Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bị Bệnh Giời Leo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Giời Leo Là Gì, Tại Sao Bị? Dấu Hiệu Và Cách Trị

Giời leo là bệnh xảy ra phổ biến trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh hình thành và phát triển do cơ thể bị nhiễm, chịu sự tác động của siêu vi có hướng thần kinh và da. Tác nhân gây bệnh này là chủng với virus thủy đậu. Chúng có khả năng khu trú và tồn tại nhiều năm trong hạch cảm giác của người mắc bệnh thủy đậu từ nhỏ. Sau đó tái hoạt và gây ra bệnh giời leo.

Bệnh giời leo và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh giời leo là một dạng viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh hình thành và phát triển khi cơ thể bị nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da – chủng với virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi điều trị bệnh thủy đậu, một số virus gây vẫn tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên chúng không gây bệnh và tồn tại ở dạng tiềm tàng.

Các virus khu trú và tồn tại trong các hạch dây thần kinh cảm giác trong nhiều năm. Sau đó chúng tái hoạt khi gặp điều kiện thuận lợi và gây bệnh giời leo. Thông thường loại virus này sẽ tái hoạt khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bệnh giời leo có thể hình thành và phát triển ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện, giời leo khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát, bứt rứt và vô cùng khó chịu. Những biểu hiện của bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Khi không được kiểm soát tốt, triệu chứng sẽ nhanh chóng lan rộng sang vùng da lành. Đồng thời lây lan cho những người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp.

Tổn thương do bệnh giời leo gây ra là những mảng da màu đỏ, có biểu hiện sưng to. Lâu ngày vị trí này sẽ hình thành nhiều mụn nước có kích thước nhỏ, tập trung tạo thành chùm. Các mụn nước thường vỡ ra khi va chạm hoặc sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần.

Triệu chứng của bệnh giời leo khởi phát ở nhiều vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh giời leo ở mắt được đánh giá là nguy hiểm nhất. Bởi tại vị trí này, các biểu hiện có thể phát triển mạnh và gây viêm nhiễm nặng. Đồng thời hình thành nhiều vết sẹo cho giác mạc.

Đối với những trường hợp nặng, giời leo ở mắt có thể gây loét ở giác mạc và viêm kết mạc, thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị mù lòa. Nếu tình trạng nhiễm virus lan rộng sang quanh tai, nó có thể tác động và gây bệnh zona tai.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo

Khi bị giời leo, người bệnh có thể bị sốt, vùng da chỗ bị nhiễm bệnh có biểu hiện sưng phù, đỏ và nóng rát. Người bệnh sẽ có cảm giác bứt rứt, khó chịu hơn khi trời nắng nóng. Thông thời giời leo khiến bệnh nhân bị sốt nhẹ khoảng 37 – 38,5 độ C. Kèm theo cơn sốt và dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, khó chịu.

Những triệu chứng điển hình của bệnh giời leo có thể xảy ra ở mọi vùng da trên cơ thể, gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng kéo dài từ 10 – 15 ngày.

Người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng da bệnh có biểu hiện ngứa ngáy, nhức nhối, đau rát, sưng đỏ. Sau vài tiếng đến một ngày, nhiều nốt mụn dạng phỏng nước hình thành. Ban đầu mụn nước xuất hiện với màu đục nhạt, dần chuyển sang màu đỏ nhạt. Sau đó chúng nhanh chóng lây lan, phát tán ra nhiều phía và bên trong mọng nước, dần sưng to kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đồng thời có cảm giác khó chịu tại vùng da bị bệnh.

Trong trường hợp những nốt mụn nước vỡ ra do gãi hoặc va chạm, thì khả năng lây lan giời leo sang nhiều vùng da khác trên cùng một cơ thể tăng cao. Hơn thế khả năng lan truyền bệnh từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh cũng khó có thể kiểm soát.

Sau khi những biểu hiện của bệnh giời leo chấm dứt, người bệnh vẫn cảm thấy vùng da bệnh có cảm giác đau nhức. Đặc biệt là các vùng da đã hình thành sẹo. Tình trạng này được gọi là chứng đau sau zona, với đặc điểm không thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường để cải thiện.

