán

3- 7 tuổi ngày uống 6 – 9g chia làm 3 lẩn 8-12 tuổi ngày uống 10 – 12g chia làm 3 lần.

Chú ý:

-Bệnh nhản đi ỉa nhầy, mũi, nhiều quặn bụng dùng môc hương mài vào nưóc chín làm thang uống với thuốc.

-Bệnh nhân đi ỉa máu nhiều dùng;

Địa du, lá sen sao tồn tính sắc lấy nước làm thang uống với thuốc.

-Bệnh nhân đi ỉa máu tươi lẫn nhầy mũi dùng A giao sao phồng sắc lấy nước mài mộc hương làm thang uống với thuốc.

Hương phụ tán (sao cháy lông) 100g

Hậu phác (cạo bỏ vỏ thò) 40g

Hoàng liên12g

Chủ trị:

Kiết lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị sao sấy giòn, tán bột mịn.

Người lớn ngày uống 6 muỗng cà phê, chia 2 lần uống.

Trẻ em: Uống bằng nửa lượng người lớn.

Uống với nước chín.

Lá mơ tam thể20g

Cỏ sữa (lá to hay nhỏ)20g

PhƯỢng vĩ thảo12g

Bạch mao căn10g

Sầu đâu cứt chuột10g

Lá phèn đen10g

Vỏ mặng cụt12g

Chủ trị:

Kiết lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho 700ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang.

Chú ý gia giảm:

-Ngày đêm mót đi la nhiều lần (hàng chục lấn) gia thêm:

Hương phụ10g

– Đau quăn trong ruột nhiều gia thêm:

Rau má10g

Quả quýt non (thanh qua tử) 5g

-Ia ra máu nhiều gia thém:

Cỏ nhọ nồi10g

Chủ trị:

Kiết lỵ.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 150ml nước thuốc, để nguôi uống.

Ngày uống 1 thang.

Kiêng kỵ:

Kiêng ăn các thứ nóng, cay.

Bệnh Kiết Lỵ Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do Hiểu biết về kiết lị rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.

Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.

Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.

Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước. Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản – Chăm sóc bé – Bệnh tiêu chảy ở trẻ em – Chăm sóc sức khỏe – Chăm sóc trẻ em – Sức khỏe trẻ em

#Dongtayy #Đông_tây_y

Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ Nguyên nhân

Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.

Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.

Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.

Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.

Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.

Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.

Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.

Luôn chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.

Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.

Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.

Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.