Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bệnh Mù Màu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Tìm Hiểu Về Bệnh Mù Màu

Rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác, thường gọi là bệnh mù màu. Đây là một bệnh về mắt làm cho người ta có thể nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường. Vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.

Thị lực bình thường

Thị lực có khả năng phân biệt màu do tổng hợp ba cảm giác màu ứng với một bước sóng ánh sáng khác nhau: cam – tím (có bước sóng 450nm), vàng – lục (520nm) và đỏ (630nm).

Ở người, võng mạc có ba loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định là 430nm (ứng với tím), 540nm (ứng với xanh lục) và 575nm (ứng với đỏ). Có lẽ ở các loại đó có các opsin khác nhau cho mỗi loại. Khi hòa trộn các màu cơ bản đó với nhau theo một tỷ lệ nhất định có thể có muôn màu sắc khác nhau.

Bệnh mù màu là một tật bẩm sinh. Tuy bệnh đã có từ cổ xưa, nhưng do hạn chế về kiến thức và người bệnh vẫn có khả năng nhìn nhận sự vật bình thường (chỉ không phân biệt được một số màu) nên không một bệnh nhân nào biết khuyết tật của mình. Người ta cho rằng người đầu tiên phát hiện ra bệnh mù màu là John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học nổi tiếng sống ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử.

Nhân ngày lễ Noel, John Dalton mua biếu mẹ một đôi tất màu gụ. Không ngờ bà mẹ xem xong rồi cười, bà hỏi Dalton: “Tuổi tác như mẹ làm sao có thể đi tất màu đỏ được?”. Thì ra Dalton tưởng rằng tất có màu gụ, nhưng thực ra là màu đỏ. John Dalton đi hỏi nhiều người, họ đều xác nhận đó là màu đỏ, cuối cùng phát hiện ra chính ông là người mù màu đỏ và màu xanh. Cho đến nay vẫn có nhiều người gọi bệnh mù màu là bệnh Dalton.

Người phương Đông ít bị mù màu hơn người phương tây. Theo thống kê, chỉ có 4-5% đàn ông phương đông bị mù màu, còn người phương tây lên tới 8-9%.

Triệu chứng

Rối loạn sắc giác có thể chia làm hai mức độ:

Khuyết sắc (không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng.)

Mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu)

Đối tượng mắc bệnh

Nam giới (tỷ lệ mắc bệnh cao hơn)

Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn)

Theo điều tra của bệnh viện mắt TW thì bệnh mù màu gặp ở 3-5% nữ giới, 8-10% nam giới trong số những người đến khám mắt.

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn di truyền

Phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của mẹ và một của bố mắc bệnh. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa việc gì. Vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen bệnh. Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.

Một số điều kiện có thể gây thâm hụt màu như bệnh: tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Mắt có thể nhận được tốt hơn nếu các bệnh tiềm ẩn được điều trị.

Một số thuốc

Một số thuốc có thể làm thay đổi nhìn màu sắc. Chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý.

Khả năng nhìn thấy màu sắc xấu đi từ từ như là một phần của sự lão hóa.

Tiếp xúc với một số hóa chất mạnh tại nơi làm việc, chẳng hạn như disulfua cacbon, phân bón và styrene có thể gây mất màu sắc thị giác. Nếu làm việc xung quanh các hóa chất này, tầm nhìn màu sắc được đánh giá bởi vì sự mất mát của một số tầm nhìn màu sắc là có thể.

Những công việc không được đảm nhiệm

– Lái xe.

– Họa sỹ, thiết kế.

– Kiểm soát giao thông….

– Nên bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc với hóa chất.

– Chẩn đoán bệnh trước sinh.

– Có thể dùng kính loạn sắc trong một số trường hợp.

Hiện nay y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu. Tuy nhiên có thể chẩn đoán được bệnh trước sinh. Trong tương lai, hy vọng khoa học có thể tìm ra một loại thiết bị quang học đặc biệt dùng đeo như một loại kính mắt có khả năng giúp cho người mù màu có thể phân biệt được màu sắc, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo

Cách Khắc Phục Và Phòng Tránh Bệnh Mù Màu

Bệnh mù màu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Vì thế cần có cách phòng tránh cũng như các giải pháp khắc phục hiệu quả.

Mù màu là sự khiếm khuyết thị giác màu sắc

Rất hiếm người mù màu bị rối loạn với tất cả các màu sắc, các màu khiến họ khó phân biệt được thường là: đỏ, xanh lá cây, xanh biển, hoặc màu được pha lẫn giữa các màu này.