Chính vì thế để kiểm soát cơn đau do chứng đau sau zona gây ra, người bệnh cần phải tiến hành phong bế bằng các loại thuốc tê quanh sẹo. Ngoài ra, người bệnh có thể làm dịu cơn đau bằng cách dùng thuốc tê bôi tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh giời leo thường không tái phát, chỉ một lần bùng phát trong đời. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu, tồn tại một tỉ lệ rất nhỏ người cao tuổi bị giời leo mắc bệnh ung thư nội tạng sau quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh giời leo

Thông thường để điều trị bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên cho bạn sử dụng thuốc. Quá trình chữa bệnh được chia thành 2 giai đoạn. Bao gồm: Điều trị giời leo giai đoạn sớm và điều trị di chứng đau sau giời leo.

Điều trị giời leo giai đoạn sớm

Ngay sau khi phát bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị sau:

Thuốc kháng virus

Thuốc Acyclovir: Để điều trị giời leo giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa Acyclovir. Thông thường thuốc Acyclovir sẽ được sử dụng với liều 30mg/kg trọng lượng. Sử dụng liên tục từ 7 đến 10 ngày.

Thuốc thoa Acyclovir pomad: Thuốc thoa Acyclovir pomad được sử dụng để điều trị tại chỗ. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thoa Acyclovir pomad 3 lần/ngày.

Thuốc giảm đau: Sử dụng kết hợp Paracetamol và Codein

Trong giai đoạn đầu: Để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh giời leo, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn sử dụng kết hợp Paracetamol và Codein. Trong trường hợp cơn đau không thể kiểm soát bằng việc sử dụng thuốc Paracetamol và Codein, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp thêm Tegretol 200mg. Liều dùng thuốc Tegretol 200mg trong chữa trị giời leo gồm uống 1 viên sáng và uống 1 viên chiều. Hoặc sử dụng kết hợp Lyrica với liều 1 viên uống sáng và 1 viên uống chiều.

Trong giai đoạn mụn nước vỡ và rỉ dịch: Đối với giai đoạn mụn nước đã vỡ và có dấu hiệu rỉ dịch, bệnh nhân bị giời leo cần tiến hành thoa trực tiếp chống nhiễm trùng bằng dung dịch Eosine hay dung dung dịch Milian.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bên cạnh quá trình chữa bệnh bằng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, người bệnh cần sử dụng đa sinh tố như Nevramin, Béroca, Synervit để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị di chứng đau sau giời leo

Phương pháp kích thích điện thần kinh qua da – TENS (Transcutaneous Electrical Neuro Stimulation )

Kích thích điện thần kinh qua da – TENS (Transcutaneous Electrical Neuro Stimulation ) là phương pháp điều trị có khả năng cải thiện tốt di chứng đau sau giời leo. Điều này xuất hiện là do phương pháp kích thích điện thần kinh qua da tác động hoạt hóa các sợi A – các sợi không dẫn truyền đau để điều trị, ức chế các sợi A và sợi C (các sợi dẫn truyền xung động cảm giác). Từ đó khiến cảm giác đau mất hoặc thuyên giảm.

Máy thường được sử dụng để kích thích điện thần kinh qua da là máy Endomed 982 (Hà Lan). Loại máy này được đặt những bảng điện cực với dòng Bi – asymm tác động vào những vị trí đau do bệnh giời leo gây ra.

Khi máy hoạt động, những dị cảm tại chỗ sẽ được kích hoạt như kim châm. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân kích thích điện thần kinh qua da với thời gian từ 25 đến 30 phút/lần x 2 lần/ngày. Thực hiện liên tục từ 7 đến 10 ngày.

Thuốc Carbamazepin

Dựa vào cơ chế bệnh sinh của cơn đau và tổn thương do giời leo, virus gây bệnh tồn tại, khu trú và hoạt động ở sợi thần kinh cảm giác. Từ đó khiến dây thần kinh này bị tổn thương. Đồng thời làm mất đi sự cân bằng xoay quanh các sợi vận động và sợ cảm giác.

Đây được đánh giá là một cơ chế đau do sự tác động và mất đường dẫn truyền cảm giác vào nên cơn đau không thể được kiểm soát bằng những loại thuốc giảm đau thông thường. Điển hình như Paracetamol, Aspirin.

Tuy nhiên đối với thuốc Carbamazepin (tên thương mại Tegretol), thuốc có khả năng kiểm soát tốt biểu hiện đau nhói giật từng cơn, đau kèm cảm giác rát bỏng. Đối với bệnh nhân là người lớn, thuốc Carbamazepin được sử dụng với liều 200 – 600mg/ngày (từ 1 – 3 viên/ngày).