Mù màu thường là hậu quả của một rối loạn di truyền, và gây ảnh hưởng cho nam nhiều hơn so với nữ. Tỷ suất mắc bệnh mù màu ở trẻ trai là 1-2/20.

Mù màu gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Điều trị chứng mù màu

Chuyên viên khúc xạ sẽ cung cấp kính tiếp xúc nhuộm đơn sắc đỏ để đeo vào mắt ưu thế. Điều này có thể làm cho người mang kính vượt qua được 1 số bài kiểm tra mù màu, nhưng họ cần 1 ít sử dụng thực tế.

Nơi trợ giúp

Điều cần nhớ

Người bị mù màu thường gặp khó khăn với màu xanh lá, cam, vàng và đỏ.

Chứng mù màu thường do di truyền và gặp ở nam nhiều hơn nữ

Chứng mù màu gây ra do sự khiếm khuyết vài tế bào cảm thụ màu sắc chuyên biệt ở phần sau của mắt.

Cách khắc phục tình trạng mù màu

Hiện nay, chưa có một biện pháp nào có thể chữa khỏi mù màu hoàn toàn.

Trẻ bị mù màu cần được thông báo đến giáo viên về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc, để được hỗ trợ tại trường học.

Mù màu do nguyên nhân sử dụng thuốc hoặc do biến chứng của một bệnh nền có thể được cải thiện khi ngừng thuốc hoặc điều trị bệnh nguyên.

Kính lọc màu: đây là một loại kính mới được các nhà khoa học phát triển với tính năng tăng độ tương phản giữa những màu bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kính này chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ triệu chứng, chứ không thể điều trị mù màu được.

Điều quan trọng là người bị mù màu cần học cách sống chung với tình trạng kém phân biệt sắc giác này.

Ghi nhớ thứ tự của đèn giao thông có thể giúp bệnh nhân tuân thủ luật khi tham gia giao thông trong tình trạng không thể phân biệt được các màu sắc của đèn.

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể hữu ích để giúp người mù màu nhận diện được các màu sắc.

Các phòng tránh bệnh mù màu

Anh Pháp bị mù màu đỏ và xanh nên trong một lần tham gia giao thông, khi có tín hiệu đèn đỏ báo dừng anh vẫn tiếp tục cho xe chạy và suýt gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Từ đó, mỗi khi đi đến khu vực có tín hiệu đèn, anh đều được vợ hoặc người khác đưa đi. Còn bà Lương Thị Hoàng (65 tuổi, ở thôn 3, xã Ea M’nang, huyện Cư M’gar) có 5 người con (3 trai, 2 gái) thì có 3 người con trai bị bệnh mù màu.

Bà tâm sự: “Con trai lớn nhà tôi học rất giỏi, ước mơ làm các công việc trong lực lượng vũ trang. Năm 2015 đăng ký thi vào ngành công an nhưng do mắc bệnh mù màu nên bị loại ngay từ lúc kiểm tra sức khỏe”.

Hiện y học chưa có phương pháp chữa bệnh mù màu, tuy nhiên có thể phòng bệnh bằng cách: có thể chẩn đoán trước sinh, kiểm tra sức khỏe, chăm sóc mắt thường xuyên, kiểm tra bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có ai mắc bệnh không, tránh con cái sau này mắc bệnh.

Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với hóa chất; tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu, dễ gây tổn thương thị giác.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ tại các bệnh viện mắt chuyên khoa, vì tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng không chỉ cho mắt mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Mù Màu Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Mù màu là một bệnh về mắt thường gặp. Hầu hết những người mù màu không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám. Bệnh mù màu tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ gây cản trở trong cuộc sống thường ngày.

Hầu hết chúng ta đều có chung trải nghiệm giác quan màu sắc, tuy nhiên một số người bị thiếu hụt thị lực màu. Nhận thức của người mù màu về màu sắc khác với những gì người bình thường nhìn thấy. Những phân tử phát hiện màu sắc nằm trong các tế bào hình nón trong võng mạc. Những khuyết điểm trong gen dẫn đến các tế bào này bị bất thường và không phân biệt được màu sắc.

Có ba loại mù màu chính là không phân biệt được màu xanh dương, lục và đỏ. Mù màu đỏ xanh là phổ biến nhất, tiếp theo là mù màu xanh-vàng. Mù màu hoàn toàn (chỉ nhìn thấy trắng đen) là rất hiếm.