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh giời leo tiến triển

Quá trình tiến triển của bệnh giời leo có thể được hạn chế, phòng ngừa biến chứng xuất hiện bằng cách loại bỏ chế độ sinh hoạt không phù hợp và xây dựng những thói quen sinh hoạt phù hợp sau:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ sạch vùng da bị phát ban..

Áp dụng biện pháp chườm mát để giảm đau. Biện pháp chườm mát có thể được thực hiện bằng cách sử dụng băng ẩm và mát chườm lên những khu vực có da bị phát ban.

Sử dụng thuốc kháng viêm hoặc thuốc uống giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin B…) để cải thiện triệu chứng của bệnh giời leo.

Nếu nhận thấy mắt có dấu hiệu khô, người bệnh cần dưỡng ẩm mắt bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Vào mỗi buổi tối, người bệnh cần sử dụng một lượng thuốc mỡ vừa đủ bôi vào mắt, sau đó mang miếng che mắt hoặc dán mí mắt cho đóng lại.

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu để phòng ngừa nhiễm virus gây bệnh thủy đậu và giời leo.

Người bệnh cần mặc những trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát, rộng rãi để tránh vết thương bị va chạm. Đồng thời giúp những nốt mụn phồng không bị vỡ ra.

Tuyệt đối không gãi ngứa, cào hoặc chà xát mạnh lên vùng da bệnh. Bởi điều này sẽ khiến mụn nước vỡ.

Bệnh giời leo là bệnh mang tính lây truyền cao. Bệnh lây lan một cách mạnh mẽ khi tiếp xúc với lượng dịch được tiết ra từ vết thương. Ngoài ra, bệnh còn lây lan thông qua đường hô hấp, tiếp xúc hoặc sử dụng chung quần áo, khăn tắm, ly uống nước hoặc một số đồ dùng sinh hoạt khác của người bệnh.

Bệnh nhân bị giời leo tuyệt đối không được tùy tiện đắp gạo nếp, đỗ xanh lên những vùng da đang bị tổn thương. Bởi điều này có thể khiến vùng da tổn thương bị nhiễm trùng nặng, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo

Để bệnh giời leo không xuất hiện, không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, công việc và các hoạt động sinh hoạt, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

Nếu bạn là người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu hoặc giời leo, bạn cần quan tâm đến những biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo trong suốt mùa mưa ẩm thấp bằng cách nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. Sức đề kháng suy yếu là điều kiện thuận lợi khiến bệnh khởi phát và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.

Tiến hành tiêm vắc xin zostavas phòng ngừa bệnh giời leo càng sớm càng tốt. Vắc xin zostavas là một loại vắc xin phòng giời leo được các nước khuyến cáo sử dụng cho những người có độ tuổi trên 60. Bởi căn bệnh này chủ yếu hình thành và phát triển ở những người lớn tuổi.

Mặt khác bệnh thủy đậu và bệnh giời leo do cùng một chủng virus gây ra. Chính vì thế, những người không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin phòng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu.

Để phòng ngừa bệnh giời leo và thủy đậu, bạn nên tiêm vắc xin phòng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.

Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, đồ dùng cá nhân với những người có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh thủy đậu.

Ngay khi phát hiện có nguồn bệnh, bạn cần tiến hành khử trùng những đồ dụng, vật dụng trong gia đình chưa hoặc đã từng dùng chung. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh giời leo và nhiều bệnh lý khác, bạn nên loại bỏ thói quen sinh hoạt không phù hợp khiến hệ miễn dịch suy yếu. Thay vào đó bạn nên xây dựng một lối sống vui tươi, lành mạnh, tránh căng thẳng kéo dài, suy nghĩ lạc quan, thường xuyên vận động, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên thêm vào bữa ăn các loại rau củ quả, các loại trái cây và nhiều thực phẩm chứa vitamin khác.

Bệnh giời leo không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên những tác hại khôn lường có thể xảy ra khi người bệnh chủ quan. Chính vì thế khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh xuất hiện hoặc vết giời leo có dấu hiệu lây lan, nhanh chóng tạo thành một dải ở một phía trên cơ thể kèm theo cảm giác nóng bỏng, đau nhức khó chịu, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được kiểm tra, thăm khám và tiến hành điều trị.

Bị Giời Leo Cần Kiêng Ăn Gì Và Làm Sao Trị?