Đôi khi mù màu có thể do tổn thương vật lý hoặc hóa học xảy ra với mắt. Mù màu cũng có thể là một triệu chứng của một số bệnh như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra một số bệnh như đa xơ cứng và bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng nhìn màu sắc.

Việc phân biệt màu sắc phụ thuộc vào mắt và não làm việc cùng nhau để cảm nhận các tính chất khác nhau của ánh sáng. Ánh sáng phản xạ từ vật giúp chúng ta nhìn thấy vật và nhận thấy màu sắc. Màu sắc ánh sáng được xác định bởi bước sóng của nó . Bước sóng dài hơn tương ứng với ánh sáng đỏ và bước sóng ngắn hơn tương ứng với ánh sáng xanh và màu đen khi nó hấp thụ tất cả các bước sóng.

Khi ánh sáng đi qua mắt trung vào võng mạc, một lớp mô mỏng ở mặt sau của mắt chứa hàng triệu tế bào nhạy cảm với ánh sáng được gọi là thụ thể quang. Một số cơ quan nhận cảm quang có hình dạng như que và một số có hình dạng như hình nón. Trong mắt có số lượng tế bào hình que nhiều hơn hình nón – khoảng 120 triệu tế bào hình que so với chỉ 6 triệu tế bào hình nón. Các tế bào này phân tử photopigment, các phân tử này sẽ có một sự thay đổi hóa học khi chúng hấp thụ ánh sáng. Sự thay đổi hóa học này hoạt động như một công tắc, kích hoạt tín hiệu điện sau đó được truyền từ võng mạc đến các bộ phận thị giác của não.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh mù màu?

Hầu hết bệnh mù màu xảy ra do bẩm sinh, tuy nhiên bệnh mù màu cũng có thể do biến chứng của một số bệnh về mắt hoặc các loại thuốc, lão hóa. Các nguyên nhân gây mù màu:

Rối loạn di truyền. Mù màu bẩm sinh xảy ra với nam giới nhiều hơn. Những người mù màu bẩm sinh thường không có khả năng phân biệt màu xanh. Bệnh có thể có mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Bệnh mù màu do di truyền không thể chữa.

Do biến chứng của bệnh. Một số bệnh như tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Parkinson, nghiện rượu, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm cũng có thể gây nên mù màu. Tuy nhiên mù màu do biến chứng có thể giảm nhẹ hoặc tự khỏi khi bệnh được điều trị.

Một số thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng cương dương, rối loạn thần kinh, thuốc an thần cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc

Lão hóa. Theo độ tuổi, khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm đi.

Dấu hiệu và triệu chứng của mù màu là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của người bị mù màu là:

Không phân biệt được một số màu nhất định như xanh lá, xanh dương.

Chỉ thấy được màu đen, trắng và màu xám nhưng trường hợp này rất hiếm;

Có vấn đề về thị lực

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn có thể gặp các dấu hiệu khác nhau. Nếu có nghi ngờ hay bất thường về tầm nhìn hãy đến ngay các bệnh viện mắt để bác sĩ kịp thời chẩn đoán.

Các loại mù màu khác nhau

Mù màu do di truyền là phổ biến nhất, chúng là kết quả của các khuyết tật trong các gen. Một số khiếm khuyết làm thay đổi độ nhạy của photopigment. Một số ít trường hợp có thể dẫn đến mất toàn bộ photopigment. Tùy thuộc vào loại khiếm khuyết mà có 3 loại mù máu khác nhau: màu đỏ, xanh lá cây, hoàn toàn mù màu.

Đây là loại mù màu di truyền phổ biến nhất do sự mất mát hoặc hạn chế chức năng của các tế bào hình nón màu đỏ (được gọi là protan) hoặc hình nón màu xanh lá cây (deutran). Loại mù màu này thường được gọi là mù màu đỏ xanh.

Protanomaly: Bệnh xảy ra khi phân tử photopigment hình nón màu đỏ bất thường. Người bị mắc chứng Protanomaly không phân biệt được màu đỏ, cam và vàng. Protanomaly là một rối loạn liên kết X ước tính ảnh hưởng đến 1 phần trăm nam giới.

Protanopia: Đây là dạng mù màu khi không có tế bào hình nón màu đỏ. NgươMàu đỏ xuất hiện như màu đen. Một số sắc thái của cam, vàng và xanh lá cây đều có màu vàng. Protanopia là một rối loạn liên kết X được ước tính ảnh hưởng đến 1% nam giới.

Deuteranomaly: Feuteranomaly xảy ra khi tế bào hình nón màu xanh lá cây bất thường. Người bệnh sẽ nhìn màu vàng và màu xanh lá cây thành màu đỏ. Deuteranomaly là hình thức phổ biến nhất của mù màu và là một rối loạn liên kết X ảnh hưởng đến 5 phần trăm của nam giới.

Mù màu xanh-vàng hiếm hơn mù màu đỏ xanh. Bệnh xảy ra khi các phân tử photopigments hình nón màu xanh lam (tritan) bị thiếu hoặc có chức năng giới hạn.

Tritanomaly: Những người bị tritanomaly khó có khả năng phân biệt màu xanh, vàng và hồng. Tritanomaly cực kỳ hiếm, bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ.

Tritanopia: Những người có bệnh tritanopia, còn được gọi là mù màu xanh-vàng, thiếu các tế bào hình nón màu xanh. Người bệnh nhìn tất cả màu xanh đề thành xanh lá cây và màu vàng thành màu tím hoặc xám nhạt. Tritanopia là chứng rối loạn lặn tự phát cực kỳ hiếm gặp ảnh hưởng đến cả nam và nữ.

Những người bị mù màu hoàn toàn (monochromacy) không có tế bào hình nón, đây là dạng mù màu cực kỳ hiếm gặp. Có hai loại mù màu hoàn toàn:

Nón đơn sắc: Dạng mù màu này là sự biến đổi của cả ba photopigments tế bào hình nón. Những người bị monochromacy não sẽ gặp rắc rối khi phân biệt màu sắc.

Rod monochromacy hoặc achromatopsia: Đây là loại đơn sắc hiếm và là hình thức nghiêm trọng nhất của mù màu. Bệnh xảy ra khi thiếu tế bào hình nón, những người bị bệnh chỉ nhìn thấy hai màu đen trắng.

Chẩn đoán mù màu như thế nào?

Các chuyên gia chăm sóc mắt sử dụng nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán mù màu. Các xét nghiệm này có thể chẩn đoán nhanh chóng các loại mù màu cụ thể.

Kiểm tra màu Ishihara; là cách kiểm tra phổ biến nhất cho mù màu đỏ-xanh lá cây. Bài kiểm tra bao gồm một loạt các vòng tròn màu, được gọi là tấm Ishihara, mỗi tấm có chứa các chấm màu và kích cỡ khác nhau. Người bình thường sẽ nhìn thấy trong vòng tròn là các chấm màu bình thường. Các chấm này sẽ vô hình hoặc khó nhìn thấy đối với những người bị mù màu đỏ xanh.

Kiểm tra màu Cambridge; cũng sử dụng các tấm Ishihara nhưng được hiển thị trên màn hình máy tính. Mục đích là để xác định một hình dạng C có màu khác với nền. Chữ “C” được sắp xếp ngẫu nhiên theo một trong bốn hướng.

Kiểm tra màu sắc giả màu HRR; là một thử nghiệm mù màu xanh lục khác sử dụng các tấm màu để kiểm tra sự mù màu.

Kiểm tra Farnsworth Lantern; được sử dụng bởi quân đội Mỹ để xác định mức độ nghiêm trọng của mù màu.

Phương pháp điều trị cho mù màu?

Hiện không có cách chữa mù màu bẩm sinh. Tuy nhiên, những người bị mù màu đỏ xanh có thể sử dụng một bộ ống kính đặc biệt để giúp cảm nhận màu sắc chính xác hơn. Hỗ trợ trên thiết bị điện tử cũng đã được phát triển để giúp mọi người đối phó với mù màu. Ví dụ, có các ứng dụng iPhone và iPad, giúp những người bị mù màu phân biệt giữa các màu. Một số ứng dụng này cho phép người dùng chụp ảnh và nhấn vào bất kỳ đâu trên hình ảnh để xem màu của khu vực đó.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến mù màu?

Học cách nhớ thứ tự của các màu. Nếu bạn không phân biệt được màu sắc, tốt nhất là nên nhớ thứ tự. Ví dụ như đèn giao thông.

Bạn có thể nhờ những người có khả năng nhìn màu bình thường xem giúp màu sắc bạn không thấy và dán nhãn màu lên những vật đó.