Bệnh giời leo là bệnh ngoài da mà người bệnh sẽ bị phồng rộp và đau đớn. Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh giời leo.

Bạn có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh giời leo thông qua chế độ ăn uống khoa học và liệu pháp điều trị hợp lý. Bạn có thể tham khảo thông tin người bị bệnh giời leo nên kiêng gì và ăn gì ở bài viết bên dưới.

Bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo là một bệnh viêm da do tổn thương dây thần kinh. Bệnh thường do virus Herper zoster gây ra. Bệnh giời leo có thể gây ra phát bạn và đau đơn cho người bệnh. Bệnh có thể gây ra nhưng bóng nước trên da thường tập trung ở sườn, gần tai và đùi trong.

Khi phát bệnh, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đau và nhứt nhối ở vết thương. Virus gây bệnh giời leo có thể tồn tại từ 2 đến 6 tuần. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể mắc chứng đau dây thần kinh. Đây là hậu quả của việc bị tổn thương các dây thần kinh, dây đau đớn kéo dài trong nhiều tuần.

Bạn có thể làm dịu còn đau và ngứa do phát ban gây ra bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn cũng cần kiêng một số loại thức ăn có thể khiến cho bệnh giời leo thêm tồi tệ. Tham khảo thông tin để biết bị giời leo kiêng ăn gì và làm như thế nào để xử lý bệnh.

Thông tin thêm: Cách phân biệt bệnh Giời leo và Zona thần kinh

Người bị giời leo kiêng ăn gì?

Mặc dù, chế độ ăn uống hợp lý có hiệu quả điều trị bệnh giời leo, nhưng bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh giời leo.

1. Thực phẩm có chứa Gelatin và Collagen

Những loại thực phẩm có chứa Gelatin và Collagen có xu hướng thúc đẩy virus bệnh giời leo. Mặc dù bình thường, Gelatin và Collagen được sử dụng cho mục đích có lợi, bao gồm cả việc sản xuất hormone tăng trưởng. Nhưng Gelatin và Collagen có thể tạo ra histamine và gây ra vấn đề dị ứng.

Các loại thức ăn mà người bệnh giời leo nên tránh như: Lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng,..

2. Người bệnh giời leo nên tránh Chocolate

Chocolate nhất là chocolate đen có chứa khá nhiều chất hóa học, bao gồm các chất gây nghiện và chất kích thích não bộ. Mặc dù chocolate có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe con người, nhưng trong chocolate có chứa nhiều Arginine. Đó là một hoạt chất có thể làm cho bệnh giời leo bùng phát và khiến người bệnh đau đớn.

Một lượng nhỏ vừa đủ chocolate có thể không gây ra quá nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ chocolate khi bị bệnh giời leo.

3. Các loại ngũ cốc và hạt giống

Tương tự như chocolate, các loại ngũ cốc và hạt giống đã tinh chế có lượng Arginine khá cao và khiến cho triệu chứng bệnh giời leo thêm trầm trọng. Nhiều người bệnh giời leo cho biết, các triệu chứng cải thiện nhanh chóng khi bệnh nhân ngưng tiêu thụ bơ hạnh nhân, hạt thông, nước hầm xương hoặc bánh ngọt các loại.

Hạt điều, hạt bí ngô và hạt macadamia cũng có tỷ lệ Arginine khá cao. Quả óc chó, hạt vừng, hạnh nhân và quả phỉ cũng có tỷ lệ Arginine cao không kém. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn này.

Arginine không có trong các loại dầu, vì vậy dầu hạnh nhân hoặc các loại dầu thực vật khác không gây hại cho người bệnh giời leo.

4. Cơm dừa, bột và sữa dừa

Thịt dừa có chứa một lượng protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không may là tỷ lệ Arginine có trong thịt dừa quá lớn nên nó không tốt cho cơ thể người bệnh giời leo. Thịt dừa xay nhuyễn để làm nước cốt dừa cũng chứa nhiều Arginine.

Nước dừa và dầu dừa không có chứa protein hoặc axit amin Arginine gây ảnh hưởng đến bệnh giời leo. Do đó, bạn có thể sử dụng nước dừa và dầu dừa một cách bình thường.

5. Thức ăn vặt có thể kích thích virus giời leo

Đồ ăn vặt chứ ít vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho cơ thể. Những loại thức ăn này sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến bạn khó hồi phục khi mắc bệnh. Do đó, khi mắc bệnh giời leo bạn cần tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt các loại.

Các loại thức ăn vặt bao gồm:

Thực phầm chứa nhiều đường như bánh quy, bánh kẹo ngọt.

Đồ uống chứa chất tạo ngọt như nước uống có gas và nước ngọt các loại.

Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng tinh chế, và khoai tây chiên giòn.

6. Bia, rượu và đồ uống kích thích

Đây là những thức uống có thể kích hệ thần kinh và làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Rượu bia và chất kích thích cũng khiến cho virus bệnh giời leo lây lan nhanh hơn và khó kiểm soát.

Tuyệt đối không dùng rượu, bia nếu bạn bị bệnh giời leo.

Bị giời leo nên ăn gì?

Nhiều chuyên gia cho rằng, bạn có thể hạn chế bệnh giời leo bằng các loại thức ăn nguyên chất. Vì bạn có thể hấp thu trọn vẹn chất dinh dưỡng của thức ăn, từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì thể trạng cơ thể khỏe mạnh.

Trái cây tươi và rau quả được xem là sản phẩm tốt cho người bệnh giời leo. Chúng chữa nhiều vitamin B6 và nó có lợi cho hệ thần kinh. Chuối là một loại trái câu mà người bệnh giời leo nên cho vào thực đơn mỗi ngày.

Tỏi có đặc tính chống lại virus và chống viêm. Do đó, nó khác tốt và hiệu quả để điều trị các bệnh do vi khuẩn, viêm nhiễm gây ra, trong đó bao gồm cả bệnh giời leo. Bạn có thể thêm tỏi vào công thức nấu ăn mỗi ngày để hạn chế các triệu chứng của giời leo.

Cá và thịt gia cầm cũng là một loại thực phẩm mà người bệnh giời leo nên sử dụng thường xuyên. Rất nhiều loại axit amin cần thiết cho con người được tìm thấy trong cá và một số loài chim. Cá tuyết, các mòi, gà, vịt đều là những món ăn có lợi cho người bệnh giời leo.

Rong biển có thể giảm bớt các cơn đau cảu bệnh giời leo. Bạn có thể sử dụng canh rong biển, salad rong biển trong 3 ngày liên tục để thấy hiệu quả khắc phục bệnh giời leo.

Ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế có thể giúp cơ thể hoạt động tốt bằng cách cung cấp một số vitamin và chất xơ lành mạnh để tối ưu hóa hệ thống tiêu hóa của bạn. Ngũ cốc nguyên chất có thể giúp cho lượng đường trong máu ổn định, có lợi cho sức khỏe và cả tâm trạng của bạn.

Cuối cùng, hãy uống nhiều nước khi bạn mắc bệnh giời leo. Nước cần thiết cho sự sống và giúp cho cơ thể hoạt động đúng đắn. Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây hoặc rau củ. Nhưng cần phải tránh thức uống có đường, caffeine và rượu.

Một số phương pháp xử lý bệnh giời leo

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh giời leo, nhưng bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc kháng virus cho bạn để làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự xử lý nhanh bệnh giời leo ngay tại nhà để hỗ trợ điều trị. Nhưng, trước đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liệu pháp điều trị hợp lý.

Tắm rửa hàng ngày và sạch sẽ. Tắm làm sạch mụn nước và giảm nguy cơ lây nhiễm của bệnh giời leo. Tắm nước mát để làm dịu da, giảm ngứa và đau do bệnh giời leo gây ra.

Chườm lạnh cũng là một cách mà bạn có thể sử dụng để giảm đau. Bạn có thể cho đá vào một túi chườm và đặt lên vùng da bị đau ngứa. Tuy nhiên, không được đặt đá trực tiếp lên da, bạn có thể bị bỏng lạnh.

Sử dụng kem làm dịu da và giúp tăng tốc độ chữa lành bệnh. Chúng có thể làm bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại kem hỗ trợ nào đó. Tránh nước hoa hoặc kem bôi có mùi thơm. Chúng có thể làm da bạn bị kích ứng thêm.

Bệnh Giời Leo Ở Miệng

Những vết giời leo ở miệng xuất hiện không chỉ làm cho chúng ta bị đau rát khó chịu mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không tiến hành các biện pháp can thiệp điều trị thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Trong bài viết hôm nay chuyên trang chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc cách chữa bệnh giời leo ở miệng nhanh và hiệu quả nhất để hạn chế tối đa được những dấu tích cho bệnh để lại.

Nguyên nhân bệnh giời leo ở miệng

Bệnh giời leo là những vết mụn nước cấp tính do virus gây bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong đó tập trung điển hình ở miệng, cổ lưng, vai, bụng… Với bệnh nhân bị giời leo ở miệng thì vùng này sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, sau đó xuất hiện các vết bỏng nước. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu căng thẳng.

+ Bệnh chủ yếu do nhiễm virus herpes Zoster đây là virus gây bệnh thủy đậu. Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao loại virus này lại có thể hoạt động lại được sau một thời gian dài.

+ Khi cơ thể chúng ta mệt mỏi, stress kéo dài là điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh.

+ Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để virus tấn công. Vì lúc này hoạt động của virus không bị cản trở bởi các kháng thể.

+ Khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh.

LƯU Ý: Các dấu hiệu của bệnh giời leo rất giống với bệnh zona thần kinh. Để không nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này bạn nên tìm hiểu thêm: Cách phân biệt bệnh Giời leo và Zona thần kinh

Chia sẻ 2 cách chữa bệnh giời leo ở miệng nhanh nhất

Hiện nay với sự phát triển của y học thì việc điều trị bệnh giời leo ở miệng không còn quá khó khăn. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tân dược kết hợp với một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi.

1/ Dùng thuốc tân dược chữa bệnh giời leo ở miệng

Một nguyên tắc bất di bất dịch bạn cần nhớ khi áp dụng phương pháp này là chỉ sử dụng thuốc sau khi đã qua thăm khám bác sĩ. Chúng ta đều biết rằng các loại thuốc tân dược dù ít hay nhiều đều gây ra tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nếu sử dụng không đúng cách, sai liều lượng. Qua thăm khám bạn sẽ biết được nguyên nhân, tình trạng bệnh hiện tại và được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp.

Thuốc trị giời leo ở miệng chủ yếu là các loại thuốc bôi ngoài da như:

Dung dịch thuốc làm mát da, xoa dịu cơn ngứa: kem kẽm, Castelani, Jarish, Dalibour, Xanh Methylen…Mỗi ngày thoa thuốc từ 2-3 lần.

Thuốc kháng sinh, sát khuẩn: Begendrem, Samicason,… Dùng các thuốc này khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn

Hồ nước hoặc hồ tetraprenisolon: Được chỉ định khi tổn thương không có hoặc ít có dịch mủ

Các thuốc nhóm steroid: Fobancort, Pesancort, Gentrison… Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm tại chỗ. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài bởi chúng có thể gây mỏng da hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2/ Tự chữa giời leo ở miệng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà cho mau khỏi:

Nước đá có khả năng làm giảm các triệu chứng sưng phồng, làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu. Cách này giúp bạn loại bỏ nhưng cơn đau nhức một cách nhanh chóng.

+ Thực hiện vài lần mỗi ngày cho đến khi những vết phồng rộp giảm hẳn.

Nguyên liệu này có các thành phần chống virus. Do vậy nó có khả năng chữa lành những tổn thương do bệnh giời leo ở miệng hiệu quả.

+ Đắp lên phần phồng rộp trong vòng 20-25 phút sau đó rửa lại bằng nước mát.

+ Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh hết hẳn

Theo kinh nghiệm dân gian, chất nhựa có trong lá sung chính là phương thuốc chữa bệnh giời leo rất hữu hiệu và an toàn.Lá sung sử dụng là lá tươi, mới hái trên cây xuống để thu được nhiều nhựa nhất.

+ Đắp hỗn hợp vừa tạo lên vùng da bị bệnh 15 phút

+ Bạn có thể áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 lần

Ngoài những cách trên, bạn có thể tìm hiểu thêm một số mẹo trị bệnh giời leo tại nhà khác được chuyên mục đề cập trong bài viết sau: Top 3 cách chữa bệnh giời leo dân gian hay nhất

Những việc nên và không nên làm khi bị bệnh giời leo ở miệng

Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực da đang bị giời leo. Dùng nước muối pha loãng để làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày 3 lần. Nước muối được xem là chấy khử trùng và giảm ngứa rất tốt.

Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn gây bệnh giời leo không còn điều kiện để phát triển.

Đi khám bác sĩ ngay nếu các biện pháp dân gian không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm

Ăn nhiều rau xanh, thịt cá và hoa quả để cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh từ bên trong.

Bà bầu cần biết: Bệnh giời leo khi mang thai và những điều cần biết

– Những việc không nên làm:

Dùng tay xờ hay gãi vào vùng da bị bệnh rồi đụng chạm tới những khu vực khác. Điều này sẽ khiến cho bệnh lây lan nhanh

Tự chích nặn mụn nước ở chỗ bị giời leo. Hành động này có thể làm vùng môi bị nhiễm trùng và để lại nhiều di chứng sau này.

Trang điểm hoặc xài chung son phấn với người không bị bệnh

Không áp dụng các phương pháp trị bệnh giời leo từ dân gian khi bệnh đã chuyển nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Vì Sao Bị Bệnh Run Tay?

Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Run có thể xảy ra khi nghỉ hoặc khi vận động. Run ray không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe nhưng lại gây cản trở vận động và sinh hoạt khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện, thực hiện các sinh hoạt cá nhân và mất tự tin trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây run tay

Nguyên nhân gây run tay ở người cao tuổi trong một số trường hợp cụ thể đã được xác định rõ. Nhưng đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng này còn chưa được biết đến.

Bệnh Parkinson: Run thường chỉ gặp ở những người cao tuổi. Run tay ở bệnh Parkinson thường run ở đầu các chi, nhất là các ngón tay. Run giảm khi hoạt động, tăng lên khi nghỉ ngơi, rõ nhất khi người bệnh ngồi yên đặt bàn tay lên đùi.

Rối loạn thần kinh thực vật: Run tay xảy ra khi xúc động, sợ hãi, khi tập trung làm việc gì đó hay đứng trước đông người. Khi nghỉ ngơi, tinh thần thoái mải thì run giảm. Run do rối loạn thần kinh thực vật là khá phổ biến, có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, trong đó rất hay gặp ở người trẻ.

Bệnh cường giáp: Run tay thường xảy ra ở ngón tay và bàn tay. Khi khám, người bệnh thường được bác sĩ yêu cầu nhắm hai mắt và cho 2 tay ra phía trước vuông góc với thân, xòe và dịch sát mười ngón tay lại với nhau để bác sĩ quan sát biên độ run của các ngón tay. Trong bệnh cường giáp trạng, bàn tay và ngón tay người bệnh run đều, biên độ nhỏ.

Nghiện rượu: số người nghiện rượu nặng cũng bị run tay nhất là khi thiếu rượu. Hoặc run do hội chứng sau cai rượu gặp ở người nghiện rượu ở thời gian đầu sau khi cai.

Một số trường hợp run tay là do các bệnh lý trước đó ở một cơ quan khác gây ra. Với những trường hợp này, việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý đóng vai trò là căn nguyên được coi là những biện pháp thích đáng. Tuy nhiên phần nhiều những trường hợp run tay là do hiện tượng rối loạn thần kinh-cơ khi về già. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện để giảm tốc độ rối loạn thần kinh ở người cao tuổi mang tính chiến lược hơn trong khắc phục chứng bệnh này.

Biện pháp giúp phòng ngừa run tay

– Hạn chế rượu, bia. Rượu, bia làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh.

– Thường xuyên ăn các loại rau củ quả trong chế độ dinh dưỡng. Ðặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại hoa quả củ có màu sặc sỡ như gấc, bí ngô, cam, cà rốt… vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng chậm lại sự suy thoái của bộ não điều khiển.

– Thông báo kịp thời cho bác sĩ những biến cố do tác dụng phụ run tay của thuốc trong quá trình điều trị một bệnh khác. Những người đang sử dụng thuốc điều trị chống trầm cảm loại lithium, thuốc chống động kinh loại phenytoin có thể xảy ra những tác dụng phụ trên hệ thần kinh-cơ. Sử dụng những thuốc này kéo dài hoặc tuỳ tiện có thể gây ra run tay mức độ nặng.

– Giảm căng thẳng, lo âu vì căng thẳng, lo âu là một yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến mức độ run. Càng lo nghĩ càng run, càng cố gắng điều chỉnh thì càng làm tăng cường độ. Trong các trường hợp run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò ảnh hưởng lớn. Chúng ta cần hết sức giúp đỡ để những yếu tố tâm lý không làm trầm trọng thêm bệnh.

– Thường xuyên tập thể dục dưỡng sinh, đủ cường độ, đều đặn để làm tăng lưu thông máu lên não. Các bài tập dành cho đầu và cổ có tác dụng làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Theo vnmedia