Tuy bệnh mù màu không thể điều trị, tuy nhiên bệnh nhân có thể tập cách sống chung với bệnh:

Bệnh Mù Màu Có Thể Chữa Được Không?

07:00 15/04/2020

Xếp hạng 4.8/5 với 10174 phiếu bầu

Mù màu hay còn gọi là loạn sắc giác, rối loạn sắc giác là một trong những bệnh lý về mắt khiến cho người bệnh có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh nhưng không thể phân biệt được màu sắc của chúng nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.

1. Các con số thống kê về bệnh mù màu

Mù màu là bệnh lý có nhiều người mắc phải trong xã hội, dạng mù màu phổ biến nhất là màu màu đỏ và màu xanh lá, thường gặp phải ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Theo thống kê thì có khoảng 8% nam giới ở Bắc Âu và khoảng 3% nam giới nguồn gốc Châu Á và Châu Phi bị mù màu đỏ và xanh lá. Trong khi đó, đối với nữ giới thì con số đó chỉ ở khoảng 0,5% trên toàn thế giới.

Tỷ lệ mù màu vàng và màu xanh dương chỉ ở khoảng dưới 1/10.000. Số người bị mù màu hoàn toàn rất hiếm và chỉ ở khoảng 1/40.000 (trên toàn thế giới). Những người có nguồn gốc từ Thái Bình Dương sẽ có nguy cơ bị mù màu hoàn toàn nhiều hơn.

2. Dấu hiệu của bệnh mù màu

Ở mỗi người bệnh khác nhau thì triệu chứng của bệnh mù màu sẽ có sự khác nhau, có người triệu chứng nặng và người triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một điểm là không thể phân biệt rõ ràng màu sắc hoặc gặp phải sự nhầm lẫn khi nhận diện các loại màu sắc giữa:

Các đồ dùng, đồ vật có màu màu đỏ – màu xanh lá

Các đồ dùng, đồ vật có màu xanh lá – xanh dương

Không thể nhận ra màu sắc nào trong số các màu

Trẻ em có dấu hiệu mù màu khi:

Thường xuyên dùng sai màu khi vẽ

Gặp vấn đề khi phân biệt các loại màu hoặc đồ dùng có các màu khác nhau

Trong môi trường ánh sáng yếu thì khó phân biệt màu sắc

Có sự nhạy cảm với ánh sáng

Với những trang sách có nhiều màu sắc thường không đọc được

Trẻ thường kêu đau đầu, đau mắt khi nhìn vào đồ vật có màu đỏ trên nền xanh lá và ngược lại

Trẻ không hứng thú với trò chơi đếm đồ vật có nhiều màu sắc khác nhau hoặc không muốn tô nhiều màu sắc khác nhau

3. Bệnh mù màu có chữa được không?

Có rất nhiều thắc mắc không biết bệnh mù màu có chữa được không. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì bệnh mù màu vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mù màu, đặc biệt với trường hợp mù màu do di truyền.

Vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên những người bị mù màu thường sẽ phải học cách thích nghi và sống chung với bệnh tật. Khi đã quen với tình trạng bệnh thì có thể việc nhầm lẫn màu sắc chỉ là những bất tiện nhỏ trong cuộc sống. Thực tế, có rất nhiều người bệnh không biết bản thân bị mù màu cho đến khi trưởng thành. Một số cách để người bệnh có thể sống chung với bệnh mù màu chính là:

Học cách ghi nhớ thứ tự màu sắc của các đồ vật, những thứ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Nhờ người có thị lực bình thường gắn nhãn màu sắc cho quần áo của mình và sắp xếp các đồ dụng để dễ dàng khi kết hợp với nhau.

Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính dành riêng cho người bị mù màu.

Trường hợp người mù màu là một đứa trẻ thì cần nói chuyện với giáo viên để giúp trẻ nhận diện màu sắc tốt hơn vì trẻ bị mù màu thường gặp khó khăn khi nhìn chữ trên bảng xanh lá hoặc khi đọc bài được in trên trang sách nhiều màu, nhiều mực.

Sử dụng kính cho người mù màu

Những người bị mù màu có thể là mù màu đỏ, mù màu xanh hoặc mù cả màu đỏ và màu xanh hoặc mù hoàn toàn mọi màu sắc. Mặc dù chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh mù màu nhưng có thể chẩn đoán trước sinh, do đó cần thăm khám trước khi có ý định sinh con để loại trừ khả năng mắc bệnh mù màu ở đứa trẻ.

XEM THÊM: